"Index" của những thị trường nâng hạng Thăng Hoa cỡ nào ------ VN lên đỉnh cao nào !!!!!@

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 09/09/2020.

4879 người đang online, trong đó có 548 thành viên. 23:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 24493 lượt đọc và 114 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Vì sao quỹ trăm triệu đô của Đài Loan nhắm đến Việt Nam?
    28 phút trước

    • bước đi đầu tiên của CTBC Vietnam Equity Fund tại đất nước hình chữ "S" là đăng ký mua 21 triệu chứng chỉ quỹ của VFMVN Diamond ETF – một chứng chỉ quỹ ETF mô phỏng theo VN-Diamond Index, một chỉ số bao gồm những cổ phiếu đã hết “room” ngoại. Một thương vụ được ước tính ở mức 270 tỷ đồng (dựa trên mức giá ngày 01/09).

      Quỹ đầu tư này ngắm tới Việt Nam giữa lúc thị trường chứng khoán Đài Loan và Mỹ đang dần chạm tới mức đỉnh lịch sử, trong khi thị trường Việt Nam vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Tính tới ngày 07/09, chỉ số VN-Index dao động ở mức 888 điểm, giảm gần 8% từ đầu năm 2020 và cách xa so với mức kỷ lục 1,200 điểm.

      https://image.*********.vn/2020/09/07/chung-khoan-vietnam.PNG
      Nguồn: VietstockFinance
      Bên cạnh mức định giá rẻ, Zhang Chenwei, nhà quản lý quỹ China Trust Vietnam Opportunity Fund, còn đưa ra nhiều lý do khác cho quyết định đầu tư vào Việt Nam.

      Kinh tế tăng trưởng mạnh và sở hữu nhiều lợi thế

      Theo China Trust Investment Trust, Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế, bao gồm tăng trưởng GDP mạnh, lạm phát thấp và một đồng tiền ổn định. Chưa hết, nền kinh tế đang lên cũng là một trong những nước có hiệp định thương mại tự do (FTA) nhiều nhất trên thế giới. Đáng chú ý nhất trong thời gian qua, thỏa thuận EVFTA giữa Việt Nam và EU vừa có hiệu lực và hứa hẹn mang lại nhiều cú huých cho nền kinh tế nội địa.

      Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định 6-7%/năm cho đến khi va phải vật cản “Covid-19”. Trước tác động nặng nề của đại dịch, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại đáng kể, nhưng vẫn nằm trong số ít quốc gia có tăng trưởng dương.

      https://image.*********.vn/2020/09/09/viet-nam2131232.PNG​

      Lưu ý: So với cùng kỳ năm trước.
      https://image.*********.vn/2020/09/07/fta.png

      Lao động trẻ và rẻ hơn, cùng với những sự hỗ trợ về chính sách là những yếu tố giúp Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn của các công ty sản xuất. Hiện nay, nhiều công ty sản xuất nổi tiếng của Đài Loan đã chuyển sản xuất sang Việt Nam, và thậm chí Apple cũng đang cân nhắc sản xuất tại Việt Nam, trong đó Luxshare đang sản xuất AirPods cho gã khổng lồ “táo khuyết”.

      Ads by optAd360
      Theo Cục Thống kê Việt Nam, lượng vốn FDI chảy vào Việt Nam trong tháng 7/2020 cao hơn nhiều so với tháng trước đó. Dòng vốn FDI trong 7 tháng đầu năm tăng 27% so với cùng kỳ năm trước.

      https://image.*********.vn/2020/09/08/dan-so.png

      10 năm tới sẽ là kỷ nguyên vàng của kinh tế Việt Nam

      Zhang Chenwei, nhà quản lý quỹ China Trust Vietnam Opportunity Fund, cho rằng Việt Nam đang đi theo con đường phát triển giống với Trung Quốc và Đài Loan, theo đó giai đoạn 10 năm kế tiếp sẽ là kỷ nguyên vàng của nền kinh tế Việt Nam.

