Những nguyên tắc vàng khi đầu tư chứng khoán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi big_hand, 28/04/2017.

6183 người đang online, trong đó có 853 thành viên. 17:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3336 lượt đọc và 29 bài trả lời
  1. letruong20100ck

    letruong20100ck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2015
    Đã được thích:
    277
    anh # chuyến này # vậy TT # theo anh #! =))
    vụ này lớn hơn vụ anh Bắc Hà nhiều=))
  2. stunvn

    stunvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2007
    Đã được thích:
    148
    [​IMG]

    Giới thiệu các bạn quy tắc số 4.

    Một quy tắc quan trọng nhất mà các nhà đầu tư, đầu cơ chứng khoán nào cũng làm: Warren Buffet, Jesse Livermore...

    Đó chính là không nghe tin vịt, tin nhãm từ bất cứ người nào. Không để cho những tin đó làm ảnh hưởng đến bản thân. Nếu nghe thì nghe cho vui thôi. Đó là lí do tại sao họ thành công trên TTCK còn các nhà đầu tư Vịt luôn luôn thua.
  3. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    Thị trường xanh là câu trả lời đó
  4. letruong20100ck

    letruong20100ck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2015
    Đã được thích:
    277
    uh!8-x
  5. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    No for go
  6. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
  7. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    Bức tranh cổ tức mùa đại hội ngân hàng ít nhiều đã có sự thay đổi so với năm ngoái, sau một năm ghi nhận kết quả kinh doanh tốt đẹp.

    Cổ tức tăng nhẹ

    Hơn 10 năm qua, các cổ đông của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) chưa có cảm giác nhận cổ tức, một cổ đông cho biết trong kỳ đại hội cổ đông thường niên vừa qua của SCB. Hẳn nhiên, dự kiến trong 2 năm tiếp theo thực hiện đề án tái cấu trúc đã được phê duyệt, câu chuyện cũng sẽ tương tự như vậy.

    SCB chưa thể chia cổ tức là điều dễ hiểu. Ngân hàng hợp nhất giữa 3 ngân hàng yếu kém trước đây vẫn đang trong quá trình vật lộn với nợ xấu. Trong cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên vừa qua, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc SCB, cho biết, Ngân hàng đã “phục hồi” được 77% so với những kiến nghị của đoàn thanh tra đưa ra hồi năm 2015.

    Giống như SCB, nhiều ngân hàng khác cũng tiếp tục xin “nợ” cổ đông phần cổ tức, như Maritime Bank, hay cả những ông lớn ngân hàng đang gặp trục trặc gần đây là Sacombank và Eximbank. Thậm chí Techcombank năm ngoái ghi nhận lợi nhuận cao hơn nhiều so với 2 năm trước đó, nhưng Hội đồng Quản trị vẫn duy trì quan điểm giữ lại lợi nhuận để mở rộng kinh doanh.

    Có thể thấy năm nào cũng có những cổ đông đứng lên đòi quyền lợi được chia cổ tức, hoặc đòi chia bằng tiền mặt thay vì cổ phiếu. Thực tế từ 3 năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước đã kiểm soát câu chuyện chia cổ tức bằng tiền ở các ngân hàng, buộc những ông chủ nhà băng phải có trách nhiệm trích lập dự phòng đầy đủ các khoản nợ xấu theo quy định rồi mới được phép chia cho cổ đông. Không chỉ những ngân hàng nhỏ, các ngân hàng có quy mô lớn cũng đang trong tình trạng tương tự.

    Tuy nhiên, một vài ngân hàng có kết quả kinh doanh khởi sắc trong năm qua cũng đã tỏ ra “rộng rãi” hơn với cổ đông. VIB, chẳng hạn, dự kiến chia cổ tức với tổng tỉ lệ lên đến 44,6%, có thể bao gồm tiền mặt với tỉ lệ 5% (còn tùy thuộc vào sự phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước) và số còn lại là cổ phiếu thưởng. Tỉ lệ này cao hơn nhiều so với con số 25% trong năm trước đó.

