Ảnh độc và thật chỉ có ở Việt Nam ! Tập 2

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 13/01/2014.

5143 người đang online, trong đó có 514 thành viên. 19:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21848 lượt đọc và 114 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    [​IMG]

    Xếp hàng giải quyết nỗi đau thất tình.
    hyvongmoi102013BongHongGai81 thích bài này.
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    [​IMG]

    Cách giải quyết nỗi buồn thất tình.
    hyvongmoi102013BongHongGai81 thích bài này.
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    [​IMG]

    Dốc mãi những chén chua cay này...
    hyvongmoi102013BongHongGai81 thích bài này.
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    [​IMG]

    Tuyệt vọng.
    LearnAndLove, hyvongmoi102013BongHongGai81 thích bài này.
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Những bức ảnh trẻ em Việt Nam thời chiến
    Nhiếp ảnh gia Thomas Bill Hardt (Đức) đã ghi lại những hình ảnh bi thương về cuộc chiến ở Việt Nam, nổi bật là khuôn mặt sợ hãi chiến tranh của trẻ em.
    Việt Nam thời chiến tranh qua ống kính người Đức

    [​IMG]
    Thomas Bill Hardt (nhiếp ảnh gia người Đức sinh năm 1937) đã đi đến nhiều quốc gia vào những thời điểm lịch sử, trong đó có Việt Nam. Chủ đề chính trong các tác phẩm của ông là trẻ em. Bức ảnh này chụp một cô bé Việt Nam cõng em trên lưng, những năm 60-70 thế kỷ trước.

    [​IMG]
    Mỗi bức ảnh của Thomas là một minh chứng cho sự khủng khiếp của chiến tranh, và nó khiến thế giới phải lên tiếng. Trong ảnh là một cậu bé Việt trốn trong hầm trú ẩn.

    [​IMG]
    Nhà báo, nhiếp ảnh gia này đã ghi lại những hình ảnh bi thương về cuộc chiến ở Việt Nam, nổi bật là hình ảnh những khuôn mặt sợ hãi chiến tranh của trẻ em.

    [​IMG]
    Trước những trận càn, trẻ em luôn phải trốn dưới hầm trú ẩn. Cô bé trong ảnh không dám chơi xa hầm vì sợ những trận bom bất chợt.

    [​IMG]
    Em bé trong vòng tay âu yếm của mẹ du kích. Bầu sữa ngọt có thể rời bỏ em bất cứ lúc nào vì sự tàn khốc của chiến tranh.

    [​IMG]
    Những em bé khóc đòi mẹ.

    [​IMG]
    Bức ảnh này được Thomas thực hiện tại Nhà hát ca múa nhạc Quốc gia. Một cô bé run sợ vì lần đầu tiên nhìn thấy những người nước ngoài. Bố đã an ủi em. Bức ảnh này được chọn làm trang bìa các tạp chí khắp thế giới.

    [​IMG]
    Ánh mắt lạ lẫm của những đứa trẻ trước ống kính của nhiếp ảnh gia người Đức.

    [​IMG]
    Trong sự nghiệp của mình, Thomas đã ghi lại hình ảnh trẻ em nhiều quốc gia trên thế giới, như nạn đói ở Bangladesh, ánh mắt sợ hãi trước cái chết ở khu vực Balkan, Việt Nam. Bức ảnh này được chụp năm 1969 ở miền Bắc Việt Nam.

    [​IMG]
    Từ những năm 1987, Thomas tích cực hoạt động trong các tổ chức bảo vệ trẻ em của Liên Hợp Quốc. Ảnh chụp cảnh cậu bé Việt làm toán trên lưng trâu.

    [​IMG]
    Cậu bé mục đồng thổi sáo được ông chụp ở miền Bắc năm 1969.

    [​IMG]
    Thomas sang Việt Nam từ những năm 1960 vì một công việc được giao. Sau chuyến đi đó ông đã quay lại đây nhiều lần nữa. Chỉ tính từ năm 1962 đến 1985 ông đã đến Việt Nam 12 lần, trong tổng số 50 chuyến đi khắp các quốc gia trên thế giới. Ảnh chụp miền Bắc Việt Nam 1979.

