Triển vọng ngành Thép 2021 2022

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tinhledt, 10/10/2021.

4730 người đang online, trong đó có 535 thành viên. 10:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13069 lượt đọc và 75 bài trả lời
  1. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ........................................
    Thiếu cung, 'ông lớn' than Ấn Độ phải cắt giảm bán cho ngành thép, nhôm

    Ấn Độ là quốc gia sản xuất than lớn thứ 2 trên thế giới nhưng đang đối mặt với tình trạng thiếu than trầm trọng. Coal India, tập đoàn sản xuất than lớn nhất thế với, chiếm trên 80% sản lượng của Ấn Độ, không thể đáp ứng đủ nhu cầu thị trường tăng cao.

    Mới đây, Coal India thông báo sẽ ngừng đấu giá trực tuyến đối với các đối tác không thuộc ngành điện. Các hợp đồng dài hạn sẽ bị cắt giảm nhưng không đến mức dừng hoàn toàn. Tuy nhiên, India Coal không nói rõ mức độ cắt giảm như thế nào. Các doanh nghiệp không thuộc ngành điện bao gồm nhà sản xuất nhôm, xi măng và thép. Các nhóm sản xuất không thuộc ngành điện tiêu thụ khoảng 1/4 sản lượng than của Ấn Độ.

    [​IMG]
    Công nhân tại mỏ than ở Ấn Độ. Ảnh: Reuters

    "Đây chỉ là ưu tiên mang tính tạm thời vì lợi ích của Ấn Độ để khắc phục tình trạng tồn kho than thấp tại các nhà máy điện", Coal India cho biết.

    Trước động thái của Coal India, Hiệp hội Nhôm Ấn Độ (AAI) trong bức thư gửi chủ tịch Coal India cho biết một số hợp đồng than dài hạn đã bị dừng lại và quyết định của Coal India là không hợp lý.

    AAI cho rằng ngành nhôm đang rơi vào bế tắc trước quyết định của Coal India. Nhập khẩu than hiện tại là bất khả thi vì giá toàn cầu đang rất cao.

    Ấn Độ đang phải cạnh tranh với Trung Quốc về việc nhập khẩu than vì Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng. Hầu hết trong số 135 nhà máy nhiệt điện ở Ấn Độ đang chỉ có lượng dự trữ nhiệu liệu dưới 3 ngày. Mức này thấp hơn so với quy định của nhà chức trách, khuyến khích tích trữ lượng than đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất trong ít nhất 2 tuần.

    Các nhà máy sản xuất điện tại Ấn Độ đang vật lộn với nhu cầu sử dụng điện tăng cao từ các ngành công nghiệp khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục sau làn sóng dịch bệnh Covid-19 mới nhất. Nhu cầu sử dụng điện tại các bang sản xuất công nghiệp lớn như Maharashtra, Gujarat và Tamil Nadu tăng từ 13,9% đến 21% trong 3 tháng vừa qua. Ba bang trên chiếm tới gần 1/3 tổng công suất sử dụng điện hàng năm của Ấn Độ.

    Theo Statista, năm 2020, Trung Quốc là nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới với 3,75 tỷ tấn. Ấn Độ xếp thứ 2 với 845,7 triệu tấn. Mỹ đứng thứ 3 với 589,9 triệu tấn.

    https://ndh.vn/nang-luong/thieu-cun...cat-giam-ban-cho-nganh-thep-nhom-1301820.html
    --- Gộp bài viết, 16/10/2021, Bài cũ: 16/10/2021 ---
    ...................
    Sóng thần Ngành Thép bắt đầu....Đón chờ cổ nào vào CLB 100 trước ~o)
    Gamo1991 thích bài này.
    Tinhledt đã loan bài này
  2. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    .............................................
    Tự doanh CTCK đẩy mạnh mua ròng 1.180 tỷ đồng trong tuần 11-15/10

    VN-Index chốt phiên giao dịch cuối cùng của tuần từ 11-15/10 ở mức 1.392,7 điểm, tương ứng tăng 19,97 điểm (1,45%) so với tuần trước. HNX-Index cũng tăng 12,92 điểm (3,47%) lên mức 384,84 điểm. UPCoM-Index tăng 1,14 điểm (1,2%) lên 99,44 điểm.

