Tản Mạn CPI Và Thị Trường Chứng Khoán Phần 4 : 2017 2018

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi FBV, 26/10/2017.

3002 người đang online, trong đó có 221 thành viên. 06:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 749348 lượt đọc và 12282 bài trả lời
  1. MR_Tom2016

    MR_Tom2016 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/11/2015
    Đã được thích:
    5.506
    Uptrend thì vuaaij làm vua... Cổ phiếu vua sẽ chạy rất tít
    khoaita2009FBV thích bài này.
  2. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    326.754
    FBVThành viên gắn bó với f319.com

    [​IMG]18/09/2015, 09:54

    Trước hết xin lỗi mọi người, hôm nay có việc bận nên nêu vấn đề xong lại out luôn thành ra không trả lời ngay.
    Bác @@FBV giải thích cái vấn đề thanh khoản sẽ bù đắp bằng mấy cái trái phiếu bán nợ xấu tôi thấy không thể đồng ý được. Cái sơ sót của bác là bác đã coi cái NH có nợ xấu đem bán ấy nó bình thường, nên tư nhiên bác dôi ra một khoản tiền to tướng. Thực chất ta phải xét xem hiện trạng các NH này nó ra sao? VD mấy cái NH bị mua 0 đồng đó, nó có lỗ luỹ kế trên 30 ngàn tỷ, điều này có nghĩa là gấp mười lần vốn góp của cổ đông. Bác nhìn thấy nó đang hoạt động nhưng thực chất nó là zombi rồi, cái 27 ngàn tỷ thiếu hụt ấy là tiền của khách hàng nó huy động rồi tiêu xài đi mất, nên nếu khách hàng tới rút vốn là nó chết chắc. Giả sử nó bán được 10 ngàn tỷ nợ xấu cho VAMC thì cũng còn xa mới đủ bù đắp thanh khoản cho các món tiền nó đã huy động trong quá khứ.
    Tôi đặt vấn đề về thanh khoản để chúng ta bàn đến như ở trên là đã làm tốt tình hình lên rất nhiều rồi, có nghĩa là ta tạm giả định NH đã giải quyết được nợ xấu, nhưng huy động 100 đồng ngắn hạn rồi cho vay ít nhất 5 năm mất 60 đồng, lúc đó sự thiếu hụt thanh khoản do chênh lệch về thời hạn sẽ kéo dài liên tục 5 năm (thực tế là dài hơn vì các món vay BDS thường có kỳ hạn 10 năm). Trong khoảng thời gian ấy chỉ cần có biến động xấu về nguồn huy động thì sẽ biết nhau ngay. Một trong những nguyên nhân để hệ thống NH VN rơi vào thế bên bờ vực thẳm thời điểm 2010, 2011, 2012 chính là lý do sụt giảm nguồn huy động trong khi tiền cho vay ra không quay về được. Những thời điểm ấy cái tỷ lệ tôi nhắc đến đã bị khống chế ở 30% mà đã như vậy rồi đó, nay nó tăng gấp 2 lần mà bác nói nó không có gì đáng lo ngại thì không đúng tí nào.
    Tôi hy vọng bác có bài viết tổng hợp các nguyên nhân gây ra bất ổn của hệ thống NH giai đoạn trước để chúng ta có cơ sở bàn tiếp.
    Thanks những câu hỏi, thắc mắc của bác @@Ga_moi
    Có lẽ bác chưa thõa mãn vấn đề thanh khoản khi mở rộng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn từ 30% lên 60%.
    Bác quá lo xa,
    1. vì khi làm cái đề án này, nếu tôi là NHNN thì đương nhiên tôi cũng đã tính toán đến vấn đề này, nhưng vì tôi là NHNN nên tôi cân đối thanh khoản theo tổng cung tiền chung cho toàn ngành vơ ới mưức mở rộng là từ 30% lên 60%, tôi ko thể cân đối cho từng anh được, vì mỗi anh có đặc thù riêng phụ thuôộc vào nội tại của từng anh.
