Những suy nghĩ lệch lạc, vô căn cứ trên TTCK VN (phần 2)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 26/08/2015.

2778 người đang online, trong đó có 23 thành viên. 04:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 60993 lượt đọc và 643 bài trả lời
  1. mastertrader

    mastertrader Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/08/2015
    Đã được thích:
    397
    e sẽ có những bai
    chờ mod cho e là thành viên chính thức thì e sẽ có những bài nhận định thị trường hàng ngày mà. còn e với bác gà gì đó thì phương pháp có khác nhau nhưng bản chất vấn đề vẫn là vậy, đều đi tìm phương pháp để tối ưu hóa việc đầu tư của mình để kiếm lợi nhuận thôi. phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật,... đều là những đánh giá chủ quan, những phương pháp này đều do nhà tạo lập sáng tạo ra và nhằm mục địch để nhà đầu tư có cái gì đó phân tích rồi tin cậy đầu tư vào thị trường thôi, nhưng có một điều thế này ko bao giờ thay đổi " dòng tiên thông minh luôn dịch chuyển về những nơi sinh lợi"
    nguyduyvan, Songsanhstormck thích bài này.
  2. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.644
    Thanks bác. Cái bài báo viết về vấn đề " tài sản hệ thống ngân hàng bốc hơi 52.000tỷ" đó, các chuyên gia tài chính cười cho thằng đó bị thúi óc rối. Nó chả hiểu gì về hệ thống ngân hàng cả. bởi vậy hôm trước bác nài đó có bàn về thông tin media, tôi có nói là trước tiên là tìn hiểu bản chất của 1 thông tin và mục đích của người đưa tin là gì. Tôi nói các bác tổng tài sản ngân hàng giảm chẳng liên quan gì đến tốt hay xấu cho hoạt động cũng như giá cổ phiếu ngân hàng. đây là đặc thù của ngân hàng. Tôi sẽ phân tích cho 1 số bác thấy ..
    Songsanh, phipham, stormck2 người khác thích bài này.
  3. khoailangxin

    khoailangxin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2008
    Đã được thích:
    6.228
    Tranh luận giữa FA và TA luôn thú vị :)
    Nhưng tôi có cảm giác bác Ga_moi hơi có ác cảm với TA. Tôi nghĩ pp nào cũng có hay dở, quan trọng là khả năng của người áp dụng thôi.
    Có thể bác mastertrader diễn đạt dễ hiểu lầm chăng. Cái bác ấy nói về dấu vết của nhà tạo lập chính tôi nghĩ là rule no. 2 trong TA: tt luôn có xu hướng lặp lại. Ở 1 vài thời điểm, xu hướng hành động của số đông sẽ gần như luôn lặp lại. Nhiệm vụ của TA là tìm và tận dụng các thời điểm đó.

