Lãi suất cơ bản từ tháng 8/2008 đến 2/2009 giảm từ 14% về 7% Trong khi đó VN-Index thì sao?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi quangdongkisot, 27/05/2012.

3919 người đang online, trong đó có 410 thành viên. 08:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1321 lượt đọc và 18 bài trả lời
  1. ngocde

    ngocde Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2012
    Đã được thích:
    0
    ae minh xiền ít nên nghĩ vậy thôi, nếu bác bác nắm giữ 1 khối tài sản lớn bác sẽ thấy tỷ xuất sinh loi kinh khủng. STB la mot vd dien hinh cua dong tien lon
  2. ck2310

    ck2310 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2010
    Đã được thích:
    22
    chứng khoán giữ được mức hiện tại đã là hay lắm rồi, còn đòi hỏi gì nữa ~X~X
  3. quangdongkisot

    quangdongkisot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2007
    Đã được thích:
    136
    Nới lỏng tín dụng có là lời giải cứu tăng trưởng?

    - Trước tình trạng tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc chậm lại, lãnh đạo nước này đã kêu gọi các ngân hàng tăng cường cho vay để kích thích tăng trưởng. Một chiến lược mà Việt Nam cũng đang thực hiện. Tuy nhiên, chính sách này có vẻ không hiệu quả trong thời điểm hiện nay.

    Xem bài khác trên Vef.vn
    Ăn cắp thông tin tín dụng quốc tế để mua hàng hiệu
    Xem xét 'tháo van' tín dụng ngoại tệ
    Tăng trưởng tín dụng âm 1,71%: Ngân hàng mắc kẹt

    Tăng truởng tín dụng giảm

    Theo báo cáo của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, tín dụng ngân hàng trong tháng Tư giảm mạnh và tiếp tục giảm trong tháng 5 này. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp lo lắng về triển vọng của thị trường khi cầu thị trường không ổn định và lợi nhuận thu về thấp.

    Một nguyên nhân khác là các các ngân hàng Trung Quốc không sẵn sàng cho doanh nghiệp vay, do những lo ngại về sự tăng trưởng cầm chừng của các doanh nghiệp xuất khẩu hay những doanh nghiệp không thuộc diện ưu tiên của chính phủ, như giới kinh doanh bất động sản và những khó khăn hiện tại trong việc triển khai cấp vốn cho những doanh nghiệp nhỏ - một lĩnh vực ưu tiên mới của Bắc Kinh.

    Kết quả là các ngân hàng Trung Quốc đã không thể hỗ trợ đắc lực cho nền kinh tế.

    "Việc các ngân hàng cho vay vốn để làm ổn định hoặc kích thích tăng trưởng cho nền kinh tế là một vấn đề mấu chốt hiện nay", Huang Yiping, chuyên gia phân tích thuộc Ngân hàng Barclays nói.

    Tuy nhiên, ngay từ đầu năm 2010, những khoản tín dụng trung và dài hạn cho doanh nghiệp - giải pháp then chốt để kích thích đầu tư lại có xu hướng suy giảm. Số liệu thống kê tháng 4.2012 vừa được công bố mới đây cho thấy tổng giá trị tín dụng trung và dài hạn cấp cho doanh nghiệp chỉ là 126.5 tỷ NDT (20 tỷ USD), giảm 46% so với năm ngoái.

    Trước đây, những dấu hiệu suy giảm tăng trưởng tín dụng thường là do chính phủ Trung Quốc phải can thiệp nhằm hạn chế sức nóng của thị trường. Tuy nhiên, lần này bất chấp những động thái cắt giảm dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hôm 12.05 vừa qua để giữ đà tăng trưởng của nền kinh tế thứ hai thế giới, xuống còn 20%, chưa có dấu hiệu khả quan về thị trường tín dụng.

    Theo chuyên gia Huang Ngân hàng Trung ương đang gây áp lực với các ngân hàng thương mại phải ưu tiên cấp vốn cho những dự án cơ sở hạ tầng như đường sắt, các dự án điện và nước, nhưng hoạt động tín dụng trong các dự án dài hơi như trên cần có thời gian.