    2. NHNN cho phép mở rộng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng cho vay trung dài hạn từ 30% lên 60% là một tỷ lệ mở rộng trong cho vay và tăng tín dụng hướng dòng tiền đến các dự án trung dài hạn, chứ ko bắt buộc các anh NH phải cho vay tới 60% tỷ lệ này, việc cho vay tỷ lệ này bao nhiêu là tùy vào từng anh NH, có NH cho vay 10%, 20%, 30%, 60% là tùy theo khả năng của mỗi anh. Vậy từng anh như NH A phải có công tác quản trị thanh khoản và lượng định sức của mình mà có quyết định cho vay này, và tự chịu trách nhiệm tới cùng các khoản vay đó. NHNN chỉ ra 1 chính sách để giải bài toán chung như vậy, còn bài toán từng anh NH thì anh nào ko lượng sức thì phải chịu. Đó là nguyên tắt, cho nên NHA thấy ko an tâm thì có quyền ko cho vay trung dài hạn với tỷ lệ ko an toàn như trên.
    3. Khả năng quản trị thanh khoản từng anh NH là khác nhau, NHA ko thể cho vay tới 30%, nhưng NHB co thể cho vay tới 50%, NHC nếu ổn có thể cho vay tới 60%, và các bác đọc kỹ trong bài viết trước tôi có nói:
    "Tuy nhiên, nói đi thì nói lại, cái NHNN tính là tính trên tổng tiền của nến kinh tế, tổng nợ xấu của nền kinh tế và tổng cho vay trung dài hạn của nền kinh tế, về tổng tiền vào ra và thanh khoản trong 1 thời gian nó sẽ cân đối trên tổng thể, còn rủi ro thanh khoản từng Ngân hàng vẫn có, cái này là phụ thuộc vào bản thân nội tại của từng Ngân hàng, vì NHNN đã cân đối giúp chi tiết từng dòng tiền rồi, còn trình độ quản trị của mỗi anh là trách nhiệm của từng anh quản lý phải tự gánh lấy, nhưng nó ko tác động ghê gớm."
    4. Về vấn đề tự nh
    iên dôi ra cục tiền "to tướng" như bác nói là ko đúng, vì toàn bộ hạch toán qua lại đều cân đối, nó cân đối tất cả, 600 tỷ VAMC chi ra thì chỉ chi sau khi NHA trích lập dự phòng 400 tỷ. Còn khi NHA thu nợ được giả sử là 1000 tỷ: NHA chuyển trả cho VAMC là 600 tỷ - cho khoản trích lập 20%*600tỷ*số kỳ đã trích lập. vậy NH A thực chất có dư ra đâu? có thì là vẫn thu phần lãi của khoản nợ B.
    Vỳ khoản nợ B là 1000 tỷ, Nhưng VAMC chỉ mua có 600 tỷ, 400tỷ này NHA bị buộc phải trích lập dự phòng rồi, nghĩa là 400 tỷ này: trích lập dự phòng và đưa vào chi phí, do đó nếu ko hoạt động có lãi thì sẽ bị âm vốn!!! ( âm vốn trên sổ sách, thực chất tài sản vẫn đối ứng). Cho nên tổng tiền cân đối, đâu có dư dôi ra gì đâu? trên topic này ko thể đưa hết cái đề án này ( nó tới mấy trăm trang kia mà!!!), cho nên bác tìm hiểu thêm về cách hạch toánm ua bán nợ ( với điều kiện bác hiểu nghiệp vụ kế toán NH) thì bác hiểu cái này.
    5. Xuất phát từ cái trích lập dự dòng "vô lý" ở mục 5 như tôi nói, cho nên nó mới đẻ thêm cái câu chuyện 0 đồng, câu chuyện 0 đồng cũng nằm trong câu chuyện nợ xấu và giải quyết nợ xấu, cái câu chuyện 0 đồng là tình thế phát sinh, là 1 trong các phương án dự phòng, và nó hơi phi logic về mặt kinh tế học và kế toán, cho nên nó có cái gì đó làm người ta thấy ngỡ ngàng, nghi ngờ và đặt nhiều câu hỏi.( chi tiết tôi sẽ chia sẽ thêm trong vấn đề "Nợ xấu" đứng trên góc đầu tư có đáng lo ko?).
    6. Quay lại mở rộng ra chút về nợ xấu để giải đáp cho câu hỏi bác @@Ga_moi:
    Như trong chủ đề topic đầu tiên về những suy nghĩ lệch lạc phần 1, tôi có nhớ là tôi đã nói qua về nợ xấu, ở đây xin nói lại 1 chút, với góc độ làm rõ thêm thắc mắt của bác @@Ga_moi và các bạn.