    Còn việc bb vẽ chart, bẻ xu hướng...cũng giống như xào nấu bctc trong FA thôi, nêu bạn đủ giỏi và đủ thận trọng, bạn sẽ phát hiện được hoặc chí ít là nghi ngờ và tránh xa.
    Bàn thêm về việc đấu với bb, bác Ga_moi có lẽ hơi cảm tính. Tôi cho rằng chênh lệch giữa nhỏ lẻ và bb trong pp FA cũng rất lớn:
    - chênh lệch về khả năng ptich, định giá
    - chênh lệch về dữ liệu thông tin
    - chênh lệch về vốn ( đặc biệt là trường vốn)
    - chênh lệch về khả năng thực hiện thương vụ đầu tư. Vd: bạn sẽ gần như không có cơ hội mua bằng hoặc dưới giá cp của 1 tổ chức lớn...
    Songsanh, phipham, GiaoThong2 người khác thích bài này.
  4. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.644
    Bác nói đầu tư là một công việc vô cùng nhàm chán và kiên nhẫn thì quả là sai lầm. Tôi nói bác, bác hãy ước mơ và nếu được bác được tham quan thị trường chứng khoán mỹ, tôi chắc chắn rằng bác sẽ thốt lên rằng, sao tôi sai lầm lớn vậy? Tôi nói tiếp với bác rằng đỉnh cao của tài chính là đầu tư, các dealer, broker, maketmaker, các projector và các CFO của các quỹ đầu tư.
  5. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Bạn nói đúng, ndt nhỏ bao giờ chẳng chịu thiệt hơn, có cái thiệt về vốn, thiệt về năng lực, thiệt về khả năng tiếp cận tt, ... Nhưng trong cuộc chơi FA, ndt có đk để giữ được tính chủ động hơn, sự cố gắng về học hành sẽ bù đắp phần nào sự thiệt thòi về vốn. Trên sân chơi đầu cơ, ndt nhỏ có quá ít cơ hội để giành phần thắng.
    Tôi không thích đầu cơ vì 2 lẽ:
    - Trải nghiệm thực tế cho tôi thấy nếu theo đuổi pp này nếu bạn thắng về tiền bạc bạn lại bị mất quá nhiều thứ khác như tg, tính cách, thậm chí quan hệ bạn bè. Vì trong cuộc chơi đó là sự đối đầu trực tiếp, tôi được tiền thì sẽ có người khác mất tiền.
    - Cơ hội thắng cho ndt nhỏ gần như không có, ngày hôm nay bạn có thể tạm được ít tiền, nhưng trong cuộc chơi kế tiếp bạn có thể mất hết.
    Với pp đầu tư thực sự tôi thấy có nhiều điều hợp với ý muốn của mình:
    - Đó là cuộc chơi mà mọi người chơi có thể cùng thắng vì chúng ta chung tay xd nên 1 dn, có thể tạo ra giá trị thặng dư thật sự và mọi người đều có phần phù hợp với đóng góp của mình.
    - Cơ hội thắng là rõ rệt, dù có thể không nhanh và không nhiều như mơ ước của nhiều người
    - Tiến hành đầu tư, ta được nhiều thứ ngoài tiền bạc. Kiến thức dùng để hỗ trợ đầu tư là kiến thức tổng hợp, ai cũng cần trong cuộc sống nên học để đầu tư cũng chính là một phần của việc học để sống cho đúng nghĩa. Đầu tư vẫn kiếm được lợi nhuận nhưng lại không quá tốn tg và sức lực như đầu cơ nên ndt vẫn có thể làm được nhiều việc cùng lúc, vẫn có tg dành cho người thân, gia đình và cho chính mình. Mặt khác đầu tư không nhất thiết phải hun đúc tính cạnh tranh quyết liệt vì cơ hội đủ cho tất cả, điều đó làm cho quan hệ với mọi người cũng trở nên nhẹ nhàng hơn, con người sẽ thấy thanh thản hơn. Tất cả điều đó tôi thấy c/s của ta trở nên có ý nghĩa hơn.
    ShenLong9119, NAPS, hariboo9 người khác thích bài này.
    Songsanh đã loan bài này
  6. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.791
    Rất hay.@};-@};-
    Rất thú vị.:drm2:drm2
  7. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.644
    Tôi định ko nói nhiều về HAG, vì có những cái theo quy tắt nghề nghiệp sẽ không được chia sẽ trên này.
    Tuy nhiên, các bác nói nhiều về nó với cái vẻ phức tạp hóa vấn đề, cho nên tôi chia sẽ và mở cho bác nào muốn nghiên cứu về HAG và báo cáo tài chính HAG. mà nhân tiện các bác thắc mắt về khoản nợ của HAG và dòng tiền âm của nó rất lớn, nên tôi chỉ chia sẽ 1 chút về vấn đề nợ và dòng tiền. cái tôi sẽ chia sẽ đây là cái gốc, các bác cứ theo các nguyên tắt này thì mò ra tất tần tật!!!!