      Tương tự với Trung Quốc và Đài Loan, lộ trình phát triển kinh tế Việt Nam bắt đầu từ nền kinh tế dựa trên xuất khẩu quần áo, giày dép, hàng dệt may... cho tới ngành thiết bị điện tử và công nghệ. Các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam những năm gần đây chủ yếu nằm trong lĩnh vực thiết bị điện tử và công nghệ, trong đó kim ngạch xuất khẩu điện thoại di động và thiết bị điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng, chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu tại đất nước hình chữ “S”.

      Đến lượt mình, đầu kéo tăng trưởng ổn định từ xuất khẩu đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đồng thời giúp ngày càng nhiều người dân trở thành tầng lớp trung lưu. Theo ước tính từ HTI Macro Research, số gia đình thuộc tầng lớp trung lưu sẽ tăng thêm hơn 50% trong năm 2020.

      Ads by optAd360
      https://image.*********.vn/2020/09/08/tang-lop-trung-luu.png

      Dữ liệu từ Statista cho thấy GDP bình quân trên đầu người của Việt Nam đã vượt mức 2,000 USD và được dự báo vượt 3,000 USD vào năm 2021.

      https://image.*********.vn/2020/09/08/gdp-binh-quan-dau-nguoi-2.png

      Theo IMF, khi GDP bình quân đầu người vượt ngưỡng 3,000 USD, lượng tiêu thụ của quốc gia đó sẽ tăng mạnh và điều này cũng tác động tích cực đến thị trường chứng khoán. Ông Zhang Chenwei dẫn lại ví dụ trong quá khứ rằng: Trong thập niên 80, khi thu nhập bình quân đầu người vượt mức 3,000 USD, chứng khoán Đài Loan và Trung Quốc đều chứng kiến đà tăng trưởng vượt bậc.

      Nâng hạng thị trường

      Việt Nam hiện đang là thị trường lớn thứ hai trong rổ MSCI Frontier Market, nhưng đã vượt một số thị trường mới nổi khác về vốn hóa thị trường và khối lượng giao dịch.

      https://image.*********.vn/2020/09/08/VON-HOA.PNG

      Ads by optAd360
      Theo Zhang Chenwei, chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, sở hữu nước ngoài được nới lỏng và sự điều chỉnh cấu trúc là những cú huých giúp Việt Nam được MSCI nâng hạng lên thị trường mới nổi.

      Ngoài ra, hiện Việt Nam đang nằm trong danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2 của FTSE. Trong kỳ review gần nhất, Việt Nam đã thỏa mãn 7 trên tổng số 9 điều kiện tiên quyết để được nâng hạng lên thị trường mới nổi loại 2. Hai tiêu chí chưa được thỏa mãn là "Ít có giao dịch thất bại" và "Thanh toán - T+2/T+3".

      Gần đây, Bộ Tài chính Việt Nam đang thực hiện lấy ý kiến sửa đổi Thông tư hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán, trong đó có cả cơ chế dành cho việc giao dịch chứng khoán trong ngày và giao dịch bán khống, qua đó từng bước đáp ứng các tiêu chí nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2 của FTSE.

      https://image.*********.vn/2020/09/08/mo-cua-chinh-sach.png

      Khẩu vị đầu tư China Trust Vietnam Opportunity Fund là các công ty có tiềm năng tăng trưởng đang niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Ngoài ra, danh mục đầu tư còn bao gồm VFMVN Diamond ETF – một chứng chỉ quỹ ETF mô phỏng theo VN-Diamond Index, một chỉ số bao gồm những cổ phiếu đã hết “room” ngoại.
    SpaceX thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Dòng tiền rất mạnh @};-
    SpaceX thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Việc nâng hạng thị trường được ưu tiên trong thời gian tới là yếu tố quan trọng kéo theo nhiều quỹ đầu tư, cá nhân nước ngoài và cổ đông mở tài khoản sở hữu chứng khoán.

