Tản mạn về CPI và TTCK ( tt )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 31/01/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2877 người đang online, trong đó có 36 thành viên. 04:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 1276569 lượt đọc và 18089 bài trả lời
  1. hanhhn

    hanhhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2008
    Đã được thích:
    1.376
    FLC của bác ý trần ấy mà nhưng tôi nẫu ruột với anh Quyết lắm, dền dền dứ dứ, ứ ra tin.
    Đây là câu hỏi rất hay. Thực ra thị giá không quan trọng lắm nếu đầu tư dài hạn. Bảng điện hiển thị giá hôm nay không có nhiều ý nghĩa dài hạn trong 10 năm sau.
    Có lẽ bác không tin nhưng việc cp tăng vài trăm lần đến 2000-3000 lần là chuyện bình thường trong lịch sử các thị trường chứng khoán, bác mua lúc nào cũng được miễn là bác giữ đủ lâu và công ty vẫn tốt trong dài hạn. Nếu bác mua nó khi khung thị trường định giá thấp nó rẻ 5-10 năm so với tương lai sau mà bác vẫn giữ là bác thắng. Rất nhiều cp đã tăng giá 20-30 lần từ đáy 2011-2012. Rất nhiều cổ phiếu tính cả chia tách cp và ăn cổ tức tiền thậm chí đã có thị giá so với 5 năm trước là dưới 0. Nếu hsg giá 9 vào 2011 sau 6 năm bác lãi ko ít đâu đấy, nếu nó còn tốt nó sẽ tăng giá, càng lâu lãi kép càng phát huy sự kỳ diệu của nó.
    Vậy ta không thể tính là cp đó đã tăng bao nhiêu lần. Nên nói bảng điện là trò lừa dối hay cờ bạc ko có sai.