    Nợ xấu trước đây theo Quyết định 493: thì là nợ từ nhóm 3: quá hạn từ 181 ngày trở lên, hoặc là các nhóm nợ cơ cấu, gia hạn, nhóm nợ được đánh giá xếp vào nhóm 3 trở lên.
    tuy nhiên qua thông tư 02 thì nó khác:

    1 nhóm nợ phân loại nợ không chỉ phụ thuộc vào diễn biến trả nợ ( có nghĩa là trả nợ ko được mới quá hạn)
    mà bây giờ phân theo nhiều thứ để tiến sát tới tiêu chuẩn basal 2 và 3.
    Cụ thể, 1 nhom 1nợ: phân loại kéo theo, phân loại từ định tính và định lượng, các bác có thể tìm hiểu thông tư 02, thông tư số 09, nó khác hoàn toàn với Quyết định 493 và nghị định 18.
    Tôi chỉ nói 1 ví dụ như thế này:
    1. Bác có 2 khoản vay: 1 khoản vay 1 tỷ ở NHA, 1 khoản vay 10 tỷ ở NHB, khoản vay ở NHB tốt trả bình thường, nhưng khoản vay ở NHA có 1tỷ nhóm 3 thì buột Khoản vay NHB phải phân vào nhóm 3 thay vì nhóm 1. ( mặc dầu ở NHB nó trả tốt, tài sản tốt, vậy ko dưng vô cớ nó bị trích lập 1 cục nợ này và xếp vào nợ xấu)
    2. NHC có cho 1 khoản vay dự án A 1000 tỷ, KH trả nợ bình thường, bác phân loại vào nhóm 1. Tuy nhiên, tôi là NHNN, tôi vào thanh tra tôi nói: khoản vay này không đúng mục đích, tài sản đảm bảo ko đảm bảo pháp lý, không có cơ sở, pháp lý khoản vay ko đảm bảo, dự án này đánh giá ko khả thi....v.v, chỉ cần 1 trong các lý do trên thì yêu cầu: thu hồi vốn để đảm bảo an toàn. NHNN cho 1 thời gian để khắc phục thu hồi dư nợ ( anh nào làm anh đó chịu trách nhiệm). Ặc ặc, làm sao thu hồi? tiền đi ra rồi? lấy gì thu hồi?
    Vậy thì ko thu hồi được, không thu hồi được thì lấy thêm tiền túi góp vốn vào, bỏ ra đền, nhưng lấy đâu ra? mấy chục ngàn tỷ, mấy trăm tỷ chứ phải lá mít đâu mà nhiều vây? là mít xếp thành bó cũng ko đủ!!!! vậy không khắc phục được, rủi ro khoản vay này cao, áp theo thông tư và kết quả thanh tra: đề nghị phân loại nợ nó vào nhóm xấu, phân loại vào nhóm cao nhất tương ứng và trích lập dự phòng theo đúng quy định.

    Thế thì, 1 NHC có vốn điều lệ tầm 3.000 tỷ, cho vay 6 dự án khoản 20.000 tỷ, chỉ cần 3 dự án bị phân loại nợ như vậy thì bác thử hình dung mức trích lập dự phòng nó ko dưới 7000 tỷ, nếu căn theo báo cáo doanh thu thì lỗ 7000 tỷ!!! trong khi vốn chủ sở hữu có 3000 tỷ!!! ặc ặc, bài toán 0 đồng được giải quyết cho những trường hợp này chứ ko tiến hành mua bán nợ nữa!!! nghĩa là ko phải khoản nợ nào cũng mua bán.
    vây cái 0 đồng chỉ là 1 phần trong bức tranh thôi.

    Vậy thì, các bác hiểu 1 phần như vậy, nợ xấu có gì là to tác? ( đứng trên góc độ đầu tư lâu dài), mai mốt mà xử lý thu hồi được cái đống đó, lợi nhuận nó đột biến, vì khi bán nợ xấu cho VAMC đã hạch toán xuất nội bảng và theo dõi ngoại bảng, vậy khi thu hồi nợ thì hạch toán vào thu nhập bất thường, chả có gì ghê gớm...

    Cho nên người ta ko hiểu cái bản chất, người ta cứ thắt mắt, chứ hiểu thì chả có gì ghê gớm!!!,
    vấn đề còn lại là: cách làm, làm như thế nào cho minh bạch, rõ ràng rành mạch thì chả ai nói gì, còn làm mà ko minh bạch thì nó như là cái gì đó ko thuyết phục. Vì cái trích lập kia là dự phòng, làm cho DN lỗ, DN lỗ chứ bản chất tài sản vẫn còn, vấn đề là nó thu hồi được bao nhiêu!!!
    Tôi lấy ví dụ nữa để các bác rõ hơn: DN A kinh doanh, vốn điều lệ là 500tr, Doanh thu 10 tỷ, lợi nhuận KD trong năm đó là 3 tỷ.
    Tuy nhiên khi bán hàng, DN A cho nợ tới 2 tỷ, trong kỳ chi phí kinh doanh là 2.5 tỷ.
    Như vậy xét lợi nhuận trên cân đối cuối năm là 500tr. Nhưng ác là khoản phải thu 2 tỷ kia ko thu hồi được hoặc chưa thu hồi được do mua bán bằng miệng, ko có hợp đồng gì cả, nó khó thu hồi, vậy dụng trích lập dự phòng tới 100% là 2 tỷ, vậy DN lỗ là -1.5 tỷ!!!!!
    Thế lỗ 1.5 tỷ này nếu so với vốn chủ sở hữu là 500tr thì nó âm mất vốn rồi!!! ( nhưng thực chất nó là khoản trich dự dự phòng rủi ro khoản phải thu, nếu DN thu hồi được thì đâu còn gì để bàn, ác là tại thời điểm đó ko thu hồi được, còn trong tương lai, chuyện gì đó là ko biết, chủ nợ 1 ngày nào đó đpẹ trờ nó trả nợ thì chả sao)
    Như vậy, về kế toán, DN bay mất vốn chủ sở hữu, nhưng thực tế trong trường hợp này DN vẫn hoạt động được, vì còn những tài sản khác đối ứng, nhưng theo quy định thì về nguyên tắt, ông nhà nước ông nói: anh hoạt động mà ko còn vốn thì tôi ko cho!!! câu chuyện ko đồng bắt đầu, vì NH nó khác DN, nó chịu chi phối bởi nhiều thứ và nó ảnh hưởng bởi nhiều thứ.