    Một trường hợp khác là VPBank với tỉ lệ chia cổ tức tăng lên đến gần 31,2% (năm ngoái là 13% bằng cổ phiếu). LienVietPostBank thì điều chỉnh tăng tỉ lệ lợi nhuận từ 8% theo kế hoạch lên 10% (năm ngoái là 4,5%), trong đó 4% trả bằng tiền mặt, còn lại là cổ phiếu.

    Tương tự, một vài ngân hàng có quy mô lớn cũng điều chỉnh tỉ lệ chia cổ tức tốt hơn so với kế hoạch đặt ra trong năm như ACB hay Ngân hàng Quân Đội. Tỉ lệ chia cổ tức dù chỉ được điều chỉnh tăng lên một chút so với kế hoạch, nhưng rõ ràng những con số này cũng làm ấm lòng cổ đông vì cho thấy ngân hàng vẫn tiếp tục đi lên chứ không đi xuống.

    [​IMG]
    Trên bình diện chung, lợi nhuận cao đã cho phép một số ngân hàng điều chỉnh tăng mức chia cổ tức, cho dù chủ yếu bằng hình thức cổ phiếu. Lợi nhuận trước thuế của LienVietPostBank tăng gấp 3,2 lần, VPBank tăng 59%, ACB tăng 27%.

    Ngược với bức tranh ở trên, khối ngân hàng thương mại nhà nước lại tỏ ra “dè dặt” hơn. Tỉ lệ chi trả cổ tức năm 2016 của Vietcombank là 8% (kế hoạch trước đó là 10%) bằng tiền mặt, cho dù lợi nhuận trước thuế tăng đến 25% và là ngân hàng có lợi nhuận cao thứ hai trong hệ thống. Tương tự, VietinBank đưa ra mức trả cổ tức tỉ lệ 7% bằng tiền mặt (tương đương năm trước đó), còn BIDV dự kiến con số 7% (thấp hơn so với kỳ trước là 8,5%) và chưa quyết định hình thức bằng tiền mặt hay cổ phiếu.

    Tập trung tăng vốn

    Ở khối các ngân hàng tư nhân, dù tỉ lệ chia cổ tức cao, nhưng hình thức chia cổ tức chủ yếu vẫn bằng cổ phiếu. Năm ngoái, VPBank ghi nhận mức lãi kỷ lục nhưng lãnh đạo ngân hàng vẫn đề xuất với cổ đông tiếp tục nhận cổ phiếu thay vì tiền mặt, do Ngân hàng đang cần nguồn vốn lớn để mở rộng kinh doanh trong năm nay. Tương tự, VIB cũng có những kế hoạch lớn cho riêng mình.

    Áp lực tăng vốn điều lệ không chỉ đến từ nhu cầu mở rộng kinh doanh, mà còn từ việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn mới. Ở góc độ này, khối các ngân hàng nhà nước chịu áp lực nặng nề hơn. Vietcombank tuy giảm tỉ lệ chia cổ tức, song cũng cần nói thêm rằng cuối năm ngoái, ngân hàng này tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỉ lệ 35%.

    Năm ngoái, VietinBank và BIDV cũng “đấu tranh” để giữ lại tiền mặt, chia cổ tức bằng cổ phiếu nhưng không thành công. Năm nay kế hoạch của VietinBank là chia cổ tức bằng tiền mặt, trong khi BIDV vẫn còn để ngỏ khả năng chia bằng cổ phiếu trong tờ trình kế hoạch phân phối lợi nhuận.

    Với khối ngân hàng tư nhân, giá cổ phiếu ngân hàng xuống thấp cùng kết quả kinh doanh chậm cải thiện trong bối cảnh xử lý nợ xấu còn dai dẳng khiến cho các nhà đầu tư dễ nản lòng, đặc biệt là ở những ngân hàng nhỏ và chưa niêm yết. Do đó, một điểm thuận lợi đối với các cổ đông trong năm nay là các ngân hàng tư nhân đại chúng đang lên kế hoạch niêm yết trên sàn theo quy định của cơ quan quản lý.

