Bất động sản - Đến mùa Quýt cũng không giảm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phong_lan, 03/10/2024.

3550 người đang online, trong đó có 190 thành viên. 00:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 7798 lượt đọc và 97 bài trả lời
  1. Mr68

    Mr68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2024
    Đã được thích:
    305
    Không đơn giản mà FDI đầu tư 9 tháng đầu năm riêng BDS chiếm 4,4 tỉ usd (gần 18% tổng vốn FDI 9 tháng).
    Khi mọi thứ ở đáy thì sẽ bật chữ V, nén càng chặt thì bung càng mạnh.
    huuthanh179rocket7 thích bài này.
  2. rocket7

    rocket7 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2010
    Đã được thích:
    639
    cơ hội cho cả bds thực và cổ phiếu
    huuthanh179 thích bài này.
  3. huuthanh179

    huuthanh179 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2011
    Đã được thích:
    12.358
    bds năm nay là đáy của chu kì rồi.
    ko thể nào xấu hơn đc nữa khi đã thấy ánh sáng cuối đường hầm là đất nhiều nơi đã bắt đầu sốt lại.
    Mr68 thích bài này.
  4. cong1181

    cong1181 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2020
    Đã được thích:
    1.903
    Giá BĐS thì liên quan j đến giá CP các cty trên sàn nhỉ. Các cty đc cấp phép bán toàn các cty không niên yết thôi.
  5. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.271
    Đánh thuế vào căn nhà thứ hai: Bước lùi cho thị trường Bất Động Sản?
    Liệu giải pháp này có thật sự mang lại lợi ích như kỳ vọng hay sẽ gây ra những hệ lụy không mong muốn? Dưới đây là những lý do mà việc không nên đánh thuế vào căn nhà thứ hai cần được xem xét kỹ lưỡng
    • áp dụng thuế vào căn nhà thứ hai là việc đẩy giá thuê nhà lên cao, gây thiệt hại cho người dân, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình và thấp. Các chủ sở hữu bất động sản có thể tăng giá cho thuê để bù đắp khoản thuế mới, dẫn đến chi phí thuê nhà tăng, trong khi nguồn cung căn hộ cho thuê trở nên khan hiếm. Điều này tạo ra vòng lặp bất lợi cho thị trường thuê nhà.

      [​IMG]Hơn nữa, việc áp thuế còn làm nản lòng những người có nhu cầu đầu tư vào bất động sản cho thuê, từ đó hạn chế nguồn cung nhà ở trên thị trường, ảnh hưởng không nhỏ đến những người đang cần thuê nhà. Tại Tp HCM, nơi giao dịch đất đai đã chậm lại và nguồn thu từ đất đai giảm mạnh, việc áp thuế có thể ******** trạng này thêm trầm trọng. Các chủ nhà có thể ngần ngại đầu tư vào bất động sản cho thuê, dẫn đến nguồn cung căn hộ cho thuê khan hiếm, từ đó làm giá thuê tiếp tục leo thang.

      2. Làm Chậm Sự Phát Triển Của Thị Trường Bất Động Sản
      Thị trường bất động sản đang phải đối mặt với nhiều thách thức, từ sự chững lại trong giao dịch đến nguồn cung hạn chế, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội và Tp. HCM. Giá nhà tại Hà Nội đã tăng vọt do nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu, gây áp lực lên cả người mua lẫn người thuê nhà. Trong khi đó, thị trường Tp. HCM đã ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt trong giao dịch bất động sản, dẫn đến tình trạng thu ngân sách từ đất đai giảm.

      [​IMG]Hiện nay, nhiều người mua nhà đang chọn đầu tư dài hạn vào bất động sản vì nhu cầu bảo vệ tài sản và tạo thu nhập ổn định. Tuy nhiên, việc áp thêm thuế vào căn nhà thứ hai sẽ tạo thêm rào cản và khiến họ suy nghĩ lại về việc đầu tư, từ đó giảm động lực phát triển thị trường. Nếu áp thuế vào căn nhà thứ hai, thị trường bất động sản vốn đã chịu nhiều áp lực có thể sẽ càng chậm lại.

      Nhân khẩu học và sự gia tăng dân số tại các thành phố lớn vẫn đang thúc đẩy nhu cầu nhà ở, nhưng nếu thiếu các biện pháp hỗ trợ từ chính sách, thị trường sẽ không thể phát triển mạnh mẽ. Thay vì sử dụng thuế để làm chậm lại thị trường, chính phủ cần tập trung vào việc tăng cường nguồn cung nhà ở để giảm bớt áp lực giá cả, đặc biệt là ở các khu vực đô thị lớn.