    vậy, tóm lại, không quy kết, ko lo lắng, hiểu bản chất thì ko có gì phải lo.
    Thanh khoản khi mở rộng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng cho vay trung hạn từ 30 lên 60% là không lo đứng trên toàn cục, còn đứng trên từng anh NHTMCP, thân ai nấy lo, phải tự lượng sức trong kinh doanh, phải quản trị cho tốt, chứ ko bắt ép anh cho vay lên 60% của cái tỷ lệ này, có như vậy thì mới tự chịu trách nhiệm trong các quyết định của mình, chứ nếu ko thì anh nào cũng làm cho vay 60% hết có mà toi!!!
    --- Gộp bài viết, 25/02/2018, Bài cũ: 25/02/2018 ---
    http://f319.com/members/fbv.531189/
    Ctlv, khoaita2009, VT687 người khác thích bài này.
    gerbermark2 đã loan bài này
  3. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    326.754
  4. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    326.754
    khoaita2009, MR_Tom2016vietinbanksc thích bài này.
  5. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    326.754
    FBVThành viên gắn bó với f319.com

    [​IMG]17/09/2015, 14:26

    Các bác chưa hiểu nhiều về hoạt động của ngành ngân hàng rồi!
    @@FBV : NH tư nhân nó sẵn sàng làm bậy gấp 1000 lần chứ không phải 100 đâu, nhưng càng ngày cơ hội làm bậy của nó càng ít vì bị ks chặt chẽ. NHQD nó làm bậy ở tầm QG nên nguy hiểm cho cả nền k.tế
    Như các bác cũng cảm nhận được, hệ thống NH VN đúng là đã qua được thời điểm nguy hiểm nhất, tuy nhiên hệ luỵ của quá khứ vẫn còn nặng nề, tương lai chưa phải đã sáng sủa. Sau những cải tổ, sáp nhập, mua giá 0 đồng vừa qua, có thể nói việc kiểm soát hệ thống đã tốt lên rất nhiều. Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn nhiều mặt, NHNN nhiều khi cũng phải chấp nhận mạo hiểm nhiều hơn để góp phần cải thiện nền k.tế. Việc nâng tỷ lệ trần cho vay trung, dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn từ 30% lên 60% là một dạng như thế. Các bác phải biết nguyên nhân dẫn tới nợ xấu của cả hệ thống NH thời gian trước là do đâu thì các bác mới hình dung được mức độ mạo hiểm của cái quyết định đó. Tôi cũng chưa lý giải được tại sao NHNN dám đưa ra sự thay đổi như thế, phải chăng họ không còn giải pháp khác? hay căn cứ vào một thực tế là tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống NH mấy năm vừa qua quá thấp? Những thông tin mới đây cho thấy tăng trưởng tín dụng tại nhiều NH đã lên tới trên 20% là một tín hiệu rất đáng ngại, nó có thể mang lại lợi nhuận ngắn hạn trước mắt cho các NH nhưng kèm với đó là rủi ro thanh khoản cực lớn.
    Bài toán ở đây là một phường trình nhiều ẩn số, đấy bác @@Ga_moi.
    Nói tới cái câu chuỵên Ngân hàng của chúng ta vì đâu nên nông nỗi này là 1 câu chuyện rất dài và nó rất bi hài, mà chung quy cũng tại cơ chế nó ra như vậy, nó bắt đầu từ năm 2003 kia chứ ko phải là bây giờ, bây giờ là nó đã vỡ xong và đang giải quyết, hàn gắn vết thương. Hôm nào có dịp tôi kể cho các bác nghe 1 câu chuyện dài về Ngân hàng và về nợ xấu.

    Quay lại cái bài toán và caí hỏi của bác là tại sao NHNN lại nâng lên như vậy? và cơ sở từ đâu?