    Việc niêm yết trên sàn tạo thanh khoản cho cổ phiếu, giúp ích cho những cổ đông không thể kiên nhẫn thêm với nhóm cổ phiếu ngân hàng. Nhưng cũng cần nhắc lại rằng kết quả kinh doanh trong năm nay được các ngân hàng đặt kỳ vọng lớn. Khảo sát của Vụ Dự báo thống kê, thuộc Ngân hàng Nhà nước vào cuối quý I/2017 cho thấy có 90,4% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế sẽ tăng so với năm 2016. VPBank năm nay đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 6.800 tỉ đồng, tăng gần 38%. Thậm chí năm nay Techcombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 5.020 tỉ đồng, tăng 26%.
  8. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    VCB – Đánh giá khả quan

    NIM cải thiện nhẹ nhờ tín dụng tăng tốc ngay trong quý đầu năm. Theo BCTC quý 1/2017 của VCB, trong khi huy động khách hàng chỉ tăng trưởng 3,2% YoY thì cho vay khách hàng tăng trưởng xấp xỉ 8,4% YoY, cao gần gấp đôi mức tăng bình quân của toàn hệ thống. Tỷ lệ tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) do vậy tăng nhẹ lên mức 82% song vẫn thấp hơn giới hạn tối đa 90% của NHNN. Nhờ tín dụng tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lãi biên ròng (NIM) tăng nhẹ lên 2,8% (2016: 2,7%) và thu nhập lãi thuần tăng trưởng hơn 16% YoY, đóng góp 72% trong cơ cấu thu nhập hoạt động của ngân hàng. Thu nhập từ các hoạt động ngoài lãi cũng tăng trưởng khả quan trong quý 1 vừa qua. Đáng chú ý, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng xấp xỉ 21% YoY và đóng góp 9% trong tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng. Tổng thu nhập hoạt động trong quý 1/2017 đạt 7.287 tỷ đồng (+22% YoY) song chi phí hoạt động cũng tăng trưởng nhanh chóng (+33% YoY) khiến LNTT chỉ tăng trưởng 19% đạt 2.737 tỷ đồng, hoàn thành 38% kế hoạch năm 2017.

    Tiếp tục kế hoạch tăng vốn nhằm đáp ứng Basel 2. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tại thời điểm cuối năm 2016 của Vietcombank đạt 11,13%, cao hơn mức quy định tại Thông tư 36. Tuy vậy, nếu áp dụng các quy định của Thông tư 41 (theo chuẩn mực Basel II) thì CAR chỉ đạt 6-7%, thấp hơn mức yêu cầu tối thiểu 8%. Do vậy, trong một buổi tiếp xúc gần đây của RongViet Research với đại diện của Vietcombank, chúng tôi được biết ngân hàng sẽ theo đuổi kế hoạch tăng vốn trong năm 2017-2018 nhằm đạt CAR (áp dụng chuẩn Basel II) ở mức 9%. Phương án phát hành trái phiếu dài hạn 5.000 tỷ đồng trong năm 2017 của Vietcombank đã được NHNN phê duyệt. Tuy vậy, phương án này sẽ chỉ được thực hiện trong trường hợp việc phát hành cổ phiếu không thành công. Đối với phương án phát hành cổ phiếu, tổng mức phát hành dự kiến là xấp xỉ 359,78 triệu cổ phiếu (tương đương 10% vốn điều lệ hiện tại của ngân hàng). Vietcombank có thể phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu hoặc phát hành riêng lẻ cho NĐT tài chính hoặc đối tác chiến lược. Về mức giá phát hành, thay cho mức giá chiết khấu so với giá thị trường thì mức giá theo phương án chào bán mới sẽ không thấp hơn giá trị định giá của bên thứ ba có cung cấp dịch vụ định giá và giá đóng cửa của phiên giao dịch liền trước ngày phát hành. Chúng tôi được biết là đối tác chiến lược hiện tại, cổ đông Mizuho Bank, cũng sẽ tham gia đợt phát hành nhằm đảm bảo tỷ lệ sợ hữu 15%. Trong khi đó, tỷ lệ sở hữu của cổ đông Nhà nước (trường hợp phát hành thành công) sẽ giảm từ mức hơn 77,1% hiện tại về còn hơn 70,1%.