    Để trả lời câu hỏi của trên bác có thể tìm hiểu về lý thuyết thị trường hiệu quả và các nguyên lý kinh tế như cung cầu mua bán, chu kỳ kinh tế, hệ thống định giá tài sản.... Giá cp trong ngắn hạn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố cung tiền vào thị trường, thị hiếu của nhà đầu tư, lượng cô đặc của cp, nội tại công ty, hay chi phối của 1 vài cá nhân, sức tăng trưởng trong trung dài hạn, đội lái... Thậm chí nếu bong bóng chứng khoán xảy ra, mọi hệ thống định giá đều vô nghĩa trong ngắn hạn, trường hợp cuối 2006 rất nhiều cp tăng phi mã. Ai lúc đó đầu tư cơ bản đều bán quá sớm vì họ cho rằng quá cao, nhưng sau đó chỉ 3-4 tháng giá cp tăng thêm 10 lần nữa. Họ đã bỏ lỡ một cơ hội bán giá cao kinh ngạc vì không đánh giá đúng về lực cầu điên rồ từ thị trường.
    Khi thị trường đầu cơ giá lên đạt đỉnh điểm nó sẽ vỡ, để trở lại cân bằng. cho đến 2008 lại rất nhiều cp bị định giá thấp hơn nội tại nhiều. Những chu kỳ : boom burst - bùng vỡ như vậy sẽ lặp lại trong tương lai. Tôi không chắc bao giờ quá trình bùng vỡ của vni sẽ bắt đầu nhưng có thể 2-3-5 năm tới sẽ có.
    Nói định giá là tính đến 1 giá trị ở vùng tương đối, tôi ví dụ thế này. VNM giá 133 với pe 20 ngang pe của vni, gần như thuộc loại cao nhất thị trường nhưng so với mức tăng trưởng trung bình của cty (20%/năm) vậy 3 năm nữa pe vnm chỉ còn 10. Vnm giá này cho 3 năm tới là rẻ, cho 5 năm - 10 năm sau cực rẻ (nếu vnm lúc đó chưa phá sản hoặc chính sách nhập khẩu sữa thay đổi). Có rất nhiều căn cứ để khẳng định lợi thế của vnm: thị phần độc quyền, sản phẩm đang tăng trưởng, nhu cầu thiết yếu còn cần thiết vì vn có 70% là dân số dưới 30 họ phải lấy vợ đẻ con và dĩ nhiên sữa vẫn bán đều...
    Với SAB, cũng với lợi thế như vậy, tuy cty này mới lên sàn, sức tăng trưởng cũng tương đối ổn. Tuy nhiên pe lại ở mức 30, về sab vì số liệu quá ít tôi không đánh giá dài hạn hơn được. Nhưng thực ra SAb đang đắt hơn vnm. Nhưng đó là thị trường hiện tại định giá như vậy, nó hợp lý tại sao: Sab cổ phiếu rất cô đặc, lượng hàng trôi nổi gần như cực ít. Vậy lý do chính làm SAB có lượng cầu mua cp lớn hơn cung. Ko ai bán cả thì cp tăng giá. Nhưng nếu sab duy trì sự tốt của mình vài năm, nếu sab đạt mức tăng trưởng 30- 50%/năm. Sab bây giờ so với 3-5 năm sau lại không đắt.
    ong2015, xebocaitien, Binh Yen11 người khác thích bài này.
  2. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Bác có cách đánh giá về đầu tư dài hạn thật hay! Tuy nhiên đối với VNM tôi lại có suy nghĩ không được lạc quan như bác. Vì không nắm giữ VNM nên tôi không theo sát được như bác, nhưng về cơ bản tôi đang rất dè chừng về điểm giới hạn tăng trưởng của VNM. Doanh thu hiện nay của VNM đã không còn giới hạn ở thị trường VN nữa rồi và mặc dù thế VNM vẫn muốn tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ thêm nữa. Điều đó có thể nhìn nhận là 1 điểm cộng cho tham vọng pt của VNM và nó cũng cho thấy VNM đủ sức và dám cạnh tranh với mọi đối thủ, kể cả trên những thị trường các nước pt. Mặt khác điều đó cũng cho ta thấy 1 điều: phải chăng với qui mô sx như hiện tại, VNM đã bắt đầu cảm thấy thị trường tiêu thụ đã bắt đầu chật hẹp? Giả sử nếu VNM không mở rộng thêm thị trường mới thì sức tiêu thụ của tt hiện tại còn tốt cho VNM được bao lâu? Thị trường tốt nhất của VNM vẫn là VN (vì người VN mình đang phải mua sữa với giá đắt gần như nhất trên tg) nhưng sự cạnh tranh đang ngày càng gay gắt hơn, phải chăng việc vươn ra tt nước ngoài là 1 bước đi dự phòng cần thiết để chống lại sự cạnh tranh tại thị trường nội địa?
    Thêm 1 yếu tố khác nữa đó là khi VNM ngày càng lớn thì niềm ham muốn nắm giữ cp VNM của tôi càng giảm đi vì tôi chỉ suy luận rằng khi 1 dn càng lớn lên thì rủi ro để dn đạt đến giới hạn pt của nó càng cao. Nếu dn pt càng nhanh, rủi ro lại tăng thêm 1 mức nữa vì khi qui mô dn pt sẽ có vô vàn thứ kéo theo (cả tốt, cả xấu) và 1 yếu tố dễ đạt tới giới hạn nhất theo tôi đó là năng lực quản lý của ban lãnh đạo. Khi 1 dn lớn gặp biến cố thì việc xử lý để đưa dn quay trở lại con đường tăng trưởng càng khó khăn hơn nhiều lần.
    Trieudo2025, Rose2018, ong201512 người khác thích bài này.
    Rose2018 đã loan bài này
  3. jun29

    jun29 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2016
    Đã được thích:
    570
    =====================================
    Theo sách mà bác.
    Sách bảo Số 1 là thanh khoản, số 2 là đầu ngành (Chỉ phù hợp cho các quỹ có size lớn).
    Tại sao chúng ta ko chọn những DN có vốn hóa nhỏ, có chất lượng tài sản và chất lượng vốn góp; Biên lợi nhuận cao; cổ tức tiền mặt đều đặn, Doanh thu và LN từ hoạt động kinh doanh cốt lõi tăng trưởng đều đặn, ...

    và ai đó đã nói: "Mua những CP vốn hóa nhỏ có triển vọng tương lai thành blue hay mua những blue và tương lai chưa biết thế nào".