    1. Thứ nhất, nói về nguyên tắt đọc báo cáo tài chính: phải có kỹ năng đọc cơ bản, hiểu hết ít nhất 25 chuẩn mực kế toán của VN đang ban hành thì sẽ hiểu được 1 nghiệp vụ của họ viết như thế nào.
    2. Thứ 2, nếu là công ty có liên quan đến yếu tố nước ngoài, thì xem xét chuẩn mực kế toán họ áp dụng là của chuẩn mực nào ( ví dụ chuẩn mực của Âu, Mỹ, hay TQ, ?) tôi lấy ví dụ nhé: Quyền sử dụng đất theo chuẩn mực kế toán tài sản cố định của VN là: tài sản cố định vô hình!!!, nhưng chuẩn mực của Mỹ: nó là tài sản cố định hữu hình!!! cái này là các bác phải học, phải Ngâm cứu mới biết được, ko thể nói là ko học rồi làm càn!!!
    3. Thứ 3: báo cáo tài chính bạn đọc, bạn phân tích dưới góc đô nào? : bên cho vay? chủ nợ? hay đầu tư cổ phiếu? hay tài trợ dự án? hay là cơ quan thuế?
    Mục đích phân tích để xác định cái gì, muốn tìm cái gì ở đây, đáp án của bạn cần là cái gì? Ví dụ: định giá DN, Định giá cổ phiếu? xác định nhu cầu vốn để tài trợ dự án hay là cho vay bổ sung vốn lưu động?, xác định kết quả, hiệu quả kinh doanh và tính khả thi của một phương án nào đó? V.V
    4. Phải am hiểu trong ngành, quy mô công ty, đặc thù của ngành để xác định được các ngưỡng chấp nhận các chỉ số tài chính sau khi phân tích, tôi lấy ví dụ: có ngành thì dòng tiền âm 1000 tỷ chấp nhận được, nhưng có ngành thì không, ví dụ cụ thể nhé: ngành xây dựng chẳng hạn, dòng tiền âm 1000 tỷ xét trong 1 số trường hợp vẫn chấp nhận, nhưng ngành may mặc chẳng hạn hoặc ngành dịch vụ, thương mại có quy mô tương ứng với ngành xây dựng mà có khi âm 100 tỷ thì ko chấp nhận ( ngoại trừ dự án).
    5. Một nghiệp vụ kinh tế nào đó phát sinh, có khi có nhiều cách hạch toán mà chuẩn mực kế toán cho phép ( lấy ví dụ vụ Thuế thanh Tra tại Cty Du Lịch Đại Nam là một ví dụ, một nghiệp vụ như vậy nhưng có những cách hạch toán khác nhau, kết quả tính thuế khác nhau và lợi nhâun5 khác nhau!!!! Nhưng doanh nghiệp được quyền lựa chọn cách hoạch toán nào có lợi nhất và phù hợp quy định PL và chuẩn mực kế toán).
    6. Phân tích báo cáo tài chính thì nguyên tắt phải đi từ Xương sống đi ra. bất cứ khoản phải thu, chi phí, khoản lỗ, hay bất cứ cái gì cũng sẽ không bao giờ dấu được khi có số phụ, cân đối phát sinh và am hiểu đặc thù ngành thì sẽ tìm ra được và lý giải được hết, nhưng chúng ta không được cung cấp sổ phụ và cân đối từng nghiiệp vụ thì đọc kỹ phần thuyết minh và giải trình, hãy tìm nghịch lý trong đó!!!! Cho nên báo cáo tài chính lành mạnh hay không phụ thuộc vào mức độ minh bạch này.
    7. Báo cáo tài chính của công ty mẹ khác công ty con, của tập đoàn khác với 1 công ty bình thường, khác ko phải là phép cộng mà bản chất của các khoản phải thu và phải trả, công nợ và dòng tiền là khác nhau hoàn toàn.

    7 mục trên tạm gọi là cơ bản.
    Tôi áp dụng vào để chỉ một lối cho các bác nào cần phân tích Dòng tiền HAG và công nợ HAG.

