QTP 2021 - Đã đến lúc tăng tốc & Bùng nổ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Co_Phieu_Nhay_Vot, 24/07/2021.

2489 người đang online, trong đó có 112 thành viên. 02:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 375632 lượt đọc và 2995 bài trả lời
  1. Co_Phieu_Nhay_Vot

    Co_Phieu_Nhay_Vot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2021
    Đã được thích:
    7.737
    Welcome bác, cuối tuần trước POW có dấu hiệu tay to đỡ giá rồi đấy
    Tuần tới QTP - POW cùng chạy!

    Nằm trong VN30, POW đang định giá rất rẻ!
    Tradingstone77damson2021 thích bài này.
  2. damson2021

    damson2021 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/04/2020
    Đã được thích:
    5.715
    Dạ vâng, tháng 8 tin tốt - chim én về mà bác.
    Nhìn t6 thấy có lực đỡ muốn đưa lên rồi
    Co_Phieu_Nhay_Vot thích bài này.
  3. Co_Phieu_Nhay_Vot

    Co_Phieu_Nhay_Vot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2021
    Đã được thích:
    7.737
    V. Những thông tin then chốt cho triển vọng 3 năm tới của QTP và Ngành phát điện

    1. Tốc độ Tăng trưởng Phụ tải điện thường gấp 1.5 lần GDP, do vậy tốc độ trung bình trong 3 năm tới ước tầm 10% mỗi năm, tương đương VN phải có thêm 5-7 nhà máy mới công suất như QTP (1200MW)

    2. Hiện nay các nhà cho vay vốn quốc tế chính đã không cho Điện Than vay vốn, Nhà máy xây mới phải theo tiêu chuẩn Công nghệ Siêu tới hạn trở lên nên rất đắt đỏ (gấp tầm 2 lần Chi phí xây mới QTP trở lên)

    3. Thủy điện, nguồn phát Điện giá rẻ hơn Điện than hầu như đã đạt công suất max, ko thể phát triển thêm (ko tính mấy ông lom dom vài chục MW) do vậy xu hướng Giá phát điện cạnh tranh sẽ tăng cao, rất thuận lợi cho các nhà máy đang chuẩn bị hết khấu hao như QTP
    Tradingstone77nhnghanh thích bài này.
  4. newbyby

    newbyby Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/02/2009
    Đã được thích:
    11.570
    OK
    Tradingstone77 thích bài này.
  5. Co_Phieu_Nhay_Vot

    Co_Phieu_Nhay_Vot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2021
    Đã được thích:
    7.737
    V.1

    EVN lên kế hoạch đảm bảo điện cho miền Bắc năm 2022

    Sáng 21/6, tại Hà Nội, ông Trần Đình Nhân – Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các đơn vị thành viên của Tập đoàn về phương án đảm bảo điện cho miền Bắc năm 2022.


    Theo báo cáo của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), trong nửa đầu năm 2021, tình hình nắng nóng gay gắt, kéo dài đã dẫn đến nhu cầu phụ tải đỉnh (Pmax) của miền Bắc tăng cao đột biến, lên tới xấp xỉ 21.500MW (ngày 2/6/2021). Hiện nay, miền Bắc cũng đang trong những ngày nắng nóng cực đoan và dự kiến phụ tải cao nhất có thể lên đến 22.000MW (ngày 21/6/2021).

    [​IMG]

    Ông Trần Đình Nhân - Tổng giám đốc EVN phát biểu chỉ đạo tại buổi họp.

    Cũng theo A0, năm 2022, dự kiến hệ thống điện vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu phụ tải cho cả nước và và khu vực miền Bắc. Tuy nhiên, hệ thống điện miền Bắc cao điểm mùa hè 2022 sẽ vận hành vô cùng khó khăn.

    Tại buổi họp, A0 báo cáo 3 phương án đảm bảo điện cho miền Bắc trong năm 2022, với phương án cơ sở là tăng trưởng điện 8,7% so với 2021; phương án cao tăng trưởng 15% so với 2021 và trong trường hợp miền Bắc khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của dịch COVID-19, kinh tế phục hồi, công suất cực đại của hệ thống điện miền Bắc có thể tăng trưởng cao hơn, đạt mức 18%.

    Phát biểu chỉ đạo, ông Trần Đình Nhân – Tổng giám đốc EVN yêu cầu A0 tiếp tục cân đối cung cầu cho năm 2022, tầm nhìn đến năm 2025 cả về công suất và sản lượng; đồng thời tính toán phương án vận hành từng tháng cụ thể trong năm 2022.

