Thông tư 36: “Chắc chắn sẽ bất lợi cho không ít ngân hàng”

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi emtenNgo, 23/11/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5659 người đang online, trong đó có 708 thành viên. 18:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 680 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. emtenNgo

    emtenNgo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2014
    Đã được thích:
    184
    Thông tư 36: “Chắc chắn sẽ bất lợi cho không ít ngân hàng”iến các ngân hàng từ trước đến nay hoạt động đầu tư chứng khoán, ủy thác đầu tư dàn trải và cho phép công ty con đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro gặp bất lợi, chuyên gia Tài chính Ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết.

    Chuyên gia Tài chính Ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu
    Ngân hàng Nhà nước đã chính thức ban hành Thông tư 36/TT-NHNN trong đó quy định để một ngân hàng thương mại được cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh cổ phiếu là phải có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, ông bình luận về nội dung này như thế nào?

    Việc hạn chế này là điều hợp lý vì nếu nợ xấu đã cao như vậy tức là mức độ rủi ro của ngân hàng đó là cao. Nếu cho đầu tư chứng khoán mức độ rủi ro sẽ tăng lên vì đầu tư chứng khoán là lĩnh vực tín dụng có độ rủi ro rất cao.

    Khi cho doanh nghiệp vay, doanh thu của doanh nghiệp là nguồn trả nợ cho ngân hàng nhưng nếu ngân hàng cho tổ chức vay mua chứng khoán dẫn đến tình trạng ngồi đợi cho đơn vị đó có cổ tức, dùng lãi để trả lãi vay, thường khó có thể đòi họ trả lại tiền do đầu tư chứng khoán không phải cho vay mà khi đầu tư chứng khoán tức là anh đầu tư vĩnh viễn vào doanh nghiệp đó.

    Nên nếu yêu cầu các tổ chức này trả tiền chỉ có cách bán chứng khoán trên thị trường thứ cấp nhưng đây là việc rất rủi ro. Tùy theo thị trường có lúc lên 5.0 nhưng có lúc xuống dưới mệnh giá.

    Tuy nhiên, sẽ có những ngân hàng nợ xấu trên 3% trong khi vốn điều lệ lại nhiều bằng nhiều ngân hàng khác cộng lại như trường hợp ngân hàng Agribank cũng sẽ là một trong những ngân hàng không được cho vay. Liệu điểm này có bất cập không?
    Với ngân hàng lớn vốn điều lệ, vốn tự có dồi dào nhưng về tỷ lệ nợ xấu bất cứ ngân hàng nào cũng đồng đều như vậy.

    Với ngân hàng lớn tỷ lệ nợ xấu trên 3% tức là lượng nợ xấu và mức độ tiềm năng thiệt hại cũng rất lớn. Trong khi ngân hàng nhỏ cùng tỷ lệ nhưng một vài món cho vay cũng có thể thiệt hại ngân hàng.

    Dĩ nhiên với những ngân hàng lớn có nợ xấu dễ dàng xử lý nợ xấu hơn ngân hàng nhỏ nhưng cần có chỉ tiêu thống nhất là mức 3% nếu trên đó không cho vay chứng khoán là điều hợp lý.

    Cần chỉ tiêu thống nhất như vậy thay vì phân loại, doanh nghiệp lớn là 5%, ngân hàng cỡ chung là 4%, ngân hàng thấp bé 2% cũng không được. Nếu phân biệt như vậy là việc phân biệt đối xử trong ngành ngân hàng. Tỷ lệ 3% là mang tính chất nhất quán.

    3% với Agribank nói riêng và các ngân hàng nói chung số lượng nợ xấu cũng rất lớn nên giới hạn rủi ro cho vay chứng khoán, đầu tư vào chứng khoán là cần thiết vì nó sẽ tăng rủi ro của ngân hàng.

    Ngoài ra, Thông tư cũng quy định tổng dư nợ cấp tín dụng đối với hoạt động đầu tư kinh doanh cổ phiếu không vượt quá 5% vốn điều lệ của ngân hàng. Có ý kiến cho rằng điều này sẽ là một hạn chế vốn vay cho cổ phiếu, ông có đồng tình không?

    Theo tôi, đây là giới hạn hợp lý vì trước đây hệ số rủi ro cho vay cổ phiếu là 250% đã rút xuống còn 150%. Mở room nhiều hơn cho hoạt động cho vay để mua cổ phiếu nhưng mặt khác lại chặn lại bằng cách không cho phép các tổ chức tín dụng mua quá hơn 5% vốn điều lệ của ngân hàng, Tức là mở ra một đầu, đóng một đầu vì nếu không có chốt 5% khi mở rộng room sẽ quá lớn.

    Đồng thời không cho ngân hàng được cấp tín dụng, ủy thác cho công ty con, công ty liên kết để các công ty này đầu tư, kinh doanh cổ phiếu hoặc cho vay để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, thưa ông?

    Điều này là hợp lý vì trong quá khứ có rất nhiều tổ chức tín dụng cho các công ty con vay, dùng tiền mua cổ phiếu của các ngân hàng khác, tạo ra sở hữu chéo, đầu tư chéo, gây thiệt hại cho nền kinh tế và nền ngân hàng.

    Nói tóm lại, tôi hoan nghênh Thông tư 36 vì các nội dung tại đây siết chặt quản lý rủi ro cho các ngân hàng trong đó đề cập đến tỷ lệ an toàn vốn, những quy định tránh sở hữu chéo, quy định thanh khoản chặt chẽ hơn.

    Nhìn có cảm tưởng Thông tư chặt chẽ với các ngân hàng nhưng Thông tư 36 là cái chúng ta đang cần để quy định một cách chặt chẽ hơn về tất cả những rủi ro về tín dụng, thanh khoản, thị trường và tác nghiệp. Ngân hàng sẽ được đưa vào trong quỹ đạo mới.

    Vậy Thông tư 36 sẽ tạo áp lực chThông tư 36: “Chắc chắn sẽ bất lợi cho không ít ngân hàng”
    --- Gộp bài viết, 23/11/2014, Bài cũ: 23/11/2014 ---
    ngày mai lại đi mất 15, 20 point vì chim nhợn ca fef :((, siết hết margin lấy tiền đâu ra nuôi thanh khoản, lấy tiền đâu để đẩy thị trường đi lên đây
    thaind thích bài này.
  2. tuankiet ckvn

    tuankiet ckvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2014
    Đã được thích:
    354
    Sáng mai cong đít chạy, cuối tuần đóng 560
  3. rama

    rama Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Đã được thích:
    8.323
    Nó phân tích có lý đấy , đấy mới là chuyển biến lớn của TT 36
  4. thaind

    thaind Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2014
    Đã được thích:
    159
    --- Gộp bài viết, 24/11/2014 ---
    Chưa chắc đâu hay xem bài viết
    http://f319.com/threads/di-tim-loi-...g-chung-khoan-trong-thoi-gian-gan-day.546518/
  5. Gaconchaylonton

    Gaconchaylonton Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2014
    Đã được thích:
    3.626
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này