Năm 2020 - Tột cùng cảm xúc.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi trancannam13, 30/12/2019.

5277 người đang online, trong đó có 614 thành viên. 21:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 9269 lượt đọc và 62 bài trả lời
  1. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Đã được thích:
    4.838
    Các tổ chức nhận định 2020 ckvn đi ngang 1100 như 2019.
    Kiểu này bọn nó tập trung múc Trái phiếu .
    JohnChenButchep01 thích bài này.
  2. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Đã được thích:
    4.838
    Trái phiếu doanh nghiệp được dự báo tiếp tục nóng năm 2020
    07:27 | 07/01/2020

    trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã đạt đến 250 nghìn tỉ năm 2019.

    Năm 2020, ông Lực dự báo ít nhất có 300.000 tỉ đồng trái phiếu sẽ được phát hành ra thị trường trong năm 2020.

    Mặc dù thì trường trái phiếu doanh nghiệp đã tăng mạnh. Kinh tế trưởng BIDV vẫn cho rằng cần phải tạo điều kiện hơn nữa để tạo cân bằng cho thị trường tài chính do hiện nay nguồn vốn vẫn đang dựa quá nhiều vào ngân hàng.

    Đồng thuận quan điểm này tại Diễn đàn Đầu tư và Phát triển Kinh doanh 2020 do Ban Kinh tế Trung ương & Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng chủ trì, Hiệp hội Các tổ chức dịch vụ phát triển kinh doanh Việt Nam (VABO), Diễn đàn đầu tư BizLive.vn tổ chức sáng 6/1, các chuyên gia kinh tế, đại diện các ngân hàng và đại diện NHNN cũng đều đưa ra dự báo qui mô thị trường TPDN sẽ tiếp tục tăng trong năm 2020.

    "Tôi cho rằng, thị trường chứng khoán sẽ tăng trưởng khoảng 10% trong năm 2020. Riêng thị trường TPDN sẽ tăng trưởng ít nhất 50%", ông Lý Hoài Văn, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) dự báo.

    Trước đó, trong báo cáo chiến lược đầu tư 2020 vừa mới phát hành, các nhà phân tích BVSC cho rằng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển nhanh trong những năm gần đây về quy mô, tính đa dạng và khả năng tiếp cận với nhà đầu tư.

    "Xu hướng này có thể vẫn diễn ra trong năm 2020", các nhà phân tích BVSC dự báo.

    Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng đồng thời tạo ra nguy cơ xuất hiện những sản phẩm trái phiếu không có chất lượng nhưng vẫn được bán đến nhà đầu tư.
    Butchep01 thích bài này.
  3. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Đã được thích:
    4.838
    Trái phiếu DN bất động sản có thể tăng đến 90% năm 2020'
    19:15 | 07/01/2020

    [​IMG]
    Hội thảo chuyên đề: Dòng tiền cho bất động sản năm 2020 sáng ngày 7/1 (Ảnh: Thu Hoài).




    Dòng vốn vào bất động sản không phải vấn đề quá khó khăn trong 2020
    Bên cạnh đó, tại hội thảo, các chuyên gia đều cho rằng năm 2020, dòng vốn vào bất động sản không phải vấn đề quá khó khăn với tốc độ tăng trưởng GDP hơn 7% đồng thời vốn FDI đổ vào bất động sản rất lớn.

    Doanh nghiệp cần có cách nhìn lạc quan vào thị trường bất động sản. Tuy có lúc thị trường trầm lắng nhưng theo Phó Tổng Giám đốc HDBank thì thị trường bất động sản vẫn rất quan trọng của nền kinh tế, đứng thứ hai sau thị trường chứng khoán.

    Nhận định về thông tư 22 tác động đến doanh nghiệp bất động sản, ông Trung cho biết Ngân hàng không phải là nơi tập trung nguồn vốn trung dài hạn mà chủ yếu là vốn lưu động và dịch vụ. Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có lộ trình để áp dụng thông tư này.

    Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM cũng cho biết tỉ trọng huy động vốn của các ngân hàng thương mại chủ yếu là vốn tiết kiệm ngắn hạn.