    Vietcombank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2017 là 15% (thấp hơn mức tối đa 16% mà NHNN cho phép ở ngân hàng này). Mặc dù tăng trưởng tín dụng tăng tốc khá nhanh trong quý 1 và đạt hơn 50% chỉ tiêu đặt ra cho cả năm, Vietcombank cho biết ngân hàng sẽ kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng trong kế hoạch đặt ra thay vì điều chỉnh tăng chỉ tiêu này. Điều này hàm ý các khoản cho vay trong thời gian còn lại của năm 2017 sẽ được thẩm định chặt chẽ hơn. Ngoài ra, dựa trên mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho nhóm doanh nghiệp lớn là 10% và tăng trưởng tín dụng ở nhóm khách hàng DNVVN (SMEs) và khách hàng cá nhân ở mức lần lượt 30% và 40% YoY, chúng tôi nhận thấy mục tiêu kiểm soát này của Vietcombank là có thể đạt được. NIM trong ba quý cuối năm có thể giảm nhẹ so với đầu năm do huy động khách hàng sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với cho vay khách hàng. Về mặt chi phí, mặc dù toàn bộ trái phiếu đặc biệt đã được trích lập trong năm 2016 nhưng chi phí cho DPRR tín dụng chỉ giảm hơn 6% YoY do chính sách phân loại nợ chặt chẽ của ngân hàng. Ngoài ra, với kế hoạch mở rộng trong năm 2017 (5 chi nhánh và 39 phòng giao dịch trong nước, đồng thời mở rộng sang các thị trường Lào, Úc và Mỹ), chúng tôi cho rằng chi phí hoạt động cũng sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với tăng trưởng thu nhập hoạt động. Tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập (CIR) theo đó dự báo tăng nhẹ lên 41%. VCB đặt kế hoạch LNTT năm 2017 là 9.200 tỷ đồng (+8% YoY). Tuy vậy, với kết quả kinh doanh khả quan ngay trong quý 1/2017, chúng tôi cho rằng VCB có khả năng sẽ vượt kế hoạch LNTT cả năm khoảng 4%. Chúng tôi dự báo LNST năm 2017 của VCB sẽ đạt 7.635 tỷ đồng (+11,8% YoY). Chúng tôi sử dụng mức định giá tương đối (PE và PB) cho VCB cao hơn mức bình quân chung của ngành, do vị thế dẫn dắt cũng như việc quản lý chất lượng tài sản luôn được ưu tiên hàng đầu. Tuy vậy, mức trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi tăng đã khiến EPS bị ảnh hưởng. Do đó, chúng tôi điều chỉnh giảm mức giá mục tiêu của VCB xuống 39.200 đồng/cp từ mức 41.700 đồng/cp trước đây.
  9. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình báo lãi trước thuế 226 tỷ đồng trong quý I/2017, gấp 3,5 lần cùng kỳ năm 2016. Doanh thu thuần tiếp tục duy trì mức tăng rất cao 87,5%, đạt 3.032 tỷ đồng.
    [​IMG]

    Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (HBC), nay là Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2017. Theo đó, doanh thu thuần quý I/2017 của Hòa Bình đạt 3.032 tỷ đồng, tăng 87,5% so với cùng kỳ năm 2016.

