Tầng 6 Quĩ TLV F319---cùng chung tay chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kimhoababa2, 17/03/2013.

4082 người đang online, trong đó có 324 thành viên. 07:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 620249 lượt đọc và 972 bài trả lời
  1. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
    Thấm thoắt đã trọn một năm 2012 trôi qua, cùng sắp hết quí đầu tiên của năm 2013 đầy sôi động với 2 con sóng hiển hiện mỗi đầu năm để bù lại phần nào sự mất mát, buồn bã vì thua loss và cũng là khởi động lại biết bao hi vọng & mong đợi ở sự biến đổi tốt hơn của cuộc sống đời thường qua sắc màu của TTCKVN . Dù cho vật cứ đổi, sao cứ dời theo sự vận động của ngũ hành, Quĩ TLVF319 -- Ngôi nhà đầy ắp tình thương và sự sẻ chia của những tấm lòng nhân hậu trong ngoài diễn đàn F319 vẫn mãi là nơi gạn đục khơi trong, tập hợp và gìn giữ bản sắc tốt đẹp của tình người.

    TTCKVN luôn luôn và mãi mãi là ẩn số chứa đựng mọi ước mơ song hành cùng nhiều khắc nghiệt , song điều đó lại càng làm tôn lên sự bao dung, sáng đẹp, nhân từ của những tấm lòng nhân hậu của các thành viên trong ngoài Box F319 ----- nơi những khối óc đang ngày đêm say mê với các cung độ củaTTCK trong khi những trái tim luôn đập nhịp cùng những mảnh đời éo le, khốn khó trên mọi miền đất nước.

    Tầng 6 Quĩ Tấm Lòng Vàng F319 được hình thành bắt đầu từ những ngày đầu năm 2013 trong niềm vui đón con sóng năm mới, nhưng do bận đi nhiều nên Quản lí Quĩ TLV Kimhoababa2 chưa kịp tách riêng thành topic mới.

    Thành thật xin lỗi và mong bà con thông cảm.
    Hôm nay, nhân mùa xuân ấm áp , nắng đẹp trời trong, Kimhoababa2 lập topic mới cho

    Tầng 6 --- Quĩ TLV F319
    để dành mảnh đất mới thênh ********* các tấm lòng nhân ái tụ họp và cùng nhau làm tiếp công việc đầy tình người cao đẹp.


    Số TK Tràn Thu Hà .......................

    Các bạn gửi tiền nhớ ghi rõ nick chuyển , gửi xong xin PM cho @kimhoababa2 hoặc @hahuyenp hoặc vào topic này thông báo đã gửi ở TK bank nào để tránh nhầm lẫn . Tks .
    zuzu1110, DucCK, SmartinvestNo15 người khác đã loan bài này.
  2. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
    thaohp, bossstock, DucCK5 người khác thích bài này.
    DucCKlopchoi đã loan bài này
  3. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
    -------------------- THÔNG BÁO-------------------
    ------------ (Gửi tới BOX 319 và toàn diễn đàn TTVNOL)
    1/. Thể theo yêu cầu của BQT diễn đàn F319.com về mọi hoạt động của các quỹ được thành lập trong diễn đàn, kimhoababa2 - hiện là người quản lí thu chi và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Quỹ Tấm Lòng Vàng F319, xin trân trọng thông báo :
    • Quỹ từ thiện F319 khởi đầu được thành lập ngày 22/12/07, xuất phát từ tấm lòng nhân hậu của các thành viên Box TTCK 319 ( thuộc diễn đàn TTVNOL.com cũ) muốn chia sẻ, giúp đỡ các hoàn cảnh khốn khó . Các thành viên của F319 tự nguyện đóng góp quĩ và tự nguyện đi thực hiện các sự trợ giúp.
    • Quỹ được đổi tên là Quỹ Tấm Lòng Vàng F319 (Quỹ TLV F319). Quỹ hoạt động hoàn toàn độc lập, không có liên quan tới bất kì Quỹ nào khác trong diễn đàn F319.com, cũng như không liên quan tới các Quỹ, Box nào khác trong diễn đàn TTVNOL, cũng như không thuộc quyền quản lí của BQT diễn đàn TTVNOL.
    2/. Người đại diện của Quĩ TLV F319 : @kimhoababa2--------đồng thời là người chịu trách nhiệm quản lí mọi thu chi và mọi hoạt động của Quỹ cùng với sự trợ giúp của mod @DHA , @hahuyenp và các thành viên thực hiện.

    Trân trọng./.