    Và cái quan trọng nhất mà sách ko viết ngoài FA và TA: "Đầu tư CK cũng giống như mình tự kinh doanh ngành nghề nào đó:
    - Lượng hóa được tương đối về nguồn cung và nhu cầu sản phẩm?
    - Lượng hóa được thị phần hiện tại và tương lai của DN.
    - ưu thế/lợi thế của DN trong tương lai. Nó sẽ thể hiện ở điểm nào?
    - Lượng hóa được KL sản phẩm hiện tại và tương lai? Bao nhiêu năm hoàn vốn?
    - Đã nắm đầu vào đầu ra của DN, nắm chi phí vận hành / hoạt động của DN thì việc dự báo KQKD của DN trong tương lai gần cũng tương đối đơn giản.

    Tôi thấy mấy tiêu chí này của 1 bạn phù hợp với TTCK Việt Nam hơn so với sách tây và mấy bạn bốc cờ:
    1/ Vốn hóa thật nhỏ, nhỏ thì cp mới rẻ, rẻ thì tăng mãi vẫn thấy rẻ.

    2/ Khả năng đột biến LN từ tăng giá sản phẩm, giảm lãi suất, tồn kho nhiều giá SP tăng....

    3/ Tương lai phía trước ko phải cạnh tranh khốc liệt giảm giá sp. Không lụi tàn suy thoái

    4/ Doanh thu càng lớn càng tốt vì khi có biến động, lợi nhuận sẽ đột biến rất khủng

    5/ Chia thưởng nhiều, tiền mặt, cp thưởng, khi chốt nhiều giá tham chiếu sẽ thấp, thấy rẻ lại phi tiếp

    6/ Thanh khoản thấp, cổ đặc khi có biến tăng mới khủng vì rất khó mua, Cổ đông ít bán vì ai cũng muốn ôm dài hạn thì cổ mới có thể đi xa vạn dặm.

    7/ Thanh khoản cao rất nhiều gà, cổ loãng như cháo chỉ rình T+3 xả vào đầu nhau thì ko đi xa được. Những cổ thanh khoản 20-40% công ty 1 phiên thì hết sức tránh vì toàn gà, cổ đông to đã chạy hết, đa phần sẽ thành giấy vụn.

    8/ Không đầu tư các ngành đang lụn bại, phía trước đầy khó khăn

    9/ Không adua theo bầy đàn.

    10/ CP càng bị khinh rẻ , chê bai nhưng mình biết tương lai nó sẽ tốt trong khi thị trường ko nhìn thấy thì càng là cổ phiếu cho lợi nhuận cao nhất, đáng đầu tư.
    xebocaitien, Binh Yen, dlhuong29 người khác thích bài này.
    Binh Yen đã loan bài này
  4. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.791
    Một số tiêu chí hay ! @};-@};-@};-:drm2:drm3:drm4
    xebocaitien, Binh YenGa_moi thích bài này.
  5. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
  6. hanhhn

    hanhhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2008
    Đã được thích:
    1.376
    Thực tế tôi lấy vd vnm để diễn giải cho việc thị giá trong tương lai và hiện tại lẫn quá khứ. Cần lưu ý, Tôi không có ý bảo mua vnm, sab trong thời điểm hiện tại. Nếu vnm ở mức giá này ai cầm vnm trên 3 năm, lợi nhuận tôi dự đoán khoảng 15%/năm. Một cổ phiếu tốt cần mua vào thời điểm tốt. Thời điểm tôi mua vnm là 2012, thị trường định giá vnm pe khoảng 12, lúc đó tôi dự tính, với tốc độ tăng trưởng của vnm cỡ 25%/năm, nhưng thực tế tỉ lệ sinh lãi thực tế đến giờ khoảng 30-35%/năm. Hiện tại pe vnm khoảng 20, tôi nghĩ thị trường đang định giá đúng vnm với khung giá trị hiện tại.
    Tuy nhiên đích đến 5 năm nữa kể cả vnm với mức tăng trưởng tối thiểu tầm 10-15%/năm. Lãi kép sẽ phát huy điều thần kỳ của nó. Yếu tố làm nên những dự tính đó là gì: trung bình 1 đứa trẻ ở vn khi tôi mua vnm chỉ 10l/sữa/năm, giờ là 15l/năm. Trong khi Mức này còn cách 100% mức trung bình của Thái lan, indo.... khoảng 30l/ năm. Vậy một doanh nghiệp với banh lãnh đạo minh bạch chỉ kd sữa chiếm thị phần độc quyền (40-50%) của thị trường 100 tr dân có thể đánh mất lợi thế này không? rất khó trong cho điều xấu nhất xảy ra. Canh bạc của tôi chỉ có cửa thắng nhiều hay ít, tuyệt đối không thua. Bất kỳ khi nào tôi bán vnm giá bất kỳ tôi cũng lãi tương đối lớn. (Giá vốn của tôi khoảng 20). Lúc trước có bác nào nói vnm tốt nhưng cũng đã giảm 30%. Điều đó đúng trong ngắn hạn, tuy nhiên. thị giá vnm đã tăng nhẹ nhàng 25% năm 2016. Tôi có khoản lời danh nghĩa là 100%/ tổng vốn đầu tư vào vnm, chỉ với việc ngồi yên. Nó đánh bại 90% nhà đầu tư trên thị trường
    Việc ra biển lớn của vnm là tham vọng bình thường của 1 doanh nghiệp tốt, hay viettell đã làm; thậm chí vic, flc sẽ tiếp bước họ trong 2 năm tới.
    Việc nói lại quá khứ để cho thấy những phân tích tương lai và hiện tại nó tương ứng với nhau như thế nào. Những lợi thế dài hạn sẽ quyết định chiều đi lên của doanh nghiệp là bao lâu, mọi việc của tương lai không thể dự đoán trước.
    Tuy nhiên cách tiếp cận của tôi không phải mua và nằm đó chờ sung rơi vào mồm, tôi thường lợi dụng đúng điểm bùng phát để cơ cấu lướt sóng giá vốn về thấp nhất trong 12 tháng, vd hsg với đà tăng 170% tôi đã cơ cấu xong toàn bộ phần vốn vào hsg với giá vốn trung bình 12. Điểm vào của tôi là tháng 2- tháng 3 khi hsg 29 trước chia, trên bảng giá thị giá khoảng 18, giờ tính thị giá sau chia hsg khoảng 73-75. Trong thời gian đó vị thế của tôi là đầu cơ giá trị trong biên độ 12 tháng. Dĩ nhiên việc này đòi hỏi kinh nghiệm và khả năng phân tích cung cầu, giao dịch ngắn hạn tốt. Nếu 1 năm tới Hsg không đủ tiêu chí đầu tư dài hạn, tôi sẽ thanh lý toàn bộ danh mục thẳng tay hài lòng với khoản lợi nhuận nho nhỏ. :drm4
    Biên độ an toàn tôi hướng tới là 12 tháng sau tôi không thể thua lỗ để tính bài toán dài hạn hơn. Sau đó hãy để tương lai quyết định mọi thứ bác ạ. Xấu lắm tôi cho vốn về 0 đ để trở thành vị thế đầu tư dài hạn ăn cổ tức.:D
    Last edited: 07/03/2017
    ong2015, xebocaitien, Binh Yen8 người khác thích bài này.
  7. khoailangxin