    Theo đó, việc sử dụng vốn tiết kiệm ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn thì tiềm ẩn rủi ro đối với hệ thống các ngân hàng thương mại và cả nền kinh tế.

    Thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước tác động tích cực và lành mạnh bởi nó giúp các doanh nghiệp bất động sản chủ động nỗ lực tìm kiếm các nguồn vốn khác thay thế.
    Butchep01 thích bài này.
  4. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Đã được thích:
    4.838
    Khác với cách đây 1 tháng, hiện tại thị trường vàng và dầu đang được dẫn bởi châu Á.
    Vàng 1605 - Ko có gì ngăn cản nổi mốc 1800.
    Dầu 64,9
    Trong khi giờ Âu-Mỹ giao dịch thì dầu-vàng bình thường, tới châu Á thì đẩy tới.
    Diện biến Trung Đông đang gây bất lợi cho châu Á. Nhất là các giá Đông Á, Đông Nam á bị ảnh hưởng lớn là Sin, Lào, Cam, VN. Có vẻ các quốc gia châu Á đang chạ đua tích trữ dầu.
    --- Gộp bài viết, 08/01/2020, Bài cũ: 08/01/2020 ---
    Tổng kết 2019- VN nhập siêu 1,6 tỷ USD dầu thô và 5,93 tỷ USD xăng dầu.
    Từ 2020 trở đi VN sẽ chịu áp lự rất lớn về biến động giá xăng dầu.
    Kết luận : năm 2020 múc vàng và Trái phiếu.
    --- Gộp bài viết, 08/01/2020 ---
    Giá dầu vượt 65 sẽ giải quyết rất nhiều vấn đề của nước Mỹ.
    Đợt này Mỹ-Nga thắng lớn. Châu Á bị ảnh hưởng nặng
    Butchep01 thích bài này.
  5. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.539
    Trái phiếu DN kinh bỏ xừ, cứ gửi VP bank ăn 8,9% là OK roài.....
  6. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Đã được thích:
    4.838
    Mỹ-Nga thì có lợi rất lớn khi giá dầu tăng nhưng châu Á sẽ thiệt hại nặng. Sẽ đẩy lạm phát Châu á lên cao năm 2020.
    Với VN quốc gia nhập siêu dầu thô-Xăng dầu các loại sẽ là thách thức lớn. Năm 2019, VN in 1 lượng tiền rất lớn đưa vào lưu thông nhưng lạm phát vẫn được kìm rất tốt tuy nhiên sang 2020 có thể sẽ bùng phát. Dòng vốn FDI chiếm hơn 70% sức mạnh nền kinh tế, nền kinh tế nội đang bị suy giảm mạnh với sự cạnh tranh và lãi suất cao nên chính phủ muốn tăng mạnh đầu tư công. Tuy nhiên, với việc tăng giá dầu có lẽ chính phủ sẽ phải thắt chặt đầu tư công.........nền kinh tế nội sẽ suy giảm mạnh 2020.
  7. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    đừng lên báo cóp nhặt mà ko tìm hiểu. Đang trình dự thảo siết TPDN rồi, chắc chưa cập nhật đúng không :D
  8. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Đã được thích:
    4.838
    Cụ thể, trong tháng 12, đã có 154 doanh nghiệp phát hành thành công lượng trái phiếu 54.856 tỉ đồng; gấp đôi so với con số 26.716 tỉ đồng thực hiện trong tháng 11 và gấp 2,5 lần so với con số thực hiện bình quân trong 11 tháng trước đó.
  9. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Đã được thích:
    4.838
    (TBKTSG) - Chỉ trong tháng 12-2019 đã có 7,1 tỉ đô la Mỹ vốn nước ngoài giải ngân vào Việt Nam, đằng sau con số này vẫn còn là ẩn số.

    Hơn 7 tỉ đô la đổ vào Việt Nam trong một tháng

    Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (TCTK), tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân năm 2019 là 20,4 tỉ đô la, tăng 6,7% so với năm 2018. Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở chỗ con số này trong 11 tháng đầu năm chỉ là 17,6 tỉ đô la. Như vậy chỉ tính riêng trong tháng 12-2019, nguồn vốn FDI giải ngân đã đạt 2,8 tỉ đô la.