    Dự báo, thị trường chứng khoán 5 năm tới sẽ hoàn thiện hơn rất nhiều với sự hợp nhất hai sở giao dịch lớn là TP.HCM và Hà Nội, cùng với việc nâng hạng và sự minh bạch của thị trường.

    Nhiều doanh nghiệp, tổ chức tài chính sẽ tham gia niêm yết nhiều hơn và chứng khoán sẽ trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn ngày càng quan trọng. Vị thế thị trường chứng khoán Việt Nam trên trường quốc tế cũng nâng cao hơn và thu hút nhiều quỹ đầu tư lớn tham gia.

    Tôi cho rằng, giai đoạn đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam là thử nghiệm, sau đó mở rộng và tương lai 5 năm tới là hoàn chỉnh tất cả thể chế để tăng tốc, đón các dòng vốn quốc tế lớn, góp phần đưa nhiều doanh nghiệp Việt Nam có vị trí xứng đáng hơn trên bản đồ các tập đoàn, công ty hàng đầu quốc tế.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Tính đến cuối tháng 6/2020, thị trường chứng khoán Việt Nam có hơn 2,5 triệu tài khoản. Như vậy, để đạt được mục tiêu đạt 3 triệu tài khoản nhà đầu tư mà Chính phủ đề ra, thị trường cần thêm gần 500.000 tài khoản mới từ nay đến cuối năm.
    Theo quan điểm cá nhân, đây là mục tiêu không dễ thực hiện, khi mà trong quá khứ, chúng ta mất gần 2 năm (6/2018 - 6/2020) để tạo được số lượng tài khoản mở mới như trên.
    Ngay ở giai đoạn hiện tại, với việc thị trường biến động mạnh và dao động ở nền giá thấp, giúp kích thích lượng nhà đầu tư mở tài khoản mới khá nhanh (trung bình trên 30.000 tài khoản mỗi tháng từ tháng 3/2020 cho đến nay), chúng ta cũng cần hơn 1 năm để đạt được mục tiêu.
    Tương tự, nếu thuần túy nhìn vào những con số thống kê để đo lường tốc độ mở mới tài khoản trung bình hàng tháng (đã loại bỏ yếu tố bất thường gây nhiễu), thì đạt được cột mốc cao hơn là 5 triệu tài khoản nhà đầu tư (tương đương 5% dân số), chúng ta sẽ cần khoảng 10 năm nữa.

    Tuy nhiên, tôi cho rằng, khi đề ra mục tiêu này, Chính phủ đã xây dựng những kế hoạch hỗ trợ đi kèm, cùng với những đổi mới mang tính đột phá về mặt cơ chế, chính sách và sản phẩm giao dịch.

    Trong đó, những yếu tố chủ đạo kích thích người dân tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể bao gồm việc triển khai các sản phẩm mới giúp đa dạng công cụ đầu tư; chính sách giảm phí giao dịch; chủ trương đẩy nhanh tiến trình cổ phần thóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước giúp tạo thêm nhiều hàng hóa chất lượng; các biện pháp giúp thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, nâng cấp hệ thống/cơ chế thanh toán bù trừ và đẩy nhanh quá trình nâng hạng thị trường…

    Bên cạnh đó, tiêu chí về số lượng tài khoản chỉ là một trong nhiều tiêu chí đánh giá sự phát triển của thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang được đánh giá là một thị trường non trẻ và còn nhiều dư địa để phát triển.

    Chúng ta cần thực hiện các bước đi thận trọng, vững chắc, hướng đến một thị trường chứng khoán lành mạnh, ổn định và hoạt động hiệu quả. Theo thời gian, người dân sẽ có niềm tin vào thị trường và việc phổ cập sẽ trở nên thuận lợi hơn.

    Đề án tái cơ cấu thị trường chứng khoán đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ đưa ra bao gồm nhiều mục tiêu và các giải pháp đi kèm.