    Qui định về hoạt động của Qũy TLV F319 :

    1/. Các thành viên trong ngoài F319 tự nguyện đóng góp xây dựng Quỹ TLV F319 và tự nguyện tham gia các Chương trình hoạt động của Quỹ cũng như chấp hành qui định : TỰ TÚC CHI PHÍ cho các hoạt động đi lại, ăn ở...
    *** 100% toàn bộ số tiền đóng góp của ACE lưu trên danh sách là dành cho việc trợ giúp các hoàn cảnh nghèo khó, ốm đau, bệnh tật.
    2/. Quỹ hoan nghênh nhiệt liệt sự kêu gọi nguồn tài trợ từ các tổ chức và các nhà tài trợ --- xuất xứ của một số nguồn tài trợ đặc biệt nào đó phải được sự chấp thuận của Quản lí Quỹ TLV - Kimhoababa2, hoặc nếu cần thiết phải có sự chấp thuận của các cơ quan chức năng.
    3/. Tùy thuộc qui mô của nguồn tài trợ và tuỳ từng hoàn cảnh của đoàn F319 đi thực hiện, nếu cần thiết phải hỗ trợ 1 phần chi phí đi lại cho đoàn đi, Kimhoababa2 và nhóm các thành viên trợ giúp sẽ bàn bạc, thống nhất và quyết định.
    4/. Trường hợp xin được nguồn tài trợ về hàng hoá kèm 1 phần tiền mặt chi phí cho việc thực hiện như phía tài trợ đề xuất, thì 100% số tiền đó sẽ dành chi phí cho các thủ tục nhận hàng và số còn lại dành hỗ trợ cho đoàn đi.
    *** Việc này (nếu có) sẽ do thành viên đại diện phía tài trợ quyết định.
    5/. Mỗi thành viên trong đoàn đi thực hiện các chương trình gần & xa cần nêu cao ý thức tự giác hỗ trợ và gắn kết giữa các thành viên trong đoàn để cùng nhau hoàn thành thật tốt chương trình, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho mỗi chuyến đi.

    *** Chú ý : trang phục thoải mái nhưng phù hợp cho từng nội dung và thời gian tại điểm đến. Sau khi hoàn thành công việc các bạn tự do---lựa chọn trang phục phù hợp cho mỗi hoàn cảnh cũng là 1 nét biểu hiện lối sống văn hoá cao .

    6/. Các thành viên thường xuyên theo dõi và tự do trao đổi vui vẻ , có ý thức xây dựng trong các topics của Quĩ. Tránh spam lạc đề trong topic.
    *** Bất kì nick nào hoặc bất kì thành viên nào post bài + link ko phù hợp với chủ đề của topic sẽ nhờ Mod ban nick và xóa bài.

    7/. Các nicks chưa có đóng góp hay chưa tham gia các hoạt động của Quỹ không được phép post bài thiếu ý thức xây dựng về mọi hoạt động của Quỹ và các thành viên đã và đang tham gia.
    *** Đặc biệt nick hoặc thành viên nào cố tình post bài gây nghi kị hay chỉ trích về hoạt động của Quĩ TLV & các thành viên tham gia hoạt động của Quĩ sẽ bị Mod khóa nick vĩnh viễn.

    8/.Kimhoababa2, chủ topic Quỹ TLV F319 có quyền chấp nhận hay từ chối sự tham gia của một số nicks hay cá nhân tỏ ra thiếu ý thức xây dựng đối với các hoạt động của Quĩ và các thành viên tham gia Quỹ.

    Last edited by a moderator: 03/03/2018
    VyInders, thichdola00, DucCK7 người khác thích bài này.
    DucCK đã loan bài này
  4. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828

    Bà con ơi, chung tay giúp các em bớt khổ đi.


    -----Có culan2008 ở Thanh Hóa. Để baba đọc kĩ lại bài và có lẽ baba sẽ dành thời gian vào tận nơi + rủ 1-2 bạn đi cùng hoặc liên lạc rủ culan2008 để mang thêm quần áo, dép và nhiều thứ cần thiết. Đồng thời xem các em nhỏ cần những gì , liên hệ với nhà trường để có thể giúp cụ thể và hiệu quả hơn nữa phongthuy à.


    Mường Lát là ở đâu nhỉ ??? Nghe như Hòa Bình ấy.

    Thương bọn nhỏ và phục chúng quá. [r32)][r32)][r32)] Chi em Đòa lại còn rất xinh nữa. May là dân quanh đó ko có bọn xấu, toàn trẻ con ở nơi heo hút thế cũng sợ quá.

