--------------------- Những Siêu Phẩm trong thời gian tới --------------------

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 30/11/2021.

4220 người đang online, trong đó có 414 thành viên. 00:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21442 lượt đọc và 83 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Big 4 xây dựng" lập ngôi thứ mới

    Bản đồ ngành xây dựng đang được sắp xếp lại khi cuộc đua ngôi vị dẫn đầu đang thay đổi nhanh chóng.

    [​IMG]

    Ngành xây dựng đang trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn do phải chịu cùng lúc 2 áp lực. Bên cạnh ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, sự tăng giá phi mã của nguyên vật liệu khiến giá vốn của các nhà thầu tăng cao.

    Toàn ngành chịu áp lực

    Theo Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC), tính trong tháng 10, giá thép đã tăng lên mức 17.000-19.000 đồng/kg thép; giá xi măng cũng tăng mạnh, trung bình từ 80.000-100.000 đồng/tấn. Giá các vật liệu khác như cát, sỏi cũng leo thang.

    Điển hình là trường hợp của Ricons. Công ty này công bố lợi nhuận quý III vỏn vẹn chỉ đạt 5,7 tỉ đồng, giảm hơn 89% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận của Ricons chưa bằng một nửa so với năm trước. Bên cạnh áp lực chung của toàn ngành, việc chấm dứt mối lương duyên tốn nhiều giấy mực thời gian qua của Ricons và Coteccons cũng khiến việc nhận thầu của Ricons bị tác động nhất định. Ricons được biết đến là thầu phụ cho Coteccons tại các dự án quy mô lớn, như siêu dự án 16 tòa tháp Vinhomes Ba Son.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, theo chia sẻ của Ricons, mối thầu phụ này đã chấm dứt kể từ cuối năm 2019. Phía Coteccons cũng nhấn mạnh điều này một lần nữa khi ra quyết định trong tháng 8 năm nay về việc không ký hợp đồng mới hoặc dừng hợp đồng hiện hữu với một loạt nhà thầu phụ, nhà cung cấp có dấu hiệu mâu thuẫn lợi ích, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty. Ricons cũng nằm trong danh sách này cùng với Newtecons, SOL, BM Windows...

    Trong tương lai, Ricons định hướng phát triển theo mô hình tập đoàn, với việc xây dựng hệ sinh thái gồm 3 lĩnh vực chính là xây lắp - đầu tư - sản xuất, tương ứng với các công ty Ricons - Riland - RiHitech. Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng rất quan tâm tới câu chuyện niêm yết cổ phiếu của Ricons, vốn đã bị trì hoãn suốt 3 năm qua.

    Kết quả kinh doanh của Hưng Thịnh Incons và Vinaconex cũng cùng chung xu hướng ảm đạm của ngành xây dựng. Cụ thể, doanh thu của Hưng Thịnh Incons sụt giảm 63,7% so với quý III năm ngoái, lợi nhuận tương ứng chỉ bằng 1/10 so với cùng kỳ.

    Trong văn bản giải trình, Hưng Thịnh Incons lý giải vì năm nay Công ty chỉ ghi nhận doanh thu từ hoạt động xây dựng, trong khi cùng kỳ năm trước có ghi nhận doanh thu hợp nhất từ hoạt động bất động sản dự án Richmond City thuộc Công ty Bình Triệu.

    Vinaconex cũng chứng kiến lợi nhuận sụt giảm 90% so với quý III/2020. Nguyên nhân là năm ngoái Vinaconex được hạch toán lợi nhuận từ việc bán một loạt dự án, trong đó có thương vụ chuyển nhượng 50% cổ phần tại liên doanh An Khánh JSC.

    Cơ hội của Hòa Bình

    Ở top đầu vẫn là sự cạnh tranh gay gắt giữa Coteccons và Hòa Bình. Trong suốt nhiều năm, Coteccons được cho là luôn bỏ xa Hòa Bình kể về cả doanh thu, vốn hóa hay thương hiệu. Tuy vậy, những khó khăn trong việc cải tổ vấn đề quản trị ở Coteccons đã tạo cơ hội cho Hòa Bình vươn lên nhanh chóng. Cùng chịu áp lực chung của ngành, trong khi Coteccons ghi nhận doanh thu và lợi nhuận lần lượt sụt giảm 40% và 76% trong 9 tháng đầu năm thì Hòa Bình với mức doanh thu hơn 7.000 tỉ đồng đã chính thức trở thành nhà thầu có doanh thu lớn nhất ngành. Đáng chú ý, Hòa Bình vẫn ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 16,8% đầy thuyết phục. Đây là mức tăng trưởng dương duy nhất ở nhóm các công ty top đầu ngành xây dựng.

    [​IMG]

    Theo Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), sự cạnh tranh gay gắt từ cả doanh nghiệp hiện hữu và doanh nghiệp mới tham gia vào ngành sẽ tạo áp lực lên khả năng tăng trưởng của Coteccons. Nhìn về tương lai, VCSC ước tính giá trị hợp đồng mới ký của Coteccons trong giai đoạn 2021-2025 chỉ đạt mức 20.000 tỉ đồng/năm, thấp hơn đáng kể mức trung bình 27.000 tỉ đồng/năm giai đoạn 2015-2018.

    Về phía Hòa Bình, trong bối cảnh khó khăn chung của ngành, Hòa Bình vẫn tiếp tục cải thiện tình hình kinh doanh và trúng thầu nhiều dự án mới, với giá trị lũy kế từ đầu năm đạt 16.000 tỉ đồng, vượt mức kế hoạch đề ra ở Đại hội cổ đông thường niên là 14.000 tỉ đồng. Trong đó, có thể kể đến một số hợp đồng lớn đã ký trong năm như dự án Khu phức hợp Sóng Việt - The Opera Residence, Haven Park Residences hay Heritage West Lake.