    [​IMG]
    Cậu bé chăn trâu chạy mưa.

    [​IMG]
    Thời chiến, trẻ em lên 6, lên 7 đã phải phụ giúp gia đình kiếm sống.

    [​IMG]
    Hình ảnh của ông được biết đến trên toàn thế giới, có mặt trong hơn một trăm cuộc triển lãm từ Moscow đến New York. Nhiều tác phẩm của ông đã được xuất bản trên các tạp chí lớn. Ảnh này chụp trẻ em Việt năm 1972.

    [​IMG]
    Năm 1999, Thomas đã tổ chức triển lãm "Chiến tranh Việt Nam" tại Hà Nội. Năm 2003, ông trở lại tổ chức triển lãm tại Hồ Gươm với những bức ảnh đã chụp, mục đích là gặp lại những nhân vật của mình. Không phụ tâm huyết, ông đã gặp được người khiến ông ám ảnh nhất trong sự nghiệp: Cô gái mở đường có tên Hồng Ly.

    [​IMG]
    Thomas còn mang hình ảnh Việt Nam giới thiệu ra toàn thế giới.

    Phan Dương
    Ảnh tư liệu của Thomas Bill Hardt
    hyvongmoi102013, BongHongGai81Hoa_Sim thích bài này.
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Việt Nam thời chiến tranh qua ống kính người Đức
    Đến Việt Nam những năm 1960-1970, nhiếp ảnh gia Thomas Bill Hardt đã ghi lại cảnh tàn khốc của chiến tranh.
    Bệnh viện Bạch Mai trong trận bom B52 năm 1972

    [​IMG]
    Thomas Bill Hardt, 77 tuổi, nhà báo, nhiếp ảnh gia người Đức nổi tiếng với các bức ảnh chân thực về chiến tranh ở Việt Nam, Palestine và Nicaragua...

    [​IMG]
    Từ năm 1962 đến 1985, ông 12 lần đến Việt Nam, chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh. Thomas phát biểu: "Bản chất của nhiếp ảnh không chỉ ghi lại hình ảnh cuối cùng, mà còn tập trung vào hoàn cảnh của vụ nổ súng".

    [​IMG]
    Chính vì vậy, ông có một kho ảnh vô giá về Việt Nam thời chiến. Ảnh được phân thành các chủ đề như chiến tranh năm 1972, chiến tranh biên giới 1979, phi công Mỹ, miền Nam Việt Nam... Năm 1999, ông từng mở triển lãm về chiến tranh Việt Nam tại Hà Nội.

    [​IMG]
    Những bức ảnh của nhiếp ảnh gia gây xúc động người xem. Trong ảnh, sau những trận càn của địch, nhà cửa, làng mạc tan hoang, đổ nát...

    [​IMG]
    Trên tất cả, Thomas Bill Hardt tập trung vào con người - dân lành Việt Nam - tan xương nát thịt dưới đạn bom.

    [​IMG]
    Người bị thương nằm la liệt dưới hầm trú ẩn trong hang đá.

    [​IMG]
    Thomas ghi lại nhiều hình ảnh tại bệnh viện. Trong ảnh nữ y tá nắm tay động viên bệnh nhân.

    [​IMG]
    Sản phụ và đứa con bé bỏng vừa ra đời đã phải chịu vết thương chiến tranh.

    [​IMG]
    Một người bà đau đớn vuốt mắt cho cháu. Chiếc quan tài, bát hương, khăn tang trắng... tiễn người xấu số.

    [​IMG]
    Tất cả những bức ảnh trên đều nằm trong bối cảnh miền Bắc Việt Nam năm 1972.

    [​IMG]
    Thomas từng nói: "Tôi đã chứng kiến cả niềm vui chiến thắng cũng như đau thương mất mát của người dân trên khắp đất nước Việt Nam".

    [​IMG]
    Dựng cây cầu tạm thay thế cho cây cầu sắt vừa bị bom Mỹ tàn phá.

    [​IMG]
    Ảnh của Thomas được đánh giá là kho tư liệu vô giá về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Trong ảnh nữ du kích giải một tù binh Mỹ bị bắt ở miền Bắc.