    Tôi nói, khi các bác nghiên cứu kinh tế Vi mô, vĩ mô, và FA, các bác đã từng nghe nói đến 1 lý thuyết:
    "Các cơ chế tác động dẫn truyền của thị trường bất động sản lên thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ ( ở VN thì thị trường tiền tệ chủ yếu là NH)?" chưa? (bằng chứng lớn nhất của cơ chế này là cuộc khủng hoảng nhà đất kéo theo tài chính, chứng khoán, ngân hàng , bảo hiểm ở Mỹ năm 2008, và người ta dựa vào cái này để dự đoán cho Trung Quốc sắp tới)
    Tôi không nhác tới lý thuyết trên nhiều, chỉ nêu ra như vậy để các bác nào quan tâm có thể tìm hiểu, và NHNN làm cũng là xuất phát từ các cơ sở như vậy.

    Quay lại câu hỏi của bác, để trả lời cho câu hỏi của bác, bác xem xét 1 ví dụ nho nhỏ để bác hình dung nhé và hiểu bản chất NHNN muốn gì, làm gì và tại sao, cái chiêu bài nó nằm ở đâu nhé:
    Nếu tôi là 1 NHNN thì tôi sẽ làm gì? điề gì cần làm nếu tôi làm theo cái ví dụ dưới đây?
    1. Giả sử Ngân hàng A có 1 món nợ xấu từ bất động sản của dự án B là 1000 tỷ ( 1000 tỷ là bình thường nhé đối với 1 dự án). Món nợ này là nợ xấu không phải vì nó ko khả thi, mà là vì nó nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là năng lực thực hiện dự án ( tiền) và đầu ra thị trường bất động sản.
    2. Để đưa tỷ lệ nợ xấu về 3%, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu NH A bán món nợ B này cho VAMC với cái giá là tối đa bằng: Dư nợ - mức trích lập dự phòng đã trích và bắt buộc phải trích: giả sử mức trích lập dự phòng là 400 tỷ, vậy giá bán là 600 tỷ.
    a. Tuy nhiên, NHNN ko chuyển 600 tỷ này cho Ngân Hàng A, mà NHNN yêu cầu anh VAMC mua nợ bằng cách phát hành 1 lượng tín phiếu/trái phiếu tương đương với 600tỷ cho NH A. Như vậy, tại thời điểm này bác thấy NHNN chưa có bơm tiền ra, cơ số M1 vẫn y nguyên, tiền trong lưu thông chưa tăng, mặc dù trên sổ sách, đã tăng).
    b.Về phía NH A: trên cân đối có bút toán : bán nợ và chuyển trạng thái khoản vay như sau:
    ghi nợ: Tài sản tín phiếu/trái phiếu: tăng 600 tỷ.
    Ghi nợ: sử dụng dự phòng rủi ro: 400tỷ
    ghi có: KHoản vay B: giảm 1000 tỷ
    Đồng thời xuất nội bảng khoản vay này chuyển sang theo dõi ngoại bảng để tiếp tục thu hồi nợ bình thường: 1000 tỷ.
    hàng năm, dùng lợi nhậun trích lập thêm và chuyển cho VAMC tương ứng 20% của khoản dư nợ cho VAMC cho đến hết 5 năm đủ 100% hoặc khi khoản vay đực thu hồi.
    c. Như vậy thông qua nghiệp vụ trên, rõ ràng Nợ xấu đã được dọn khỏi cân đối, nhưng bản chất nó vẫn là nợ xấu, nó chuyển từ trạng thái rủi ro từ anh NH A sang cho cả NHA và NHNN ( mà VAMC đang mua nợ) gánh. nhưng nó chưa làm giảm khoản nợ xấu đó được. bản thân cái gốc là dự án B đó phải có đầu ra, có tiền tiếp tục. Nhưng đến tr6en tổng thể, NHNN ko thể lo cho một mình ông A được, vậy thì ông NHNN mới là 1 cái tiếp theo.
    d. Ngân hàng nhà nước cho phép các NH TM CP trong đó có NHA dùng 600 tỷ tín phiếu/trái phiếu này (thông qua nghiệp vụ thị trường mở) để thế chấp, cầm cố tại NHNN để lấy tiền về cho vay!!!!, mà trong nghiệp vụ này, tổng cung tiền từ trước giờ thì đã ổn so với nền kinh tế, vậy muốn dòng tiền này vào các dự án bất động sản thì chỉ còn cái là mở rông cái tỷ lệ cho vay dài hạn này ra. Vì tiền 600 tỷ này thông qua nghiệp vụ thị trường mở cũng là nguồn vốn ngắn hạn!!!!
    e. Như vậy, nó vừa linh hoạt mà điều hướng được dòng tiền vào bất động sản và dự án trung dài hạn. KHi đó dòng tiền hướng vào, thì bất động sản được dẫn dắt sẽ rã đông lần lần và tiếp nhận các dòng tiền khác cùng chảy vào bất động sản. Còn mức độ bao nhiêu thì tùy.
    f. Lo sợ câu chuyện hậu bất động sản, đẻ tiếp ra 1 cái nữa: cho phép người nước ngoài được mua nhà để tăng dòng tiền vào và dùng USD để hấp thu dòng tiền VND chảy vào Bất động sản để phân tán cung tiền m1 do có USD đối ứng, bên cạnh đó tạm giữ ổn định tỷ giá, neo nó biên độ từ 2% đến 5%.
    g. Nhưng luật nhà ở 2015 hiệu lực mà chậm quá, ông NHNN sốt ruột: bồi thêm 1 cái: cho phép bán các dự án nợ xấu cho các tổ chức nhà đầu tư nứơc ngoài. Để làm gì: nếu tiền vào, 1 là món nợ xấu kia tự thân vận động thoát nợ xấu, không thì bán cho nước ngoài hoặc dòng tiền thật khác, khi đó NH A thu hồi được món nợ này mà ko ảnh hưởng đến kinh tế.

