1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

42 lời kinh của Phật - Mỗi ngày một lời dạy

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tuanlong1710, 13/08/2010.

6271 người đang online, trong đó có 797 thành viên. 17:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 15013 lượt đọc và 255 bài trả lời
  1. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Topic có nội dung hay. Nhưng do trình hạn chế.
    Nhờ bác tuanlong1710 giải thích dùm một số từ như: Bản ngã, Niết Bàn... và một số từ ngữ mà bác thấy cần thiết cho những người mới nghiên cứu
    Thanks bác nhiều
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Niết bàn là gì ?

    Chủ nhật, 11 Tháng 5 2008 10:04 Quản trị viên
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    [​IMG]Hỏi: Mục đích của người tu Phật lấy quả vị Niết Bàn làm chỗ cứu cánh. Vậy Niết Bàn là gì ?
    -Trong các kinh điển có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng chữ Niết Bàn (Nirvana) không ngoài những nghĩa Viên tịch (hoàn toàn vắng lặng), Vô sanh (không còn sanh diệt) và Giải thoát v.v... những nghĩa này nhằm chỉ cho người đạt đạo sống trong trạng thái tâm thể hoàn toàn vắng lặng, dứt hết vọng tưởng vô minh.
    Do trình độ giác ngộ khác nhau nên trong kinh chia ra bốn thứ Niết Bàn:
    1. Niết Bàn Hữu Dư Y: Niết Bàn đã dứt sạch phiền não vọng hoặc trong ba cõi, nhưng còn thân của nghiệp báo dư thừa.
    2. Niết Bàn Vô Dư Y: Niết Bàn đã dứt sạch phiền não hữu lậu và không còn mang thân của nghiệp báo (dứt hết uẩn thân).
    3. Niết Bàn Tự Tánh: Niết Bàn tự tánh sẵn có của chúng sanh, nó vốn sẵn có tánh Niết Bàn không phải tu tập mới có. Như mặt gương tánh vốn sạch không phải đợi lau chùi mới hiện.
    4. Niết Bàn Vô Trụ Xứ: Niết Bàn không chỗ nơi. Các vị Bồ Tát khi giác ngộ, lao mình trong lục đạo giáo hóa chúng sanh, lấy sự sanh tử của chúng sanh làm cảnh giới. Tuy ra vào sanh tử nhưng lúc nào cũng tự tại vô ngại.
    Hai thứ Niết Bàn trên là của hàng Nhị thừa, hai thứ Niết Bàn dưới chỉ riêng hàng Đại thừa mới có.
    Hỏi:
    - Làm sao thể nghiệm để biết có Niết Bàn ?
    - Như trên chúng ta đã hiểu, căn cứ Tự Tánh Niết Bàn thì mỗi người chúng ta đều sẵn có thể tánh thanh tịnh sáng suốt tròn đầy, nhưng vì phiền não ngăn che mà không hiển lộ. Muốn tánh Niết Bàn hiển lộ là phải diệt trừ phiền não. Phiền não ở đây chính là sự mê lầm “chấp ngã”. Mê lầm chấp ngã hết, tức là Niết Bàn. Vậy thì hỏi khi nào có Niết Bàn? Chúng ta phải đáp: Khi nào tâm “chấp ngã” hết, hoặc tham, sân, si sạch chính khi ấy tức Niết Bàn, khỏi phải hỏi đâu xa.
    Chúng ta hãy đọc một đoạn văn trích trong Tạng Kinh Pali của tác giả “Cái Ta Nguy Hiểm” Buddhahasa sau đây:
    Trong câu Phật ngôn: “Nếu chư Tỳ Kheo hành theo Chánh hạnh thì cõi thế gian không vắng bóng các bậc A La Hán”. Chữ Chánh hạnh có ý nghĩa sâu xa quan trọng. Sống chánh hạnh ngụ ý sự vắng mặt của ý tưởng Ta và của Ta.