    Giao dịch của khối tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) biến động theo chiều tích cực và góp phần giúp VN-Index giữ được đà tăng trong tuần vừa qua. Theo dữ liệu từ FiinPro, khối tự doanh CTCK mua vào 52,8 triệu cổ phiếu trên HoSE, trị giá 2.522 tỷ đồng, trong khi bán ra 32,5 triệu cổ phiếu, trị giá 1.340 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng ở mức 20,3 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 1.181 tỷ đồng (tăng 69% so với tuần trước). Đây cũng là tuần mua ròng thứ 7 liên tiếp của khối tự doanh với tổng giá trị 3.222 tỷ đồng.

    Nếu tính về giao dịch khớp lệnh, khối tự doanh mua ròng tuần thứ 6 liên tiếp với giá trị đạt 1.123 tỷ đồng.

    [​IMG]
    HPG được khối tự doanh mua ròng mạnh nhất với giá trị 199 tỷ đồng. MWG đứng sau và được mua ròng hơn 133 tỷ đồng. VPB và TCB đều được mua ròng trên 100 tỷ đồng. Chiều ngược lại, GEX bị bán ròng mạnh nhất với 48,8 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ ETF E1VFVN30 bị bán ròng 47,8 tỷ đồng.

    Trái ngược với tự doanh CTCK, khối ngoại có tuần bán ròng thứ 10 liên tiếp với giá trị giảm 32% so với tuần trước đó và ở mức 692 tỷ đồng. Đây cũng là tuần có giá trị bán ròng thấp nhất của khối ngoại trong 10 tuần qua. Tính tổng cộng, dòng vốn ngoại đã bán ròng 20.689 tỷ đồng. Nếu tính về giao dịch khớp lệnh, khối ngoại bán ròng 1.216 tỷ đồng ở tuần từ 11-15/10, giảm 38% so với tuần trước.

    HPG bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với giá trị ở mức gần 393 tỷ đồng. Tiếp sau đó, PAN và SSI bị bán ròng lần lượt 349 tỷ đồng và 282 tỷ đồng. Các mã như KBC, MSN, SBT, VND, VNM hay GMD đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng. Chiều ngược lại, FMC được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với giá trị 487 tỷ đồng và chủ yếu thông qua phương thức thỏa thuận. Đứng thứ 2 trong danh sách mua ròng mạnh của khối ngoại sàn HoSE là VRE với 279 tỷ đồng. DPM, HSG, MBB và HAH đều được mua ròng trên 100 tỷ đồng.
    https://ndh.vn/co-phieu/tu-doanh-ct...-180-ty-dong-trong-tuan-11-15-10-1301821.html
    Tinhledt đã loan bài này
  3. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
  4. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ..........................................
    [​IMG]
    Thị trường thép Việt tiếp đà tăng trưởng khá

    Nguyễn Thu Huyền
    thuhuyendspl@gmail.com
    Chủ nhật, 17/10/2021 | 18:01
    Theo VSA, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thép các loại trong 9 tháng năm 2021 vẫn tăng trưởng khá là do kế thừa được kết quả kinh doanh tốt của những tháng đầu năm.
    Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa công bố báo cáo về hình thị trường thép Việt Nam tháng 9 và 9 tháng năm 2021. Theo đó, trong tháng 9/2021, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,4 triệu tấn, giảm 3,97% so với tháng 8/2021, tương đương với mức sản lượng cùng kỳ năm 2020.

    Tính chung 9 tháng năm 2021, sản xuất thép thành phẩm đạt hơn 24,8 triệu tấn, tăng 34,1% so với cùng kỳ năm 2020.

    Về tiêu thụ thép các loại, trong tháng 9/2021 đạt 2,2 triệu tấn, tăng 7,4% so với tháng trước, và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng năm 2021, tiêu thụ thép các loại đạt gần 22 triệu tấn, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước.

    Theo đánh giá của VSA, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thép các loại trong 9 tháng năm 2021 vẫn tăng khá là do kế thừa được kết quả kinh doanh tốt của những tháng đầu năm 2021.