    Giá trị vốn hóa của Hòa Bình hiện ở mức 5.369 tỉ đồng, chỉ kém 2% so với vốn hóa của Coteccons. Do đó, nếu tiếp tục duy trì hiệu quả kinh doanh thuyết phục, khả năng rất cao Hòa Bình sẽ vượt Coteccons trở thành công ty xây dựng dân dụng lớn nhất Việt Nam.

    Đạt được thành quả này, thay vì bị động, Hòa Bình đã chủ động thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, giúp nhân sự có thể làm việc và tác nghiệp online hiệu quả hơn. “Mục tiêu của chúng tôi trong tương lai là để máy móc thay con người làm những hoạt động trí óc”, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hòa Bình, cho biết.

    Nhìn chung, ngành xây dựng được dự báo sẽ sớm phục hồi từ động lực mở cửa trở lại nền kinh tế. Ngoài ra, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết: “Thúc đẩy đầu tư công, đặc biệt là các dự án cơ sở hạ tầng, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành xây dựng trong 5 năm tới”. Ngành xây dựng do đó sẽ sớm trở lại quỹ đạo tăng trưởng, nhưng có lẽ lần này thứ hạng của các công ty trong ngành sẽ rất khác.
    xgameno1thetaurus thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Thiên tài đầu cơ phố Wall: Biến thể Omicron sẽ giúp thị trường chứng khoán tăng, không phải giảm


    [​IMG]

    Theo thiên tài đầu cơ phố Wall, do chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ, biến thể Omicron sẽ giúp thị trường chứng khoán thăng hoa.

    Tờ CNBC đưa tin, nhà đầu tư nổi tiếng Bill Ackman cho biết biến thể Omicron mới thực sự có thể giúp thị trường chứng khoán Mỹ thăng hoa nếu các triệu chứng của nó thực sự ít nghiêm trọng hơn.
    "Mặc dù còn quá sớm để có dữ liệu chính xác, nhưng những báo cáo ban đầu cho thấy biến thể Omicron chỉ gây ra các triệu chứng ‘nhẹ đến trung bình’ (ít nghiêm trọng hơn) và dễ lây lan hơn", Ackman nói trong một dòng tweet vào tối Chủ nhật. "Nếu điều này là đúng, đây là xu hướng tăng không phải là giảm đối với thị trường chứng khoán".

    Người sáng lập và Giám đốc điều hành của Pershing Square Capital Management nói thêm rằng tình huống kể trên sẽ tạo ra xu hướng tăng giá đối với thị trường chứng khoán và giảm giá đối với thị trường trái phiếu.

    Lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi, biến thể Omicrom hiện đã được tìm thấy ở hơn một chục quốc gia, khiến nhiều nước áp dụng lệnh hạn chế đi lại từ miền nam châu Phi. Tổ chức Y tế Thế giới đã dán nhãn chủng Omicron là một "biến thể đáng lo ngại" vào thứ sáu khiến Dow Jones giảm 900 điểm - trải qua ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 10/2020.

    Các triệu chứng Covid liên quan đến biến thể Omicron đã được mô tả là "cực kỳ nhẹ" bởi bác sĩ Nam Phi, người đầu tiên đưa ra cảnh báo về chủng mới.

    Tuy nhiên, WHO cho biết sẽ mất nhiều tuần để hiểu thêm về việc biến thể này có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc chẩn đoán, điều trị và vaccine.

    Trên thực tế, các bình luận của Ackman luôn được theo dõi rộng rãi trong suốt cuộc khủng hoảng y tế và thị trường đầy biến động trong hai năm qua. Vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng Covid-19 vào tháng 3/2020, Ackman đã cảnh báo các nhà đầu tư rằng "địa ngục đang đến" và kêu gọi Tổng thống Mỹ đương nhiệm lúc đó là Donald Trump và các tập đoàn Mỹ đóng cửa đất nước trong 30 ngày để kiềm chế sự bùng phát, gọi đây là lựa chọn duy nhất để giải cứu nền kinh tế. Vài ngày sau cuộc phỏng vấn, Ackman tiết lộ rằng công ty của ông đã thoát hàng thành công ngay khi S&P 500 chạm đáy, bỏ túi hơn 2 tỷ USD tiền đặt cược vào các thị trường trong tháng đó.

    Vào tháng 7 khi Phố Wall đang vật lộn với biến thể Delta, Ackman cho biết biến thể này sẽ không gây ra mối đe dọa đáng kể đối với việc mở cửa kinh tế trở lại.

    Gần đây hơn vào cuối tháng 10, nhà quản lý quỹ đầu cơ đã kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu kiểm soát lại sự hỗ trợ cho nền kinh tế trong thời kỳ đại dịch.

    Ackman đã đặt cược lớn vào sự phục hồi trong ngành nhà hàng, bán lẻ và khách sạn. Các cổ phiếu nắm giữ hàng đầu của ông vào cuối quý 3 bao gồm Lowe’s, Hilton, Restaurant Brands và Chipotle. Ông cũng đã mua lại cổ phiếu của Domino’s Pizza vào đầu năm nay sau một đợt giảm giá.

    Bill Ackman có mặt trong danh sách tỷ phú từ rất sớm, từng xuất hiện trên trang bìa của Forbes. Ông còn được mệnh danh là "Tiểu Buffett", dần dần trở thành tượng đài trong ngành.