    "Việc các ngân hàng cho vay vốn để làm ổn định hoặc kích thích tăng trưởng cho nền kinh tế là một vấn đề mấu chốt hiện nay"

    Khi doanh nghiệp không cần tiền

    Trong khi đó, giới lãnh đạo ngân hàng lại muốn mở rộng hoạt động cấp tín dụng cho những doanh nghiệp ngành dịch vụ, sản xuất công nghệ cao và giáo dục - một ưu tiên khác của Bắc Kinh. Dẫu vậy, hiện nay, các ngân hàng Trung Quốc đều không thể kiếm đâu ra đủ người có khả năng vay tiền, một nhân viên ngân hàng Trung Quốc cho hay.

    "Do tình hình tăng trưởng không ổn định của toàn nền kinh tế, rất nhiều doanh nghiệp đang từ chối tiếp cận vốn vay, thay vào đó, họ quyết định chấp nhận hoãn lại các dự án, kế hoạch mở rộng kinh doanh", nhà quản trị cấp cao của một trong những ngân hàng lớn nhất Trung Quốc cho biết.

    Sự lưỡng lự này đang bao trùm nền kinh tế Trung Quốc, từ những tập đoàn nhà nước lớn như ngành thép đang thừa công suất, cho tới những doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ đang trông chờ xem liệu khi nào thì tình hình nợ công châu Âu có dấu hiệu cải thiện.

    "Vì sự an toàn và thận trọng, chúng tôi không cần bất kỳ khoản tín dụng bổ sung nào", Stanley Lau, giám đốc điều hành của công ty Renley Watch, một doanh nghiệp sản xuất đồng hồ xuất khẩu tại Hồng Công có các nhà máy tại phía Nam của Trung Quốc cho biết.

    Chi phí vốn lớn cũng khiến lợi nhuận giảm và điều đó càng ******** hình thêm nghiêm trọng. Trong nhiều năm qua, Mỹ và châu Âu luôn chỉ trích Trung Quốc giữ tỷ giá đồng NDT thấp hơn giá trị thật để hỗ trợ cho các công ty của nước này nhưng đà suy giảm chung của nền kinh tế đã tác động mạnh tới lợi nhuận của các doanh nghiệp và các khoản vay lúc này trở nên đắt đỏ.

    Theo số liệu của Wind, một nhà cung cấp dữ liệu thống kê của Trung Quốc, tỷ lệ hoàn trả trung bình trên vốn đầu tư của các công ty Đại lục đã giảm từ 11.6% năm 2007 xuống còn 6.7% năm 2011. Với lãi suất cho vay hiện nay, 6.6%, chi phí vốn mà một số doanh nghiệp Trung Quốc phải trả cao hơn so với phần lãi mà họ có thể tạo ra.

    "Lãi suất cao là một nguyên nhân khiến họ không vay nữa", Huang Fajing, giám đốc của doanh nghiệp xuất khẩu bật lửa Wenzhou Rifeng Lighter nói.

    Tăng trưởng GDP của nền kinh tế thứ hai thế giới đã rơi xuống mức 8.1% trong quý 1 năm 2012, mức thấp nhất trong vòng ba năm trở lại đây. Một loạt các chỉ số kinh tế khác trong tháng 4.2012, từ sản lượng điện cho tới nhu cầu về các thiết bị cho các sản phẩm xuất khẩu, cũng cho thấy rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trưởng chậm lại trong quý 2 này.

    Nhiều chuyên gia phân tích hàng đầu của Trung Quốc cũng đã đưa ra những dự đoán bi quan cho tăng trưởng của nước này trong quý 2 và cả năm 2012.

    Về dài hạn, Trung Quốc muốn đưa nền kinh tế từ phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư sang tiêu dùng nội địa, dù rằng điều đó đồng nghĩa với việc giảm tốc độ tăng trưởng. Bắc Kinh hiện đang tập trung vào mục tiêu ngắn hạn, đó là: giữ đà tăng trưởng đủ cao để không khiến thất nghiệp trở thành một vấn đề. Điều đó đặc biệt quan trọng trong năm nay khi nước này đang trong giai đoạn chuyển giao thế hệ lãnh đạo, tiến trình vốn đã phần nào rối loạn bởi sự kiện Bạc Hy Lai.