    Về báo cáo tài chính HAG: các bác phải hiểu: nó là một công ty mẹ, quy mô rất lớn, hoạt động nhiều ngành và nhiều lĩnh vực, vậy phân tích nó phải khác với phân tích một công ty bình thường
    do đó: khi phân tích dòng tiền Của HAG, các bác cần phân tích rõ, dòng tiền này âm do đâu? Dòng tiền âm có thể:
    TRước khi nghiên cứu dòng tiền, các bác phải biết được nguồn tiền của DN hình thành từ đâu để tìm câu lý giải cho các vấn đề dưới đây:
    1. Dòng tiền công ty con bị âm quá nặng ( cụ thể như cổ phiếu OGC là rất rõ cho trường hợp này), mà công ty con này âm là do cái gì? vậy phải phân tích tiếp dòng tiền âm của công ty con này để truy tìm tận gốc.
    2. Dòng tiền âm từ các dự án mới hoặc cũ của công ty đang và đã hoặc sẽ triển khai, vậy phải xem xét yếu tố khả thi của dự án mà công ty mẹ tài trợ. Như vậy xem xét tới dòng tiền của dự án này ở giai đoạn nào của dự án và khả năng bao giờ thì nó hết âm. cái sợ nhất là dòng tiền của dự án đã kết thúc hết giai đoạn triển khai mà vẫn còn âm thì chứng tỏ hiệu quả dự án ko hiệu quả cần xem xét lại. Còn các đang triển khai thì cần tiếp tục các dòng thiếu bao lâu nữa và nguồn tiếp theo từ đâu?..v.v
    3. Dòng tiền âm từ chính hoạt động của công ty mẹ, từ chính các mảng hoạt động kinh doanh chính cty mẹ: cái này rất đáng lo nhất và phân tích rõ hiệu quả như thế nào về sử dụng vốn và tại sao âm?
    4. Dòng tiền âm do chuyển giá từ công ty mẹ sang con hay ngược lại? Cái này cần tìm hiểu kỹ.
    5. Dòng tiền âm từ việc chuyển vốn giữa các công ty thành viên ( ở VN rất nhiều trường hợp này, các bác nào nghiên cứ về THL sẽ thấy).
    KHi xem xét, các bác cần phân tích người ta xác định dòng tiền theo phương pháp nào? Phương pháp trực tiếp hay gián tiếp? Phương pháp xác định dòng tiền rất quan trọng để hiểu bản chất dòng tiền, cho nên thông thường chọn phương pháp xác định trực tiếp sẽ hiểu bản chất hơn.
    Như vậy, khi tìm hiểu nó xong, để khẳng định, thì phải quay ngược về nguồn tiền tạo ra dòng tiền đó.
    1. Nguồn vay: vay ngân hàng, phát hành trái phiếu....
    2. Vay từ công nợ mua bán hàng, cái này gọi là tín dụng thương mại.
    3. vay từ nội bộ.
    4: nguồn từ doanh thu bán hàng: Doanh thu sản phẩm trong mua bán sản phẩm chính, cái dòng này là quan trọng nhất.
    5. Nguồn từ thu nhập bất thường: cần xem xét kỹ cái này
    6. Nguồn thu nhập từ hoạt động tài chính ( phải mổ cái nài ra, nó là cái quái gì: cho công ty con vay, lãi gửi ngân hàng, ....
    7. Dòng tiền tạo ra từ các nguồn khác: ví dụ như khấu hao..
    8. dòng tiền thu nhập khác ( cần xét tới quy mô, càng lớn thì càng bất thường).

    vậy dòng tiền và nguồn tạo ra dòng tiền khi xác định xong, các bác phải xác định tiếp là mục đích sử dụng đồng tiền của DN là đúng hay chưa? và hiệu quả khả thi của việc sử dụng nó, chi phí bình quân sử dụng dòng tiền cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có hợp lý theo ngành hay không? Từ đó mới đánh giá tiếp dòng tiền trong tương lai như thế nào? hiệu quả phương án và sử dụng dòng tiền?

    Như vậy mới kết luận được là nợ đó đáng sợ hay không, dòng tiền âm như vậy có sợ hay không?
    Riêng tôi thì tôi chia sẽ về HAG bi nhiêu đó, các bác cứ theo đó mà phân tích. Tìm ra tất tần tật!!! ( tôi đã làm rồi, và có 1 nick thienanh trên F này, khi tôi định giá HAG, cô ta nói là ko thể và nhiều bác hùa theo chửi, tôi chỉ cười trừ, vì bản chất người trong cuộc sẽ rõ hơn vì nắm nhiều thông tin hơn!!!)

    Chúc cácb bác mổ xẻ thành công HAG.
    !!!
    ự án
    ấpo
    ấp
    ệp vụ kinh tế phát sinh
    ấp sổ
    ự án mới và đang
    ền này thiếu
    ếp theo t
    ừ đâu?