    Ngay từ khi chào đời, Bill Ackman đã được an bài cho một số phận đầy hào quang "nam chính". Ông sinh năm 1966 trong một gia đình gốc Do Thái ở New York (Mỹ). Cha ông là người sáng lập Công ty tài chính bất động sản Ackman-Ziff Real Estate Group, mẹ là thành viên hội đồng quản trị của Lincoln Center.

    Không chỉ xuất thân từ một gia đình giàu có, Bill Ackman còn sở hữu học vấn đáng nể. Ông tốt nghiệp loại ưu tại ĐH Harvard năm 1988, lấy bằng MBA tại Trường Kinh doanh Harvard năm 1992.
    xgameno1 thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Cáp treo Bà Nà huy động thành công 1.500 tỷ đồng trái phiếu đầu tư cho dự án Lâu đài và tuyến cáp treo mới

    [​IMG]

    Về mục đích phát hành, số tiền thu được từ trái phiếu sẽ dùng để đầu tư dự án Lâu Đài và dự án Tuyến cáp số 8 tại Khu du lịch Bà Nà Hills.

    CTCP Dịch vụ Cáp treo Bà Nà vừa công bố kết quả phát hành trái phiếu riêng lẻ. Theo đó, doanh nghiệp này đã phát hành thành công 1.500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm, đáo hạn vào ngày 6/9/2026. Cơ cấu trái chủ của lô trái phiếu không được công bố.

    Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, được bảo đảm bằng tài sản liên quan đến dự án Bà Nà và 296,3 triệu cổ phần tương ứng 99,966% vốn điều lệ của công ty cùng các tài sản thay thế khác.

    Tổ chức đứng ra sắp xếp thương vụ này là CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (Techcombank Securities).

    Trái phiếu được thanh toán lãi định kỳ 3 tháng/ lần, gốc trả cuối kỳ. Lãi suất áp dụng cho kỳ tính lãi đầu tiên là 83%/năm. Các kỳ tính lãi tiếp theo, lãi suất bằng 3,28%/năm và lãi suất tham chiếu.

    Về mục đích phát hành, số tiền thu được từ trái phiếu sẽ dùng để đầu tư dự án Lâu Đài và dự án Tuyến cáp số 8 tại Khu du lịch Bà Nà Hills.

    Vào năm 2020, sau quá trình đấu thầu, dự án tuyến cáp treo số 8 này được giao cho Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) thi công với tổng giá trị hơn 123 tỷ đồng.

    Thông tin liên quan, trong tháng 5 vừa qua, Công ty Cáp Treo Bà Nà đã khởi công xây dựng khu làng và lâu đài Pháp trên đỉnh Bà Nà. Dự án có quy mô 5 ha, gồm các biệt thự kiểu Pháp cổ với vốn đầu tư 80 triệu USD.
    --


    Ra tin trúng thầu 80 triệu đô
    căng thật giá Vượt CTD luôn
    :-bd
    xgameno1 thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    OIL Bent trên 60 là đã thừa lãi đối với dòng P rồi, WTI có vẻ cứng ở 67- 68:-bd@};-




    [​IMG]



    Giá dầu giảm liên tiếp, OPEC+ nói gì?
    30/11/2021

    - Thị trường dầu đang hết sức chờ đợi những phản ứng tiếp theo từ OPEC+, khi giá dầu giảm hơn 13% chỉ trong 4 ngày qua.
    [​IMG]
    Tổng thu ký OPEC
    OPEC+ hiện đang theo dõi rất chặt chẽ phản ứng của thị trường sau khi một số quốc gia công bố xả kho dự trữ dầu chiến lược.

    OPEC + đối mặt với giá dầu giảm

    Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã quyết định giải phóng dầu từ nguồn dự trữ chiến lược. Mục tiêu: tăng cung và hạ giá dầu trước tình hình lạm phát ngày càng gia tăng. Điều này nhằm phản ứng trước việc các thành viên OPEC+ từ chối tăng sản lượng khai thác dầu của họ.

    Do đó, kể từ khi các kho dầu dự trữ được giải phóng, giá các thùng dầu Brent và WTI đã sụp đổ, mất hơn 13% kể từ Thứ Năm, ngày 25 tháng 11 năm 2021.

    Tệ hơn nữa, việc giảm giá có thể tiếp tục. Trên thực tế, nhiều nước đang trong quá trình nối lại các biện pháp chống Covid-19. Phản ứng của OPEC + do đó rất được mong đợi.


    Hiện tại, OPEC+ vẫn duy trì chính sách tăng nguồn cung thêm 400.000 thùng/ngày mỗi tháng. Chính sách này có thể bắt kịp đà giảm sản lượng vào năm 2020 do nhu cầu giảm mạnh do đại dịch.


    Tuy nhiên, tình hình có thể thay đổi khi đối mặt với các biện pháp giải phóng kho dự trữ dầu và sự trở lại của các biện pháp chống Covid-19. Do đó, cuộc họp tiếp theo của OPEC+ được lên kế hoạch vào ngày 1 và 2 tháng 12 năm 2021. Mục tiêu của họ sẽ là xác định sản lượng những tháng tới.

    Một số nghi ngờ

    Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Kuwait cho biết họ sẽ tuân theo các quyết định của OPEC+. Iraq tuyên bố công khai ủng hộ chính sách hiện tại của tổ chức.

    Mặt khác, một số thành viên đã bày tỏ nghi ngờ và có thể tạm dừng các đợt tăng tiếp theo. Ngoài ra, các nhà sản xuất hàng đầu của châu Phi là Angola và Nigeria vẫn chưa đạt được hạn ngạch sản lượng. Tuy nhiên, Ả Rập Xê-út và Nga đã ra dấu hiệu rằng họ sẽ không bù đắp phần thiếu hụt cho những nước này.