    [​IMG]
    Sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép các loại tính chung 9 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng khá (Ảnh: VSA).
    Về tình hình xuất khẩu thép, trong 9 tháng năm 2021 xuất khẩu sắt thép thành phẩm và bán thành phẩm đạt 10,6 triệu tấn, với trị giá trên 9 tỷ USD, tăng 40% về sản lượng và tăng gấp 2 lần về trị giá xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020.

    Các sản phẩm thép của Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 20 quốc gia và khu vực trên thế giới trong 8 tháng đầu năm 2021.

    Ở chiều ngược lại, trong 9 tháng nhập khẩu thép về Việt Nam đạt 14,9 triệu tấn với trị giá hơn 11 tỷ USD, tăng 1% về lượng và tăng 44% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, sau 9 tháng năm 2021, Việt Nam đã nhập siêu 2 tỷ USD thép các loại.

    Cập nhật về tình thị trường nguyên liệu sản xuất thép, VSA cho biết giá nguyên liệu sản xuất thép toàn cầu 9 tháng năm 2021 diễn biến phức tạp, giá nguyên liệu sản xuất thép liên tục điều chỉnh tăng kể từ cuối năm 2020.

    Trong đó, giá quặng sắt thời điểm tháng 5/2021 tăng cao gấp 2,6 lần, giá phế liệu đã tăng 2,5 lần so với thời điểm cùng kỳ năm 2020. Sau đó, giá các loại nguyên liệu trên đã điều chỉnh giảm nhẹ trong quý 2 và quý 3/2021.

    Giá quặng sắt đầu tháng 10/2021 giao dịch ở mức xấp xỉ 124 -125USD/tấn; tuy nhiên giá thép phế liệu sau khi giảm trong quý 3/2021 đã điều chỉnh tăng trở lại, trên 520 USD/tấn, nhưng giá than mỡ luyện cốc đã tăng cao ở mức 335-340 USD/tấn.

    Theo đánh giá của VSA, thị trường thép của Việt Nam vẫn trên đà tăng trưởng khá và sẽ phục hồi mạnh mẽ ở những tháng cuối năm 2021, sau khi suy giảm ở năm 2020 do đại dịch Covid-19. Ngoài ra, ngành thép Việt Nam cũng dự báo được hưởng lợi lớn nhờ kinh tế hồi phục, đặc biệt khi các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn đang được triển khai.

    Hồi cuối tháng 8, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 10 về tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước.

    Trong đó, đối với mặt hàng thép, Bộ Công Thương yêu cầu Hiệp hội Thép Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sắt thép, quặng sắt rà soát, xem xét các vấn đề liên quan đến nguyên liệu đầu vào.

    Cùng với đó, tiết giảm các chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, có biện pháp tăng công suất sản xuất thép để đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm trong nước đang có nhu cầu cao.

    https://www.nguoiduatin.vn/thi-truong-thep-viet-tiep-da-tang-truong-kha-a530973.html
    Tinhledt đã loan bài này
  5. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ......................................
    Gang thép Thái Nguyên (TIS): Lợi nhuận quý III/2021 cao gấp 29 lần cùng kỳ
    Tác giả H.T / baodautu.vn

    15 phút trước
    Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco; HoSE: TIS) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021. Doanh thu tăng mạnh và chi phí lãi vay giảm khiến lợi nhuận công ty tăng vọt so với cùng kỳ.

    [​IMG]
    Lãi ròng của Gang thép Thái Nguyên tăng mạnh nhờ giá thép thế giới tăng phi mã

    Trong quý III/2021, doanh thu thuần của Tisco đạt 3.084 tỷ đồng, tuy giảm nhẹ so với quý II/2021 nhưng vẫn tăng 46,5% so với cùng kỳ.

    Trong kỳ, biên lợi nhuận gộp của công ty đạt 6%, giảm so với mức 9,1% của quý II/2021 nhưng vẫn tăng so với mức 5,1% cùng kỳ năm ngoái. Trong kỳ, lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 186 tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ.

    Trong quý, doanh thu tài chính của công ty đạt gần 2,5 tỷ đồng, tăng 7,3 lần cùng kỳ. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp hơn 39% lên tăng lên 100 tỷ đồng.

    Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế quý III/2021 đạt 14,9 tỷ, cao gấp gần 29 lần so với cùng kỳ. Lãi sau thuế gần 10 tỷ đồng, cao gấp 24 lần so với cùng kỳ.