    khoailangxin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2008
    Đã được thích:
    6.228
    Chào bác. xin hỏi tiêu chí dài hạn của bác là những gì ạ?
    Việc bác lấy ví dụ VNM và HSG khiến tôi chưa hình dung được cụ thể
    magyar, hanhhnVuthanhnguyen thích bài này.
  8. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.791
    Cám ơn @hanhhn và anh @Ga_moi đã có những bài viết rất hay trên Pic này .
    Có thể có một vài cao thủ (chắc khoảng 5%) thành đạt với đầu cơ ngắn hạn trên TTCK VN .
    Nhưng , những ai có tính trầm tĩnh, kiên nhẫn và đặt nặng vấn đề khảo sát để đồng hành trung dài hạn với DN, thì tỷ lệ số người thắng sẽ ở mức rất cao . ( "Thắng" ở đây có thể được tính từ giới hạn : Tổng tài sản tăng cao hơn mức lãi suất huy động b/q của nền kinh tế . Tính cả lãi suất kép ) .

    @hanhhn đầu tư dài hạn ( có tái cơ cấu DM theo từng tình huống ) vào những DN đầu ngành, DN dẫn dắt TT hoặc DN đặc thù có tính độc quyền tương đối ...
    Thường thì người ta sẽ không ngạc nhiên nếu đầu tư dài hạn vào những Cty như vậy .

    Cũng cùng một cách thức như thế . Nhưng nếu đầu tư vào những Cty hiện đang trì trệ "dưới ngưỡng bình thường" ... có "thị giá ly trà đá..." thì sẽ gây ngạc nhiên . Người ta , nếu có tham gia , thì cũng chỉ "vào ra trong ngắn hạn" ???

    Tôi thích đầu tư dài hạn với nhóm "dưới ngưỡng bình thường" - Nếu nó hé lộ một cơ sở gì đấy để kỳ vọng được sự thay đổi, cải thiện trong tương lai -
    Tất nhiên , đôi khi cả năm trời , ko được gì ... có đôi khi cả năm âm NAV vài mươi % ... Nhưng có những giai đoạn tài sản tăng 500%-800% /năm ... cũng khá thường xuyên . :D:D:D:drm2:drm3:drm4
    xebocaitien, Binh Yen, magyar8 người khác thích bài này.
  9. hesman88

    hesman88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.322
    Cảm ơn Bác @hanhhn những chia sẻ rất hay. Những cổ phiếu nắm giữ dài hạn (theo năm) như vậy rất ít khi có thị giá thấp. Giá chúng ta thấy thấp bây giờ thực chất chỉ là điều chỉnh mà thôi. Tôi nghĩ đầu tư dài hạn (nhắc lại là nắm giữ theo năm) rất khó tìm được các cổ phiếu có thị giá nhỏ. Vậy cho nên suy nghĩ tìm hàng móc cống (thị giá thấp trên bảng điện tử) nắm giữ lâu dài mong nó tăng bằng lần trong dài hạn e rằng là một phương pháp không phù hợp - chỉ là quan điểm cá nhân.
    hanhhn, xebocaitien, Binh Yen5 người khác thích bài này.
  10. hesman88

    hesman88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.322
    Tại sao lại không có thị giá thấp. Bởi vì những cổ có thể nắm theo năm phải là những cổ rất tốt. Cơ cấu tài chính bền vững, tiềm năng tăng trưởng đủ lớn, đặc biệt phải đi lên bằng nội lực bằng kết quả kinh doanh chứ không phải bằng các chiêu trò tài chính. Sẽ có những cổ phiếu đột biến nhờ vào chính sách, gặp thời như nhóm thép vừa qua nhưng để bền vững với thời gian thì hơn hết phải là nội lực, phải là ngành nghề, phải là cái tâm của người lãnh đạo. Những cổ như vậy nhà đầu tư không bao giờ bỏ rơi. Mà dĩ nhiên nếu không bỏ rơi thì thị giá của nó không thể thấp. Quá khứ không quyết định tương lai nhưng nó là cơ sở của tương lai - đặc biệt là tương lai xa.
    xebocaitien, Binh Yen, Ga_moi4 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này