    Như vậy, việc bơm tiền ra nhưng có chủ đích và giữ kẻ, đúng lúc, đúng nhịp là cáci đích mong muốn nhắm đến, nhưng liều lượng bao nhiêu thì các bước làm cũng đơn giản:
    1. Năm 2012 cho ra cái đề án và chỉ thị, nghị quyết giải quyết nợ xấu, 2013 cho ra cái thông tư 02 về phân loại tài sản có, phân loại nợ ( 2014 có điều chỉnh tý)
    2. Năm 2013-2014 cho thanh tra toàn bộ các Ngân hàng, xác định nợ xấu theo tiêu chí của thông tư 02 ( cho nên mới có chuyện lệch pha số liệu nợ xâu của NH và NHNN và câu chuyện 0 đồng của các NH cũng bắt đầu từ đây).
    3. Sau thanh tra, tổng hợp được tổng dư nợ xấu, tính toán có bao nhiêu nợ xấu, sức lực các NH bao nhiêu? dự phòng đã trích bao nhiêu? vậy cần dùng bao nhiêu tiền của VAMC để tính lại tổng mức cung tiền cho nền kinh tế là bao nhiêu? tỏng tiền cần đẩy vào là bao nhieu để cân bằng mà ko gây lạm phát? Tất cả phải tính, biện pháp mạnh là gì? công cụ nào để làm? lãi suất sẽ bao nhiêu? bắt đầu từ đâu....v.v có chi tiết hết.
    Đồng thời thống kê tổng mức dư nợ trung dài hạn là bao nhiêu, trong đó tiêu dùng là bao nhiêu? mua bất động sản là bao nhiêu? cho vay dự án là bao nhiêu, có tất tần tật.
    4. Như vậy có số liệu thì ra quyết định: mở tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là bao nhiêu để khống chế cái tổng?
    5. bắt đầu thằng nào cho vay dự án nhiều nhất thì tôi làm: BID, VCB, CTG.... v.v cứ mấy thằng to đầu bắt nó làm trướ, mấy thằng kia, thằng nào ko nghe thì chết ráng chịu, ko ai lo!!!! Đó là lý do phản ánh dòng tiền trên thị trường chứng khoán vào BID từ đầu năm đến nay là nhiều nhất ( thế quay lại cái câu chuyện cái bập bênh FA-FO-TA tôi từng đề cập đó, chứ đầu năm giờ BID nó cũng vậy, chứ có khác gì nhiều đâu? thế mà giá từ 11.5 năm ngoái vọt lên tới 28.5, mấy thằng đầu cơ nó biết là nóng mà cũng nhảy vào, ko lẽ nó điên thật? ( đương nhiên nhiều cái nữa, nhưng cái gốc từ đó mà ra).

    Tuy nhiên, quay lại câu hỏi của bác @@Ga_moichúng ta, thì rõ ràng rằng, những cái trên đương nhiên chưa thỏa mãn, mà đơn giản là: trong chính sách tiền tệ thì phải kết hợp nhiều chính sách tiền tệ lại mới hiệu quả, nhưng cái bài nỗi trội là ở trên cần quan tâm nhất.