    ừ chính
    ề sử dụng vốn và
    ừ công ty mẹ sang con
    ề các
    ừ hoạt động tài chính
    ếp sẽ
    ền
    ếp thử là mục đích sử
    ừ đó
    ừ đó mới đánh giá ti
    ếp dòng
    ếp
    ề HAG b
    ứ theo đó
    ổxẻ
    ầuĐức
    btran, ShenLong9119, NAPS6 người khác thích bài này.
    SongsanhFBV đã loan bài này
  8. bummt

    bummt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2014
    Đã được thích:
    5.184
    Tôi thích nhất câu: "nên học để đầu tư cũng chính là một phần của việc học để sống cho đúng nghĩa"
    Cảm ơn những comment của bác, nó làm tôi sáng tỏ hơn những điều mà mình nghĩ, mình thấm nhưng chưa thể viết ra được thành lời @};-.
    Songsanh, phiphamVuthanhnguyen thích bài này.
  9. mastertrader

    mastertrader Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/08/2015
    Đã được thích:
    397
    nói như vậy thì bác chưa biết gì về đầu cơ cả :D
    nguyduyvanGa_moi thích bài này.
  10. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.644
    Gửi bác @Vuthanhnguyen về bài viết của Pic đó và bài báo nói về " tài sản ngân hàng bốc hơi 52.000tỷ"

    Tôi nói thêm cho các bác nào nắm cổ phiếu ngân hàng rõ.
    Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng nó đặc thù hơn doang nghiệp, cũng có tài sản và Nguồn vốn.

    về Phần tài sản của Ngân hàng nó đặc thù hơn tài sản Danh nghiệp vì nó có mảng : tín dụng và tiền gửi.

    trong tín dụng, ngân hàng tâận dụng triệt để chưức năng tạo tiêền để tạo tài sản, tín dụng là mảng tài sản lơớn nhâất của Ngân hàng.

    vậy việc giảm Tổng tài sản vừa qua, tôi chỉ nói: bản chất đây là việc giảm dư nợ cho vay, giảm ủy thác cho vay và giảmnợ xấu.

    Vừa qua Ngân hàng nhà nước đã ra quyết tâm đưa nợ xấu toàn ngành xuống 3% tổng dư nợ đến 31/12/2015 ( thực chất là chỉ đến 30/11/2015 vì không có kỳ trích lập dự phòng cho 31/12/2015). do đó các NHTM bị buột phải bán nợ cho AMC theo chỉ đạo của NHNN.
    Tôi lấy ví dụ: tr6en bảng cân đối của 1 ngân hàng TM có 1 khoản nợ xấu nhóm 5 là 100 tỷ thì tổng tài sản vẫn ghi nhận là 100 tỷ. KHi bán cho VAMC thì khoản này được hạch toán ra khỏi nội bảng, vậy NHTM bán 100 tỷ này cho VAMC thì nợ xấu giảm 100tỷ, tổng tài sản giảm 100 tỷ. Giả sử như khoản nợ 100 tỷ thì giá bán cho VAMC chỉ 90 tỷ, vậy NHTM phải dùng dự phòng để tích thêm 10 tỷ nữa để bù vào cho đủ 100 tỷ, lúc đó tổng tài sản giảm 100 tỷ. Ngoại bảng NH phải theo dõi khoảng nợ để tiếp tục thu hồi là 100 tỷ. Khi nào thu hồi thì đưa vào thu nhập bất thường và hoàn trả lại cho NHNN 100 tỷ. bác nào muốn thì xem thêm hướng dẫn hạch toán mua bán nợ theo NHNN ban hành trên trang web SBV.gov.com.vn.

    cái anh nhà báo này dùng từ quá đáng và không chuẩn " tổng tài sản bốc hơi" có lẽ anh ta thích chơi chữ nhưng không nắm nghiệp vụ Ngân hàng hoặc là không có đạo dức nghề nghiệp vì cơm áo gạo tiền!!!!
    vài dòng chia sẽ để các bác hiểu bản chất 1 thông tin!!!
    btran, Songsanh, phipham3 người khác thích bài này.
    FBV đã loan bài này

Chia sẻ trang này