    Theo giải trình của lãnh đạo Tisco, có ba lý do khiến lợi nhuận sau thuế quý III/2021 tăng mạnh: Lợi nhuận gộp tăng hơn 78 tỷ đồng so với cùng kỳ; doanh thu tài chính tăng hơn 2,1 tỷ đồng so với cùng kỳ và lãi vay giảm 9,2 tỷ đồng do lãi suất giảm, dư nợ cho vay giảm.

    Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của công ty đạt 9.634 tỷ đồng, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Do biên lợi nhuận gộp được cải thiện, lãi thuần 9 tháng của công ty gần 800 tỷ đồng, tăng 144% so với cùng kỳ.

    Chính vì vậy, dù lỗ từ hoạt động khác lên tới gần 10 tỷ đồng, chủ yếu do công ty phải dừng hoạt động sản xuất do dịch bệnh, song sau khi trừ các chi phí, công ty vẫn ghi nhận 113 tỷ đồng lãi ròng, tăng 7,1 lần cùng kỳ.

    Năm 2021, Tisco đặt mục tiêu đạt 12.989 tỷ đồng tổng doanh thu và gần 49 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, do giá thép tăng mạnh, đến 9 tháng đầu năm, doanh thu của công ty mới hoàn thành khoảng 75% mục tiêu cả năm nhưng lợi nhuận đã cao gấp 3 lần mục tiêu đề ra.

    Tại thời điểm 30/9, tổng tài sản của công ty đạt 10.069 tỷ đồng, tăng 7,6%, chủ yếu do tăng hàng tồn kho và tăng chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

    Trên thị trường, giá cổ phiếu TIS đã tăng hơn 52% kể từ đầu tháng 9/2021 đến nay, đứng ở mức 15.400 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch cuối tuần qua.
    https://tinnhanhchungkhoan.vn/gang-...i-2021-cao-gap-29-lan-cung-ky-post282652.html
    Tinhledt đã loan bài này
  6. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ..............
    HPG, HSG, NKG - mã chứng khoán ngành thép dự báo sắp đón "sóng thần"
    Các mã chứng khoán ngành thép của Việt Nam đang được kì vọng bứt phá do được hưởng lợi nhờ tăng cường xuất khẩu. Ngành sản xuất thép tại Trung Quốc đang dần "ngấm đòn" với vấn nạn thiếu điện khiến sản xuất đình trệ.
    Nền sản xuất công nghiệp tại Trung Quốc hồi phục quá nhanh đã gây áp lực lên điện lưới quốc gia. Mức tiêu thụ điện của nước này đã tăng 13,5% so với cùng kỳ trong 8 tháng đầu năm 2021, tuy nhiên sản lượng điện lại chỉ tăng 10,1% so với cùng kỳ.

    Tình trạng mất cân bằng cung - cầu này chủ yếu do các nhà máy nhiệt điện cắt giảm sản lượng để tránh thua lỗ trong bối cảnh giá nhiên liệu đầu vào tăng cao và thời tiết bất lợi khiến sản lượng điện tái tạo không đạt kỳ vọng.

    Các ngành sản xuất tiêu tốn nhiều điện như thép đang đứng đầu trong danh sách yêu cầu hạn chế sản xuất nhằm giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia. Sản lượng sản xuất thép của Trung Quốc trong tháng 8.2021 đã giảm lần lượt 12,2% so với cùng kỳ và thấp hơn 14,2% so với trung bình quý 2/2021. Nguồn cung giảm quá nhanh đã khiến ngành thép Trung Quốc rơi vào tình trạng mất cân đối cung - cầu tạm thời.

    Xu hướng này được kỳ vọng sẽ tiếp diễn tối thiểu đến hết quý 4/2021 khi sản lượng điện tại Trung Quốc chưa có dấu hiệu sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

    Trong khi đó, sản lượng và giá bán thép Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong tháng 8 - 9 so với giai đoạn tháng 5 - 7 trước đó, cùng lúc thời điểm các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tại Trung Quốc bị yêu cầu cắt giảm công suất do thiếu điện.

    Do đó, các nhà xuất khẩu vật liệu xây dựng Việt Nam được kỳ vọng sẽ hưởng lợi khi quốc gia láng giềng thiếu hụt nguồn cung tạm thời, nhất là các doanh nghiệp có tỉ trọng xuất khẩu thép xây dựng sang thị trường này lớn.