    Chúng ta sống hết ngày này qua ngày khác, nhưng sống một cách không chân chánh, cho nên cái tà kiến “Ta” và “của Ta” mới sanh, và mỗi ngày nó vọt lên nhiều lần, khiến cho cái Niết Bàn viên mãn bị đứt đoạn, không có dịp tốt để xuất hiện, và vì thế chúng ta không thành bậc Vô sanh (A La Hán). Sống chánh hạnh là sinh hoạt đúng với Bát Chánh Đạo. Vậy điều cần yếu là ta phải dùng tri kiến chân chánh và hành động chân chánh sao cho “Cái ý niệm Ta” và “của Ta” không thể nổi dậy, ngõ hầu không có sự sanh. Khi không có sự sanh nào cả thì không có khổ nào cả và đó là chân hạnh phúc như lời đức Phật đã thuyết.
    Đọc qua đoạn văn ngắn này, chúng ta thấy Phật dạy điều kiện muốn được Niết Bàn phải có Chánh hạnh (sinh hoạt đúng với Bát Chánh Đạo). Khi nào có Chánh hạnh thì khi ấy có Niết Bàn. Khi nào không có Chánh hạnh thì không có Niết Bàn. Vậy muốn đạt được Niết Bàn phải có Chánh hạnh, tức là không còn khởi dậy cái ý niệm “Ta” và “của Ta”. Một giây phút nào cái “Ta” và “của Ta” không khởi dậy trong tâm thức thì phút giây đó ta có Niết Bàn (Niết Bàn trong thời gian ngắn là Niết Bàn nhân, sống với Niết Bàn vĩnh viễn là viên mãn Niết Bàn). Vậy muốn kéo thời gian Niết Bàn của ta dài hay ngắn đều từ tâm thức có khởi vọng tưởng chấp ngã hay không chấp ngã mà thôi. Nếu sống được một phút không vọng tưởng là một phút Niết Bàn, sống được hai phút là hai phút Niết Bàn, sống một giờ, một ngày là được một giờ, một ngày Niết Bàn cho đến nếu sống trọn vẹn là được Niết Bàn viên mãn.
    Trong Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn chép:
    Có người hỏi:
    - Làm sao được Đại Niết Bàn ?
    Thiền Sư Huệ Hải đáp:
    - Chẳng tạo nghiệp sanh tử.
    Khi nào chẳng tạo nghiệp sanh tử tức là Niết Bàn, chứ không phải tìm Niết Bàn nơi nào khác và cũng không phải đợi thời gian nào mới đạt Niết Bàn. Vì vậy, đạt Niết Bàn sớm hay muộn, thời gian có Niết Bàn lâu hay mau đều tùy chúng ta cả.
    Có một Cư sĩ đến hỏi Phật:
    - Bạch đức Thế Tôn! Như Phật nói Niết Bàn hiện tại đến để mà thấy có thời gian chăng ?
    Phật bảo:
    - Như người ý vừa nghĩ “tham”, miệng nói lời tham, thân làm việc tham thì ngay đó ưu bi khổ não liền khởi.
    - Như người ý vừa nghĩ “sân”, miệng nói lời sân, thân làm việc sân thì ưu bi khổ não ngay đó liền khởi.
    - Như người ý vừa nghĩ “si”, miệng nói lời si, thân làm việc si thì ưu bi khổ não ngay đó liền khởi. Người nào nếu thân miệng ý dứt được tham, sân, si thì ưu bi khổ não không có. Chính ngay lúc đó là Niết Bàn hiện tại (Tương Ưng Bộ Kinh).
    Hỏi:
    - Khi đạt Niết Bàn rồi, còn có hay không còn có ?
    - Vấn đề còn có hay không còn có đặt ra ở đây đã sai rồi. Để trả lời câu hỏi này, tôi xin dẫn lời hỏi của một vị Bà La Môn đến hỏi Phật (Tạp A Hàm): "Thưa Thế Tôn! Thế giới hữu biên, vô biên? Thế giới hữu thường, vô thường? Niết Bàn còn có hay không còn có?" ( Cả ba câu hỏi đức Phật đều im lặng không đáp. Tại sao Phật không đáp? Bởi người đời phần nhiều hễ nói không thì họ chấp hoàn toàn không, khi nói có thì chấp hoàn toàn có (chấp một chiều), vì vậy mà Phật không đáp. Nghĩa là nếu nói không thì họ chấp là không ngơ (ngoan không) như lông rùa, sừng thỏ; nói có thì chấp thường còn mãi mãi (vĩnh viễn không thay đổi), mà nghĩa có không ở đây “không cố định” không hẳn là có, không phải hoàn toàn không. Hơn nữa nghĩa Niết Bàn, nó ly khai nghĩa có và không. Tại sao? Vì nếu có thì phải có hình tướng chỗ nơi có thể chỉ được, nhưng Niết Bàn đâu có hình tướng và chỗ nơi. Nếu nói không, ai biết có chứng đắc Niết Bàn? Vì vậy không thể nói có hay không. Lấy một việc gần gũi làm thí dụ. Như khi ngồi thiền, tâm ta buông xả tất cả vọng niệm không còn một chút dấy động, tâm lặng lẽ thênh thang trùm khắp. Lúc bấy giờ, còn có gì hay không còn có gì? Nếu nói còn có gì tại sao không thấy tướng mạo? Nếu nói không còn gì thì cái gì tỉnh sáng biết là không? Vì nó không phải thật có và thật không nên nếu trả lời là “Có” là “Không” đều không đúng lẽ thật. Thế giới hữu thường vô thường, hữu biên vô biên cũng vậy, nó không phải thật có, thật không mà tùy duyên biến đổi. Vì thế nên Phật không trả lời.
    Khi Phật còn tại thế có một vị Tỳ Kheo chứng A La Hán tịch, các Thầy Tỳ Kheo đến hỏi Phật: Thầy Tỳ Kheo tịch sanh về đâu ? ( Phật trả lời: “Như củi hết lửa tắt”. Nghĩa là còn duyên thì hiện, hết duyên thì ẩn, chớ không về đâu!
    Nhân ngày kỵ Mã Tổ, Nam Tuyền hỏi chúng:
    - Cúng trai Mã Tổ, vậy Mã Tổ có đến hay chăng ?
    Cả chúng không đáp được. Động Sơn Lương Giới ra đáp: “Đợi có bạn liền đến”. Tức là đủ duyên liền đến.
    Qua hai câu chuyện trên chúng ta hiểu nghĩa tùy duyên là như vậy.
    Hỏi:
    - Người đã trở về sống với Tự tánh Niết Bàn hằng ở trong thể tịch tịnh bất động hay còn gì nữa khác ?
    - Thể của Tự tánh Niết Bàn tuy tịch mà thường chiếu, hằng vắng lặng mà vẫn chiếu soi. Vì thế chư Phật và các vị Bồ Tát khi thành đạo các Ngài có Tam thân (Pháp thân, Báo thân, Hóa thân), Tứ trí (Thành sở tác trí, Diệu quan sát trí, Bình đẳng tánh trí, Đại viên cảnh trí), Ngũ nhãn (Nhục nhãn, Thiên nhãn, Huệ nhãn, Pháp nhãn, Phật nhãn). Lục thông (Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, Tha tâm thông, Túc mạng thông, Thần túc thông, Lậu tận thông). Vô số diệu dụng thần biến v.v... giáo hóa muôn loài. Tuy hiện muôn loài nhưng tánh thể bất động.
    Thế nên cảnh giới Hoa Nghiêm đã diễn tả nào là mây ánh sáng, tàn lọng ánh sáng, cho đến đồ ăn, đồ mặc, núi sông v.v... hết thảy đều trở thành ánh sáng cả. Chúng ta lấy làm lạ không biết ý kinh muốn nói gì không thể hiểu nổi, chẳng ngờ chính là để nói diệu dụng bất tư nghì của đức Phật sau khi đã đạt Niết Bàn. Nghĩa là sau khi đạt đến Niết Bàn thì đâu đâu cũng là cảnh giới bất tư nghì, chớ không phải đạt đến đó rồi không còn gì hết. Đó là điều chúng ta chớ lầm lẫn.
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Khái niệm về bản ngã:
    Khái niệm về bản ngã có hai thành phần. Phần đầu tiên liên quan đến nội dung của khái niệm về bản ngã ( ví dụ: tôi giống cái gì?). Phần thứ hai liên quan đến giá trị, đó là nhận biết về mình tiêu cực hay tích cực ( Ví dụ: tôi có thích con người tôi đang là?) và cũng được gọi là lòng tự trọng hay sự thành thạo được nhận biết (Perceived competence). Khái niệm về bản ngã của trẻ xuất hiện qua một loạt các giai đoạn song song với phát triển nhận thức và cảm xúc.


