Bất động sản đã chạm đáy hay giấc mơ "hoang tưởng" của các “ông trùm” bất động sản

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 30/03/2012.

4447 người đang online, trong đó có 348 thành viên. 23:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13852 lượt đọc và 173 bài trả lời
  1. kecanhuydiet

    kecanhuydiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2011
    Đã được thích:
    0
    Con tham nhung cua cac lanh dao ngan hang tu TGD, GD, truong phong kinh doanh thi lam phat van con cao. Lam phat cao thi dan den thi truong BDS se chet dan chet mon. BDS se khong phuc hoi neu khong kiem che duoc tham nhung. Cac ong ngan hang thi cu de co tien cua dan ra ma xe thit. May ong tu ban do thi tham gia day dan vao ********.(Vu Cty Binh An) Haiiiizzzz. Kho cho dan ta.
  2. damecks96

    damecks96 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2010
    Đã được thích:
    2.606
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} http://f319.com/home/p-9401468#post9401468
    [FONT=&quot]http://f319.com/home/1436824/page-2[/FONT]
  3. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Toi mấy con Sông Đà roài:

    Tập đoàn Sông Đà: sai phạm hơn 10.000 tỉ đồng

    Kết thúc thanh tra về quản lý sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn Sông Đà, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm với số tiền phải xử lý lên tới hơn 10.676 tỉ đồng.
    Tập đoàn Sông Đà được thành lập từ 6 tổng công ty (TCT) tương đồng trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng không xác định lại giá trị vốn nhà nước, vốn chủ sở hữu của 6 TCT khi bàn giao cho HĐQT Tập đoàn, dẫn đến việc xác định không chính xác vốn điều lệ.

    Trong quá trình quản lý sử dụng vốn, tài sản, Tập đoàn và các đơn vị thành viên đầu tư ra ngoài doanh nghiệp vượt vốn điều lệ, vi phạm quy định của Bộ Tài chính với số tiền trên 2.335 tỉ đồng. Việc sử dụng vốn, tài sản doanh nghiệp cũng bị buông lỏng dẫn đến nhiều khoản thuế nhà nước bị thất thu, nhiều khoản vốn có nguy cơ mất.

    Cụ thể, tập đoàn và một số đơn vị thành viên góp vốn vào Quỹ đầu tư VN, Quỹ thành viên Vietcombank 3 gần 195 tỉ đồng nhưng không thu được hiệu quả, có nguy cơ mất vốn nhà nước.

    Trong công tác quản lý sử dụng vốn tài sản của một số dự án cũng chỉ cũng có nhiều sai phạm. TCT Sông Đà không thực hiện chức năng chủ đầu tư Dự án Khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì theo phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội, ký hợp đồng hợp thức việc Sudico và Bitexco thực hiện dự án mà không được cấp có thẩm quyền cho phép.TCT Sông Đà không thực hiện Dự án Khu đô thị mới Nam An Khánh, chuyển cho Sudico làm chủ đầu tư dự án nhưng không có văn bản báo cáo bộ ngành

    Kết thúc cuộc thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý hơn 10.676 tỉ đồng vi phạm. Trong đó, giao Bộ Công thương chủ trì xử lý hơn 668 tỉ đồng chi phí nhiêu liệu chạy thử và tiền nhiên liệu phát điện mà EVN thanh toán cho Lilama không đúng quy định tại Hợp đồng tổng thầu Dự án Nhà máy Uông Bí mở rộng. Yêu cầu Tập đoàn nộp ngân sách gần 8 tỉ đồng trích khấu hao tài sản hầm đường bộ qua Đèo Ngang; Tổng công ty Cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng nộp lại hơn 23 tỉ đồng do hưởng ưu đãi không đúng quy định. Kiến nghị Thủ tướng giao Tập đoàn Sông Đà đề xuất Thủ tướng phương án xử lý những vi phạm về tài chính gồm hơn 9.976 tỉ đồng vi phạm của Tập đoàn và các TCT, đơn vị thành viên.