    [​IMG]UAE, Kuwait ủng hộ quyết định của OPEC+
    [​IMG]Toàn cảnh cuộc đối chọi Mỹ và OPEC+ về nguồn cung dầu
    [​IMG]OPEC+ đe dọa không tăng sản lượng dầu
    xgameno1thetaurus thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Standard Charter: Xuất khẩu của Việt Nam dự kiến đạt 535 tỷ USD vào 2030
    [​IMG]
    Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)

    Theo báo cáo của Standard Chartered có 41% các doanh nghiệp toàn cầu được khảo sát hiện đang có hoạt đông sản xuất tại Việt Nam hoặc có kế hoạch sản suất tại Việt Nam trong 5 đến 10 năm tới.

    Theo báo cáo của Ngân hàng Standard Chartered mang tên “Tương lai thương mại 2030: các xu hướng và thị trường cần quan tâm” công bố ngày 30/11, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng bình quân hơn 7% mỗi năm và đạt hơn 535 tỷ USD vào năm 2030.
    Ngoài ra, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu sẽ tăng gần gấp đôi từ mức 17.400 tỷ USD lên 29.700 tỷ USD trong thập kỷ tới; trong đó, Việt Nam được đánh giá là một thị trường quan trọng đóng góp vào tăng trưởng thương mại toàn cầu.
    Cũng theo báo cáo này, có 41% các doanh nghiệp toàn cầu được khảo sát hiện đang có hoạt đông sản xuất tại Việt Nam hoặc có kế hoạch sản suất tại Việt Nam trong 5 đến 10 năm tới. Điều này cho thấy, Việt Nam sẽ là một trong những động lực quan trọng của tăng trưởng thương mại toàn cầu trong 10 năm tới.
    Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tiếp tục là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, lần lượt chiếm tỷ lệ 26% và 19% tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2030. Còn Ấn Độ là thị trường có thể mang đến cho Việt Nam mức tăng trưởng xuất khẩu cao, đạt trung bình 11% mỗi năm từ 2020 đến 2030.
    Với hoạt động thương mại quốc tế ngày càng gia tăng, Việt Nam đang nổi lên là một cơ sở sản xuất quan trọng. Bên cạnh đó, những lợi thế về lực lượng lao động dồi dào, vị trí địa lý gần nhiều chuỗi cung ứng lớn trên toàn cầu và chính sách cởi mở với đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giúp Việt Nam thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư.
    Theo bà Michele Wee, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, việc tăng cường hội nhập vào nền kinh tế thế giới thông qua đa dạng Hiệp định thương mại tự do như Việt Nam-EU, Việt Nam-Anh Quốc... đang mang đến cho Việt Nam nhiều thuận lợi. Ngoài ra, giúp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường chuỗi giá trị ở các lĩnh vực cũng như tạo ra việc làm yêu cầu tay nghề cao.
    "Chính những yếu tố nêu trên, đã tạo niềm tin doanh nghiệp lạc quan về triển vọng tăng trưởng thương mại của Việt Nam trong tương lai. Về phía Standard Chartered luôn nỗ lực tận dụng lợi thế của mình về mạng lưới quốc tế và sự am hiểu sâu sắc về thị trường trong nước để hỗ trợ quá trình này," bà Michele Wee cho biết thêm.
    Báo cáo của Ngân hàng Standard Chartered mang tên “Tương lai thương mại 2030: các xu hướng và thị trường cần quan tâm” được thực hiện dựa trên mô hình kinh tế dự báo xuất khẩu; trong đó, gồm một cuộc khảo sát với hơn 500 lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp toàn cầu.
    Vì vậy, báo cáo này cũng đưa ra dự báo thương mại toàn cầu sẽ được định hình bởi 5 xu hướng chính: việc áp dụng rộng rãi các chuẩn mực về thương mại công bằng và bền vững; sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, các rủi ro được đa dạng hóa hơn; tăng cường số hóa và quá trình tái cân bằng hướng tới các thị trường đang nổi có mức tăng trưởng cao.
    Báo cáo cũng chỉ ra một xu hướng quan trọng, đó là sự gia tăng của tiêu dùng thông minh và việc áp dụng các tiêu chuẩn thương mại bền vững nhằm giải quyết quan ngại về biến đổi khí hậu.
    Điển hình, có 90% lãnh đạo các doanh nghiệp được khảo sát đồng tình với việc cần phải áp dụng các tiêu chuẩn này trong chuỗi cung ứng, nhưng chỉ có 34% trong số đó đặt vấn đề này trong nhóm top 3 những ưu tiên cần được triển khai trong 5 tới 10 năm tới./.
    xgameno1 thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Reuters: Vingroup đang đàm phán huy động 1 tỷ USD cho VinFast, có thể hoàn tất vào tháng tới
    30-11-2021 - 17:55 PM



    [​IMG]
    Nguồn tin của Reuters cho biết Vingroup đang đàm phán với Qatar Investment Authority và BlackRock nhằm huy động 1 tỷ USD cho dự án VinFast.


    VIC: Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần
    Giá hiện tại
    105.0

    Thay đổi
    -0.3 (-0.3%)
    Cập nhật lúc 15:15 Thứ 3, 30/11/2021
    [​IMG]

    Theo tin độc quyền từ Reuters, Tập đoàn Vingroup (VIC) của Việt Nam đang đàm phán với các nhà đầu tư bao gồm quỹ chủ quyền Qatar và BlackRock nhằm huy động vốn cổ phần tư nhân khoảng 1 tỷ USD cho công ty sản xuất ô tô VinFast (ba nguồn tin của Reuters cho biết).

