7 Lý do khiến cổ phiếu PNC còn tăng giá rất mạnh

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi leminh02, 28/11/2017.

1205 người đang online, trong đó có 38 thành viên. 04:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5004 lượt đọc và 73 bài trả lời
  1. leminh02

    leminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Đã được thích:
    1.055
    Mỗi người một quan điểm bác ơi, hôm nay tự nhiên bác phải nhọc công sang tận đây nhiều chi vậy :))
    Chứng khoán là thứ mà người này xuống tàu là cơ hội cho người khác lên tàu mà.
  2. minhhoangvina

    minhhoangvina Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2013
    Đã được thích:
    18.894
    Hô cho nó giảm ấy mà.:)):))
  3. leminh02

    leminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Đã được thích:
    1.055
    Lạ gì, anh em sinh hoạt trên này rõ nhau cả :)
  4. leminh02

    leminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Đã được thích:
    1.055
    Bài viết từ ngày 23/10/2017 về PNC:

    “Thay máu” sẽ là luồng khí mới cho Văn Hóa Phương Nam phát triển?
    Một loạt 5 thành viên hội đồng quản trị và 2 thành viên Ban kiểm soát bao gồm cả chủ tịch và Trưởng ban kiểm soát cùng người nhà đã đăng ký bán sạch 16,85% cổ phần PNC. Nguồn tin riêng của BizLIVE tiết lộ, nhóm nhà đầu tư với thế lực tài chính mạnh đang hoàn tất mua lại cổ phần PNC, tiến đến thâu tóm công ty này.

    Kỳ vọng cuộc chiến tranh giành quyền lợi giữa các cổ đông sẽ kết thúc sớm

    Trong nhiều năm qua, việc Đại hội đồng cổ đông của CTCP Văn Hoa Phương Nam (mã PNC ) được tiến hành thành công ngay trong lần đầu tiên trở thành xa xỉ với doanh nghiệp này. Nguyên nhân chính yếu là các cổ đông lớn không thông qua đa số thậm chí không thông qua bất kỳ nội dung nào được trình tại Đại hội, hoặc không đủ tỷ lệ cổ đông đại diện cho cổ phần có quyền biểu quyết theo luật định để tiến hành đại hội.

    Song song đó, cổ phiếu PNC bị tạm ngưng giao dịch, bị kiểm soát, bị cảnh báo vì vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường, mà ẩn chứa sau đó được cổ đông của PNC cho rằng là do sự bất hợp tác của các nhóm cổ đông lớn, cuộc chiến tố cáo, kiện tụng khởi nguồn từ cổ đông.

    Cuộc chiến tranh giành quyền lợi giữa các nhóm cổ đông đã kìm hãm sự phát triển của PNC và đưa PNC trở nên “nổi tiếng” hơn nữa trên chứng trường và cả lĩnh vực văn hóa.

    [​IMG]


    Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính hợp nhất

    Ngay trong báo cáo tổng kết năm 2016 và kế hoạch kinh doanh năm 2017, ban lãnh đạo PNC đã thừa nhận rằng điểm yếu của PNC là “việc tranh giành quyền lợi và nảy sinh mâu thuẫn giữa một nhóm cổ đông lớn với các cổ đông nhỏ đã gây ảnh hưởng xấu đến uy tín và danh tiếng của thương hiệu PNC, gây ra một số bất lợi đối với hoạt động kinh doanh của Công ty”.

    Giá cổ phiếu PNC đã rớt xuống khỏi mệnh giá, chạm đáy 9.010 đồng/cổ phiếu vào ngày 24/07/2017, sau đó bắt đầu hành trình tăng giá, đến ngày 25/09/2017, đạt mức 23.000 đồng/cổ phiếu, tăng 155%, gần chạm đỉnh của hơn 10 năm trước và hiện đang ở mức giá 22.000 đồng/cổ phiếu (ngày 20/10/2017).