    Tập đoàn Hòa Phát là cái tên hàng đầu có thể hưởng lợi nhờ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Hoạt động xuất khẩu thép thành phẩm các loại của HPG trong tháng vừa qua tăng trưởng mạnh. Cụ thể, sản lượng xuất khẩu thép xây dựng Hòa Phát đạt kỷ lục 120.000 tấn, gần gấp đôi so với cùng kỳ.

    Tôn Hòa Phát cũng ghi nhận sản lượng xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay với gần 50.000 tấn, gấp 2 lần tháng trước. Sản phẩm ống thép Hòa Phát xuất khẩu tăng 50% so với cùng kỳ.

    HPG hiện mở đầu tuần với giá 57.300 đồng/cổ phiếu. Mã này đã có đà tăng ấn tượng tới 83% giá trị từ đầu năm đến nay.

    [​IMG]
    Diễn biến cổ phiếu HPG trên thị trường chứng khoán. Ảnh chụp màn hình
    Không riêng thép, các doanh nghiệp tôn mạ cũng sẽ được hưởng lợi gián tiếp khi áp lực cạnh tranh từ tôn mạ Trung Quốc tại các thị trường xuất khẩu khác giảm.

    Xuất khẩu chính là cứu cánh với doanh nghiệp tôn trong bối cảnh tiêu thụ trong nước sụt giảm. Tôn Hoa Sen (mã chứng khoán: HSG) đã bán 150.781 tấn tôn mạ trong tháng 8, giảm 4,5% so với tháng 7. Riêng xuất khẩu là 123.080 tấn chiếm tỉ trọng 81%. Xuất khẩu duy trì tương đương tháng trước nhưng tiêu thụ nội địa giảm khiến sản lượng của tập đoàn giảm.

    HSG thậm chí có đà tăng "nóng bỏng tay" tới 120% giá trị từ đầu năm đến nay, hiện niêm yết ở mức 49.750 đồng/cổ phiếu.

    [​IMG]
    Diễn biến cổ phiếu HSG trên thị trường chứng khoán. Ảnh chụp màn hình
    Thép Nam Kim (HOSE: NKG) ghi nhận sản lượng bán hàng tháng 8 đạt 86.299 tấn tôn mạ, tăng 14,3% so với tháng trước; xuất khẩu 80.610 tấn, tăng 30% và tỉ trọng đóng góp tăng lên 93%. Không chỉ riêng xuất khẩu sang Trung Quốc mà NKG và các doanh nghiệp cùng ngành khác còn chú trọng cả ASEAN, EU và Hoa Kỳ.

    Mã NKG tăng không dừng 290% giá trị so với đầu năm, bật lên mốc 51.900 đồng/cổ phiếu.

    [​IMG]
    Diễn biến cổ phiếu NKG trên thị trường chứng khoán. Ảnh chụp màn hình
    Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích chứng khoán cảnh báo trạng thái cân bằng cung - cầu các sản phẩm thép có thể sẽ sớm được thiết lập trong năm 2022.

    Giới chức Trung Quốc đang đề xuất nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu hụt điện hiện nay như tăng sản lượng khai thác than nội địa; tăng giá thu mua điện, hỗ trợ các nhà máy nhiệt điện hoạt động trở lại…

    Do đó, tiềm năng xuất khẩu vật liệu xây dựng mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ là ngắn hạn.

    ĐỨC MẠNH
    https://laodong.vn/kinh-te/hpg-hsg-nkg-ma-chung-khoan-nganh-thep-du-bao-sap-don-song-than-964735.ldo
    --- Gộp bài viết, 18/10/2021, Bài cũ: 18/10/2021 ---
    Vào đánh sóng Thép các anh em ơi: @Dumbo @hanhcot @Vietnhat68
    Vietnhat68 thích bài này.
    Tinhledt đã loan bài này
  7. hanhcot

    hanhcot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Đã được thích:
    6.573
    Được đấy em. Thép đầu ra xuất khẩu quá ổn, chả bị tác động gì từ vụ giãn cách!
    Tinhledt thích bài này.
  8. Vietnhat68