    Các mục tiêu chính bao gồm việc tăng quy mô thị trường, tăng tính phổ cập đối với người dân, phát triển thị trường trái phiếu, đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng quản trị công ty niêm yết, và nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên thị trường mới nổi.

    Về tổng thể, cá nhân tôi đánh giá, đa số các mục tiêu đề ra đều tương đối thực tế và có thể thực hiện được, mặc dù phần nào phụ thuộc vào quyết tâm của các thành viên thị trường (cơ quan quản lý, công ty chứng khoán, doanh nghiệp niêm yết) và điều kiện khách quan là bối cảnh vĩ mô quốc tế.

    Đơn cử, việc triển khai hợp đồng tương lai trên cổ phiếu trước năm 2025, quy mô thị trường cổ phiếu đạt 120% GDP vào năm 2025, chất lượng quản trị công ty trong các công ty niêm yết của Việt Nam đạt mức bình quân ASEAN-6, hay việc nâng hạng thị trường trước năm 2025… theo cá nhân tôi đánh giá là khả thi.

    Nếu các mục tiêu trên được thực hiện, chúng ta sẽ có một thị trường chứng khoán phát triển lên tầm cao mới, đảm nhận tốt vai trò là một kênh dẫn vốn trong nền kinh tế, giảm tải áp lực cho hệ thống ngân hàng, đồng thời tận dụng nguồn lực trong dân để phục vụ phát triển kinh tế.

    Bên cạnh đó, với vai trò là lãnh đạo một công ty chứng khoán, chúng tôi cam kết sẽ cống hiến hết sức mình vào sự phát triển chung.ôn tập trung vào mục tiêu tối ưu hóa lợi ích cho khách hàng và nhà đầu tư.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Những nỗ lực của ngành chứng khoán nói chung và của VSD nói riêng đã, đang và sẽ góp phần thúc đẩy nhanh hơn và thiết thực hơn quá trình nâng hạng của TTCK Việt Nam.
  6. Kyle105

    Kyle105 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2020
    Đã được thích:
    1.144
    Bán khống thêm vào khó chơi hơn bác ơi.
    BigDady1516 thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Nhà đầu tư sắp được bán khống cổ phiếu và giao dịch T+0

    Các quy định cho giao dịch bán khống có bảo đảm lần đầu tiên được cơ quan quản lý chính thức công bố.
    [​IMG]
    Nhà đầu tư sắp được bán khống cổ phiếu
    ẢNH: Đ.NGỌC THẠCH
    Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm được niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán, thay thế cho Thông tư số 203/2015/TT-BTC. Trong đó, điểm mới nhất khiến nhà đầu tư chú ý là các quy định cho giao dịch bán khống có bảo đảm.
    Cụ thể, dự thảo nêu rõ đây là giao dịch bán chứng khoán đã vay trên hệ thống vay và cho vay chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Người bán sau đó có nghĩa vụ mua lại số chứng khoán đã bán để hoàn trả khoản vay.
    Tài khoản giao dịch bán khống có bảo đảm là tài khoản riêng biệt hoặc được hạch toán dưới hình thức tiểu khoản. Các cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được phép giao dịch bán khống có bảo đảm phải đáp ứng các tiêu chí về thời gian niêm yết, đăng ký giao dịch; về quy mô vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành; về tính thanh khoản và biến động giá (nếu có); minh bạch thông tin và các tiêu chí khác theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán. Trên cơ sở tiêu chí do Ủy ban Chứng khoán quy định, Sở giao dịch chứng khoán công bố danh sách cổ phiếu sẽ được giao dịch hoặc không được giao dịch bán khống có bảo đảm...
    Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn cho hoạt động của thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán có thể yêu cầu các công ty chứng khoán tạm ngừng thực hiện hoạt động giao dịch bán khống có bảo đảm.
    --- Gộp bài viết, 10/09/2020, Bài cũ: 09/09/2020 ---
    Đầy đủ đồ chơi! Cuối tháng 9 này tin nâng hạng ra hàng ngon ôm chặt @};-
    tornado1success1368 thích bài này.
  8. Kyle105