    [​IMG]


    Nguồn: Số liệu tổng hợp

    Cơ cấu cổ đông PNC cô đặc. Vì vậy, việc ban lãnh đạo cho rằng có sự tranh giành quyền lợi và nảy sinh mâu thuẫn giữ một nhóm cổ đông lớn (2 tổ chức và 1 cá nhân nắm giữ gần 60% cổ phần) với các cổ đông nhỏ (1 tổ chức và nhóm cổ đông nội bộ nắm giữ hơn 32% cổ phần – PV) là chưa hợp lý và hành trình tăng giá và giảm giá cổ phiếu PNC chỉ nhờ các giao dịch vài chục đến vài trăm cổ phiếu có thể xem là bất thường.

    Bất thường hơn nữa, khi vào ngày tạm hoãn tổ chức Đại hội cổ đông bất thường lần 3, ngày 17/10/2017, một loạt 5 thành viên HĐQT và 2 thành viên Ban Kiểm soát bao gồm cả Chủ tịch HĐQT và Trưởng Ban Kiểm soát cùng người nhà đã đăng ký bán sạch 16,85% cổ phần PNC, từ ngày 20/10 đến ngày 14/11/2017, cùng lý do giải quyết công việc riêng.

    [​IMG]


    Bảng tổng hợp nhóm 8 cổ đông đăng ký thoái toàn bộ vốn tại PNC ngày 17/10/2017

    Tuy nhiên, nếu PNC đang “thay máu” thì việc nhóm cổ đông nói trên đăng ký thoái vốn hết cổ phần PNC là điều dễ hiểu. Nguồn tin của BizLIVE tiết tộ, nhóm nhà đầu tư với thế lực tài chính mạnh đang trong giai đoạn hoàn tất mua lại cổ phần PNC, tiến đến thâu tóm công ty này.

    Cổ đông nhà nước Tổng Công ty Công nghiệp – In – Bao bì Liksin – TNHH MTV hiện đang nắm giữ 15,38% cổ phần PNC, xác định đầu tư vào PNC là đầu tư lâu dài. Vì vậy, nếu sự xuất hiện của nhà đầu tư mới tại PNC đủ để nắm cổ phần đa số tại PNC như thông tin đã chia sẻ, hay tạo ra sự đồng thuận với 3 nhóm cổ đông lớn còn lại là Liksin, Trường Phát và Thành Vinh, kỳ vọng cuộc chiến tranh giành giữa các nhóm cổ đông lớn sẽ kết thúc, PNC sẽ có một thời kỳ phát triển mới.

    PNC có gì hấp dẫn các nhà đầu tư?

    Được thành lập vào năm 1982, tiền thân là Công ty Văn hóa Dịch vụ tổng hợp quận 11, thuộc phòng Văn hóa Thông tin Quận 11, năm 1989, PNC được chuyển thành công ty cổ phần với tên gọi là CTCP Sản xuất Kinh doanh vật phẩm văn Hóa Phương Nam với vốn điều lệ 35 tỷ đồng, trong đó Nhà nước năm giữ 35%.

    Năm 2004, PNC đón thêm cổ đông mới, tăng vốn điều lệ lên thành 20 tỷ đồng và đổi tên công ty thành CTCP Văn Hóa Phương Nam.

    Ngày nay, PNC có vốn điều lệ 110,4 tỷ đồng, tổng tài sản 596,4 tỷ đồng, được cho là sở hữu một trong những chuỗi cửa hàng sách bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam với khoảng gần 35 cửa hàng quy mô lớn ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hội An, Phan Thiết, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ, Hải Phòng, Bình Dương, Huế. Hầu hết, các cửa hàng sách, tập chí, báo, DVD, truyện tranh, quà tặng, trò chơi và đĩa nhạc.

    [​IMG]


    Bất động sản đầu tư của PNC tại ngày 31/12/2016 được kiểm toán

    PNC đang sở hữu 20% Megastar (CGV) chuyên về nhập khẩu phim, rạp chiếu phim. Đến cuối năm 2016, Megastar đã nâng tổng số cụm rạp tại Việt Nam lên 38 cụm với 247 phòng chiếu. Năm 2016, Megastar ghi nhận gần 93,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng gấp 3 lần so với năm 2015. Đây có thể xem là con gà đẻ trứng vàng của PNC.