    Lãnh đạo Tập đoàn cũng yêu cầu Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia; Tổng công ty Điện lực miền Bắc đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án lưới điện, đặc biệt là các dự án giải tỏa công suất nguồn điện. Các tổng công ty phát điện đảm bảo độ khả dụng cao của các tổ máy, đặc biệt là vào mùa nắng nóng; tăng cường vật tư dự phòng cho các nhà máy nhiệt điện, thủy điện; đầu tư lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại các đơn vị để tiết kiệm nguồn điện tự dùng.

    Bên cạnh đó, các tổng công ty điện lực phối hợp chặt chẽ với những khách hàng lớn, thực hiện hiệu quả chương trình điều chỉnh phụ tải; đẩy mạnh phát triển điện mặt trời mái nhà ở khu vực phía Bắc.
    21/06/2021 02:21
    https://www.evn.com.vn/d6/news/EVN-len-ke-hoach-dam-bao-dien-cho-mien-Bac-nam-2022-6-12-28320.aspx
  6. Co_Phieu_Nhay_Vot

    Co_Phieu_Nhay_Vot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2021
    Đã được thích:
    7.737
    V.2

    Miền Bắc nguy cơ cắt điện luân phiên

    Nguyên Nga
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    ngngathanhnien@gmail.com
    06:34 - 30/06/2021 0 THANH NIÊN
    Thiếu điện đến mức phải cắt điện luân phiên vì thiếu nguồn cung là nguy cơ rất dễ xảy ra tại miền Bắc.
    Miền Bắc cần hướng đến khuyến khích phát triển năng lượng mặt trời để bù vào khoảng thiếu hụt
    ẢNH: GIA HÂN