    Bên cạnh đó, nguồn vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (FII) cả năm 2019 đạt 15,5 tỉ đô la, trong khi con số này trong 11 tháng đầu năm cũng chỉ là 11,2 tỉ đô la. Như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót thêm 4,3 tỉ đô la để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam trong tháng 12-2019.

    Nếu tính cả vốn FDI và FII, tổng cộng đã có 7,1 tỉ đô la được các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam trong tháng cuối cùng của năm 2019.

    Theo thông tin từ một số ngân hàng thì họ đã bán cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hơn 3 tỉ đô la trong tháng 12 trên tổng số 20 tỉ đô la NHNN mua được trong cả năm 2019. Diễn biến này được xem là khá bất ngờ, bởi lẽ thời điểm cuối năm tài chính các nhà đầu tư thường có xu hướng tạm dừng các hoạt động giải ngân để chốt số liệu tài chính và xin ý kiến của các cổ đông về kế hoạch kinh doanh trong năm 2020.

    Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán niêm yết (Hose, Hnx và UpCom), khối ngoại bán ròng khoảng 1.000 tỉ đồng trong tháng 12 (chưa đến 45 triệu đô la). Do đó, con số 7,1 tỉ đô la ở trên vẫn đang là một ẩn số.

    Liệu có phải là hệ quả từ chiến tranh thương mại?

    Hệ quả của việc khối lượng tiền lớn được bơm vào nền kinh tế trong một thời gian ngắn chính là lạm phát.

    Bài học lịch sử của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2008 vẫn còn nguyên giá trị.

    Diễn biến lạm phát tại Việt Nam trong những tháng gần đây đang là một biến số rất khó lường trong năm 2020.

    Nhìn lại thời điểm cuối năm 2018 thì có lẽ khó có thể hình dung được rằng NHNN lại mua được đến 20 tỉ đô la trong năm 2019. Bởi lẽ, đó là thời điểm mà cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang bước vào giai đoạn căng thẳng và kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái.

    Khi đó, có rất nhiều quan điểm khác nhau về tác động của cuộc chiến tranh thương mại này đến thị trường tài chính, tiền tệ cũng như hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

    Có quan điểm cho rằng các công ty nước ngoài ở Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp của Mỹ, sẽ chuyển nhà máy sang Việt Nam để tránh bị đánh thuế.

    Mặc dù vậy, cũng có quan điểm cho rằng Việt Nam sẽ không được hưởng lợi gì từ cuộc chiến tranh này, thậm chí còn bị tác động tiêu cực khi hàng hóa của Trung Quốc không tiêu thụ được sẽ tràn sang thị trường Việt Nam.

    Hay có quan điểm cho rằng cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp theo sẽ có nguyên nhân xuất phát từ cuộc chiến này. Do đó, dòng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài, cả trực tiếp và gián tiếp, sẽ dịch chuyển từ các nước đang phát triển và mới nổi về các nước phát triển để trú ẩn trước cuộc suy thoái sắp diễn ra.

    Bởi lẽ, trong nửa đầu của năm 2019, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) liên tục có động thái tăng lãi suất khiến cho lợi suất trái phiếu của Chính phủ Mỹ liên tục bị đảo ngược, tức lợi suất của kỳ hạn ngắn lại cao hơn kỳ hạn dài (inverted yield curve)...

    Tuy nhiên, nếu nhìn vào kết quả của năm 2019, khi mà NHNN mua được 20 tỉ đô la để tăng dự trữ ngoại hối lên gần 80 tỉ đô la, cán cân thương mại thặng dư tới gần 10 tỉ đô la, thì có thể khẳng định rằng chiến tranh thương mại đã có những tác động tích cực nhất định đến Việt Nam.

    Chính vì vậy, không loại trừ Việt Nam có thể tiếp tục đón thêm các dòng vốn đầu tư mới trong năm 2020, đặc biệt, khi mà Chính phủ Việt Nam đang muốn thu hút thêm vốn vào các lĩnh vực hạ tầng giao thông, sản xuất và phân phối điện cũng như tài chính ngân hàng...