    Bao nhiêu tỉ đồng do các Chương trình đóng góp trên TV sao ko thấy ai kêu gọi làm 1 cây cầu cho các em học sinh vùng này qua sông mùa mưa lũ nhỉ ??? Đi thuyền còn lật như ở Quảng Bình mà đây còn đi bè với mảng --- đúng là đùa dỡn với tử thần. :((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((

    Đi bè cũng mất tiền , nhiều tiền nữa chứ. Cứ tưởng là đi ko mất tiền mà còn sợ chết khiếp . ~X~X~X


    Trích:
    phongthuyBDS viết lúc 17:43 - 14/03/2013 [​IMG]
    Nếu có đại diện ở T Hóa mà giúp được 2 trường hợp này thì tốt quá 3`3` ạ [};-
    Các cháu sáng sủa ,có nghị lực có thể rất có ích cho gia đình và XH sau này.

    Học trò 11 tuổi dựng lán nuôi em nhỏ

    Khát khao được tới lớp, Phạm Thị Nguyệt và Ngân Thị Đòa đều 11 tuổi ở huyện Mường Lát, Thanh Hóa, dựng lán gần trường để đi học. Hai em mang theo cả em ruột ở cùng để nuôi ước mơ học thoát nghèo.

    [​IMG]
    Chị em Nguyệt trong căn lán dựng gần trường. Ảnh: Hoàng Phương. Nguyệt và Đòa đều sinh ra ở bản Chiềng, bản nghèo nhất xã Trung Lý của huyện miền núi Mường Lát. Nơi đây dân thưa thớt, không đủ học sinh nên các thầy cô giáo không thể lập điểm trường. Khát khao đi học, hai em đã rời bản, vào tận Cò Cài cách đó 5 km dựng lán ở để được đến trường. Các em ruột của Nguyệt và Đòa cũng theo chị vào lán ở, chị em cùng nuôi giấc mơ học chữ để thoát nghèo.
    Vừa tan trường, Nguyệt vội trở về lán ngay. Cất chiếc cặp, em nhóm lửa nấu cơm, rồi khệ nệ bưng chậu quần áo xuống suối giặt. Cậu em trai Phạm Bá Kiên (8 tuổi) giúp chị trông nồi cơm. Căn lán nhỏ gọn gàng, không có đồ gì quý ngoài vài tấm chăn, bộ quần áo và sách vở của hai chị em.
    Cô học trò 11 tuổi đã có "thâm niên" 5 năm ở lán. Bố mẹ dựng cho căn lán nhỏ khi Nguyệt bắt đầu vào lớp 1. Để em làm quen với cuộc sống tự lập, cả gia đình bàn nhau chuyển vào Cò Cài ở tạm một thời gian. Được một năm, bố mẹ về dưới Chiềng đi nương, hai chị em ở lại lán tiếp tục học.
    * Video: Học trò nghèo dựng lán nuôi 3 em nhỏ Nguyệt kể, đêm đầu tiên ở lán, Kiên khóc vì nhớ mẹ. Nguyệt khi đó mới 7 tuổi ôm cậu em 5 tuổi dỗ em đừng khóc, rồi cuối tuần sẽ được về thăm nhà. Những đêm mùa đông lạnh thấu xương, gió núi thổi vào vách nứa ràn rạt như muốn hất tung căn lán nhỏ xuống suối, hai chị em lấy chăn che kín góc lán, ngăn gió rồi ngồi học bài.
    Nguyệt cho hay, mỗi tháng bố cho 20.000 đồng tiền sinh hoạt, có khi ít hơn. Tiền bố cho, em dùng để mua bút, sách cho hai chị em. Nhắc đến người mẹ bệnh tật, Nguyệt chia sẻ, mẹ em bị bệnh nặng, không còn khả năng lao động đã nhiều năm nay. Vì thế, cô bé luôn tự nhủ phải học thật giỏi. Từ lớp 1 đến nay, những tấm giấy khen học sinh giỏi, phần thưởng trong các kỳ thi viết chữ đẹp, Nguyệt luôn mang về khoe với mẹ đầu tiên.

    Lán ở cạnh suối, ngày mưa nước suối dâng cao, hai chị em dắt nhau vừa ôm cặp, dò dẫm từng bước chân đi trên cây cầu ghép từ những cây luồng vắt ngang suối. Đến được lớp học thì cũng ướt mèm từ đầu tới chân. 5 năm đi học, cô trò nhỏ chưa nghỉ buổi nào.
    Mỗi lần nghe dì đang học ĐH Y Thái Bình kể chuyện, Nguyệt lại khao khát rời bản nghèo, bước chân vào giảng đường đại học để trở thành bác sĩ nhưng cô bé cũng lo bố mẹ không có tiền đóng học cho mình.

    [​IMG]
    Nguyệt và Đòa (ở giữa) là hai tấm gương vượt khó tiêu biểu của nhà trường. Ảnh: Hoàng Phương.