    VinFast mới đây đã ra mắt hai mẫu xe điện của mình tại triển lãm Los Angeles Auto Show để chuẩn bị cho kế hoạch thâm nhập thị trường Mỹ. VinFast tin tưởng rằng, những chiếc SUV chạy điện mà mô hình cho thuê pin sẽ đủ sức thuyết phục người dùng so với những cái tên đình đám như Tesla hay General Motors.

    Các nguồn tin cho biết Vingroup đang thảo luận về việc gây quỹ trước khi VinFast có khả năng niêm yết tại Mỹ vào đầu năm sau. Theo nguồn tin, Vingroup có thể hoàn tất thương vụ huy động vốn vào tháng tới. Vingroup cũng được cho biết là đang đàm phán với các công ty vốn cổ phần tư nhân toàn cầu.

    Nguồn tin nói rằng Vingroup đang có cuộc đàm phán cấp cao với Qatar Investment Authority (QIA), quỹ nhà nước có giá trị 300 tỷ USD, đầu tư các thị trường từ châu Âu, châu Mỹ đến châu Á.

    Trong khi đó, BlackRock là công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới.

    Vingroup từ chối bình luận về vấn đề này. QIA không có phản hồi. Trong khi, BlackRock không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
    xgameno1thetaurus thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Ranh giới 70 USD/thùng của giá dầu

    [​IMG]

    Các nhà phân tích dự đoán nếu giá dầu giảm xuống dưới 70 USD/thùng, OPEC+ nhiều khả năng sẽ rút bớt sản lượng bơm ra thị trường.

    Tuần trước, giá dầu lao dốc 10% sau khi các cơ quan y tế công bố xác định biến thế coronavirus nguy hiểm mới ở Nam Phi. Dầu thô Brent giảm từ hơn 80 USD xuống khoảng 72 USD/thùng còn dầu WTI giảm xuống còn 68 USD/thùng trong chưa đầy 24 giờ. Với giá dầu Brent ở mức 72 USD/thùng, OPEC gần như chắc chắn sẽ dừng tăng nguồn cung.

    "Việc biến thể mới có gây mối đe doạ với nhu cầu dầu mỏ hay không vẫn còn là một câu hỏi mở nhưng thị trường không chờ đợi để bán ra. Bán ngay, đặt câu hỏi sau", Rory Johnston – CEO của công ty nghiên cứu Price Street nói với Financial Times.

    Đợt bán tháo này nhắm vào lo ngại của OPEC về nhu cầu dầu, cũng là cơ sở để OPEC chuẩn bị thông báo ngừng bổ sung 400.000 thùng dầu/tháng vào tổng sản lượng dầu của OPEC . Trước đó, nhiều nhà phân tích đã tỏ ra nghi ngờ về việc OPEC có bổ sung đủ 400.000 thùng dầu/ngày được hay không khi nhiều thành viên của tổ chức phải vật lộn để tăng sản lượng.

    OPEC hiện có nhiều lý do chính đáng để kéo nguồn cung trở lại. Đầu tiên, động thái giải phóng kho dự trữ của Mỹ. Uỷ ban Kinh tế của OPEC (ECB) cho biết khi Mỹ và một số quốc gia giải phóng kho dự trữ, thặng dư dầu toàn cầu có thể tăng cao. EBC cho biết nếu 66 triệu thùng dầu được Mỹ và các nước đồng minh bổ sung vào nguồn cung toàn cầu, lượng dầu dư thừa toàn cầu sẽ tăng lên 2,3 triệu thùng/ngày vào tháng 1/2022 và 3,7 triệu thùng/ngày vào tháng 2.

    "Trong cuộc họp của OPEC vào thứ 5 tới (2/11), câu hỏi không chỉ là họ có tạm dừng phát hành thêm 400.000 thùng/ngày hay không mà có khả năng họ còn rút bớt sản lượng vì lo ngại biến thể covid mới và việc giải phóng kho dự trữ của các nước", Helima Croft, người đứng đầu chiến lược hàng hoá toàn cầu của RBC Capital Markets nói với CNBC.

    Đầu tuần trước, một nhà phânt ích của Rystad Energy đã mô tả tình hình hiện tại là một "kiểu chiến tranh giá cả mới và chưa có hồi kết".

    John Kilduff từ Agail Capital dự đoán OPEC sẽ có động thái mạnh tay nếu dầu WTI giảm xuống dưới 70 USD. "Chiến tuyến đã được vạch ra", ông nói với Bloomberg vào tuần trước. "OPEC và Ả rập Xê út đang nắm giữ thế chủ động. Họ có thể rút nhiều dầu khỏi thị trường hơn so với lượng phát hành từ kho dự trữ chiến lược của các quốc gia. Nếu bạn thấy dầu WTI xuống dưới 70 USD, tôi nghĩ OPEC sẽ có động thái (rút bớt sản lượng)", ông này dự đoán.
    xgameno1 thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Lãnh đạo 2 quỹ ngoại lớn nhất Việt Nam: Dòng vốn ngoại chờ TTCK Việt Nam được nâng hạng

    [​IMG]

    Ông Andy Ho, Giám đốc Điều hành kiêm Trưởng bộ phận Đầu tư, Tập đoàn VinaCapita cho rằng Nhà đầu tư nước ngoài sẽ quay lại Việt Nam, quan trọng là Việt Nam sẽ có thêm sản phẩm cho họ đầu tư hay không!