    “Ăn” vào cả nguồn điện dự phòng
    Cách đây 1 tuần, Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) cảnh báo công suất tiêu thụ điện toàn quốc tăng mạnh, lần đầu tiên vượt mốc 42.000 MW, lập đỉnh mới xưa nay chưa từng có. Trong nửa đầu năm nay, với tình hình nắng nóng gay gắt kéo dài liên tục khiến nhu cầu sử dụng điện tại khu vực miền Bắc tăng mạnh. Trong tháng 6, có ngày tăng đột biến đến 21.500 MW (ngày 2.6), cao hơn 2.500 MW so với nhu cầu tải các ngày trước đó và tăng 15% so với cùng thời điểm năm ngoái. Tại miền Nam, nhu cầu sử dụng điện cũng tăng song đến mức phải cắt điện vì thiếu thì chưa xảy ra.
    Theo báo cáo cập nhật cân đối cung cầu điện giai đoạn 2021 - 2025 của Tập đoàn điện lực VN, trong trường hợp các nguồn điện chậm tiến độ, nguồn năng lượng tái tạo ngừng triển khai sau mốc tháng 10 năm nay thì hệ thống sẽ bị thiếu hụt nguồn cung lớn. Sản lượng thiếu hụt có thể lên tới 27,7 tỉ kWh điện vào năm 2025.
    Theo các chuyên gia, hiện với mức dự phòng gần như sát với mức tiêu thụ lúc đạt đỉnh, cắt giảm hay quá tải điện là điều khó tránh khỏi, đặc biệt khu vực phía bắc hiện không có nguồn điện mới được đưa vào vận hành hoặc có rất ít. Thực tế, trong tháng 6, miền Bắc đã xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ dù A0 đã điều chỉnh, khai thác tối ưu khả năng truyền tải điện từ miền Trung vào miền Bắc. Vào những giờ cao điểm trong ngày, khu vực này phải cắt điện luân phiên. Trong tháng 7, nguy cơ miền Bắc sẽ tiếp tục cắt điện luân phiên vào những giờ cao điểm nếu tiếp tục nắng nóng và nhu cầu cao như trong tháng 6. Theo tính toán của Viện Năng lượng, tại miền Bắc, tỷ lệ dự phòng điện đến năm 2025 chỉ còn 10%. Trong vài năm tới, nguồn điện dự phòng tại khu vực này hầu như không có, mùa khô phải nhận nguồn hỗ trợ từ miền Trung...
    Thống kê của A0 cho thấy công suất lắp đặt của toàn hệ thống điện là gần 70.000 MW, trong đó có khoảng 17.000 MW điện mặt trời (bao gồm điện mặt trời trang trại lớn và áp mái nhà). Giải trình về dự thảo Quy hoạch Điện VIII, Bộ Công thương cũng cho rằng nếu xét cả nguồn năng lượng tái tạo thì tỷ lệ dự phòng công suất toàn quốc và các miền tương đối ổn. Trong đó miền Bắc là 13%, miền Trung 291% và miền Nam là 36%. Tuy nhiên, nếu không xét các nguồn năng lượng tái tạo thì hệ thống điện miền Bắc và miền Nam sẽ thiếu công suất dự phòng, đặc biệt phía bắc thiếu trầm trọng. Như vậy, vào thời điểm không có sự tham gia của điện mặt trời, thì công suất đặt của nguồn điện chỉ còn lại khoảng 53.000 MW. Mức công suất này chỉ đảm bảo khi được đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đầu vào, không có nhà máy nào gặp sự cố. Trong khi đó, vào mùa hè nắng nóng, thời điểm thủy điện thấp, hiệu suất tại các nhà máy nhiệt điện cũng thấp hơn so với ngày thường, khiến công suất khả dụng toàn hệ thống giảm mạnh.
    Khuyến khích điện mặt trời mái nhà tại miền Bắc
    GS Trần Đình Long (Viện Điện lực VN) cho rằng thủy điện nói chung đã khai thác gần hết, không có nhà máy thủy điện lớn nữa, chưa kể thủy điện lại phụ thuộc lớn vào thời tiết trong khi năng lượng mặt trời ở phía bắc còn hạn chế. “Nếu nói về nhu cầu tăng thì cả ba miền đều tăng do thời tiết nắng nóng và người dân sử dụng điện nhiều hơn vì phải ở nhà phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, miền Nam và miền Trung có năng lượng tái tạo hỗ trợ và nhu cầu không tăng đột biến như khu vực miền Bắc nên không bị áp lực. Ngược lại, nhu cầu tiêu thụ điện tại miền Bắc vào mùa khô căng thẳng hơn do không có nguồn điện dự trữ nào khác ngoài nguồn điện được truyền tải từ miền Trung ra qua đường dây 500 kV, song đường này cũng bị giới hạn bởi phải gánh năng lực truyền tải của cả nước”, GS Trần Đình Long phân tích.
    Trong khi đó, theo Bộ Công thương, khoảng 10 dự án có nguồn điện lớn bị chậm đưa vào vận hành trong giai đoạn 2016 -2020 như Sông Hậu 1, Thái Bình 2, Long Phú 1, Na Dương 2, Cẩm Phả 3, Công Thanh, Ô Môn III... Giải pháp trước mắt là một số dự án nhiệt điện khu vực miền Bắc nếu đang vướng mắc hoặc vì lý do tài chính, thủ tục để đưa vào vận hành nên sớm được tháo dỡ để giải bài toán điện cho khu vực. Về lâu dài, khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tại miền Bắc với chính sách đãi ngộ khác hoặc giữ mức đãi ngộ với điện mặt trời hiện tại về giá mua, lãi vay đầu tư...
    Xác định hệ thống điện miền Bắc vào những ngày cao điểm mùa hè chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong vận hành, A0 đưa ra 3 phương án trong năm tới là tăng trưởng điện lên 8,7%, hoặc cao hơn 15% so với 2021, hoặc lên 18% trong trường hợp ảnh hưởng dịch Covid-19 được khắc phục hoàn toàn, kinh tế phục hồi.
    GS Long bổ sung: bài toán điện cho khu vực miền Bắc trong quy hoạch nguồn cho tương lai phải có phương án phát sinh mang tính đột xuất như trường hợp Covid-19 là ví dụ. Thực tế, khi xây dựng phương án dự phòng, việc dự tính các dự án không kịp tiến độ hay thời tiết hạn hán, thủy điện không đáp ứng đủ... đều có đủ. Dịch Covid-19 là trường hợp bất khả kháng nhưng đã xảy ra, hệ quả là thiếu điện cục bộ, nên quy hoạch nguồn trong thời gian tới chú ý vấn đề này. Về lâu dài, phải tiến hành thí điểm đầu tư các bộ ắc quy lớn, tích điện từ nguồn năng lượng tái tạo. Có như vậy, nguồn năng lượng tái tạo được tích ban ngày này sẽ đưa vào sử dụng buổi tối. Chưa kể ban ngày nếu nguồn năng lượng mặt trời lớn, có thể giữ nước lại cho các dự án thủy điện để phát bù ban đêm nếu cần
    https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/mien-bac-nguy-co-cat-dien-luan-phien-1406333.html
    nhnghanh thích bài này.
  7. Co_Phieu_Nhay_Vot

    Co_Phieu_Nhay_Vot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2021
    Đã được thích:
    7.737
    V.3: Chi phí xây dựng nhà máy 1200MW mới đã rất đắt

    (Chinhphu.vn) - Ngày 17/6, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức ký kết hợp đồng Gói thầu số 15 (EPC-QTI) “Thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp công trình dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I” với liên danh các nhà thầu.