    Cách lán của chị em Nguyệt không xa là căn lán của chị em Đòa. Dưới Đòa còn hai em nhỏ đang học lớp 3 và mẫu giáo. Đòa chuyển vào Cò Cài được 2 năm, trước đó em học bên xã Mường Lý. Ngày đó, để đến được trường, học sinh phải ngồi trên bè mảng qua sông Mã.
    Đến giờ, Đòa vẫn còn nhớ cảm giác lo sợ khi ngồi chênh vênh trên chiếc mảng ghép từ những cây luồng. Tay Đòa nắm chặt hai em nhỏ và không dám thở mạnh cho đến khi sang bờ bên kia. Hôm nào mưa to, nước dâng cao, bè mảng không qua sông là chị em Đòa phải nghỉ học.
    Hết lớp 3, bố mẹ muốn Đòa nghỉ vì sợ đi học sẽ bị rơi xuống sông và tiền đi bè mảng còn nhiều hơn cả tiền đóng học.
    Nhà có bốn chị em, em gái kế sau Đòa đã phải nghỉ học ở nhà đi nương. Cô bé nước mắt ngắn dài xin bố mẹ cho mang theo hai em vào bản Cò Cài để tiếp tục đi học.
    Mỗi chiều sau khi ôn bài xong, Nguyệt và Đòa thường rủ nhau đi lấy củi, hái rau rừng. Bữa cơm của các em chỉ có rau rừng chấm nước mắm, mùa măng có thêm đĩa măng luộc chấm muối, thỉnh thoảng có quả trứng, miếng thịt. Cuối tuần được nghỉ, Nguyệt dắt Kiên, Đòa cõng em út, tay dắt em gái đi bộ 5 km mới về đến bản Chiềng. Chiều chủ nhật, năm đứa trẻ lại quay về Cò Cài để kịp đi học tuần sau.
    [​IMG]
    Căn lán nhỏ của ba chị em Đòa. Ảnh: Hoàng Phương. Biết chị Đòa và chị Nguyệt học khá, mấy đứa trẻ nhà bên cạnh cũng mang sách qua lán cùng học bài. Học cùng lớp, lại chơi thân với nhau, Nguyệt và Đòa đều nằm trong top học sinh khá, giỏi của trường. 5 năm nay, Nguyệt luôn giành danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Trong khi đó, Đòa cũng liên tục góp mặt trong các kỳ thi học sinh giỏi. Mới đây, cả hai được đại diện cho trường đi giao lưu học sinh giỏi các trường tiểu học trên địa bàn huyện Mường Lát.
    Thầy Phạm Đăng Dung, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trung Lý 2 cho biết, Nguyệt và Đòa là hai tấm gương vượt khó tiêu biểu của nhà trường. Cả hai đều là học sinh khá, giỏi liên tục trong nhiều năm.
    "Trường đã miễn mọi khoản đóng góp và khen thưởng trực tiếp khi các em đạt thành tích tốt. Ngoài giờ học, các thầy cô giáo cũng thường xuyên đến lán xem tình hình ăn ở của học trò, xin điện của nhà dân để các em có ánh sáng học bài", thầy Dung cho hay.
    Theo thầy Dung, học sinh của nhà trường chủ yếu là người dân tộc Thái và Mông, có hoàn cảnh khó khăn. Các em ở bản xa nhưng rất ham học, đều có một mong muốn được đi học để thoát nghèo.
    Hoàng Phương

    DucCKkevin pham thích bài này.
    DucCK đã loan bài này
  5. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828

    ----Những con người khốn khổ quá. :((:((:((Cầu mong cả nước chung tay giúp đỡ,
    mỗi người 1 viên gạch, thế này là giúp đỡ khá cụ thể, ko phải đóng cho TV.


    Trích:
    TungTienHn viết lúc 21:14 - 14/03/2013 [​IMG]


    Trong số 9 người lính Hải quân Việt Nam bị Trung Quốc bắt một cách trái phép tại trận chiến giữ đảo Gạc Ma ngày 14.3.1988 thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam chúng ta thì Quảng Bình có 3 người. Gồm anh Nguyễn Văn Thống (Nhân Trạch), Lê Văn Đông (Tây Trạch), Mai Xuân Hải (Liên Trạch) đều ở huyện Bố Trạch.