      3. Khó Phân Biệt Giữa Đầu Cơ Và Đầu Tư
      Không phải tất cả những người sở hữu căn nhà thứ hai đều là những nhà đầu cơ. Một số người mua nhà thứ hai vì mục đích đầu tư dài hạn, nhằm đảm bảo an toàn tài chính hoặc có thể là để chuẩn bị cho gia đình, con cái trong tương lai. Việc áp dụng thuế vào tất cả các trường hợp sở hữu căn nhà thứ hai mà không phân biệt rõ ràng giữa đầu cơ và đầu tư hợp pháp sẽ gây bất lợi cho những người dân này.

      Chính sách thuế có thể dễ dàng biến thành công cụ "tận thu" nếu không được thiết kế hợp lý, đặc biệt trong bối cảnh thị trường bất động sản đã có sự bất ổn. Đánh thuế căn nhà thứ hai có thể ảnh hưởng đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của nhiều người dân, khiến họ bị trừng phạt vì những quyết định đầu tư hợp lý và dài hạn.

      4. Không Phải Lúc Nào Đánh Thuế Bất Động Sản Cũng Hiệu Quả
      Các quốc gia trên thế giới đã áp dụng nhiều chính sách đánh thuế bất động sản với mục tiêu kiểm soát đầu cơ và tăng thu ngân sách, nhưng kết quả không phải lúc nào cũng tích cực. Thực tế cho thấy, tại các quốc gia như Singapore và Hàn Quốc, nơi đã áp dụng thuế bất động sản thứ hai với mức thuế lên đến 12% và 20%, thị trường không có dấu hiệu giảm giá như mong đợi.

      Ở Singapore, công dân nước này sẽ phải trả 20% thuế nếu mua nhà thứ hai và 30% với căn nhà thứ ba. Hai mức thuế này với thường trú nhân (PR) lần lượt là 30% và 35%. Còn với người nước ngoài, các tổ chức và doanh nghiệp bất động sản, thuế trước bạ bổ sung được áp dụng với mọi giao dịch, ở mức 35%-65%. Mức thuế này áp dụng từ T04/23, cao hơn đáng kể so với mức cũ giai đoạn T12/21 – T04/23.

      [​IMG]Hàn Quốc cũng áp thuế đóng với người sở hữu nhiều nhà có tổng giá trị trên 600 triệu KRW (gần $460,000). Thuế này được đưa ra năm 2005, buộc các chủ nhà phải đóng hàng năm và sẽ được điều chỉnh tùy tình hình thị trường. T07/20, khi giá nhà liên tục tăng cao, giới chức nước này thông báo những người sở hữu từ 3 căn nhà trở lên, hoặc sở hữu 2 căn tại các khu vực thường bị đầu cơ, như Seoul, sẽ phải đóng thuế 1.2-6%, cao hơn mức áp dụng trước đó là 0.6-3.2%.

      Ngược lại tại Trung Quốc, Chính phủ nước này đã chọn con đường giảm lãi suất và nới lỏng các quy định về sở hữu nhà để kích thích thị trường thay vì áp thêm thuế lên bất động sản thứ hai. Kết quả là thị trường bất động sản tại Trung Quốc đã ghi nhận sự phục hồi đáng kể, với các dấu hiệu tăng trưởng khả quan.

      Nếu Việt Nam chọn đánh thuế vào căn nhà thứ hai mà không kết hợp với các biện pháp hỗ trợ kinh tế khác, chúng ta có thể đối mặt với những hệ lụy tương tự như các quốc gia đã thất bại trong việc kiểm soát đầu cơ bằng công cụ thuế.

      5. Không Giải Quyết Triệt Để Vấn Đề Cung Cầu Nhà Ở
      Cuối cùng, việc đánh thuế vào căn nhà thứ hai có thể chỉ là biện pháp ngắn hạn và không giải quyết triệt để vấn đề cung cầu trên thị trường nhà ở. Thực tế, nguồn cung nhà ở tại các thành phố lớn đang thiếu hụt nghiêm trọng. Thay vì tập trung vào việc áp thuế, cần có các biện pháp khuyến khích phát triển nhà ở, đặc biệt là các dự án nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ để đáp ứng nhu cầu của người dân.