    [​IMG]
    Từ những năm 1960, các bức ảnh về Việt Nam đã đưa tên tuổi Thomas Bill Hardt nổi tiếng thế giới và mang về cho ông những giải thưởng danh giá. Tên tuổi của Thomas xuất hiện trên nhiều tạp chí nổi tiếng thế giới.

    Phan Dương
    Ảnh tư liệu của Thomas Bill Hardt
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Người Hà Nội 100 năm trước
    Qua ống kính của Leon Busy, một trung úy quân đội Pháp, Hà Nội ở thế kỷ 20 trong khi nhà giàu quần là áo lượt thì dân nghèo thiếu ăn thiếu mặc.
    Những bức ảnh màu đầu tiên về Hà Nội

    [​IMG]
    Năm 1909, Albert Kahn, một chủ nhà băng người Pháp, tiến hành kế hoạch đầy tham vọng là xây dựng kho tư liệu ảnh màu cho các dân tộc trên thế giới. Leon Busy, trung úy hậu cần quân đội Pháp, được giao chụp ảnh ở Việt Nam. Từ năm 1914 tới năm 1917, Busy đã chụp hơn 1.700 bức ảnh. Khoảng 60 bức ảnh của ông đang được trưng bày trong triển lãm Hà Nội sắc màu. Trong ảnh là một cô gái đang têm trầu.

    [​IMG]
    Leon Busy khá ưu ái thiếu nữ đang soi gương trong hình, cô đã xuất hiện trong 16 bức ảnh màu của ông.

    [​IMG]
    Trong từng bức ảnh, nổi bật lên sự khác biệt giai cấp qua trang phục, đồ đạc. Người nhà giàu mặc lụa là gấm vóc, đồ gỗ trong nhà được chạm khảm tinh xảo.

    [​IMG]
    Một ông nhà giàu sửa soạn hút thuốc.

    [​IMG]
    Quần áo và dép của một bà đồng có nét khác biệt rõ rệt với trang phục của các giai cấp tầng lớp trên.

    [​IMG]
    Bốn mẹ con người ăn mày mù lòa ngồi cạnh hàng rào dứa gai xin lòng thương của phật tử tới chùa.

    [​IMG]
    Người ăn mày bị bệnh phong mong manh trong chiếc khố ngồi nơi vệ đường.

    [​IMG]
    Leon Busy còn chụp nhiều ngành nghề khác như nghệ nhân vẽ tranh Hàng Trống.

    [​IMG]
    Ông đồ vận áo the nâu, quần trắng, khăn thếp có học trò mài mực giúp.

    [​IMG]
    Những người buôn bán, dân thường ăn mặc giản dị, áo the khăn vấn gọn gàng. Từ xưa, người dân Hà Nội đã có thói quen ăn hàng dù quán rất đơn giản. Chiếu phủ lên nền đất làm chỗ ngồi, bàn được làm bằng tre, đồ ăn có mẹt đậy.

    [​IMG]
    Người đứng bán hoa quả trước cửa đền Ngọc Sơn.

    [​IMG]
    Nghề bật bông xưa được làm ngay ngoài trời. Thời kỳ người dân còn nghèo, nghề "làm mới" chăn bông rất phát đạt.

    Phan Dương
    hyvongmoi102013, BongHongGai81Hoa_Sim thích bài này.
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Những bức ảnh màu đầu tiên về Hà Nội
    Hồ Gươm, Văn Miếu thuở còn nguyên sơ với những con đường đất hay các cô gái trong chiếc áo yếm hiện lên sống động qua tác phẩm của nhiếp ảnh gia người Pháp Leon Busy.
    [​IMG]
    Nhiếp ảnh gia Leon Busy được Viện Bảo tàng Albert Kahn (Pháp) cử sang Việt Nam chụp lại cuộc sống của người dân Bắc Kỳ từ năm 1914 tới năm 1917. 60 ảnh trong triển lãm này chọn lọc từ 1.500 bức do Leon Busy thực hiện. Đây là một bức ảnh về hồ Gươm.