    Vietnhat68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2020
    Đã được thích:
    5.376
    Mấy hôm nay VNI đánh láo quá nên em ghét bán hết rồi giờ chỉ còn MSN thôi Anh ,để xong phiên đáo hạn PS rồi tính sau.
    Anhbui5Tinhledt thích bài này.
  9. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ..............................
    13:44 19/10/2021
    Thép xây dựng lại đồng loạt tăng giá
    Nguyễn Mạnh -
    Sau chuỗi ngày giữ ổn định, giá thép xây dựng trong nước tiếp tục được các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh tăng lên mức 16.610 đồng/kg – 18.120 đồng/kg tùy từng thương hiệu…
    [​IMG]
    Thép xây dựng tăng giá từ 200 - 1.020 đồng/kg.
    Như vậy, so với thời điểm những ngày đầu tháng 10/2021, giá thép xây dựng tính đến ngày 19/10/2021 đã tăng thêm từ 200 – 1.020 đồng/kg đối với thép cuộn, và từ 200 – 750 đồng/kg đối với thép thanh.

    Cụ thể, giá thép cuộn CB240 của Tập đoàn Hòa Phát tại miền Bắc tăng 460 đồng/kg, hiện ở mức 16.770 đồng/kg; thép cây D10 CB300 tăng 410 đồng/kg, lên mức 16.820 đồng/kg.

    Tại miền Trung và miền Nam, giá thép cuộn CB240 tăng 460 đồng/kg, lên mức 16.820 đồng/kg; thép cây D10 CB300 tăng 410 đồng/kg, hiện ở mức 16.870 đồng/kg.

    [​IMG]
    Với thương hiệu thép Việt Ý tại miền Bắc, thép cuộn CB240 tăng thêm 450 đồng/kg, lên mức 16.610 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 410 đồng/kg, lên mức 16.720 đồng/kg.

    [​IMG]
    Tương tự, thương hiệu thép Việt Đức tại miền Bắc, thép cuộn CB240 tăng thêm 250 đồng/kg, lên mức 16.950 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 200 đồng/kg, lên mức 17.200 đồng/kg.

    Tại miền Trung, giá thép cuộn CB240 tăng thêm 350 đồng/kg, lên mức 17.050 đồng/kg, thép D10 CB300 tăng 260 đồng/kg, lên mức 17.310 đồng/kg.

    [​IMG]
    Thương hiệu thép Kyoei, thép cuộn CB240 tăng thêm 560 đồng/kg, lên mức 16.700 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 350 đồng/kg, lên mức 16.850 đồng/kg.

    [​IMG]
    Thương hiệu thép Việt Nhật, thép cuộn CB240 tăng thêm 200 đồng/kg, lên mức 16.900 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 200 đồng/kg, lên mức 16.950 đồng/kg.

    [​IMG]
    Thương hiệu thép miền Nam, thép cuộn CB240 tăng 560 đồng/kg, lên mức 17.410 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 560 đồng/kg, lên mức 18.120 đồng/kg.

    [​IMG]
    Thương hiệu thép Pomia tại miền Trung, thép cuộn CB240 tăng 1.020 đồng/kg, lên mức 17.310 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 260 đồng/kg, lên mức 17.410 đồng/kg.

    Tại miền Nam, thép cuộn CB240 tăng 560 đồng/kg, lên mức 17.360 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 410 đồng/kg, lên mức 17.510 đồng/kg.

    [​IMG]
    Thương hiệu thép Thái Nguyên tại miền Bắc, thép CB240 tăng 860 đồng/kg, lên mức 17.200 đồng/kg, thép D10CB300 tăng 260 đồng, lên mức 17.260 đồng/kg.

    [​IMG]
    Thương hiệu thép Mỹ tại miền Bắc, thép cuộn CB240 tăng thêm 960 đồng/kg, lên mức 16.950 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 750 đồng/kg, lên mức 17.100 đồng/kg.

    [​IMG]
    Thương hiệu thép Việt Sing, thép cuộn CB240 tăng thêm 710 đồng/kg, lên mức 17.000 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 500 đồng/kg, lên mức 17.050 đồng/kg.


    [​IMG]
    Thương hiệu thép Việt Mỹ tại miền Bắc, giá thép cuộn CB240 tăng 300 đồng/kg, hiện ở mức 16.460 đồng/kg; thép cây D10 CB300 tăng 400 đồng/kg, lên mức 16.460 đồng/kg.