    Theo số liệu từ các CTCK chứng khoán, mặc dù thanh khoản của thị trường đã tăng lên mức trung bình hơn 30 nghìn tỷ đồng/phiên, nhưng phần lớn đến từ nhà đầu tư nội. Nếu như trước đây, quy mô giao dịch của NĐT nước ngoài tại Việt Nam chiếm xấp xỉ 20% giao dịch toàn thị trường, thì hiện tại chỉ ở 7%, trong khi quy mô vốn hoá của thị trường chứng khoán thì đã tăng lên 122% GDP.

    Mặc dù, khối ngoại bán ra liên tục trên thị trường chứng khoán, nhưng theo thống kê từ UBCKNN, giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài hiện vẫn đạt khoảng 50 tỷ USD, gần với mức đầu năm.

    Trả lời Talkshow Phố Tài chính, ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital và ông Andy Ho, Giám đốc Điều hành kiêm Trưởng bộ phận Đầu tư, Tập đoàn VinaCapital, đại diện 2 quỹ ngoại lớn nhất tại Việt Nam đều đưa cái nhìn lạc quan về triển vọng tăng trưởng của thị trường tài chính Việt Nam trong dài hạn.

    BTV Mùi Khánh Ly: Hai ông đánh giá như thế nào về sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay?

    Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital: TTCK đang hoạt động khá ổn định cả về thanh khoản, về mặt quy định, hạ tầng cơ sở, hiểu biết của nhà đầu và về sự tham gia tương đối đầy đủ của các thành phần trên thị trường.

    Điểm thứ hai là càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp lên sàn chính thức. Như vậy có thể nói, Việt Nam đã tạo ra được một thị trường vốn trọng yếu để huy động nguồn vốn trung và dài hạn cho các nhà phát hành. Điểm này rất khác so với 20 năm về trước, hay với 10 năm về trước. Lúc đó, chỉ có hệ thống ngân hàng thương mại là hệ thống trọng yếu cho nền tài chính của Việt Nam, nhưng nguồn vốn của hệ thống ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, còn nguồn vốn trung và dài hạn thì phải nhờ đến thị trường vốn mới là nơi cung cấp một cách hiệu quả.

    Điểm thứ 3 là Việt Nam đã thành công trong việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài, rồi những chương trình cải cách doanh nghiệp, tạo nên sự lớn mạnh của các tập đoàn tư nhân của Việt Nam, mà có lẽ đó sẽ là những chủ thể chính trong sự phát triển kinh tế sau này.

    Về quy mô vốn của thị trường thì đã đạt tới hơn 100% GDP, nó ngang với dự báo và kế hoạch về thị trường chứng khoán cách đây 5 năm. Thanh khoản hàng ngày đã lên trung bình 30.000 tỷ đồng/phiên, đây là con số rất lớn và có lẽ không ai trong chúng ta dự báo trước là sẽ như vậy. Nếu lấy số giá trị giao dịch hàng ngày nhân với ngày giao dịch trong năm và chia cho tổng giá trị vốn hóa, thì có thể thấy tốc độ mua bán, tốc độ đặt lệnh ở Việt Nam cao hơn phần lớn các thị trường mới nổi. Gần đây, số nhà đầu tư mới tham gia rất đông, với tổng số gần 4 triệu người, gấp 4 lần so với cách đây 2 năm, nhưng nếu so với dân số của Việt Nam thì vẫn còn tương đối khiêm tốn.

    Ông Andy Ho, Giám đốc Điều hành kiêm Trưởng bộ phận Đầu tư, Tập đoàn VinaCapital: Tôi cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển rất mạnh trong 25 năm qua, từ 2 công ty lúc đầu bây giờ hơn 1.600 công ty và tổng giá trị doanh nghiệp trên sàn năm nay vượt qua 300 tỷ USD - chiếm hơn 100% GDP. Tôi nghĩ 25 năm tới, thị trường sẽ tiếp tục phát triển như thế nào, cần tạo thêm sự minh bạch và quan trọng là sự an toàn, giúp cho nhà đầu tư gia tăng niềm tin và tiếp tục đầu tư vào thị trường Việt Nam.

    BTV Mùi Khánh Ly: Theo như hai ông đánh giá thì thị trường đã có những tăng trưởng tốt, vậy tại sao nhà đầu tư nước ngoài lại bán ròng thời gian qua?

    Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital: Tất nhiên là có cả hai, có mua có bán. Ví dụ trường hợp của chúng tôi thì có huy động thêm chứ không phải là rút đi. Nhưng xu hướng chung là nhà đầu tư nước ngoài bán ròng do những nguyên nhân sau: Thứ nhất là việc xác định vai trò của Việt Nam trên các thị trường vốn của nước ngoài. Việt Nam hiện được xét là thị trường cận biên và khái niệm đầu tư vào các thị trường cận biên đang hao mòn, đang bị chậm lại, thậm chí bị coi là một chiến lược cũ cần được thay thế, chính vì vậy họ đã phải bán đi các khoản đầu tư của họ tại Việt Nam.

    Dù đã đáp ứng được nhiều mặt nhưng Việt Nam vẫn chưa được xét vào danh sách các thị trường mới nổi cho nên đã hạn chế khả năng để thu hút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Thứ 3 là do thời kỳ Covid thì phản ứng đầu tiên là ai gặp sự cố cũng muốn lấy tiền của mình về nhà. Đó là những lý do chính lý giải cho nguyên nhân bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài.