    Tôi đã tìm gặp rất nhiều cựu binh Gạc Ma và thấy nhiều mảnh đời còn vật lộn mưu sinh. Nhưng với cựu binh Mai Xuân Hải là một số phận nghiệt ngã, cay cực. Một số phận éo le luôn giày vò anh mỗi ngày. Cái nghèo cứ cuốn lấy số phận người lính đảo. Trần ai cứ bám riết lấy anh.
    Anh bị bắt giam ở bán đảo Lôi Châu, Trung Quốc. Đúng ba năm, năm tháng, mười lăm ngày được trả về qua con đường ngoại giao. Những tháng năm bị tù đày quả là cực hình. Bao nhiêu vết thương súng đạn khi lính Trung Quốc phẫu thuật, họ không dùng thuốc mê mà mổ thẳng, anh kể: “Lúc mổ lấy một số mảnh đạn, lính Trung Quốc kẻ cầm chân, người cầm tay, không cho thuốc tê, đau không chịu thấu”. Bữa bị bắt lên tàu: “Cả 9 anh em chỉ cho một cốc thủy tinh nước, mà nước chỉ tráng dưới phần đáy cốc, mỗi người chỉ thấm môi một tí rồi nhường cho đồng đội”, anh Hải hồi tưởng lại.
    [​IMG]Anh Hải với người đồng đội cùng làng

    Bữa ăn cũng cực khổ: “Bữa sáng ăn mì với nước gạo, nước gạo không có muối, nhạt miệng nhạt mồm, ăn hoài thì người như phù thủng vì thiếu muối. Buổi trưa tối có cơm bị mốc”, anh Hải kể. Bị bắt giam, anh Hải cùng đồng đội thường bị dựng dậy hỏi cung suốt ngày: “Họ hỏi bao nhiêu lính, ai chỉ huy, vũ khí gồm những loại gì, khi nào thì quay lại. Tôi trả lời không biết, vì là lính nên chỉ biết nghe theo quân lệnh, trung thành quân lệnh, không khai gì, mà trăm bữa như một là thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biển đảo Việt Nam”, anh nhớ lại.


    [​IMG]Tấm bằng huân chương chiến công của Mai Xuân Hải sau cuộc chiến Gạc Ma

    Anh biết chính xác bị giam ba năm, năm tháng, mười lăm ngày là vì mỗi ngày đi qua, anh lại dùng chiếc thìa nhỏ vạch sâu trên bức tường nhà giam, vạch sâu mỗi ngày một vạch nên nhớ như in khoảng thời gian năm tháng tù đày.

    Ở quê nhà, gia đình anh đã nhận giấy báo tử, xóm làng, dòng họ đã tổ chức lễ tang. Nhưng ngày anh về, cả làng vui như hội, họ mở cơm ăn mừng, có người còn lấy tay béo mạnh má anh xem có đúng người thật hay là “ma”. Nhưng họ vỗ tay cả làng, vì đó là người thật.
    Sau ngày đoàn viên với gia đình, anh Hải lao vào cuộc mưu sinh vất vả. Ba năm đầu còn sức trai tráng, anh cưới được vợ, lao động siêng năng. Nhưng sau đó, sức khỏe xuống dốc một cách không phanh. Trong người anh còn đến những 8 mảnh đạn, cứ trái gió trở trời lại đau nhức vô cùng.

    Ngày vui đoàn viên chưa ngớt thì cũng là tin không hay ập về, bỗng nhiên từ đâu một lời đồn cay nghiệt, rằng anh là tình báo Trung Quốc cài cắm về địa phương để phá rối. Anh nghe mà khụy ngã tinh thần. Cuộc đời sương gió với biển đảo cũng là một ý chí sắt son, thủy chung, một lý tưởng vì Tổ quốc cao đẹp, vậy nhưng người đời lắm kẻ thối mốm, ác nhơn.
    [r23)][r23)][r23)]

    Thế nên, bao sự hỗ trợ từ trên về, gia đình anh gần như không được thôn xã chú ý mấy, anh vẫn không màng mà vẫn ra sức lao động. Rồi lời đồn cũng bị bạt đi, bởi người lính chất phác tự chứng minh mình là nòi giống Việt, chẳng phải là đặc tình, đặc tiếc gì. Người làng lại dần đến với anh.