    Tại miền Trung, giá thép cuộn CB240 tăng 500 đồng/kg, lên mức 16.510 đồng/kg; thép cây D10 CB300 tăng 400 đồng/kg, hiện ở mức 16.460 đồng/kg.

    Tại miền Nam, giá thép cuộn CB240 tăng 300 đồng/kg, lên mức 16.360 đồng/kg; thép cây D10 CB300 tăng 300 đồng/kg, hiện ở mức 16.360 đồng/kg.

    [​IMG]
    Thương hiệu thép Tung Ho tại miền Nam, thép cuộn CB240 tăng thêm 300 đồng/kg, lên mức 16.900 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 250 đồng/kg, lên mức 17.000 đồng/kg.

    [​IMG]
    Dự báo tình hình sản xuất, kinh doanh của ngành thép trong những tháng cuối năm, Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho rằng với kịch bản các tỉnh thành phía Nam dần mở cửa trở lại, nhu cầu tiêu thụ thép có khả năng được phục hồi, dự kiến giá cả cũng có điều chỉnh.

    Hiện tại, giá quặng sắt giảm mạnh, nhưng giá than mỡ luyện cốc và giá thép phế liệu vẫn tăng. Vì thế, giá thép sẽ có thể điều chỉnh tăng nhưng tốc độ sẽ chậm lại.

    Cụ thể, trong báo cáo mới nhất của VSA, giá quặng sắt ngày 8/10/2021 giao dịch ở mức 124,8-125,3 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, giảm khoảng 8 USD/tấn so với thời điểm 8/9/2021. Mức giá này giảm khoảng 85 USD/tấn so với mức giá cao nhất được ghi nhận vào đầu tháng 5/2021 (xấp xỉ210 – 212 USD/tấn).

    Giá than mỡ luyện cốc xuất khẩu tại cảng Australia ngày 8/10/2021 giao dịch ở mức khoảng 332,5 USD/tấn FOB, tăng mạnh 32,5 USD so với đầu tháng 9/2021.

    Giá thép phế liệu nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 516 USD/tấn CFR Đông Á ngày 8/10/2021. Mức giá này tăng 33USD/tấn so với hồi đầu tháng 9/2021.

    Theo nhận định của VSA, nếu các tỉnh đồng loạt bỏ giãn cách và mở cửa trở lại thì mới có khả năng phục hồi nhanh trong năm nay. Tuy nhiên, quý 4/2021 gần như chỉ là tạo đà vì các hoạt động cần một bước đà để quay lại nhịp độ bình thường nên về nhu cầu sẽ không tăng được nhanh.

    Hơn nữa, hiện nhiều doanh nghiệp thép không phát huy hết được năng lực sản xuất do sự chuẩn bị nguyên vật liệu, nhân công có một độ trễ nhất định nên về nguồn cung không thể phục hồi nhanh.

    Về phía cầu cũng khó có thể vượt nhanh khi các công trình xây dựng tại các địa phương, nhất là các tỉnh phía Nam sẽ không dễ dàng tập trung đủ lực lượng nhân công sau thời gian người lao động di tản về quê tránh dịch.

    Vì thế, kỳ vọng phải đến quý 1/2022 mới có thể dần phục hồi và nếu kịch bản chống dịch tốt thì nhu cầu tiêu thụ và sản xuất của doanh nghiệp sẽ hoàn toàn trở lại vào giữa năm 2022, từ đó diễn biến giá thép sẽ có nhiều điều chỉnh.
    https://vneconomy.vn/thep-xay-dung-lai-dong-loat-tang-gia.htm
    Tinhledt đã loan bài này
  10. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ..........................
    Triển vọng sáng cho doanh nghiệp thép
    • Tác giả : Hoàng Tùng
    • 19/10/2021 09:00
    (BĐT) - Dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp thép vẫn báo lãi quý III/2021 tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành tiếp tục được dự báo khả quan trong quý cuối năm nhờ sự hồi phục của nền kinh tế và giá thép tiếp tục giữ ở mức cao.
    [​IMG]
    Dự báo giá thép trên thế giới tiếp tục giữ ở mức cao cho đến năm 2022. Ảnh: Hoài Tâm

    Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản lượng tiêu thụ thép các loại trong tháng 9/2021 tăng trưởng trở lại sau khi giảm trong tháng trước đó. Lũy kế quý III/2021, sản lượng thép các loại tiêu thụ đạt 6,2 triệu tấn, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng tiêu thụ tăng nhẹ cùng với giá bán duy trì ở mức cao giúp các công ty thép công bố kết quả kinh doanh tăng trưởng trong quý III/2021 bất chấp việc phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 kể từ tháng 7/2021.