    Nhưng cũng bắt đầu xuất hiện những lo ngại

    Con số 2,8 tỉ đô la vốn FDI giải ngân trong tháng 12 vừa qua là cao hơn rất nhiều so với mức bình quân chỉ vào khoảng 1,5 tỉ đô la của các tháng trước đó. Tuy nhiên, lại không có nhiều thông tin về các dự án quy mô lớn được triển khai trong khoảng thời gian gần đây, ngoại trừ dự án nhiệt điện Quảng Trị được Công ty Điện lực quốc tế của Thái Lan (EGATI) khởi công vào tháng 11 vừa qua và một vài thông tin về việc các công ty chuyên lắp ráp iPhone, iPod như Foxconn, Nintendo hay Goertek đã và đang dịch chuyển một phần dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam...

    Mặc dù vậy, tất cả thông tin trên đều chưa rõ ràng, trong khi đó nếu nhìn vào số vốn đăng ký và số lượng dự án thì bắt đầu thấy những lo ngại. Theo đó, các dự án đăng ký đầu tư mới tại Việt Nam trong năm 2019 có số vốn bình quân chỉ vào khoảng 5 triệu đô la/dự án.

    Việc các dự án có quy mô vốn nhỏ mà phần lớn lại đến từ Trung Quốc có thể cho thấy đây chỉ là các công ty được thành lập với mục đích thương mại thay vì sản xuất hàng hóa. Mục tiêu của họ sẽ là tìm cách nhập khẩu các sản phẩm từ Trung Quốc, rồi tiến hành một vài công đoạn nhỏ nhằm ghi xuất xứ tại Việt Nam để xuất khẩu sang một nước thứ ba. Đáng chú ý, nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2019 từ Trung Quốc đã tăng gần 15% so với cùng kỳ của năm 2018, trong khi xuất khẩu sang Mỹ đã tăng gần 30%.

    Hàng loạt sản phẩm từ xe đạp điện, gỗ ép công nghiệp và pin mặt trời vừa qua đã bị cơ quan hải quan của Việt Nam phát hiện chưa đủ điều kiện để ghi nhận xuất xứ tại Việt Nam. Diễn biến này nếu không được kiểm soát chặt chẽ có thể khiến nhiều mặt hàng khác của Việt Nam sẽ phải chịu rủi ro không đáng có nếu Mỹ áp thuế lên toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.

    Trong khi đó, việc nguồn vốn đầu tư FII lên tới 4,3 tỉ đô la trong tháng 12 nhưng lại không có các thương vụ lớn được công bố cũng khiến tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Việc các nhà đầu tư nước ngoài thực ra đang bán ròng trên thị trường niêm yết cho thấy nguồn vốn trên sẽ được thực hiện thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A).

    Tuy nhiên, nguồn vốn này được giải ngân vào dự án nào và lĩnh vực gì thì hiện nay cũng chưa được công bố. Khả năng rất cao là đến từ hoạt động M&A trong việc chuyển nhượng các dự án bất động sản, bởi đây vốn là các dự án nhạy cảm và rất ít nhà đầu tư muốn công bố công khai.

    Hệ quả của việc khối lượng tiền lớn được bơm vào nền kinh tế trong một thời gian ngắn chính là lạm phát. Bài học lịch sử của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2008 vẫn còn nguyên giá trị. Diễn biến lạm phát tại Việt Nam trong những tháng gần đây đang là một biến số rất khó lường trong năm 2020, mặc dù nguyên nhân chính là do sự tăng giá của thịt heo.

    Việc đón thêm khối lượng vốn khổng lồ trong thời gian gần đây có thể sẽ là tác nhân tiếp theo, sau giá thịt heo, đẩy CPI của Việt Nam tăng cao trong năm 2020.
    HanVhug thích bài này.
  10. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Đã được thích:
    4.838
    Giá thuê mặt bằng shophouse quá cao, nhiều người buộc phải đóng cửa trả mặt bằng trước Tết để tránh thua lỗ kéo dài.

    Mô hình shophouse bị vỡ vì nghị định 100

Chia sẻ trang này