    Thanh tra Chính phủ còn kiến nghị Thủ tướng giao Bộ ******* chỉ đạo Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng tiếp tục điều tra làm rõ các sai phạm trong quản lý sử dụng vốn, tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và lắp máy điện nước số 3 (COMA3) và việc thực hiện dự án Nhà máy ximăng Đồng Bành do Công ty cổ phần xi ăng Đồng Bành làm chủ đầu tư.

    Tại COMA 3, đơn vị này tạm ứng gần 48 tỉ đồng cho 37 đối tượng nhưng khó có khả năng thu hồi do các đối tượng tự ý bỏ việc, chuyển công tác, nên không thể đối chiếu và hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của tám công trình với số tiền gần 27 tỉ đồng. Thanh tra chính phủ kiến nghị giao cho cơ quan điều tra xử lý.

    Xem thêm: Báo lỗ khủng, Vicem bị thanh tra về tham nhũng / HUD, Sông Đà, ViCem kêu lỗ nặng

    Theo Minh Quang
    TTO
  4. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    này thì BĐS này:

    Mất cân bằng trầm trọng trên thị trường BĐS
    Theo TS Châu Thị Thu Nga, thị trường bất động sản đang tồn tại nhiều bất cập đặc biệt vốn, cơ cấu hàng hóa cho thị trường...
    Vốn cần nhiều nhưng thiếu

    Theo phân tích của TS Châu Thị Thu Nga, hiện nay nhu cầu về vốn lớn nhưng nguồn vốn cho thị trường bất động sản lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và chính sách tín dụng mất cân đối.

    Kinh tế khó khăn, tăng trưởng tín dụng chậm và công cụ thanh toán vẫn bị kiểm soát chặt chẽ, đầu tư nước ngoài giảm sẽ khiến khả năng thanh toán của bất động sản trở ngại. Để thị trường có thể phát triển bền vững cần có giải pháp tổng thể, cân đối, tháo gỡ khó khăn về vốn.

    Trong đó, với chủ đầu tư việc thắt chặt tín dụng là một trở ngại lớn gây ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của thị trường. Khi thiếu nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng, nhu cầu vay vốn để đầu tư bị cản trở, đầu ra tắc nghẽn, sản phẩm không tiêu thụ được khiến thị trường bất động sản vốn đã trầm lắng nay lại càng khó khăn.

    Nếu việc thực hiện nghị quyết 11/NQ-CP và các chính sách về kiểm soát tín dụng của Ngân hàng nhà nước công bố gần đây được triển khai một cách nghiêm túc thì giai đoạn cuối năm các Ngân hàng sẽ phải gia tăng siết nợ để thu hồi vốn của doanh nghiệp BĐS. Trong khi đó, tình hình kinh tế rơi vào suy thoái, nguồn vốn cho thị trường khó khăn. Mặc dù tín dụng đã bộc lộ nhiều khía cạnh hạn chế, lãi suất cao thay đổi thất thường chủ yếu là vốn ngắn hạn. Các công cụ tài chính có tính lâu dài như quỹ đầu tư, hình thức mua nhà trả góp có sự hỗ trợ từ ngân hàng chưa được chú trọng.

    Về phía người mua, việc lãi suất vay tín dụng ngân hàng quá cao làm cho người đi vay gặp nhiều khó khăn trong việc trả lãi và nợ gốc do đó vay Ngân hàng để mua nhà không còn là sự lựa chọn hấp dẫn của người mua, dẫn tới cầu trên thị trường giảm sút mạnh. Mặc dù BĐS vẫn là kênh đầu tư ưa thích nhưng chính sách tín dụng chưa đấp ứng được nhu cầu của các người dân. Điều này không giải quyết đực bài toán tiêu thụ sản phẩm để thu hồi vốn… Nếu nguồn vốn tín dụng đến với tay người cho nhu cầu mua nhà ở với lãi suất khơi thông được cầu cho thị trường đồng thời giải quyết được bài toán vè vốn đầu tư cho chủ đầu tư. Vấn đề đặt ra là cần có cơ chế kiểm soát vốn vay đúng mục đích và thiết lập được mối quan hệ khăng khít 3 bên Ngân hàng, người mua và chủ đầu tư.