    Trong giai đoạn khủng hoảng 2009, khi nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, khoảng 20 triệu lao động Trung Quốc đã mất việc làm. Để giải quyết vấn đề này, Bắc Kinh đã ra lệnh cho các ngân hàng nhà nước chủ chốt cấp vốn vay cho những tập đoàn nhà nước để đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng và đầu tư vào bất động sản. Gói kích thích đã giúp nền kinh tế nước này khôi phục đà tăng trưởng ấn tượng nhưng cũng làm phát sinh lo ngại về nợ xấu và nguy cơ vỡ bong bóng nhà đất mà các lãnh đạo Trung Quốc luôn bế tắc trong việc xì hơi quả bóng này trong suốt 2 năm qua.

    Tới nay, ít có dấu hiệu cho thấy sẽ bùng phát nạn thất nghiệp tại nền kinh tế thứ hai thế giới. Số liệu của quý 1 năm 2012 do Bộ Lao động và An sinh xã hội Trung Quốc cho thấy thị trường lao động nước này vẫn đang thiếu nhân công. Tỷ lệ thấp nghiệp thấp và lương tăng có thể là một phản ứng tích cực từ nỗ lực kích thích lại đà tăng trưởng của Bắc Kinh.

    Đồng thời, không có dấu hiệu cho thấy chính quyền trung ương Trung Quốc sẽ gỡ bỏ những hạn chế trong việc cấp vốn cho doanh nghiệp bất động sản do lo ngại bong bóng nhà đất. Chính sách này đang làm giảm vai trò của ngân hàng trong việc kích thích nền kinh tế và kìm hãm tăng trưởng trong ngắn hạn.

    Sự chững lại trong lĩnh vực bất động sản cùng với nhu cầu yếu ớt của người tiêu dùng Mỹ và châu Âu đã làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Trung Quốc. Lợi nhuận của doanh nghiệp ngành kim loại đã giảm 83% trong trong quý 1.2012, phản ánh sự sụt giảm nhu cầu thép do các dự án xây dựng bất động sản bị đình trệ. Lợi nhuận của các nhà sản xuất máy tính, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác vốn là động lực chính của ngành xuất khẩu Trung Quốc cũng đã giảm 12% trong 3 tháng đầu năm.

    He Weisheng, một chiến lược gia về lãi suất tại Citibank cho biết một lựa chọn cho chính phủ Trung Quốc hiện nay là phải hạ thấp lãi suất hoặc giảm tỷ lệ cho vay hoặc cho phép các ngân hàng cho vay với lãi suất chiết khấu cao hơn tiêu chuẩn. Ngân hàng Trung Quốc hiện nay đang cho vay với lãi suất chiết khấu là 10% so với lãi suất cho vay tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.

    Nhưng giới lãnh đạo nhà nước lại tỏ ra thận trọng với chính sách cắt giảm lãi suất do lo ngại nguy cơ lạm phát. Một lựa chọn khác cẩn trọng hơn là tiếp tục giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn. Vấn đề là với nhu cầu tín dụng không cao từ chính các doanh nghiệp, liệu quyết định kể trên có phát huy được hiệu quả như mong muốn?
  4. topstock

    topstock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2012
    Đã được thích:
    0
    chưa bao giờ em thấy lãi suất giảm, lạm phát giảm thì CK giảm cả

    TG và VN
  5. quangdongkisot

    quangdongkisot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2007
    Đã được thích:
    136
    Mời bác xem lại giai đoạn 2008, 2009
  6. Recycle1308