    Nhưng anh càng cố gắng lao động thì dường như số phận lại càng buộc anh đến phận nghèo. Đến nay, nhiều đồng đội của anh đã có mái nhà ấm cúng, có người nhà hai tầng, thì anh vẫn ở trong cái nhà dột nát. Có người nói rằng; chẳng qua vu khống là nhà cho được chứ nhà đâu mà nhà như rứa!.
    Anh lấy vợ, mưu sinh vật lộn khó khăn, sinh được 4 đứa con thì 3 đứa phải bỏ học tự kiếm ăn, riêng cháu út đang được đi học. Anh hy vọng, rồi đứa bé út sẽ không bỏ học vì bố mẹ quá khổ.
    Viết bài này cũng là để tỏ một lòng kêu gọi bạn bè trên trang Cu Làng Cát ủng hộ anh Hải, gom góp mỗi người chút đỉnh để dựng cho người lính Gạc Ma còn khó khăn này liếp nhà ấm cúng.
    Trong lần kỷ niệm 25 năm trận chiến đấu bảo vệ Gạc Ma, chúng ta nói được rất nhiều, tri ân bằng những ngôn từ sâu sắc và để nối dài những tấm lòng như thế, tôi xin kêu gọi bà con hỗ trợ anh Hải làm được căn nhà ước mơ. Bởi mỗi chúng ta ở phía đất liền được lớn lên đều có bóng dáng của của người ngoài biển đảo quê hương biển Đông đất nước.
    Tôi sẽ công bố mọi đóng góp của các bạn trên trang blog Cu Làng Cát như đã từng làm trong cuộc vận động gạo cho đồng bào Rục trước đây.
    Chúng tôi mở đợt kêu gọi này thực hiện trong vòng một đến hai tháng sẽ kết thúc với mong muốn có được 100 triệu đến 150 triệu để xây nhà cho anh Hải. Nếu nhiều hơn chúng tôi sẽ trích ra để hỗ trợ một số cựu binh khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình chút đỉnh vốn làm ăn.

    Địa chỉ ủng hộ anh Hải qua đầu mối nhà báo Dương Minh Phong
    Điện thoại: 0983194999
    Tài khoản số: 0161000185218
    Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Quảng Bình. Khi gửi tiền, bà con nhớ gửi thêm email để tiện bề đối chiếu.
    Xin trân trọng cảm ơn bà con
    P/S: Đây hoàn toàn là vấn đề nhân đạo, rất mong bà con ủng hộ và không suy còm men chỉ trích chính quyền địa phương).
    Cu Làng Cát
    DucCKkevin pham thích bài này.
    DucCK đã loan bài này
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  7. alanzuan

    alanzuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    33
    Nhân dịp lên tầng mới, cháu xin ủng hộ quỹ chúc mừng nhà mới nào !!![r2)] [r2)][r2)][};-[};-[};-[};-[};-
    Cháu vừa chuyển 1M vào Account VCB của bà bà ạ : )))
    Chúc Quỹ mình ngày một phát triển ! đúng theo tiêu chí và ước nguyện của các thành viên.
    kevin pham thích bài này.
  8. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828


    -----Hi, cảm ơn alanzuan nhiều nhé. [r32)][r2)] Cảm ơn sự đóng góp chia sẻ của các bạn đã và đang làm vơi bớt nỗi buồn bã lo âu của những con người lâm vào hoàn cảnh khốn khó.

    Chúc những tấm lòng nhân ái luôn gặt hái nhiều hơn niềm vui, may mắn và thành công. [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  9. nguyend_uyanh

    nguyend_uyanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Đã được thích:
    116
    MÁI ẤM VIỆT ĐỨC ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC TẤM LÒNG THIỆN NGUYỆN “PHÁT QUÀ & XÂY CÔNG TRÌNH PHỤ CHO HỌC SINH VÙNG CAO”

    Nhận được bức tâm thư của một Cô Giáo Trẻ đang công tác tại một vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, với tâm huyết sẽ làm được một việc gì đó để chia sẻ cùng Cô Giáo Trẻ này, chúng tôi vội vàng vượt hơn 300 cây số, với rất nhiều đèo cao, đường đất, đường ổ voi chúng tôi đã đến được nơi Cô công tác, đó là Trường THCS Nhạn Môn, thôn Phai Khỉm, xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn.

    Trường toạ lạc trên một đồi cao với những lớp học xây tường gạch, mái ngói, quét vôi vàng ẩn hiện dưới những tán cây. Đi sâu thêm là những nhà cấp 4 đã xuống cấp, nơi ở của các giáo viên. Đi qua đấy trên nền sân đất rộng là 5 phòng học tạm của nhà trường. Phòng được thưng bằng gỗ tấm, lợp ngói xi măng. Trong các phòng học tạm thầy vẫn đang dậy, trò vẫn đang học. Cuối của quả đồi là nhà vệ sinh của học sinh bán trú. Nó được quây sơ sài bằng tấm như vỏ bao tải gạo màu xanh trên khung tre tuềnh toàng. Lưng chừng đồi là hai nhà bán trú dành cho những học sinh ở xa ở lai trường trong những ngày đi học. Một nhà bằng gỗ đã xuống cấp, một nhà tường xây mái ngói. Bên cạnh đó các giáo viên vừa quây tạm cho các em bằng bạt cũ một nhà tắm.

    Toàn trường có 98 học sinh hầu hết đều thuộc diện hộ nghèo, trong đó có 68 học sinh ngoại trú và 30 học sinh ở quá xa trường nên phải ở lại trong 2 nhà bán trú tồi tàn, chật chội.