    Thứ đến, như tôi nói ở các bài trước: 2008: thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặc, nó làm 1 cú sốc với nền kinh tế quá đột ngột, nên 2009, 2010: thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt trong đó ưu tiên điều hướng dòng tiền vào sản xuất kinh doanh ( lúa này không ưu tiên cho vay bất động sản, chứng khoán, cho nên nó ội cái nợ xấu bất động sản lên mà hậu quả giờ phải giải quyết).
    năm 2013 -2014 tiếp tục thực hiện vừa bơm vừa hút thông qua nghiệp vụ thị trường và công cụ lãi suất huy động.
    2015 tiếp tục linh hoạt điều tiết dòng tiền vào Bất động sản và cơ chế để dẫn dòng vốn vào BĐS nhằm từng bước làm phát tan bănng bất động sản mà chủ yếu là các dự án.

    như vậy, qua câu chuyện trên, hy vọng bác @@Ga_moi và các bác hiểu thêm 1 phần về nợ xấu BD(S và Ngân hàng, nó ko quá xấu như mọi người nghĩ, chỉ đơn giản là: thay vì bơm tiền nhiều thì nó gây ra lạm phát và trả giá, thế thì bơm có số lượng và dẫn dắt các dòng tiền bên ngoài vào cùng với đó là cởi trói nền kinh tế để nó phát triển, đợi khi kinh tế phát triển thì có dòng tiền đối ứng và dòng tiền mói được bơm vào thêm sẽ ko gây bất ổn hay lạm phát tr6en toàn nền kinh tế, phải cân bằng được các yếu tố vỹ mô!!!!
    Cho nên, tôi nói, năm này là năm tốt nhất đầu tư giá trị ngành ngân hàng nói chung và thị trường chứng khoán chúng ta nói riêng, vì đơn giản, nó đang dưới giá trị thật rất nhiều, vì dòng tiền chung chưa vào là do yếu tố kinh tế Vĩ mô.
    --- Gộp bài viết, 17/09/2015, Bài cũ: 17/09/2015 ---

    CTG chưa lên ngay được đâu bác, vì nhỏ lẻ đang đu bám quá nhiều. Mặc dù VN30 đã điều chỉnh xuống mức F 61.8 nhưng dòng banks mới điều chỉnh ở mức F38.2 do đó có thể sẽ có một cú wash out mạnh trước khi tăng giá ổn định.
    CTG sẽ ko có mức giá 17 nữa đâu nha bác,​
    --- Gộp bài viết, 25/02/2018 ---
    http://f319.com/threads/nhung-suy-nghi-lech-lac-vo-can-cu-tren-ttck-vn-phan-3.660307/page-80
    --- Gộp bài viết, 25/02/2018 ---
    http://f319.com/threads/nhung-suy-nghi-lech-lac-vo-can-cu-tren-ttck-vn-phan-3.660307/page-80
    --- Gộp bài viết, 25/02/2018 ---
    http://f319.com/threads/nhung-suy-nghi-lech-lac-vo-can-cu-tren-ttck-vn-phan-3.660307/page-80
  6. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    326.754
    http://f319.com/threads/nhung-suy-nghi-lech-lac-vo-can-cu-tren-ttck-vn-phan-3.660307/page-80

    @khoaita2009 @gerbermark2 @Vuthanhnguyen @Binh Yen @tinh_tam @thattha_chamchi @magyar @GiaoThong ... đọc lại pic xưa thấy NHNN đang đi đúng hướng nhỉ?
  7. 1997

    1997 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2016
    Đã được thích:
    556
    Em đọc và ráng nhớ, em ko có kiến thức tài chính sâu sắc, ko có tầm nhận định và phân tích như anh. Em chỉ mãi mãi nhớ 1 điều là gần nhà em có vài dự án chung cư tầm trung, người dân đặt tiền => thanh toán gần hết => nghỉ xây => không ai phải chịu trách nhiệm.
    Đến già em cũng ko thể qên được mấy cái công trường bia mộ sắt đó, đó còn là mồ hôi nước mắt cả đời của gia đình người ta.
    Nợ xấu ở Vn có bản chất là mô hình lừa đảo kiểu ponzi, cb tín dụng Vn ngang tầm thế giới là điều huyễn hoặc, ko có tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp thì có thể bì đc với ai, rặt 1 lũ cò mồi áo vét đóng thùng.
    Khi có chuyện gì xảy ra thì như anh nói ở trên, lỗi ko phải ở ai cả, là do tich tụ..., do tình hình thế giới..., hiệu ưng domino..., mày chết kệ *******
    Em chỉ chia sẻ những gì em thấy, mang nhiều tính cảm xúc, mong anh đừng giận.
  8. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    326.754
    Cái đó ngày xưa người ta qui kết cho nó 1 từ: lợi ích nhóm.
    Những gì anh viết là đứng dưới 1 góc độ vỹ mô bao trùm của bài toán nợ xấu và bank trong bối cảnh lúc đó và hiện tại.
    Nghề CBTD thực ra ở trên thế giới nó là 1 nghề bình thường. Ở VN thì trước đây nó là ông vua con. Lý do là các bank trước đây thuộc SHNN. Giờ thì BỚT 99% rồi.
    Nói đi thì nói lại. Lỗi tại con dân.....
    Mua nhà chung cư là 50:50 mà cũng cứ mua. nghĩa là chấp nhận rủi ro.
    Cái còn lại kia thì khi rủi ro xảy ra ko ai xử lý được. Rất rất nhiều căn hộ xây mới phần thô và bỏ ko gần 10 năm nay.