    [​IMG]
    Phối cảnh dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1. ảnh: VGP
    Dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 về điều chỉnh Quy hoạch Phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quy hoạch VII điều chỉnh).

    Dự án do EVN làm chủ đầu tư và giao cho Ban Quản lý dự án (QLDA) điện 2 thay mặt Tập đoàn làm đại diện chủ đầu tư. Dự án được triển khai tại thôn Vịnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình với tổng diện tích khoảng 48,6 hecta, gồm 2 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1.200 MW, khi đi vào vận hành nhà máy sẽ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia sản lượng điện mỗi năm khoảng 8,4 tỷ kWh, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, nâng cao độ an toàn và ổn định cho hệ thống điện.


    Tổng mức đầu tư của dự án là 41.130 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn của EVN (30%) và vốn vay thương mại trong nước (70%).

    Đại diện Ban QLDA Điện 2 cho biết, đến nay cơ bản hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đã được UBND tỉnh Quảng Bình giao đất cho dự án, bao gồm: Khu vực nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I, khu nhà điều hành, khu phụ trợ, băng tải than đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã san gạt mặt bằng. Các hạng mục như phục vụ thi công bãi thải xỉ, kênh nhận nước làm mát… đã cơ bản hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Hiện Ban QLDA điện 2 đang triển khai xây dựng hạng mục cảng nhập than và đê chắn sóng.

    Sau quá trình thực hiện công tác đấu giá, lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định của Luật Đấu thầu và các quy định của Nhà nước, EVN đã lựa chọn liên doanh nhà thầu là Mitsubishi Corporation (Nhật Bản) - Hyundai Engineering and Construction (Hyundai E&C - Hàn Quốc) - Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1) tham gia gói thầu EPC số 15.

    Gói thầu số 15 (EPC-QTI) - Thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp công trình dự án nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I có tổng giá trị gói thầu khoảng 30.236 tỷ đồng, phạm vi thực hiện bao gồm thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp 2 tổ máy, công suất 2x600 MW và các hệ thống phụ trợ dùng chung.

    Tổ máy số 1 sẽ hoàn thành trong 42 tháng và Tổ máy số 2 sẽ hoàn thành trong 48 tháng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Đây là dự án sử dụng công nghệ USC (trên siêu tới hạn) với thông số nhà máy cao nhất tại Việt Nam hiện nay.

    [​IMG]
    Ký kết Hợp đồng EPC dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1. Ảnh VGP
    Về công tác bảo vệ môi trường, nhà máy sẽ được trang bị đồng bộ các hệ thống xử lý nước thải, khí thải và lọc bụi do vậy hàm lượng phát thải khí sau khi được xử lý tuân thủ hoàn toàn các quy chuẩn về môi trường Việt Nam hiện hành và tương đương với các tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới (World Bank) áp dụng. Các thông số về môi trường nhà máy khi vận hành được truyền về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình để giám sát trực tuyến và hiển thị công khai tại khu vực cổng nhà máy 24/24h theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý môi trường.
    Phát biểu tại Lễ ký hợp đồng, Chủ tịch HĐTV EVN Dương Quang Thành cho biết: Dưới sự chỉ đạo sát sao của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, EVN và Ban QLDA điện 2 đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong việc triển khai quá trình đấu thầu, đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Nhà nước.

    Trong thời gian tới, để đảm bảo thực hiện mục tiêu chất lượng và tiến độ dự án, EVN yêu cầu Ban QLDA Điện 2 triển khai tổ chức quản lý dự án, giám sát và quản lý hợp đồng bảo đảm tuân thủ các yêu cầu về môi trường, các mục tiêu chất lượng và tiến độ đề ra; đồng thời yêu cầu Liên danh nhà thầu MC-HDEC-CC1 tập trung nguồn lực, nhân lực, thiết bị hoàn thành gói thầu đảm bảo môi trường, an toàn, chất lượng, tiến độ.