    Kyle105 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2020
    Đã được thích:
    1.144
    Nếu nâng hạng thật thì chắc uptrend dài dài. Đâu ra cuối tháng 9 vậy bác, tin có thực ko.
    BigDady1516 thích bài này.
  9. tornado1

    tornado1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2010
    Đã được thích:
    19.512
    Rực rỡ quá, ngày này chờ đã lâu.
    Hosy79BigDady1516 thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    ICAEW: Việt Nam tăng trưởng 2,3% trong năm 2020 rồi sẽ tăng vọt lên 8% vào 2021

    Covid-19 đã và đang tạo ra cú sốc lên sự tăng trưởng nặng nề nhất ở Đông Nam Á kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Theo Báo cáo Triển vọng kinh tế mới nhất từ Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW), tăng trưởng của cả khu vực dự báo sẽ giảm 4,2% vào năm 2020.

    [​IMG]
    Việt Nam được dự báo tăng trưởng GDP tăng 2,3% vào năm nay và sẽ đạt 8% vào 2021.

    Báo cáo cũng đưa ra dự đoán rằng, triển vọng phục hồi có vẻ sáng nhất đối với Việt Nam, quốc gia đã ngăn chặn dịch rất hiệu quả cho đến nay. Việt Nam được dự đoán là nền kinh tế Đông Nam Á duy nhất ghi nhận khả năng tăng trưởng dương trong năm nay với GDP tăng 2,3% trong năm 2020 và 8% vào năm 2021.

    Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu (Global Economic Outlook report from Oxford Economics), ICAEW nhận định rằng các hoạt động kinh tế bắt đầu khởi sắc trở lại và tăng trưởng dự kiến sẽ phục hồi ở mức 6,4% vào năm 2021. Tuy nhiên, tốc độ phục hồi trong nửa cuối năm 2020 sẽ có sự khác nhau giữa các quốc gia trong khu vực, tùy thuộc vào việc nới lỏng các hạn chế đóng cửa và sức cải thiện nhu cầu xuất khẩu.

    Sự bùng phát dịch Covid-19 đã làm giảm GDP toàn cầu khoảng 9% trong nửa đầu năm 2020, ít nhất thiệt hại gấp ba lần quy mô của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009. Mặc dù nhận thấy có sự phục hồi trong quý 3 với chỉ số 6,4%, báo cáo này cho thấy GDP thế giới sẽ giảm tổng thể 4,4% trong năm 2020.

    Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới đang có sự phục hồi trong nửa cuối năm 2020, được cho là nhân tố sẽ thúc đẩy tăng trưởng lên 5,8% vào năm 2021 và dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu phục hồi trở lại mức đỉnh trước khủng hoảng vào giữa năm kế tiếp, tương tự như khung thời gian phục hồi sau khủng hoảng tài chính năm 2008.

    Đối với khu vực Đông Nam Á, sự phục hồi mạnh mẽ trong các hoạt động kinh tế ở những quý tới vẫn không chắc chắn, đặc biệt là trong quý 4 năm 2020, sau khi dự đoán về tốc độ phục hồi mạnh mẽ trong thương mại toàn cầu và hoạt động trong nước hậu lockdown đã không diễn ra như kỳ vọng.

    Bên cạnh đó, sự khác nhau về mức độ thành công trong việc ngăn chặn đợt bùng phát Covid-19 và các chiến lược gỡ bỏ tình trạng đóng cửa sẽ làm gia tăng sự chênh lệch về tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực. Các quốc gia thành công trong việc ngăn chặn các đợt bùng phát dịch như Thái Lan và Việt Nam sẽ chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ hơn Indonesia và Philippines - là những quốc gia đang phải đối mặt với những đợt bùng phát Covid-19 mới sau khi các hạn chế sớm được nới lỏng.