    Ông Andy Ho, Giám đốc Điều hành kiêm Trưởng bộ phận Đầu tư, Tập đoàn VinaCapita: Nhà đầu tư nước ngoài sẽ quay lại Việt Nam, tôi tự tin họ sẽ quay lại, quan trọng là Việt Nam sẽ có thêm sản phẩm cho họ đầu tư hay không! Hy vọng trong tương lai chúng ta có thêm một số sản phẩm phái sinh để cho nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài tham gia vào. Thứ 2, tôi cũng hy vọng Việt Nam sẽ đi từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi của MSCI. Để lên thị trường mới nổi, họ sẽ đưa vào vào tình trạng kiểm soát trước và tình trạng kiểm soát cũng mất khoảng 1 năm đến 2 năm. Hiện nay thì Việt Nam chưa được vào giai đoạn kiểm soát đó, nếu Việt Nam vào được thì hy vọng là có thể được hạng lên thị trường mới nổi.

    BTV Mùi Khánh Ly: Như vậy thì cần có thêm những giải pháp gì để thu hút thêm dòng vốn ngoại, thưa hai ông?

    Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital: Có vài điểm vẫn là khó khăn đối với nhà đầu tư nước ngoài khi nhìn vào Việt Nam. Thứ nhất là khả năng tiếp cận đủ thông tin như các nhà đầu tư khác, ví dụ như về việc các công ty có chuẩn bị và công bố thông tin bằng những ngôn ngữ không phải tiếng Việt như là tiếng Anh, Nhật... Điểm thứ hai là cái quy định mà yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài phải gửi tiền qua tài khoản chứng khoán trước thì vẫn chưa khắc phục được cho nên họ vẫn cho đây là trở ngại nhất định đối với họ. Thêm yếu tố thứ ba là room ở những công ty mà họ muốn mua vào đã hết. Cơ bản Việt Nam là thị trường có độ mở đủ, chỉ còn vài việc cần hoàn thiện.

    Ông Andy Ho, Giám đốc Điều hành kiêm Trưởng bộ phận Đầu tư, Tập đoàn VinaCapital

    Về độ mở không có vấn đề gì, tuy nhiên có thể tốt hơn ví dụ như việc mở tài khoản giao dịch chứng khoán ở Việt Nam cũng tương đối phức tạp đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nếu quy trình mở tài khoản dễ hơn thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia nhiều hơn. Nhà đầu tư nước ngoài cũng muốn biết là nhà đầu tư Việt Nam khi chọn lựa thì họ chọn sản phẩm gì? Hiện nay, sản phẩm dành nhà đầu tư Việt Nam rất hạn chế. Trong khi ở những nước như Singapore, hay bên Châu Âu thì người dân của họ có thể đầu tư tài sản trong nước và tài sản ở nước ngoài. Hy vọng là các nhà đầu tư Việt Nam cũng sẽ sớm có những lựa chọn đa dạng như vậy.

    BTV Mùi Khánh Ly: Vậy các ông đánh giá như thế nào về nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng trong thời gian tới?

    Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital: Trên thế giới cũng như trong khu vực, các nhà đầu tư ngoài lãnh thổ Việt Nam đang bắt đầu hình thành một cách nhìn đối với Việt Nam như một đầu tàu kinh tế của khu vực ASEAN. Tôi nghĩ dần về sau này, cách nhìn của nhà đầu tư đối với sức mạnh và quy mô, mức độ dẫn đầu của thị trường tài chính Việt Nam sẽ ngày càng khác đi.

    Quy mô của thị trường chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lên, mức độ phát triển về các công cụ, công nghệ, về cách phục vụ khách hàng, dù là khách hàng doanh nghiệp hay khách hàng cá nhân sẽ ngày càng phát triển và hiện đại, Việt Nam không thua kém ai.

    Thứ 3 là vai trò của các thành phần khác nhau hoạt động trên thị trường chứng khoán sẽ cần đa dạng hóa, bên cạnh nhà đầu tư cá nhân thì chúng ta nên có nhà đầu tư tổ chức, các quỹ bảo hiểm... để đa dạng hoá hoạt động hàng ngày trên thị trường.

    Thứ 4 là sự hiểu biết của các nhà đầu tư và doanh nghiệp niêm yết ngày càng nâng cao về quản trị công ty, nâng cao chất lượng doanh nghiệp hiệu quả hơn, an toàn hơn…Nếu được hết những điểm trước thì thị trường sẽ phát triển lớn mạnh và có chi phí rẻ hơn cho cả người phát hành cũng như là nhà đầu tư.

    Ông Andy Ho, Giám đốc Điều hành kiêm Trưởng bộ phận Đầu tư, Tập đoàn VinaCapital:

    Chúng tôi hy vọng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng, nếu nhà nước Việt Nam đầu tư tiền vào xây dựng, hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Thứ 2 là cần đầu tư nhiều vào giáo dục bởi sớm muộn chi phí lao động ở Việt Nam sẽ tăng, khi chi phí lao động tăng thì nhu cầu kiến thức và kinh nghiệm để tăng năng suất lao động, cũng sẽ phải tăng theo, qua đó gia tăng sự cạnh tranh. Nếu Việt Nam tăng trưởng từ 6% đến 7% đều đều trong 5 năm tới, các doanh nghiệp sẽ có thể tăng lợi nhuận từ 10% đến 20% thì chứng tỏ là chất lượng của thị trường chứng khoán ổn định. Dạo gần đây thì tiền đồng rất ổn so với đồng USD. Đây là yếu tố rất quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, bởi nếu đồng USD mà tăng lên thì họ sẽ bị giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong khoảng ba năm vừa rồi thì tiền đồng rất ổn định, đó là tín hiệu đáng mừng và hy vọng trong tương lai thì tiền đồng tương đối ổn hoặc tăng so với USD.
    xgameno1 thích bài này.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    NVL: Novaland tiếp tục "hút" 1.000 tỷ trái phiếu, rót vào dự án Khu đô thị tại Biên Hoà, Đồng Nai

    [​IMG]

    Mục đích huy động nhằm tăng quy mô vốn hoạt động, thực hiện đầu tư các dự án của Công ty: cụ thể là để thực hiện góp vốn, hợp tác đầu tư phát triển dự án Khu đô thị tại Cù Lao Phước Hưng, phường Tam Phước, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.