    Đối với lĩnh vực kinh doanh nhà sách, mặc dù năm 2016, PNC đã mở thêm 12 cửa hàng sách PNC trên cả nước, nhưng việc mở thêm nhà sách mới hay dừng mở thêm nhà sách, tập trung vào hướng phân phối trực tuyến là một phần của mâu thuẫn lợi ích giữa các nhóm cổ đông lớn tại PNC.

    Thông tin về nhà đầu tư mới của PNC được hé lộ là nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp trên thị trường TP. Hồ Chí Minh ở khắp các vị trí đắc địa của thành phố. Vậy phải chăng nhà đầu tư bị hấp dẫn bởi lĩnh vực phát hành sách, phân phối văn hóa phẩm, xử lý hậu kỳ phim, hay hệ thống rạp CGV ở Việt Nam?

    Giới phân tích cho rằng, việc đang sở hữu 20% tại cụm rạp CGV ở Việt Nam và số ít bất động sản nằm rải rác ở các quận trung tâm TP. Hồ Chí Minh đang được PNC ghi nhận trên sổ sách kế toán với giá trị thấp có thể là món đầu tư hấp dẫn cũng là nơi khởi nguồn của các xung đột lợi ích tại PNC. Bởi 20% cổ phần tại cụm rạp CGV tại Việt Nam hiện được giới tài chính định giá khoảng 70-80 triệu USD, thậm chí có nơi lạc quan đến mức cho rằng nó có giá 100 triệu USD, tức khoảng 1.800 - 2.200 tỷ đồng, gần gấp 3 ~ 4 lần tổng tài sản của PNC hiện nay.

    http://cafef.vn/chan-dung-doanh-ngh...a-phuong-nam-phat-trien-20171022194349082.chn
  5. leminh02

    leminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Đã được thích:
    1.055
    Hiện tại là đã có rất nhiều cụ chốt lời xuống tàu đang hóng chờ dưới sân ga.
    Nếu PNC lên tiếp thì không nói làm gì, còn PNC mà giảm thì hiện giờ đang có một lực cầu cực lớn chờ vợt lại.
    Cầu tiềm năng đấy :)
    klausK thích bài này.
  6. phongtran68

    phongtran68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2008
    Đã được thích:
    4.762
    Rõ khổ.
    Các bác mong giảm để làm gì, cũng chỉ để MUA có phải không :)
    Vậy thì chưa điều chỉnh được đâu, đợi 100 may ra chỉnh nhịp 1 :)
    Hiểu ra vấn đề rồi thì cứ trần mà đua, may ra khớp. Thân :)
  7. binh3535

    binh3535 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2014
    Đã được thích:
    5.736
  8. leminh02

    leminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Đã được thích:
    1.055
    Tâm lý đầu tư CK là vậy mà bác.
    Vừa bán xong thì muốn nó giảm ngay, giảm sâu hơn giá bán để vợt lại ăn chênh lệch giá
    :)
    --- Gộp bài viết, 28/11/2017, Bài cũ: 28/11/2017 ---
    Mốc giá gần nhất PNC cần phải lấy lại: 35
    Các mốc tiếp theo: 45, 55...
  9. leminh02

    leminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Đã được thích:
    1.055
    CGV muốn đầu tư thêm 200 triệu USD vào Việt Nam tới năm 2020

    Theo Nikkei, CJ CGV muốn mở thêm 12 đến 15 cụm rạp một năm tại Việt Nam khi mà thị trường chiếu bóng hơn 90 triệu dân đang bùng nổ.

    CJ CGV, công ty con của tập đoàn Hàn Quốc CJ đã mở cụm rạp thứ 50 tại Việt Nam vào hôm 31/8 tại TP.HCM, mở rộng hệ thống cơ sở vật chất của mình lên 313 phòng chiếu với 42.800 chỗ ngồi.

    Tập đoàn này cho hay đã lên kế hoạch để đầu tư thêm 200 triệu USD trong 4 năm tới để nâng cấp mở rộng hệ thống chiếu bóng tại Việt Nam, bao gồm cả các thành phố nhỏ ở tỉnh.