    Recycle1308 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2012
    Đã được thích:
    0
    xem đi cha nội, lãi suất cơ bản từ 2010 đến giờ chưa hề thay đổi, sắp tới sẽ
    giảm lãi suất cơ bản xuống còn 8% rồi 7%. Phải hiểu lãi suất cơ bản khác với việc hạ trần lãi suất tiền gửi, trần lãi suất vay nhé^:)^
    LÃI SUẤT CƠ BẢN
    Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng
    9% 2868/QĐ-NHNN 29/11/2010 01/12/2010
    9% "2619/QĐNHNN 05/11/2010" 05/11/2010
    8% 2561/QĐ-NHNN 27/10/2010 01/11/2010
    8% 2281/QĐ-NHNN 27/9/2010 01/10/2010
    8% 2024/QĐ-NHNN 25/8/2010 01/09/2010
    8% 1819/QĐ-NHNN 27/7/2010 01/08/2010
    8% 1565/QĐ-NHNN 24/6/2010 01/07/2010
    8% 1311/QĐ-NHNN 31/5/2010 01/06/2010
    8% 1011/QĐ-NHNN 27/4/2010 01/05/2010
    8% 618/QĐ-NHNN 25/03/2010 01/04/2010
    8% 353/QĐ-NHNN 25/2/2010 01/03/2010
    8% 134/QĐ-NHNN 25/01/2010 01/02/2010
    8%/năm 2665/QĐ-NHNN 25/11/2009 01/12/2009
    7% 2459/QĐ-NHNN 28/10/2009 01/11/2009
    7,0%/năm 2232/QĐ-NHNN 01/10/2009
    7% 2024/QĐ-NHNN 26/8/2009 01/09/2009
    7% 1811/QĐ-NHNN 30/7/2009 01/08/2009
    7% 1539/QĐ-NHNN 30/6/2009 01/07/2009
    7% 1250/QĐ-NHNN 22/5/2009 01/06/2009
    7% 1015/QĐ-NHNN 29/4/2009 01/05/2009
    7% 626/QĐ-NHNN 24/03/2009 01/04/2009
    7% 378/QĐ-NHNN 24/02/2009 01/03/2009
    7,0% 172/QĐ-NHNN 23/1/2009 01/02/2009
    8.5%/năm 3161/QĐ-NHNN 19/12/2008 22/12/2008
    10,0%/năm 2948/QĐ-NHNN 03/12/2008 05/12/2008
    11% 2809/QĐ-NHNN 21/11/2008
    12%/năm 2559/QĐ-NHNN 3/11/2008 05/11/2008
    13.0%/năm 2316/QĐ-NHNN 20/10/2008 21/10/2008
    14.00%/năm 2131/QĐ-NHNN 25/09/2008 01/10/2008
    14%/năm 1906/QĐ-NHNN 29/8/2008 01/09/2008
    14%/năm 1434/QĐ-NHNN 26/6/2008 01/07/2008
    14%/năm 1317/QĐ-NHNN 10/6/2008 11/06/2008
    12,00% 1257/QĐ-NHNN 30/5/2008 01/06/2008
    12% 1099/QĐ-NHNN 16/5/2008 19/05/2008
    8.75 978/QĐ-NHNN 29/4/2008 01/05/2008
    8.75% 689/QĐ-NHNN 31/03/2008 01/04/2008
    8.75% 479/QĐ-NHNN 29/2/2008 01/03/2008
    8.75% 305/QĐ-NHNN 30/1/2008 01/02/2008
    8.25%/năm 3096/QĐ-NHNN 01/01/2008
    8.25%/năm 2881/QĐ-NHNN 01/12/2007
    8,25%/năm 2538/QĐ-NHNN 31/10/2007 01/11/2007
    8,25%/năm 2265/QĐ-NHNN 28/9/2007 01/10/2007
    8,25%/năm 2018/QĐ-NHNN 30/8/2007 01/09/2007
    8,25%/năm 1787/QĐ-NHNN 31/7/2007 01/08/2007
    8,25%/năm 1546/QĐ-NHNN 29/06/2007 01/07/2007
    8,25%/năm 1143/QĐ-NHNN 29/5/2007 01/06/2007
    8.25%/năm 908/QĐ-NHNN 27/04/2007 01/05/2007
    8,25%/năm 632/QĐ-NHNN 29/03/2007 01/04/2007
    8,25%/năm 424/QĐ-NHNN 27/02/2007 01/03/2007
    8,25%/năm 298/QĐ-NHNN 31/1/2007 01/02/2007
    8,25%/năm 2517/QĐ-NHNN 29/12/2006 01/01/2007
    8,25%/năm 2308/QĐ-NHNN 30/11/2006 01/12/2006
    0,6875%/tháng (8,25%/năm) 2045/QĐ-NHNN 30/10/2006 01/11/2006
    8,25%/năm 1887/QĐ-NHNN 29/09/2006 01/10/2006