    Em đứng chỗ nào trong 1 ngôi nhà cũng được. Ko quan trọng chổ đứng mà quan trọng là góc nhìn và tầm nhìn
    Hãy nhìn toàn cuộc. Hãy nhìn bản chất. Khi ấy sẽ có cái nhìn thoáng và an toàn để ra các quyết định đúng cho mình
    @1997: Đây là VN mình. chúng ta đang sống và ở VN em ạ
    Last edited: 26/02/2018
    1997, ong2015, khoaita20094 người khác thích bài này.
  9. vietinbanksc

    vietinbanksc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2017
    Đã được thích:
    110.298
    Nhìn lại nhé blue
    Dân T+ hoặc trading trên timeframe ngắn thì phần lớn:
    Họ là những tay săn thiện chiến, bắn tên là trúng đích hiếm khi con mồi thoát được, họ rất nhạy bén, biết mình phải làm gì trong mọi tình huống:))
    Dân T+ là nhân tố tích cực, tạo ra thanh khoản...tăng/giảm cho TT và CP
    Dân T+ không bao giờ bị loại ra khỏi TT đâu bạn vì thiếu họ TT chỉ còn những người ôm cp cùng ngồi chờ....làm cho tt tiêu cực, kém thanh khoản và cp ko thể tăng:D
    Đã gọi là chợ thì phải có người bán kẻ mua, càng nhiều chợ càng hấp dẫn và sôi động=D>
    TT CK muôn đời rồi vẫn thế. Vẫn luôn có nhiều người tiếp tục suy ngẫm tại sao mình lại lỗ hoặc TK không tăng trong thị trường uptrend vì chọn sai và ôm cp dài hạn đó bạn, chẳng hạn như 1 năm qua CTD, HBC,...là những cty làm ăn tốt nhưng cổ đông vẫn đói:(
    Một tay lướt T+ tâm sự thế này:
    Nếu nói thế này thì tớ hàn huyên sự nghiệp đầu tư tại SHB giá đó cậu nhé.
    Chứ giá ngày tớ mua 5.6 bán 6.9 tớ bỏ qua ko kể nha:-P
    Tớ mua SHB 7.9 và 8.1 khi chuẩn bị có tin vào ETF lên 9.3 tớ bán.
    Tiền bán tớ sang HPG 41.7 và DVN, ACB 38.2 >> Chốt lãi tớ sang MBB, ART. KLF. Bán MBB lãi, 2 con nhà Anh Quyết lỗ và sang LPB - STB ( Con số lãi là như mơ cho T+ khi xử lý nợ xấu BDS Long Thành STB thành công ...)
    Bán xong bọn này tớ sang SHB 10.4 bán tại 13.4 và 13.6
    Rồi lại gom lại 13 và gom tiếp 12.5 - 10.8 - 11.3 >>> Sút tại 13.2 vừa rồi.

    >>>> Chuyện luẩn quẩn thế đấy cậu à. Kể qua vài mã vậy với cậu
    Nhìn lại quãng thời gian bay nhảy.
    Thôi thì mỗi người có 1 cách chơi cốt sao thấy lãi và bằng lòng với sự bỏ công sức đầu tư.
    Chứ thua lỗ thì buồn cậu nhỉ.
    Đã bước chân đầu tư kiếm tiền thì không có ai kém cả. :))
    - Tất cả chúng ta không phải là người mua cuối cùng phải không nào. Nên hãy cố đi để biết ta có thể đi xa đến đâu.
    Cùng một cổ phiếu nhưng cậu mua 2k sẽ khác tớ mua 200 cổ hay nhiều hơn >> Nên chúng ta sẽ không nhìn túi tiền của nhau để so sánh vì hệ quy chiếu không đồng nhất .
    Ta chỉ nhìn tỷ suất sinh lời trên Account của ta thôi:))
    Last edited: 26/02/2018
    FBV đã loan bài này
  10. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    192.932
    Cám ơn @FBV về mấy bài viết hay và rất công phu ! Kể cả lôi trở lại những comments cũ từ 2 năm trước , để nhìn nhận một quá trình lưu thông tiền tệ và chính sách liên quan đến LTTT , điều hành vĩ mô .
    Thật tuyệt !!!@};-@};-:-bd

Chia sẻ trang này