    Tốc độ phục hồi của các quốc gia khu vực Đông Nam Á trong nửa cuối năm nay sẽ khác nhau

    Mặc dù tăng trưởng ở Singapore được dự báo sẽ giảm 5,7% trong năm nay do thương mại toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, các dấu hiệu phục hồi trong xuất khẩu và nhập khẩu sẽ thúc đẩy nền kinh tế nước này tăng trưởng trở lại lên 6,1% vào năm 2021. Các nền kinh tế định hướng xuất khẩu nhiều như Singapore và Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ sự ổn định trong các chỉ số thương mại, thể hiện qua những cải thiện về tình hình xuất khẩu trong vài tháng vừa qua.

    Báo cáo cũng đưa ra dự đoán rằng, triển vọng phục hồi có vẻ sáng sủa nhất đối với Việt Nam, quốc gia đã ngăn chặn dịch rất hiệu quả cho đến nay. Việt Nam được dự đoán là nền kinh tế Đông Nam Á duy nhất ghi nhận khả năng tăng trưởng tích cực trong năm nay với GDP tăng 2,3% trong năm 2020 và 8% vào năm 2021.

    Trong khi đó, dù xuất khẩu của Malaysia được dự đoán sẽ được hưởng lợi từ sự cải thiện nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc và chu kỳ hàng điện tử, tốc độ phục hồi kinh tế của quốc gia này vẫn có thể chậm lại do nhu cầu toàn cầu vẫn chậm, tỷ lệ thất nghiệp cao và đầu tư yếu. Kinh tế Malaysia được dự báo sẽ giảm 6% trong năm nay và tăng trưởng 6,6% vào năm 2021.

    Tốc độ phục hồi kinh tế của Indonesia và Philippines vẫn khá bấp bênh, bởi tình trạng lây nhiễm gia tăng trở lại sau khi các hạn chế về đóng cửa được nới lỏng, khiến kế hoạch mở cửa trở lại ở hai quốc gia này bị tạm dừng hoặc lùi lại. Cả hai nền kinh tế vẫn rất dễ bị tổn thương do có cơ sở hạ tầng y tế công cộng yếu hơn, mức hỗ trợ tài chính thấp hơn và tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào người tiêu dùng hơn so với các nền kinh tế khác trong khu vực.

    Tốc độ phục hồi ở Indonesia dự kiến sẽ chậm lại và thu nhập hộ gia đình sẽ bị siết chặt. GDP dự kiến sẽ giảm 2,7% vào năm 2020 và tăng 6,2% vào năm 2021. Philippines được cho là sẽ có mức giảm lớn nhất ở Đông Nam Á, với GDP giảm tới 8,2% vào năm 2020, do phụ thuộc vào du lịch quốc tế và sự chậm lại trong chính sách nới lỏng hạn chế đóng cửa.

    Ông Mark Billington, Giám đốc ICAEW khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc cho biết: "Quá trình phục hồi của các nền kinh tế ở Đông Nam Á sẽ là một chặng đường dài, do các yếu tố căng thẳng Mỹ-Trung vẫn đang diễn ra, hoạt động thương mại toàn cầu chậm lại trong thời gian dài và đại dịch Covid-19 kéo dài đè nặng lên triển vọng tăng trưởng của khu vực".

    "Dù mỗi quốc gia trong khu vực đều chịu tác động của cuộc khủng hoảng, nhưng mức độ khủng hoảng diễn ra ở các nền kinh tế có sự khác nhau, phụ thuộc vào cấu trúc kinh tế của từng nước. Tuy vậy, các quốc gia có thể đạt được sự cân bằng giữa việc tiếp tục hoạt động kinh tế và kiểm soát được các đợt bùng phát cho thấy nền kinh tế của họ sẽ có sự phục hồi nhanh hơn so với các quốc gia còn lại.", ông Mark Billington nói.
    --- Gộp bài viết, 10/09/2020, Bài cũ: 10/09/2020 ---
    Cuối tháng 9 ra tin để cbi 1 năm sau chính thức mà ! @};-
    ChickenKool thích bài này.

Chia sẻ trang này