    Mặc dù gia tăng rất mạnh doanh thu, tuy nhiên, tỷ lệ giá vốn trên doanh thu thuần của Hòa Bình không những không tăng mà còn có xu hướng giảm. Quý I/2017, tỷ lệ này của Hòa Bình ở mức 89,4%, thấp hơn con số 91,8% cùng kỳ năm 2016, cho thấy hiệu suất kinh doanh của Hòa Bình đang trong xu hướng tốt lên.

    Về hoạt động tài chính, quý I/2017, doanh thu hoạt động tài chính của Hòa Bình đạt 31,66 tỷ đồng, tăng 69% so với quý I/2016, chủ yếu do sự gia tăng lãi tiền gửi và tiền cho vay.

    Đáng chú ý, Hòa Bình ghi nhận chi phí tài chính 26,9 tỷ đồng trong quý I/2017, giảm 13,8%, trong đó, chi phí lãi vay (một bộ phận của chi phí tài chính) lại ghi nhận giá trị cao hơn với mức 49,7 tỷ đồng. Nguyên nhân là do quý I/2017, Hòa Bình đã tiến hành hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư 25 tỷ đồng, chi phí tài chính theo đó mà giảm đi 25 tỷ đồng.

    Song song, trong quý I/2017, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Hòa Bình đều tăng khá mạnh theo doanh thu, lần lượt ở mức 90% và 84,6%, tương ứng đạt 13,3 tỷ đồng và 94,5 tỷ đồng.

    Kết thúc quý I/2017, lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đạt 226 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kỳ năm 2016.

    Tính đến hết ngày 31/3/2017, tổng tài sản của Hòa Bình đạt 12.888 tỷ đồng, tăng 12,6% so với hồi đầu năm, trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản phải thu ngắn hạn với 7.999 tỷ đồng, tăng 18,1%.

    Về nguồn vốn, Hòa Bình tiếp tục chiến lược sử dụng rất mạnh đòn bẩy tài chính khi nợ phải trả tính đến hết ngày 31/3/2017 của tập đoàn này là 10.930 tỷ đồng, trong đó tổng nợ vay (cả ngắn hạn và dài hạn) là 3.817 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu ở mức 1.957 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ phải trả và tổng nợ vay trên vốn chủ sở hữu của Hòa Bình theo đó lần lượt ở mức 5,58 lần và 1,95 lần.
  10. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    Triển vọng kinh doanh tích cực hơn cùng kỳ vọng room cho khối ngoại vào ngành ngân hàng được nới thêm là những thông tin tích cực hỗ trợ cho nhóm cổ phiếu ngân hàng. Nhưng, cơ hội tăng khó trải đều cho mọi cổ phiếu.
    Hiệu quả kinh doanh cải thiện

    Năm 2016, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng lên tới 18,7%, trong khi nợ xấu giảm về mức 2,46%, giúp doanh thu lãi thuần và lợi nhuận sau thuế của các nhà băng tăng trưởng mạnh, lần lượt đạt 18% và 20% so với năm 2015.

    Trong năm nay, tín dụng được kỳ vọng tăng trưởng từ 17 – 18% như mục tiêu ngành ngân hàng đặt ra hồi đầu năm, lãi suất dự kiến sẽ được điều chỉnh tăng nhẹ, giúp cải thiện khả năng sinh lợi của các nhà băng. Triển vọng kinh danh khả quan hơn, cộng với kế hoạch nới room cho khối ngoại vào nhà băng trong nước và làn sóng lên sàn chứng khoán của một loạt nhà băng như VIB, Techcombank, VPBank, Maritime Bank sẽ giúp nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch sôi động hơn. Cuối năm 2016, đã có nhiều ngân hàng đưa cổ phiếu lên giao dịch trên thị trường UPCoM như: VIB, VPBank…

    Cổ phiếu ngành ngân hàng năm nay được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trở lại sau một thời gian dài “ngủ đông”. Tuy nhiên, sẽ có sự phân hóa mạnh mẽ giữa các cổ phiếu nhóm ngành này. Trong đó, cổ phiếu của những ngân hàng tốt như Vietcombank, ACB, MB sẽ đón nhận sự quan tâm lớn của nhà đầu tư.