    Trong quý III/2021, sản lượng tiêu thụ của Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC chỉ bằng 53% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhờ giá thép vẫn duy trì ở mức cao nên doanh thu thuần của SMC gần như đi ngang, ở mức 4.141 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp cải thiện cùng với tiết giảm chi phí bán hàng, quản lý giúp lãi ròng quý III/2021 của Công ty tăng 30% so cùng kỳ năm 2020, đạt gần 127 tỷ đồng. Cùng với kết quả kinh doanh đột biến 6 tháng đầu năm, SMC ghi nhận lợi nhuận sau thuế 9 tháng tăng gấp 5,4 lần cùng kỳ năm ngoái, đạt 828 tỷ đồng.

    Đặc biệt, một doanh nghiệp từng đứng trên bờ vực phá sản như Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (Tisco) ghi nhận doanh thu bán hàng quý III/2021 đạt gần 3.085 tỷ đồng, tăng 46,5% so với quý III/2020. Lãi sau thuế quý III/2021 đạt 10 tỷ đồng, gấp 25 lần lợi nhuận đạt được quý III năm ngoái. Tính chung 9 tháng, lãi sau thuế của Tisco đạt 113 tỷ đồng, gấp 7 lần cùng kỳ năm 2020.

    Công ty CP Tập đoàn Thép Tiến Lên ghi nhận hơn 910 tỷ đồng doanh thu, lãi ròng đạt 105,7 tỷ đồng trong quý III/2021, tăng trưởng lần lượt 1,8% và 732% so với quý III/2020. Lũy kế 9 tháng, Thép Tiến Lên lãi ròng 423 tỷ đồng, gấp 424 lần so với cùng kỳ năm ngoái.


    Một số doanh nghiệp lớn như Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, Công ty CP Thép Nam Kim và Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen chưa công bố kết quả kinh doanh nhưng được dự báo tích cực. Đơn cử như Hòa Phát hiện là đơn vị cung ứng chủ yếu thép cuộn cán nóng (HRC) cho thị trường Việt Nam. Với công nghệ luyện thép bằng lò thổi (BOF) hiện đại, Hòa Phát có thể sản xuất thép với giá thành cạnh tranh. Bên cạnh đó, Hòa Phát đang phát triển thêm các mảng sản xuất, chế tạo sản phẩm sau thép nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho thép HRC. Lợi nhuận quý III/2021 của Hòa Phát được dự báo tăng mạnh nhờ dòng sản phẩm này. Trong khi đó, với Thép Nam Kim, 80% sản lượng bán hàng trong quý III/2021 đến từ xuất khẩu nên ít bị ảnh hưởng từ giãn cách xã hội.

    Theo Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công cho năm 2020 - 2021 ở mức cao lịch sử so với trung bình 3 năm trước đó, tuy nhiên tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm nay thấp hơn hẳn so với các năm trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thời gian tới, việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, VCBS kỳ vọng nhiều dự án bất động sản bị đình trệ trong thời gian qua do giãn cách xã hội sẽ nhanh chóng thi công trở lại từ quý IV/2021, qua đó thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thép trong nước.

    Về giá thép, VCBS dự báo giá thép trên thế giới tiếp tục giữ ở mức như hiện tại cho đến năm 2022 trong bối cảnh Trung Quốc giảm sản lượng sản xuất thép hàng năm do các vấn đề về môi trường và hạn chế tiêu thụ năng lượng. Nhờ tiêu thụ nội địa hồi phục và xuất khẩu hưởng lợi về giá, doanh nghiệp ngành thép tiếp tục có triển vọng tích cực trong trung hạn.
    https://vneconomy.vn/thep-xay-dung-lai-dong-loat-tang-gia.htm

Chia sẻ trang này