    “…Rất mong được các nhà hảo tâm cảm thông và chia sẻ với hoàn cảnh của các em cùng góp chút cống sức nhỏ bé để giúp đỡ các em vượt qua hoàn cảnh và thắp sáng những hi vọng cho các em. Tiếp thêm cho các em nghị lực để các em từng ngày tiến gần hơn với tri thức qua đó có động lực vươn lên để một ngày không xa các “Em tôi” sẽ là những tri thức trẻ quay lại xây dựng quê hương mình”.

    Đó là lời kêu gọi của Cô Giáo Trẻ và cũng là lời kêu gọi chung tay từ cộng đồng của Mái Ấm Việt Đức.

    MÁI ẤM VIỆT ĐỨC ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC TẤM LÒNG THIỆN NGUYỆN “PHÁT QUÀ & XÂY CÔNG TRÌNH PHỤ CHO HỌC SINH VÙNG CAO”

    Địa điểm tặng quà & xây dựng công trình phụ: Trường THCS Nhạn Môn, thôn Phai Khỉm, xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn.

    Ngày tặng quà: 17/4/2013 (có thể thay đổi)

    Số học sinh: 98 học sinh

    Danh mục quà tặng:

    1. Mỳ tôm: 98 thùng x 97.000vnđ = 9.506.000vnđ (mua tại Bắc)

    2. Áo sơ mi đồng phục: 98 chiếc x 70.000vnđ + 150k vận chuyển = 7.010.000vnđ

    3. Màn một: 30 chiếc (cho 30 học sinh bán trú) x 35.000vnđ = 1.050.000vnđ

    4. Bánh kẹo liên hoan chung: 500.000vnđ

    5. Sách, truyện: cũ, mới (không hạn chế)

    6. Xây công trình phụ (bao gồm nhà tắm & nhà vệ sinh): 30.000.000vnđ

    Tổng cộng: 48.066.000vnđ

    Mọi đóng góp xin được gửi về
    Đại diện của MÁI ẤM VIÊT ĐỨC tại Việt Nam:

    Đào Thị Bích Hường
    Số 10 ngõ 35 phố Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội
    Tài khoản số: 0011004066888
    Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombanh)
    Điện thoại: 0936621248

    MÁI ẤM VIÊT ĐỨC tại Đức:

    Đỗ Thu Hà
    Erich-Kurzstr. 5/8.02 , 10319 Berlin Germany
    Telefon: (+49) 1522 760 9928; (+49) 30 510 54487

    Tài khoản:
    Tong Duc Tung
    7043557
    BLZ:20070024
    Deutsche Bank

    Xin chân thành cảm ơn
    [​IMG]
  10. nguyend_uyanh

    nguyend_uyanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Đã được thích:
    116
    Cần 8 triệu để cứu con mà tôi cũng không có!

    - Trong phòng cấp cứu người mẹ trẻ mệt mỏi, ngủ gục bên cạnh con. Chỉ tới khi chúng tôi đến thăm bé, bác sĩ vỗ vào vai người mẹ trẻ mới giật mình tỉnh giấc.


    Đứa bé nằm cạnh mẹ tay quờ quạng, mếu máo nhưng không khóc thành lời, mắt nhìn đăm đăm vào khoảng trống như thể đang tìm chỗ bấu víu.
    Trên đầu và chân bé chi chít những dây truyền dịch. Chưa kịp có cho mình một cái tên để gọi, bé đã phải trải qua nhiều cơn đau vật vã để giành lại sự sống. Vì thế nên từ lúc sinh ra bé phải mang cái tên tạm của mẹ là con bà Trần Thị Hoài (ấp Mỹ Trinh, xã Thiện Trung, huyện Cái Bè, Tiền Giang).

    Vừa lọt lòng mẹ, đứa bé đã được chuyển qua để phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột bị thắt để cứu nguy tính mạng.
    [​IMG]
    Mới mang thai được bé được 7 tháng, chị Hoài có dấu hiệu trở dạ sinh non, ca trở dạ phức tạp chị Hoài được chuyển thẳng đến BV Từ Dũ. Sau khi bác sĩ mổ, người mẹ còn chưa hồi tỉnh, đứa bé đã được chuyển qua BV Nhi Đồng 2 để phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột xoắn.

    nhiễm trùng, tĩnh mạch, nhà nghèo, công nhân
    Bé con bà Hoài đang nằm tại phòng cấp cứu Khoa Tiêu hóa BV Nhi Đồng 2, TP.HCM
    Chưa được một giọt sữa mẹ đứa bé 2,1kg đã phải đối diện với sinh tử. Từ đó tới nay, bé làm bạn với chiếc giường bệnh trong phòng cấp cứu.