    CJ CGV bước chân vào thị trường Việt Nam 6 năm về trước sau khi mua lại MegaStar, chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất tại Việt Nam vào thời điểm đó, với giá 73,6 triệu USD. Công ty con của tập đoàn này tại Việt Nam hiện là nhà phân phối và chiếu bóng lớn nhất Việt Nam với doanh thu 1.800 tỷ đồng (79 triệu USD) trong năm 2016, tăng trưởng 3,3% so với cùng kỳ năm 2015 và lợi nhuận đạt 93 tỷ đồng, gần gấp 3 lần so với cùng kỳ.

    Ông Dong Won Kwak, tổng giám đốc của CJ CGV Việt Nam, cho hay mức tăng trưởng hàng năm cao của thị trường giải trí Việt Nam, ước tính đạt khoảng 20% một năm, đang mở ra tiềm năng khổng lồ cho các nhà đầu tư và là lý do hợp lý để CGV tiếp tục đầu tư mạnh với mức đầu tư vượt xa lợi nhuận năm của hãng.

    Các doanh nghiệp trong ngành chiếu bóng đang cạnh tranh gay gắt để tối đa hóa nhân lực vùng nhiều nguồn lực khác nhằm phát triển tại thị trường nội địa Việt Nam, bao gồm cả hoạt động như tổ chức đào tào sản xuất phim và đầu tư vào các dự án phim.

    CJ CGV dự kiến sẽ mở thêm 12 đến 15 cụm rạp trong một năm với chi phí khoảng 4-7 triệu USD mỗi cụm rạp.

    Công ty này cũng vừa ứng dụng công nghệ chiếu bóng mới tại Việt Nam, tương tự như tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ.

    [​IMG]
    CGV dự kiến sẽ đầu tư thêm 200 triệu USD vào thị trường Việt Nam trong 3 năm tới. Ảnh: Nikkei.
    Trong năm 2017, dự kiến CJ CGV Việt Nam sẽ đầu tư 70 triệu USD vào thị trường trong nước, bao gồm chi phí cho các hoạt động như mở rạp, ứng dụng công nghệ mới và nâng cấp, bảo trì các cụm rạp hiện có.

    Ông Kwak chia sẻ với báo giới rằng với dân số gấp đôi Hàn Quốc, việc tới rạp xem phim ngày càng phổ biến, ngành công nghiệp chiếu phim Việt Nam có rất nhiều dư địa để phát triển trong thập kỷ tới.

    Toàn ngành chiếu phim Việt Nam hiện có khoảng 140 cụm rạp, doanh thu toàn ngành đạt khoảng 130 triệu USD trong năm 2016 và dự kiến sẽ tăng trưởng lên mức 200 triệu USD trong năm 2017. Một khảo sát tại thị trường Việt nam cho thấy 55% người Việt đến rạp xem phim ít nhất một lần một tháng và bình quân mỗi người chi khoảng 4.04 USD một tháng cho việc xem phim.

    Thị trường này hiện bị thống trị bởi các doanh nghiệp nước ngoài như CJ CGV với 43% thị phần, Lotte với 30% và Platinum Cineplex từ Indonesia với 10% thị phần. Hai doanh nghiệp nội địa là Galaxy và BHD Star Cineplex có thị phần lần lượt là 9% và 6%, lép vế hoàn toàn so với khối ngoại.

    Tuy nhiên, Platinum Cineplex đã phải đóng cửa 3 cụm rạp sinh lời tốt trong quý I/2017 do bất đồng với đơn vị chủ quản mặt bằng là Vingroup, dẫn tới thị phần trên chắc chắn có sự thay đổi khi số rạp này đã về tay CGV.
  10. leminh02

    leminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Đã được thích:
    1.055
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 28/11/2017, Bài cũ: 28/11/2017 ---

    http://cafef.vn/cgv-muon-dau-tu-them-200-trieu-usd-trong-3-nam-toi-20170903083333307.chn
    binh3535 thích bài này.

Chia sẻ trang này