    Novaland (NVL) vừa huy động thêm 1.000 tỷ đồng trái phiếu. Trái phiếu là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo. Kỳ hạn trái phiếu 2 năm, lãi suất cố định 10,5%/năm.

    Mục đích huy động nhằm tăng quy mô vốn hoạt động, thực hiện đầu tư các dự án của Công ty: cụ thể là để thực hiện góp vốn, hợp tác đầu tư phát triển dự án Khu đô thị tại Cù Lao Phước Hưng, phường Tam Phước, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.

    Kết quả, 4 nhà đầu tư tổ chức mua vào 72% lượng phát hành, số còn lại là 39 nhà đầu tư cá nhân.

    Từ đầu năm 2021, nhằm huy động vốn mở rộng quy mô hoạt động, NVL liên tục huy động trái phiếu và đảm bảo tài sản là cổ phiếu Công ty.

    [​IMG]

    Thực tế, trái phiếu bất động sản (BĐS) luôn là tâm điểm chú ý trong thị trường TPDN sơ cấp với mức lãi suất phát hành luôn duy trì hấp dẫn nhằm thu hút nhà đầu tư. Trong quý 3, các doanh nghiệp BĐS tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu khi phát hành 85,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu, giảm khoảng 4% so với quý 2 và cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, sự kiện "Evergrande" cũng không làm thị trường trái phiếu BĐS kém sôi động hơn khi chỉ tính riêng trong tháng 9, tổng giá trị trái phiếu BĐS phát hành là 30,4 nghìn tỷ đồng – chiếm 36% tổng lượng phát hành trong quý.

    Các DN phát hành nhiều nhất trong quý vừa qua là Vingroup, Novaland, Osaka Garden, Hưng Thịnh Land. Nếu loại trừ trái phiếu phát hành quốc tế của Vinpearl và Novaland, lãi suất bình quân các trái phiếu BĐS trong quý 3/2021 là 10,34%/năm – tăng 2 bps so với quý 2/2021 trong khi kỳ hạn bình quân là 4,1 năm.

    Tính chung 9 tháng 2021, các doanh nghiệp BĐS phát hành 201 nghìn tỷ đồng trái phiếu với lãi suất bình quân là 10,36%/năm, thấp hơn 30bps so với bình quân năm 2020 và kỳ hạn bình quân ở mức 3,8 năm. Nhìn chung, kỳ hạn bình quân của trái phiếu BĐS trong 2 năm gần đây là khoảng 3,5 - 4 năm, do vậy áp lực trả nợ gốc sẽ tăng dần trong giai đoạn 2023 – 2025.
    xgameno1 thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    NVL: Novaland chốt quyền trả cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:31

    [​IMG]

    Ngày 27/12, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland, mã chứng khoán NVL - sàn HOSE) sẽ chốt danh sách trả cổ tức năm 2020.

    Cụ thể, Novaland dự kiến phát hành gần 457 triệu cổ phiếu phổ thông để trả cổ tức theo tỷ lệ 100:31 (tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 31 cổ phiếu mới).

    Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là gần 4.570 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế trên báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất và Công ty mẹ tại quý IV/2020.

    Sau khi hoàn tất đợt phát hành, vốn điều lệ của Novaland dự kiến sẽ tăng lên xấp xỉ 19.304 tỷ đồng.

    Xét về tình hình kinh doanh của Công ty, trong 9 tháng năm 2021, NVL ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt gần 10.362 tỷ đồng, tăng 158,5%, tuy nhiên lãi sau thuế giảm 23% về mức hơn 2.549 tỷ đồng.

    Trong đó, doanh thu từ bán hàng đạt gần 9.282 tỷ đồng, tăng 230% chủ yếu ghi nhận từ việc bàn giao các dự án như Saigon Royal, Aqua City NovaHills Mui Ne, Victoria Village, NovaWorld Ho Tram, NovaWorld Phan Thiet; còn doanh thu từ cung cấp dịch vụ đạt 1.080 tỷ đồng.

    Tính đến ngày 30/9/2021, tổng tài sản doanh nghiệp đạt 184.062 tỷ đồng, tăng 27,3% so với đầu năm; riêng hàng tồn kho ghi nhận hơn 105.859 tỷ đồng, tăng 21,9%. Tổng nợ ngắn hạn và dài hạn tăng 27% lên 143,6 tỷ đồng.

    Mới đây, NVL đã huy động thêm 1.000 tỷ đồng trái phiếu nhằm tăng quy mô vốn hoạt động, thực hiện đầu tư các dự án của Công ty. Cụ thể là thực hiện góp vốn, hợp tác đầu tư phát triển dự án khu đô thị Cù Lao Phước Hưng, phường Tam Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

    Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/11, cổ phiếu NVL giảm 0,2% xuống 110.000 đồng/CP.
    xgameno1 thích bài này.

Chia sẻ trang này