    0,6875%/tháng (8,25%/năm) 1714/QĐ-NHNN 31/08/2006 01/09/2006
    0,6875%/tháng (8,25%/năm) 1522/QĐ-NHNN 31/7/2006 01/08/2006
    0,6875%/tháng (8,25%/năm) 1234/QĐ-NHNN 30/06/2006 01/07/2006
    0,6875%/tháng (8,25%/năm) 1044/QĐ-NHNN 31/05/2006 01/06/2006
    0,6875%/tháng (8,25%/năm) 854/QĐ-NHNN 28/4/2006 01/05/2006
    0,6875%/tháng (8,25%/năm) 581/QĐ-NHNN 30/3/2006 01/04/2006
    0,6875%/tháng (8,25%/năm) 311/QĐ-NHNN 28/2/2006 01/03/2006
    0,6875%/tháng (8,25%/năm) 140/QĐ-NHNN 26/01/2006 01/02/2006
    0,6875%/tháng (8,25%/năm) 1894/QĐ-NHNN 30/12/2005 01/01/2006
    8,25%/năm 1746/QĐ-NHNN 01/12/2005 01/12/2005
    0,65%/tháng (7,80%/năm) 1556/QĐ-NHNN 28/10/2005 01/11/2005
    0,65%/tháng (7,8%/năm) 1426/QĐ-NHNN 30/9/2005 01/10/2005
    0,65%/tháng (7,8%/năm) 1246/QĐ-NHNN 26/8/2005 01/09/2005
    0,65%/tháng (7,8%/năm) 1103/QĐ-NHNN 28/7/2005 01/08/2005
    0,65%/tháng (7,80%/năm) 936/QĐ-NHNN 30/6/2005 01/07/2005
    0,65%/tháng (7,80%/năm) 781/QĐ-NHNN 31/5/2005 01/06/2005
    0,65%/tháng (7,80%/năm) 567/QĐ-NHNN 29/4/2005 01/05/2005
    0,65%/tháng (7,80%/năm) 315/QĐ-NHNN 25/03/2005 01/04/2005
    0,65%/tháng (7,8%/năm) 211/QĐ-NHNN 28/2/2005 01/03/2005
    0,65%/tháng (7,80%/năm) 93/QĐ-NHNN 27/1/2005 01/02/2005
    0,625%/tháng (7,50%/năm) 1716/QĐ-NHNN 31/12/2004 01/01/2005
    0,625%/tháng (7,50%/năm) 1522/QĐ-NHNN 30/11/2004 01/12/2004
    0,625%/tháng (7,50%/năm) 1398/QĐ-NHNN 29/10/2004 01/11/2004
    0,625%/tháng (7,5%/năm) 1254/QĐ-NHNN 30/9/2004 01/10/2004
    0,625%/tháng (7,5%/năm) 1079/QĐ-NHNN 31/8/2004 01/09/2004
    0,625%/tháng (7,50%/năm) 968/QĐ-NHNN 29/7/2004 01/08/2004
    0,625%/tháng (7,5%/năm) 797/QĐ-NHNN 29/6/2004 01/07/2004
    0,625%/tháng (7,5%/năm) 658/QĐ-NHNN 28/05/2004 01/06/2004
    0,625%/tháng (7,5%/năm) 2210/QĐ-NHNN 27/02/2004 01/03/2004
    7,50%/năm 285/2003/QĐ-NHNN 31/03/2003 01/04/2003
    7,44%/năm 792/2002/QĐ-NHNN 26/07/2002 01/08/2002
    7,20%/năm 1247/2001/QĐ-NHNN 28/09/2001 01/10/2001
    7,80%/năm 557/2001/QĐ-NHNN 26/04/2001 01/05/2001
    8,40%/năm 237/2001/QĐ-NHNN 28/03/2001 01/04/2001
    8,70%/năm 154/2001/QĐ-NHNN 27/02/2001 01/03/2001
    9,00%/năm 242/2000/QĐ-NHNN 02/08/2000 05/08/2000
  7. quangdongkisot

    quangdongkisot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2007
    Đã được thích:
    136
    Cụ này bị mơ ngủ roài. Năm 2011 bỏ lãi suất cơ bản rồi còn đâu
  8. T.11.11.11

    T.11.11.11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2011
    Đã được thích:
    45.403
    So sánh hay vkl.

    Đợt này phải đánh mã GTK mạnh vào... tt còn giảm về 100. b-(b-(
  9. chemgioluotsong

    chemgioluotsong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/05/2012
    Đã được thích:
    0
    lên 1000 đó bác, giảm 1% tăng 30%, quy luật như vậy

Chia sẻ trang này