    Trong triết học, cái tôi được hiểu là cái tôi ý thức hay đơn giản là tôi, bao hàm trong đó những đặc tính để phân biệt tôi với những cá nhân khác.
    Trong phân tâm học, cái tôi (ego) là phần cốt lõi của tính cách liên quan tới thực tại và chịu ảnh hưởng của tác động xã hội. Theo Sigmund Freud, cái tôi cùng với nó (id) và cái siêu tôi (superego) là ba miền của tâm thức. Cái tôi được hình thành ngay từ khi con người sinh ra và qua tiếp xúc với thế giới bên ngoài, cái tôi học cách cư xử sao cho kiểm soát được những ham muốn vô thức không được xã hội chấp nhận. Cái tôi có vai trò trung gian hòa giải giữa những ham muốn vô thức và những tiêu chuẩn nhân cách và xã hội.
    Trong triết lý Phật giáo, cái tôi, hay thường gọi là ngã, là "cái tôi" được thiết thuyết với một thể tính trường tồn, không bị ảnh hưởng của tụ tán, sinh tử. Đạo Phật không công nhận sự hiện diện của một ngã như thế.

    SỰ XUẤT HIỆN CỦA BẢN NGÃ:
    Sroufe (1990) định nghĩa bản ngã như là “ một tổ chức bên trong về thái độ,cảm xúc, các mong đợi và các ý nghĩa” mà nó xuất hiện trong bối cảnh mối quan hệ chăm sóc. Sự xuất hiện của bản ngã trong giai đoạn ấu thơ được đặc trưng bởi sự gia tăng tổ chức và gia tăng khả năng tác động, khi trẻ trở thành một người tham gia chủ động hơn trong quá trình phát triển.
    Sroufe mô tả sự tự tổ chức như là một tiến trình qua một loạt các giai đoạn trong thời ấu thơ.
    Trong 6 tháng đầu đời, ( giai đoạn bản ngã trước định hướng), trẻ nhỏ gia tăng tương tác xã hội và ý thức đến những gì xung quanh chúng. Trẻ phụ thuộc vào người chăm sóc để nhằm giảm nhẹ đi tình trạng khuấy động và cung cấp cho trẻ khả năng điều hoà trạng thái nội tâm. Tuy nhiên, trẻ cũng bắt đầu đáp ứng với với người chăm sóc và có thể đáp ứng đối với các kiểu tương tác phức tạp và kết quả đưa đến sự thích thú đôi bên.
    Trong giai đoạn kế tiếp, từ 6-12 tháng (giai đoạn bản ngã định hướng), trẻ trẻ có ý hướng và hành vi của trẻ có hướng đến mục tiêu hơn, trẻ có thể điều hợp, khởi đầu và trao đổi với người chăm sóc. Ví dụ, trẻ biết chào đón ( mỉm cười, ê a, nhún nhảy và giơ hai tay lên) khi có mặt của người chăm sóc và trẻ cũng có phản ứng tiêu cực với người lạ. Đến cuối giai đoạn này, như chúng ta đã biết từ các nghiên cứu về gắn bó, cảm xúc, nhận thức, và các hành vi xã hội của trẻ được tổ chức xung quanh người chăm sóc và mối quan hệ chăm sóc.
    Từ 12-24 tháng (giai đoạn bản ngã tách rời và có ý thức), trẻ tiếp tục gia tăng mục tiêu và hoạch định một cách chủ động, ngay cả khi những điều này trái ngược với người chăm sóc. Trẻ bắt đầu tách ra khỏi người chăm sóc cả về mặt thể chất lẫn tâm lý, thực hành các kỹ năng độc lập, trong khi vẫn còn hướng về xung quanh người chăm sóc như là một “ nền tảng an toàn”. Giai đoạn này đánh dấu một sự di chuyển phát triển theo hướng sự xuất hiện của việc ý thức về bản ngã và gây tác động đến xung quanh, bản ngã như là tác giả của chính những hành động của chính nó.
    Giai đoạn kế tiếp, từ 24-60 tháng ( giai đoạn bản ngã theo dõi bản ngã), giai đoạn này được đánh dấu bởi một mức độ ý thức mới về cả bản ngã lẫn người khác. Sự thay đổi này đi kèm với khả năng hình dung cũng như gia tăng khả năng làm nhẹ và điều chỉnh cảm xúc và hành vi của trẻ. Những khả năng biểu tượng này cho phép trẻ ghi nhận được trạng thái nội tâm của chính mình và người khác cùng với giới hạn giữa trẻ và người khác. Ví dụ: không chỉ trẻ ý thức được về hoạch định và ý hướng của chính mình mà trẻ còn ý thức được rằng người chăm sóc cũng có ý thức về hoạch định và có ý kiến về hoạch định đó. Thành tựu quan trọng nhất ở đây là một cảm nhận về hằng định bản ngã (Self-constancy), đó là việc nhận ra rằng bản ngã là một tổng thể được tổ chức, “tiếp tục đang là” ngay cả có sự thay đổi về cảm xúc và mối quan hệ với người chăm sóc.
    Những quá trình như nội hoá, ổn định, và tự định hướng vẫn tiếp tục hướng dẫn sự phát triển bản ngã trong những năm kế tiếp của cuộc đời. Ở giai đoạn tuổi thiếu nhi, theo Sroufe, đây là giai đoạn bản ngã được củng cố (consolidated self),như là mô hình làm việc bên trong của trẻ dẫn đến việc hằng định về các hình dung (các đại diện) về bản thân và người khác. Ở trẻ vị thành niên, chúng ta thấy sự xuất hiện của bản ngã phản ảnh bản ngã (self-reflective self) như là các thao tác chính thức cho phép trẻ quan sát và phản ảnh trên các quan điểm và khả năng của trẻ.
    Ở cốt lõi của bản ngã, theo quan điểm của Sroufe, là quyền sở hữu về chính sự trải nghiệm của một người. Bằng cơ chế này, trẻ biết được rằng chúng là tác giả của chính những hành động của chúng, đây là sự điều chỉnh bên trong về cảm xúc và hành vi. Nói theo cách khác, trẻ khởi đầu phát triển một cảm nhận về bản thân thông qua trải nghiệm các hành động của chúng như là có hiệu quả hay không có hiệu quả trong việc xử trí các đòi hỏi bên trong và bên ngoài, duy trì được sự cân bằng. Theo trình bày của Sroufe, “Lõi của bản ngã” nằm ở các kiểu điều chỉnh hành vi / cảm xúc, điều này cho phép trải nghiệm tiếp diễn cho dù có sự thay đổi về phát triển và môi trường.
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Hiểu về bản ngã (Thầy Thích Chân Quang giảng )http://vidaothieng.net/vidaothieng/play.asp?FREEID=NjM3
  5. tuanlong1710