    Cung tăng, giao dịch giảm

    Mặc dù bất động sản đã trải qua thời gian điều chỉnh tương đối dài, nhu cầu mua nhà và giá cả sụt giảm, tuy nhiên nguồn cung hàng hóa cho thị trường lại tăng lên đáng kể. Có hai yếu tố tác động quan trọng đến sự dồi dào của nguồn cung hàng hóa hiện nay: Phần lớn nguồn cung nhà ở trên thị trường hiện nay nằm trong các dự án hoặc đã huy động vốn từ khách hàng để thực hiện dự án. Vì vậy, bắt buộc triển khai dự án. Mặt khác, do nhu cầu thị trường sụt giảm, dẫn đến nhà ở trong các dự án đã triển khai bị tồn đọng, cộng với số lượng nhà ở được bổ sung từ trong các dự án đã triển khai bị tồn đọng, cọng với số lượng nhà ở được bổ sung từ các dự án mới khiến cho nguồn cung hàng hóa của thị trường hiện nay đang dồi dào.

    Tác động tích cực đối với thị trường từ sự dồi dào của nguồn cung thể hiện ở việc khách hàng có nhiều sự lựa chọn, giá cả nhà ở được điều chỉnh phù hợp hơn thị trường trở nên minh bạch hơn vì có nhiều hàng hóa là nhà ở có sẵn, tình trạng mua bán nhà trên giấy không còn được nhiều người mua chấp nhận.

    Tuy nhiên, đối với các chủ đầu tư do nhà ở chậm tiêu thụ đã tạo sức ép lớn trong việc thu hồi vốn đầu tư, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh. Việc tìm ra được giải pháp để tiêu thụ sản phẩm của dự án là một bài toán khó khăn. Nhà ở là một loại hàng hóa đặc biệt, vừa để sử dụng như hàng hóa tiêu dùng, nhưng đồng thời là một loạt tài sản có giá trị lớn, là vốn, là sản phẩm để đầu tư của tất cả mọi người, giảm giá bán nhà không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt trong kinh doanh vì làm ảnh hưởng tới lợi ích của người mua trước và làm mất niềm tin của khách hàng vào giá cả nhà ở.

    Trong nhiều trường hợp, điều này lại có tác động tiêu cực tới thị trường khiến cho sức mua bị giảm mạnh. Để giải quyết được bài toán này, đồi hỏi phải có sự thay đổi về phương thức mua bán nhà ở và cơ chế hợp tác giữa chủ đầu tư, người mua và các tổ chức tín dụng để tháo gỡ vướng mắc lâu nay vấn đề nguồn tiền hỗ trợ mua nhà ở, hình thức mua bán nhà và thời gian thanh trả mua nhà. Có thể trong thời gian tới với sự tham gia của các tổ chức tài chính, hình thức thuê mua, mua nhà trả góp dài hạn sẽ được chủ đầu tư nghiên cứu áp dụng.

    Theo Huy Nam
    VnMedia
  5. minhphuong12

    minhphuong12 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2012
    Đã được thích:
    43.132
    ok
  6. vntrungtruc

    vntrungtruc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2007
    Đã được thích:
    56
    Dự án Văn Khê: "Đại tu" căn hộ trước khi bàn giao


    Tòa nhà CT5C, nơi ông Tuấn mua căn hộ 805, đã "xuống" hết tiền vẫn chưa được bàn giao.
    Bước vào căn hộ 805, ông Tuấn tá hỏa khi thấy phòng vệ sinh chính đang được công nhân "thi công", bồn tắm bỏ ra, tường đập bung bét, vòi hoa sen vứt lung tung.
    Theo phản ánh của ông Hoàng Minh Tuấn, chủ căn hộ 805, tòa nhà CT5C, Khu đô thị Văn Khê (quận Hà Đông), ông đang "co kéo" với đại diện Cty CP Kinh doanh Đầu tư xây dựng 126 (Cty 126) là chủ đầu tư tòa nhà CT5C để được nhận căn hộ mặc dù ông đã thanh toán hết tiền.