    Đây là những nhà băng đã đạt được kết quả tích cực trong giải quyết nợ xấu. Chẳng hạn, Vietcombank đã xử lý xong các khoản nợ xấu, thậm chí mua lại các khoản nợ xấu bán cho VAMC trước đó để xử lý. ACB dự kiến hoàn thành việc xử lý, thu hồi các khoản nợ liên quan đến bầu Kiên trong năm nay, thay vì kéo dài đến hết năm sau theo kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Hiện nợ xấu của ACB đã về dưới ngưỡng 1%.

    Nhờ nợ xấu giảm, chi phí dự phòng rủi ro của Vietcombank và ACB trong năm qua giảm xuống và khả năng sẽ tiếp tục giảm nhẹ trong năm 2017. Trong khi đó, thu nhập từ lãi tăng trưởng nhanh, cộng với thu nhập đóng góp từ phí và dịch vụ ước tính sẽ đủ bù đắp cho các khoản chi phí tăng thêm. Tổng lợi nhuận sau thuế của nhóm này dự báo tăng trưởng hơn 15%.

    Trong khi đó, MB và Vietinbank có mức định giá tương đối hấp dẫn so với các ngân hàng cùng nhóm. MB cũng là một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất trong ngành. Lợi nhuận của nhóm ngân hàng hàng đầu trong năm qua tăng trưởng đáng kể và kỳ vọng năm nay sẽ tiếp tục sáng sủa hơn khi tín dụng đang dần cải thiện theo đà ấm lên của nền kinh tế, nhất là thị trường bất động sản.

    Vậy nhưng, bài toán quan trọng nhất trong năm 2017 với nhiều ngân hàng là tăng vốn đáp ứng các tiêu chí tài chính khắt khe hơn theo chuẩn Basel II, được áp dụng với toàn ngành từ đầu năm 2018. Điều này có thể tạo sức ép lên giá cổ phiếu ngân hàng khi một số nhà băng đua nhau tăng vốn, cung dội cầu.

    Kỳ vọng nới room tác động giá cổ phiếu

    Giới đầu tư và chính các ngân hàng đang kỳ vọng, trong năm nay, “room” cho cổ đông ngoại được nới thêm so với mức tối thiểu 30% hiện nay và điều này sẽ tạo cú huých cho đà tăng giá của nhóm cổ phiếu “vua” một thời.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã khẳng định thông điệp, Việt Nam sẽ nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng sớm nhất trong năm 2017, nhằm đẩy nhanh tiến trình cải tổ hệ thống ngân hàng, thu hút thêm các khoản đầu tư nước ngoài, qua đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

    Kỳ vọng này càng được củng cố dựa trên thực tế chỉ còn thời gian ngắn là đến kỳ hạn áp dụng Basel II tại 10 ngân hàng thí điểm (ngày 1/9/2017). Theo đó, nhu cầu tăng vốn để đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) đang cấp bách, nhất là tại ba ngân hàng gốc quốc doanh. Do nguồn vốn trong nước có hạn và phải tuân thủ các quy định hạn chế sở hữu chéo, các ngân hàng đang có xu hướng tìm kiếm nguồn vốn ngoại hoặc phát hành trái phiếu.

    Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại Vietinbank hiện đã chạm trần, còn BIDV không còn dư địa để tăng vốn cấp 2. Trong khi đó, Vietcombank có khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn, nhưng quá trình bán vốn cho nước ngoài đang kéo dài do chưa thỏa thuận được về giá…

    [​IMG]


    Cổ phiếu của những ngân hàng tốt như Vietcombank, ACB, MB sẽ đón nhận sự quan tâm lớn của nhà đầu tư
    Việc mở “room” cho khối ngoại trong ngành ngân hàng, ngành kinh tế rất nhạy cảm không thể “thoải mái” được như các ngành nghề, lĩnh vực khác, nhưng ít ra cũng phải từ 40 – 45% mới có thể thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư ngoại. Bởi với tỷ lệ sở hữu của khối ngoại bị giới hạn dưới 50%, nhà đầu tư ngoại vẫn e ngại quyền kiểm soát ngân hàng thuộc về cổ đông nội.
    Bên cạnh việc nới room, cũng cần phải có các giải pháp để các nhà đầu tư nước ngoài có thể nhìn thấy được bức tranh hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam minh bạch, hấp dẫn. Chẳng hạn như ngoài việc áp dụng BaseI II thì quá trình xử lý sở hữu chéo cũng là vấn đề cần tiến hành một cách quyết liệt.

    Thực tế, ngay cả với các cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết, không phải tất cả các mã đều nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong xu thế hoạt động của ngành ngân hàng đang dần cải thiện, kỳ vọng cổ phiếu ngân hàng sẽ có biến chuyển tích cực hơn. Sau quá trình đẩy mạnh tái cơ cấu, hoạt động của ngành ngân hàng đã lành mạnh hơn rất nhiều.

    Với các ngân hàng yếu kém trên thị trường đã được xử lý thông qua sáp nhập vào ngân hàng khác, hoặc bán lại 0 đồng cho Ngân hàng Nhà nước… Các vụ án hình sự trong ngành ngân hàng cũng đã được đưa ra xử lý. Hoạt động của ngành ngân hàng đang dần ổn định, cải thiện, nợ xấu từng bước xử lý tốt hơn.

    Nền kinh tế cũng dần hồi phục sau giai đoạn khủng hoảng đã tác động tích cực lên hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Với mục tiêu tăng trưởng dư nợ ngành ngân hàng đưa ra cho năm nay ở mức 18% là điều kiện tích cực cho tăng trưởng hoạt động cho vay đối với các nhà băng, nhất là khi bất động sản được đánh giá sẽ ấm dần và ngân hàng thận trọng hơn khi xét duyệt cho vay.

    Có thể nói, sau quá trình tái cơ cấu hiện hoạt động của ngành phần nào cải thiện tích cực và sáng hơn để các nhà đầu tư có thể quan tâm trở lại đối với cổ phiếu một thời được mệnh danh là “cổ phiếu vua”. Tuy nhiên, trước khi rót vốn vào cổ phiếu ngân hàng, nhà đầu tư nên xem xét kỹ các mã, hoạt động của từng nhà băng. Đồng thời, với viễn cảnh hiện nay, đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng cũng cần có tầm nhìn dài hạn, chưa thể kỳ vọng mức cổ tức như thời kỳ trước khủng hoảng. Nguyên nhân là các ngân hàng tiếp tục dành nguồn lực để trích dự phòng rủi ro nợ xấu, kể cả với những ngân hàng lớn, đã niêm yết như: Sacombank, Eximbank, Vietinbank…

    Bên cạnh đó, câu chuyện thoái vốn theo quy định của Thông tư 36/2014/TT-NHNN cũng phần nào khiến cổ phiếu ngân hàng dội cung, ế hàng. Trong khi đó, các ngân hàng đang đứng trước áp lực tăng vốn điều lệ đáp ứng chuẩn Basel II. Vì thế, lượng cung cổ phiếu ngân hàng sẽ được đưa ra thị trường dồn dập trong thời gian tới.

    Thị giá cổ phiếu ngân hàng nhìn chung năm nay sẽ có triển vọng khi hoạt động kinh doanh của nhà băng lạc quan hơn. Nhưng khẩu vị nhà đầu tư giờ đã thay đổi, họ có cái nhìn rất thận trọng, vì thế, sẽ tìm đến những mã cổ phiếu của những đơn vị có tiềm lực thực sự để đổ tiền vào.

Chia sẻ trang này