★★★★★★ Thị trường tuần 17/5: Phía trước là rừng mơ xanh ... ★★★★★★

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi langbavibo, 15/05/2010.

3859 người đang online, trong đó có 385 thành viên. 08:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2450 lượt đọc và 17 bài trả lời
  1. THX

    THX Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Đã được thích:
    6
  2. quy_hoa_bao_dien

    quy_hoa_bao_dien Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    10/03/2008
    Đã được thích:
    130
  3. than_y

    than_y Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2007
    Đã được thích:
    0
    nhận định võ đoán, chả có căn cứ ....
    chốt 1 câu là 1-2 tuần tới CK vit và Mẽo là tăng hay giảm, nói thế cho nó vuông
  4. Manhbeo

    Manhbeo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2010
    Đã được thích:
    780
    Dẫu đương đời có đi về đâu EM VẪN MƠ dù thân xác có hao gầy MẤT NIỀM TIN LÀ MẤT TẤT CẢ
  5. Manhbeo

    Manhbeo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2010
    Đã được thích:
    780
    [:p]
    >:D<TỈNH DÂY ĐI CÁCBAC hái MƠ ĐI XẮP CHÍN RÔI
  6. hunhq

    hunhq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/04/2010
    Đã được thích:
    119
    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
    :-bd:-bd:-bd:-bd
    :-bd:-bd:-bd
    :-bd:-bd
    :-bd.........................................thứ 2 tăng thoai....
  7. Bigtrade1

    Bigtrade1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Đã được thích:
    0
    -Được tổng hợp ý kiến của chuyên gia và bản thân.
    Đồng Euro và Bảng Anh đang giảm giá được hy vọng sẽ thúc đẩy xuất khẩu và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của các nước sử dụng những đồng tiền này. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa khẳng định chưa có chủ trương điều chỉnh tỷ giá. Lý giải:

    Nền kinh tế của các nước khác và Việt Nam hoàn toàn khác nhau, và những vấn đề gặp phải cũng là khác nhau. Trong khi Việt Nam là nền kinh tế dựa trên nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài quá nhiều, một nền kinh tế gia công thì các nước khác không lệ thuộc nhập khẩu.

    Do đó, các nước khác sử dụng biện pháp giảm giá đồng tiền, để đồng tiền rẻ hơn, hàng hóa sản xuất ra có tính cạnh tranh hơn khi xuất khẩu. Nhưng, đấy là lý luận của những nền kinh tế đã phát triển chứ không phải của Việt Nam.

    Tại Việt Nam, những mặt hàng xuất khẩu chiến lược như may mặc, giày dép có hàm lượng nguyên liệu đầu vào từ 80% đến 90% là nhập khẩu. Do đó, khi hạ giá VND, giá hàng hóa nguyên liệu nhập khẩu sẽ cao. Với nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản xuất, khi đồng VND giảm, giá thành sản xuất hàng xuất khẩu sẽ tăng.

    Do đó, nếu chỉ có 10-20% nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu là nội địa, việc hạ giá VND sẽ làm hại nhiều hơn làm lợi cho chúng ta. Thêm vào đó, việc hạ giá VND cũng không có lợi cho việc xuất khẩu gạo, cà phê, khoáng sản.

    Đáng chú ý, việc hạ giá VND còn làm tăng giá hàng tiêu dùng nhập khẩu, vì vậy sẽ đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lên cao.

    Có ý kiến cho rằng nên tăng lãi suất để giảm lạm phát,nhận định:

    Hiện nay, Việt Nam không hề có lạm phát.

    Lập luận lạm phát hiện nay là do hiểu lầm hai khái niệm lạm phát và tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Thực ra, lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng tăng là không đồng nghĩa.

    Lạm phát là lạm dụng quyền phát hành để đẩy ra nền kinh tế nhiều tiền quá, "chạy qua" một số hàng hóa, và như vậy, làm cho nền kinh tế quá nhiều phương tiện thanh toán mà không có đủ hàng hóa mua.

    Trong khi đó, tình trạng của nền kinh tế chúng ta hiện nay là đang thiếu tiền. Các ngân hàng thương mại không có đủ tiền cho doanh nghiệp vay.

    Chỉ số giá tiêu dùng tăng là do một số nguyên nhân khác. Thứ nhất lãi suất cơ bản tăng từ trong tháng 11/2009, đẩy lãi suất của các ngân hàng thương mại tăng lên từ 10,5% lên 12%. Nhưng thực chất không phải ở mức 10,5% - 12%, các ngân hàng thương mại có nguồn vốn để bù lãi suất, và lãi suất cho vay ưu đãi ở mức 6,5%.

    Khi Chính phủ quyết định chấm dứt chính sách hỗ trợ lãi suất, giá vốn đi vay của một số doanh nghiệp tăng vọt lên 12%. Thực tế còn cao hơn con số 12%, ở mức 14-15%, thậm chí 18-19%. Như vậy, chi phí vốn vay đã tăng gấp nhiều lần.

    Lãi suất đầu vào tăng đẩy giá thành sản xuất tăng. Do đó, có thể nói, việc Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% đã đẩy giá thành tăng lên nhiều. Kết quả là, giá tiêu dùng tăng. Như vậy, quyết định tăng lãi suất để chống lạm phát nhưng lại làm tăng chỉ số CPI.