    Ông Tuấn cho biết, căn hộ này ông mua theo hợp đồng số 71/HĐ-126-CT5C ngày 17-7-2009 do ông Bùi Quang Huy Giám đốc Cty 126 ký.

    Ngày 3-1-2012, ông Tuấn nhận được thông báo từ Cty 126 gửi đến cho biết căn hộ mà ông Tuấn mua đã thi công xong và mời ông Tuấn đến Cty làm thủ tục bàn giao căn hộ. Khi đến nơi, căn hộ mà ông mua vẫn chưa thi công xong, ông Tuấn ra về.


    Trả hết tiền để nhận nhà ngổn ngang thế này. (Ảnh: Hùng Sơn)
    Mấy tháng trôi qua không thấy Cty 126 có động tĩnh gì, ông Tuấn gọi điện đến phòng Kinh doanh Cty 126 và được biết căn hộ đã hoàn thiện xong, mời ông đến nhận. Ngày 6-3, ông Tuấn đến Cty và được trưởng phòng Kinh doanh của Cty 126 là ông Hùng nói: Phải "xuống" hết tiền thì mới được xem căn hộ. Thấy vô lý vì trong hợp đồng không có điều khoản nào qui định như vậy, ông Tuấn hỏi và được ông Hùng cho biết đó là "qui định" của Cty.

    Ông Tuấn yêu cầu được xem "qui định" nhưng ông Hùng không "trình" ra được. Ông Tuấn gặp giám đốc đòi hỏi quyền lợi chính đánh của mình, bấy giờ ông mới được phép "ngó" căn hộ tiền tỷ mà mình bỏ ra mua. Ông Tuấn vô cùng thất vọng khi cửa chính căn hộ bị vênh, nhà vệ sinh, phòng ngủ chính, cửa kỹ thuật không đóng được, phào sàn gỗ bị vỡ, nắp thoát sàn bị vỡ rất to… Đại diện Cty 126 "ghi nhận" và hứa sửa chữa để bàn giao cho ông.

    Gần 1 tháng sau ông Tuấn nhận được điện thoại của nhân viên phòng Kinh doanh thông báo căn hộ của ông đã được sửa "ngon lành", mời ông đến nhận. Mặc dù đang đi công tác ở TP HCM nhưng trước tin vui này, ông Tuấn đã thu xếp công việc để về Hà Nội. Sáng 30-3, ông Tuấn đến Cty 126, nhân viên phòng Kinh doanh yêu cầu ông Tuấn nộp đủ tiền để làm thủ tục bàn giao căn hộ. Nghĩ mọi việc đã xong, ông Tuấn nộp đủ tiền rồi đến nhận căn hộ của mình.



    Dây điện sát chân tường hở ra như thế này liệu chuyện gì sẽ xảy ra...

    Bước vào căn hộ 805, ông Tuấn tá hỏa khi thấy phòng vệ sinh chính đang được công nhân "thi công", bồn tắm bỏ ra, tường đập bung bét, vòi hoa sen vứt lung tung. Chưa hết, phào sàn gỗ vẫn toang hoác như "cười" trêu ngươi ông chủ, dây điện lòng thòng mà chả may sờ vào thì chỉ có "đi hoàn vũ".

    Khi ông Tuấn đang trình bày với chúng tôi trong căn hộ của mình, một thanh niên xưng danh là Tuấn Anh, cán bộ phòng Kinh doanh Cty 126 tiến đến lừ mắt hỏi: Các anh đến đây nhằm mục đích gì? Nếu là nhà báo thì phải có giấy giới thiệu, có thẻ. Trước không khí có vẻ "căng thẳng" chúng tôi chìa giấy giới thiệu nhưng cũng nói rõ để người thanh niên này biết: Chúng tôi đến đây để gặp ông Tuấn, nghe ông Tuấn phản ánh chứ chưa làm việc với đại diện Cty mà đòi yêu cầu xuất trình giấy tờ.