    Toàn Thắng
    nhnghanhtuantran1212 thích bài này.
  8. Co_Phieu_Nhay_Vot

    Co_Phieu_Nhay_Vot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2021
    Đã được thích:
    7.737
    VI. Sự kiện bom tấn
    1. IPO GENCO 1 và triển vọng QTP chuyển sàn?
    EVN có 3 Tổng công ty lớn là GENCO1,2,3
    Có thể nói GENCO2 và GENCO 3 đã IPO nhưng không mấy thành công, muối hết cả mặt EVN!
    Hiện GENCO1 đang chuẩn bị thủ tục để IPO quyết tâm không để EVN thất vọng nên đã rất cố gắng chuẩn bị như là: Trả bớt đất đai ko cần thiết về địa phương để chỉ số tài chính/vốn CSH hoạt động hiệu quả hơn, Sang POW để học tập cách thu hút nhà đầu tư tư bên ngoài...
    Bộ mặt của GENCO1 đang niêm yết chính là QTP - hiện ơ Upcom, tất nhiên để định giá GENCO1 thì phải định giá QTP, để không thất thoát tài sản nhà nước, tốt nhất đẩy QTP lên HSX hay HNX sẽ là đơn giản nhất.
    Có lẽ muộn nhất là đầu 2021 GENCO1 phải IPO

    2. Cổ tức tiền mặt sẽ tăng vọt
    Đầu năm 2020 GENCO 2 IPO, sau đấy chúng ta thấy HND, PPC đã phải trả cổ tức rất lớn từ số tiền LNST chưa phân phối, HND chi trả cỡ 85% lợi nhuận sau thuế còn PPC móc cả lợi nhuận chưa phân phối các năm trước ra mà trả cho cổ đông.
    Năm 2020 QTP làm ra EPS=2901 nhưng chỉ trả 1000VND cổ tức, từ 2021 tôi tin QTP cũng phải trả 85-90% LNST làm ra
    nhnghanhTiemnangCKVN thích bài này.
  9. Co_Phieu_Nhay_Vot

    Co_Phieu_Nhay_Vot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2021
    Đã được thích:
    7.737
    VII. Thời của cổ phiếu phòng thủ, cổ phiếu trả cổ tức bằng tiền

    1/4/20 - 2/7/2021 chứng kiến sự bùng nổ, tăng nóng của CP khối ngành tài chính: CK, NH, ngành có nguyên liệu đầu vào, đầu ra tăng mạnh: Thép, Phân bón, Dầu Khí.
    Giờ là lúc các nhóm này đối diện các cơn mây đen phía trước: Nợ xấu, BLue giảm, Giá nguyên vật liệu dễ sang pha giảm...
    Giờ là lúc cần đến hàng có tính chất phòng thủ:
    1. Trả cổ tức tiền mặt, bằng lãi suất ngân hàng trở lên là tuyệt vời.
    2. HĐ sản xuất ổn định, liên tục, ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện Dịch bệnh, Logistic, phong tỏa, biến thiên khó dự đoán của đầu vào, đầu ra.
    3. Các chỉ số PE, P/BV còn ở mức thấp, EPS, ROE cao.
    4. Giá ít biến động tiêu cực với các cơn lao dốc bất thường của VNI

    LS tiền gửi kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 6%/năm thì tỷ lệ PE hợp lý (bằng nghịch đảo của lãi suất) là 16.5. Các CP phòng thủ thường giữ lại từ 5-20% trích lập các quỹ nên PE hợp lý là tầm 12-14

    QTP là cp có đặc tính Phòng thủ nhưng lại hội tụ các điểm bùng nổ tuyệt vời trong vòng 3-6 tháng tới.
    PE của QTP chưa tới 6 (cafef tính nhầm EPS có thể do Q1/2021 QTP có điều chỉnh BCTC 2020 do nhận thêm 586 tỷ DT CLTG)
    [​IMG]

    Mời anh em cùng quan tâm và theo dõi >:D<
    AloneTiger86xnhnghanh thích bài này.
  10. Vubang_CT

    Vubang_CT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2013
    Đã được thích:
    3.941
    Kiểu này thì 400K QTP của tôi lồi mồm thật rồi .
    nhnghanh, TiemnangCKVNCo_Phieu_Nhay_Vot thích bài này.

Chia sẻ trang này