    Thứ hai, việc hạ giá đồng VND làm tăng giá nguyên liệu đầu vào sản xuất và tăng giá hàng hóa tiêu dùng trực tiếp. Kết quả là, chỉ số giá tiêu dùng tăng. Thứ ba, việc tăng CPI cũng có một phần do tính chu kỳ của việc tăng giá trong dịp tết. Thứ tư, giá cả các mặt hàng thiết yếu như điện, than, nước, xăng dầu đều tăng cũng đóng góp vào sức tăng của CPI.

    Như vậy, việc tăng CPI trong quý 1 vừa qua không phải do lượng cung tiền nhiều.

    Nên giảm tốc độ tăng giá tiêu dùng theo cách nào?

    Có người cho rằng, khi CPI tăng cần giải quyết bằng cách tăng lãi suất, khống chế lượng tiền vào nền kinh tế. Điều này không đúng với nền kinh tế Việt Nam.

    Ở các nền kinh tế khác, lưu lượng tín dụng tiêu dùng chiếm 60-70%, người dân ở các nước khác mua cái gì cũng vay tiền. Chỉ 30% lưu lượng tín dụng là của sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Vì vậy, các nước khác áp dụng biện pháp tăng lãi suất để "khóa" tiêu dùng, giúp giảm giá hàng hóa, cầu ít đi vì ít tiền.

    Vấn đề ở Việt Nam rất khác. Tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam liệu có chiếm được 10%? Hơn 90% là tín dụng cho sản xuất và kinh doanh. Lãi suất tăng không tác động đến giá cả, mà lại làm tăng chi phí sản xuất, do đó phản tác dụng.

    Hiện nay, các ngân hàng thương mại không huy động được vốn trong nhân dân, lãi suất đầu vào cao, do đó ngân hàng thương mại muốn cho vay có lãi phải tăng lãi suất cho vay. Thực tế, lãi suất cao thấp chỉ đóng một phần trong quyết định gửi tiền vào ngân hàng của người dân. Có thể có những kênh đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, hoặc người dân giữ tiền dưới kênh khác để khỏi mất giá bằng cách mua vàng, mua USD cất đi. Khi ngân hàng không huy động được vốn thì không có tiền cho vay. Cái gì hiếm thì đắt.

    Vai trò của Ngân hàng Nhà nước là điều tiết lưu lượng tiền tệ đủ để nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững, không dư để tạo ra lạm phát và không thiếu để tạo ra thiểu phát. Vấn đề là phải bắt mạch được nền kinh tế đang thừa hay thiếu tiền. Vấn đề này có thể giải quyết được. Mọi quốc gia đều đo lưu lượng tiền tệ qua các chỉ số, để biết được dùng bao nhiêu tiền là đủ.

    Ngân hàng Nhà nước không cần phải vay của ai cũng có thể cho vay lại được vì Ngân hàng Nhà nước có quyền phát hành giấy bạc, tín dụng, không phải trả lãi suất. Ngân hàng Nhà nước là người cho vay cuối cùng. Nếu ngân hàng thương mại không huy động được của người dân, Ngân hàng Nhà nước phải tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại. Nếu không có tín dụng, cả nền kinh tế sẽ đứng lại.

    Điều cần thiết hiện nay là phải có đủ tiền với lãi suất hợp lý. Nếu chính phủ quyết định Ngân hàng Nhà nước phải mở van, cho ngân hàng thương mại vay vốn cần thiết để có đủ thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước có thể hạ lãi suất tái cấp vốn, điều này hoàn toàn nằm trong quyền lực của Ngân hàng Nhà nước.

    Một điều đáng xem xét là Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại nhưng cũng cần tính đến việc giải ngân các nguồn vốn này theo những dự án có đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, nên xem xét giải ngân dựa trên dự án không phải dựa trên đối tượng.

    http://vneconomy.vn/20100514100814486P0C6/ha-gia-vnd-hai-nhieu-hon-loi.htm

    -NHNN vừa công bố thông tin mua vào 1 Tỷ USD từ các NHTM tương đương với 19 000 tỷ VNĐ bơm ra hệ thống NHTM.

    Tổng dư nợ tín dụng quá thấp sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cả nền kinh tế. Kết hợp với việc nới tỷ lệ làm phát lên 8% và CPI tháng 5 thấp, dự báo chỉ khoảng 0,2% sẽ tạo động lực cho NHNN quyết định cung thêm tiền ra cho các NHTM qua TT mở và giảm tỷ lệ dự trự bắt buộc thêm 1%.

    1 Thực tế là các nước khác trong khu vực và trên thế giới đang lâm vào chu kỳ giảm phát, họ đang phải hạ thấp mức LS xuống gần như =0% để kích thích nền kinh tế. Giá dầu thô đang giảm rất mạnh hiện chỉ còn 71,61 USD so với mức đỉnh 86 USD vài tuần trước. Kết hợp cả 2 yếu tố trên cho thấy Giá thành đầu vào cho cả nền kinh tế đang giảm, giá dầu giảm dẫn đến giá xăng trong nước có thể sẽ giảm theo làm cho yếu tố Lạm Phát và khả năng tăng CPI trong những tháng cuối năm không còn.

    Việt Nam chúng ta đang tiến vào giai đoạn rất quan trọng chuyển đổi từ sự phát triển theo Bề Rộng sang phát triển theo Chiều Sâu, làm tăng năng lục sản xuất của cả nền kinh tế. Điều này cũng là điều quan trọng nhất để giải quyết vấn đề về Lạm Phát cũng như CPI.
  8. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.263
    ý rõ thế mà còn ẩn gì nữa bác, bác muốn rõ thì vào topic này nè

    http://f319.com/home/1264799

Chia sẻ trang này