    [​IMG]
    Qua các bức ảnh, người xem có thể thấy được cảnh sinh hoạt, lao động đời thường hay như cách phân tầng xã hội thời bấy giờ. Ảnh cũng thể hiện đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người Hà Nội xưa thấm nhuần Lão giáo, như quan niệm về Đạo Tam phủ hay thờ cúng các linh vật hoặc tư tưởng cấm sát sinh của đạo Phật. Ảnh chụp toàn cảnh Văn Miếu.

    [​IMG]
    Ảnh lăng mộ Hoàng Cao Khải mà ngày nay chỉ còn là phế tích.

    [​IMG]
    Bức ảnh về lò giấy ở làng Bưởi. Nghề làm giấy nổi tiếng ở làng Bưởi (làng Yên Thái xưa) nay đã không còn.

    [​IMG]
    Có nhiều nhiếp ảnh gia để lại những bức ảnh giá trị về Hà Nội xưa, song những bức ảnh chưa từng công bố này mang đến một điều đặc biệt. Nó là những bức ảnh màu đầu tiên về đất Thăng Long xưa. Leon Busy được đánh giá rất "chịu chơi" vì áp dụng kỹ thuật này trong khi nó mới ra đời năm 1903. Trong ảnh là phố Hàng Thiếc.

    [​IMG]
    Một góc chợ cuối làng ở vùng ven Hà Nội.

    [​IMG]
    Phố đèn lồng rực rỡ sắc màu qua góc nhìn của Leon Busy. Một mặt hàng nhưng do nhiều nghệ nhân khác nhau làm giúp người mua thoải mái lựa chọn.

    [​IMG]
    Bức ảnh "Móng tay của nhà nho" thể hiện rõ quan niệm thời xưa rằng người có chữ không được làm công việc chân tay.

    [​IMG]
    Bên cạnh đó, những bức ảnh màu đầu tiên còn thể hiện rõ phân biệt đẳng cấp xưa. Trong ảnh một người phụ nữ trung lưu đang nấu cơm.

    [​IMG]
    Tóc vấn, quần áo đắt tiền, có người đứng hầu phía sau cửa... là hình ảnh về những phụ nữ thuộc tầng lớp khá giả xưa. Trong ảnh ba phụ nữ này đang chơi bài.

    [​IMG]
    Leon Busy cũng sắp đặt một số góc cảnh để chụp ảnh. Hai cô gái ngồi bên bể nước vận trang phục cổ truyền là yếm trắng, quần đen, thắt lưng sáng màu, nón ba tầm.

    [​IMG]
    Lão nông ngồi giữa sân phơi thóc thể hiện quan niệm về sự sung túc trong đời sống nông nghiệp thời xưa. Sân phơi thể hiện tham vọng của chủ nhà, sân càng rộng nhà càng nhiều thóc.

    [​IMG]
    Hai thôn nữ vừa đi hái rau muống, họ mặc áo tứ thân, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ.

    [​IMG]
    Đô vật bái thần làng trước trận đấu (làng Xa La, Hà Đông). Triển lãm ảnh "Hà Nội, sắc màu 1914-1917" diễn ra từ ngày 9/12/2013 đến ngày 4/1/2014.

    Phan Dương
    hyvongmoi102013, BongHongGai81Hoa_Sim thích bài này.
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Điều kỳ diệu với nhân dân thế giới là : không hiểu làm sao một dân tộc nghèo nàn và nhỏ bé như vậy lại có thể đứng vững trước kẻ thù hùng mạnh hơn rất nhiều lần... và cuối cùng đã chiến thắng ?
    Vấn đề của chúng ta bây giờ không phải là tự sướng, tự ngủ quên trong hào quang chiến thắng của các thế hệ cha anh... mà phải tiếp tục chiến đấu với kẻ thù mới là đói nghèo lạc hậu, đưa nước ta thành cường quốc kinh tế , để những hi sinh của tiền nhân không trở thành vô ích !
    Một trong những vật cản trên đường xây dựng nước nhà bây giờ là quốc nạn tham nhũng !
    Không diệt được tham nhũng thì không thể nào đạt được mục tiêu dân giàu nước mạnh !
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    [​IMG]

    Miễn bình lựng !

    ;));));));));));))
    hyvongmoi102013BongHongGai81 thích bài này.

Chia sẻ trang này