    tuanlong1710 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2008
    Đã được thích:
    0
    [FONT=&quot]THẦN CHÚ ĐẠI BI [/FONT]
    [FONT=&quot](Tụng 5 ,7 hoặc 21 biến) [/FONT]
    [};-[};-[};-
    [FONT=&quot]Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) [/FONT]

    [FONT=&quot]Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà ra ni. [/FONT]
    [FONT=&quot]Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da. Nam Mô A rị da. Bà lô kiết đế thước bát ra da. Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da. Ma ha ca lô ni ca da. Án. Tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát toả. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da. Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. Hê rị ma ha bàn đà sa mế. Tát bà a tha đậu du bằng. A thệ dựng. Tát bà tát đa (na ma bà tát đa). Na ma bà dà. Ma phạt đạt đậu. Đát điệt tha. Án. A bà lô hê. Lô ca đế. Ca la đế. Di hê rị. Ma ha bồ đề tát đỏa. Tát bà tát bà. Ma ra ma ra. Ma hê ma hê rị đà dựng. Câu lô câu lô kiết mông. Độ lô độ lô phạt xà da đế. Ma ha phạt xà da đế. Đà ra đà ra. Địa rị ni. Thất Phật ra da.Giá ra gía ra. Mạ. Mạ phạt ma ra. Mục đế lệ. Y hê di hê. Thất na thất na. A ra sâm Phật ra xá lợi. Phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô ma ra. Hô lô hô lô hê lị. Ta ra ta ra. Tất rị tất rị. Tô rô tô rô. Bồ đề dạ Bồ đề dạ. Bồ đà dạ Bồ đà dạ. Di đế rị dạ. Na ra cẩn trì. Địa rị sắc ni na. Bà dạ ma na. Ta bà ha. Tất đà dạ. Ta bà ha. Ma ha tất đà dạ. Ta bà ha. Tất đà dủ nghệ. Thất bàn ra dạ. Ta bà ha. Na ra cẩn trì. Ta bà ha. Ma ra na ra. Ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da. Ta bà ha. Ta bà ma ha a tất đà dạ. Ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ. Ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ. Ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ. Ta bà ha. Ma bà lỵ thắng yết ra dạ. Ta bà ha. [/FONT]
    [FONT=&quot]Nam mô hắt ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô kiết đế. Thước bàn ra dạ. Ta bà ha. [/FONT]
    [FONT=&quot]Án. Tất điện đô. Mạn đa ra. Bạt đà dạ. Ta bà ha. (3 lần)
    [};-[};-[};-
    [/FONT]
  6. tuanlong1710