    Sau ca phẫu thuật cắt đoạn ruột thắt để giành lại sự sống cho bé thì hiện bé đang phải đối diện với chứng ruột ngắn.

    Bé chưa thể tự ăn uống mà phải truyền qua đường tĩnh mạch hoặc bằng ống truyền trong một thời gian dài chờ sự hồi phục và phát triển của ruột. Chỉ tới khi nào ruột thích nghi bé mới có thể ăn bằng miệng.

    Thời gian để bé phục hồi và thích nghi có thể kéo dài tới nhiều tháng nên việc truyền thức ăn kéo dài không có buồng tiêm nguy cơ nhiễm trùng sẽ rất cao. Nguy cơ tử vong vì nhiễm trùng còn cao hơn vì bệnh.

    Tuy nhiên với hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, mẹ bé không thể lo đủ tiền sữa và nhiều chi phí phát sinh khác. Nên dù rất muốn nhưng trong lúc này chị Hoài cũng không đủ khả năng đóng thêm 8 triệu đồng để đặt buồng tiêm cho con.

    “Vợ chồng em mới cưới nhau được 1 năm thì sinh em bé. Hai vợ chồng tích góp được 10 triệu để lo sinh đẻ nhưng số tiền đó chỉ đủ cho ca phẫu thuật. Từ đó đến nay, phát sinh bao nhiêu khoản đều là tiền đi vay mượn. Em nghỉ làm công nhân từ lâu, chồng em thì bữa làm bữa nghỉ chăm con, giờ chẳng biết kiếm đâu ra tiền. Bác sĩ nói cố gắng mua cho con cái buồng tiêm để truyền thức ăn cho bé tránh bị nhiễm trùng nhưng em chả biết lấy đâu ra bây giờ. Tiền viện phí, tiền sữa, tã lót em cũng còn chưa lo nổi, các anh chị giường bên cạnh người thì cho bịch tã, người thì cho bình sữa”, chị Hoài thất vọng chia sẻ.

    Theo bác sĩ Tăng Lê Châu Ngọc người trực tiếp điều trị cho bé cho biết: Bé bị teo thắt ruột non từ lúc còn nằm trong bụng mẹ. May mà phẫu thuật kịp thời cứu được tính mạng của bé. Do bị phẫu thuật cắt ruột còn quá sớm nên bé lại bị hội chứng ruột ngắn và viêm gan do nuôi qua đường tĩnh mạch dài ngày.

    Với bé con bà Trần Thị Hoài này còn phải nuôi ăn qua đường truyền lâu dài có thể kéo dài tới nhiều tháng và còn nhiều biến chứng phức tạp. Điều quan tâm đầu tiên bây giờ bé phải được đặt buồng tiêm dưới da (8 triệu) để đảm bảo tránh nhiễm trùng. Vì bé không ăn qua được đường miệng được, giải pháp này là tốt nhất. Nếu bé không được đặt buồng tiêm mà tiếp tục truyền như phương pháp hiện tại thì nguy cơ nhiễm trùng rất cao, nguy cơ tử vong vì nhiễm trùng cao hơn nguy cơ bệnh.

    Chúng tôi cũng đã thông báo cho gia đình nhưng gia đình khó khăn quá không đủ khả năng đặt buồng tiêm này.

    Sự chia sẻ kịp thời cho bé con bà Trần Thị Hoài lúc này có thể cứu được mạng sống của em. Nếu chỉ vì cha mẹ em thiếu tiền mà bé sẽ ra đi vĩnh viễn thì quả là một điều đáng tiếc. Hy vọng sẽ có nhiều tấm lòng vàng giúp em vượt qua được khó khăn này.

    Đức Toàn
    MỌI SỰ ỦNG HỘ XIN GỬI VỀ:
    1. Gửi trực tiếp: Bạn đọc có thể đóng tiền tạm ứng viện phí cho bé con bà Trần Thị Hoài tại Phòng Tài chính kế toán hoặc Tổ trợ giúp bệnh nhân nghèo BV Nhi Đồng 2, TP.HCM
    Địa chỉ gia đình bé: anh Đoàn Văn Ngon ấp Mỹ Trinh, xã Thiện Trung, huyện Cái Bè, Tiền Giang

    2, Qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ bé con bà Trần Thị Hoài (Tiền Giang)
    Qua TK ngân hàng Vietcombank:
    Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
    Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
    - Chuyển khoản từ nước ngoài:
    http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/118761/can-8-trieu-de-cuu-con-ma-toi-cung-khong-co-.html

Chia sẻ trang này