    Bước vào ngôi nhà tiền tỉ mà mình đã trả hết tiền ông Tuấn chủ ngôi nhà "choáng".

    14h ngày 30-3, tại trụ sở Cty 126, chúng tôi có cuộc làm việc với ông Bùi Quang Huy, Giám đốc Cty. Ông Huy cho biết sở dĩ nhà vệ sinh căn hộ của ông Tuấn bị tháo dỡ là do căn hộ 705 cùng tòa nhà bị thấm mà nguyên nhân thấm là do từ nhà vệ sinh căn hộ của ông Tuấn, bởi vậy nhân viên Cty phải sửa chữa.


    Ông Bùi Quang Huy Giám đốc Cty 126 "kể lể" tòa nhà này có hơn trăm căn hộ,
    do vậy không thể tránh khỏi những sai sót.

    Ông Huy khẳng định chắc chắn rằng trước khi bàn giao căn hộ cho chủ nhà Cty có hội đồng nghiệm thu, hàng chục người đi kiểm tra xem xét hết mới "đánh" thông báo để chủ căn hộ đến nhận. Tuy nhiên ông Huy cũng "kể lể" tòa nhà này có hơn trăm căn hộ, do vậy không thể tránh khỏi những sai sót. Rồi ông Huy "than" với giá thành như thế, làm được như vậy là Cty cũng cố gắng lắm rồi.

    Ông Huy "chốt" lại: Với những lỗi mà ông Tuấn yêu cầu sửa chữa, Cty sẽ sửa và chậm nhất đầu tuần sau bàn giao căn hộ.

    Ông Tuấn chủ căn hộ cao cấp 805 "trải lòng": Tôi không phải là người khó tính, nếu biết khi bỏ tiền mua căn hộ mà bị "đối xử" thế này thì có bán rẻ tôi cũng không thèm. Có lẽ ông Tuấn đang "nâng cao quan điểm" rồi, bởi văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh vẫn chỉ là một thứ "xa xỉ" của một số doanh nghiệp, ai "đen" gặp phải thì gắng chịu!


    Theo Hùng Sơn - Bảo Lâm
    PLXH
  7. TRAIDEP

    TRAIDEP Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/01/2012
    Đã được thích:
    449
    Giá chưa giảm thì đáy cái gì b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(
    Một điều đơn giản thế mà tụi BĐS đã xài hơn 30 năm vẫn còn bị lừa .
    Có giảm đâu mà đáy .
  8. damecks96

    damecks96 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2010
    Đã được thích:
    2.606
    BDS chỉ giảm tốc đọ giảm hoặc có sóng nhỏ để đại gia bớt khó, mong sóng to BĐS là kg thể:
    damecks96 viết lúc 18:14 - 19/06/2011 [​IMG]
    Sát nhập Hà Tây vào Hn> bước 1 cứu tập đoàn đa nghành ( thi nhau ôm đất, k sát nhập có mà đi hết))
    Theo chính sách tiền tệ, sóng BDS nhấp nhô, tập đoàn đa nghành ra dần đất, tránh sốc cho nền kinh tế> bước 2
    Lành mạnh hoá nền kinh tế, tăng đầu tư hạ tầng( ví như gần xây xong đường tàu điện nội tỉnh, tàu điện ngầm...) đất ngoại ô nóng lại!
  9. TRAIDEP

    TRAIDEP Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/01/2012
    Đã được thích:
    449
    Tụi nó nghĩ cùng thôi.
    Muốn tránh sốc cho nền kinh tế thì phải trị khối ung thư đi, cắt bỏ hẳn ...
    Cứ để ung thư đấy mà bắt cả đất nước phải nuôi thì chỉ kéo cả đất nước đi vào giảm phát, suy thoái, suy giảm, tăng trưởng chậm đi ... mà thôi.
    .v.v.



    N.T.Quan
  10. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    F319 hôm nay toàn topic bìm bịp... nên chứng khó lên

Chia sẻ trang này