    tuanlong1710 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Cá tính và bản ngã là hai mặt của cùng một đồng tiền, cũng như cá nhân và cái ta là hai mặt của cùng một đồng tiền. Cá tính có một trung tâm - trung tâm đó được gọi là bản ngã. Bởi vì bản thân cá tính là giả, trung tâm cũng là giả, bởi vì chu vi giả không thể có trung tâm thực được và trung tâm thực không thể có chu vi giả được.
    Cá tính là không thực. Cá tính là cái bạn giả vờ là có đấy; từ 'cá tính-personality' bắt nguồn từ 'persona'. Nếu bạn có mặt nạ, mặt nạ đó sẽ không phát triển.
    Hãy nhớ, bản ngã rất thủ đoạn. Nó rất tinh vi, cách thức của nó là rất tinh vi. Bạn vứt bỏ nó từ phía này, nó tới từ phía khác. Chừng nào bạn còn chưa trở thành rất, rất tỉnh táo về cách nó phát sinh, cách nó nuôi dưỡng...
    Bản ngã sống theo đòi hỏi. Bản ngã mang tính cạnh tranh và cá tính cứ nuôi dưỡng nó bằng những cách tinh tế. Cá tính là chu vi của việc giả vờ của bạn, của sự phô diễn của bạn, của sự lừa dối của bạn, và bản ngã là trung tâm. Chúng đi cùng nhau, chúng vẫn còn với nhau.

    [};-[};-[};-
  7. tuanlong1710

    tuanlong1710 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã nghe:
    Một hôm một con voi đi dạo qua khu rừng rậm. Nó cảm thấy đang cực kì sảng khoái, sẵn sàng thách thức cả thế giới. Khi nó đang bước đi thì nó gặp một con sư tử.
    Nó vươn ngực, gầm rú và nói, 'Sao mày không to như tao?' 'Tôi không biết,' sư tử hổn hển nói, rồi lủi mất.
    Tiếp đó voi gặp linh cẩu. Nó ưỡn ngực ra và hỏi, 'Sao mày không to như tao?'
    'Tôi không biết,' con linh cẩu nói và nó cũng lủi mất. Thế rồi voi gặp một con chuột nhỏ đáng thương với cái mũi chảy nước và đôi mắt hồng.
    ' Sao mày lại không to như tao?' nó rống lên. Con chuột nhìn nó và nói, 'Tôi mới bị ốm gần đây.' [:D][:D]

    Mọi người, ngay cả chuột, cũng có bản ngã riêng của nó. Mọi người, ngay cả người tôn giáo, cũng có bản ngã riêng của mình. Ngay cả khi tuyên bố, 'Tôi chỉ là hạt
    bụi dưới chân ông thôi,' thì bạn cũng đang thu thập bản ngã đấy.
    [};-[};-[};-
  8. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Cảm ơn hai bác phongthuyBDS, tuanlong1710 đã cho bài học hữu ích
  9. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    [};-[-(
  10. DungVtx

    DungVtx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Đã được thích:
    894
    Khỏe ko bác, đôi khi có tí kinh phật thì cuộc sống cũng nhẹ nhàng hơn đấy

Chia sẻ trang này