      Chính phủ có thể xem xét các chính sách hỗ trợ tài chính cho các dự án nhà ở mới, cải thiện quy trình cấp phép xây dựng, hệ thống quy hoạch đô thị và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phát triển các dự án bất động sản nhằm tăng cường nguồn cung. Điều này không chỉ giúp hạ nhiệt giá nhà, mà còn tạo thêm nhiều cơ hội cho người dân sở hữu nhà ở.

      Kết Luận
      Đánh thuế vào căn nhà thứ hai, tuy có mục tiêu kiểm soát đầu cơ và tăng thu ngân sách, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn. Thị trường bất động sản cần những chính sách hỗ trợ phát triển bền vững hơn, thay vì chỉ dựa vào thuế để điều tiết. Cải thiện cung cầu, phát triển nhà ở mới và thúc đẩy các dự án nhà ở xã hội là những giải pháp dài hạn giúp thị trường ổn định và phát triển hơn. Trong khi đó, việc đánh thuế mạnh tay vào căn nhà thứ hai có thể làm chậm lại sự phát triển của thị trường và ảnh hưởng tiêu cực đến những người dân có nhu cầu sở hữu và đầu tư hợp lý.
  6. Mr68

    Mr68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2024
    Đã được thích:
    305
    Chiều nay BDS nổi sóng.
    Vni chiều nay kết phiên 1279
    Lên bia !
  7. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.271
    Dữ liệu của CBRE chỉ ra từ đầu năm đến nay, thị trường Hà Nội đón nhận số lượng lớn chung cư mới mở bán. Riêng quý III, có hơn 8.200 căn hộ ra mắt thị trường, tương đương với quý trước đó. Số lượng căn đến từ 11 dự án, chủ yếu ở trong đại đô thị phía Tây và phía Đông thành phố.
    Tính chung 9 tháng đầu năm, tổng nguồn cung mở bán mới có thể đạt hơn 19.000 căn, vượt tổng nguồn cung cả năm 2023. Đây cũng là tổng nguồn cung sơ cấp lớn nhất ghi nhận tại Thủ đô trong vòng 5 năm trở lại đây.
    Tương tự, phân khúc nhà liền thổ cũng cải thiện đáng kể về nguồn cung. Quý III, thị trường có hơn 3.200 căn mở bán, trong đó 80% đến từ khu đô thị tại Đông Anh mở bán lần đầu. Số lượng này vượt cả tổng nguồn cung mới trong cả năm ngoái. Lũy kế 9 tháng, có 3.500 căn mở bán mới, mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
    Nguồn cung tăng đáng kể nhưng giá bán chưa có dấu hiệu chững lại, thậm chí tiếp tục leo thang. CBRE cho biết hơn 75% tổng nguồn cung mới trong quý đến từ phân khúc cao cấp có giá từ 60 triệu đồng một m2 (chưa gồm VAT, phí bảo trì).
    Tương tự, giá nhà liền thổ cũng leo thang đáng kể trong quý III, đạt 235 triệu đồng một m2, tăng 16% theo quý và gần 27% theo năm.
  8. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.271
    CÓ ĐƯỢC CÁI NHÀ ĐỂ “AN CƯ”, THÌ CHẬT VẬT TRẢ NỢ LIỆU CÓ SƯỚNG
    Cách đây 4 năm, anh Vũ kết hôn cùng chị Kim Anh (29 tuổi) đồng nghiệp cùng cơ quan. Sau một năm hôn nhân vợ chồng anh đón con đầu lòng, căn phòng trọ chật hẹp khiến sinh hoạt của cặp đôi cùng con nhỏ và mẹ chồng gặp nhiều bất tiện.
    Với mức thu nhập 50 triệu đồng/tháng, anh chị quyết định mua chung cư ở quận Hoàng Mai. 3 tháng đi tìm nhà, từ phố lớn đến phố nhỏ, từ những căn 60m2 đến những căn hơn 100m2. Anh chị quyết xuống tiền mua một căn hộ ngay mặt đường lớn để tiện đi lại.
    "Thời điểm ấy tôi mua căn hộ 84m2, với giá 2 tỷ 3", anh Vũ nói và cho biết, vợ chồng anh chỉ có trong tay 600 triệu đồng. Đây là tiền mừng cưới và tiền ông bà nội ngoại hai bên giúp đỡ, số còn lại được vay từ ngân hàng, người thân, bạn bè.
    Với mức thu nhập 50 triệu đồng/tháng, cộng với một số khoản làm ngoài vợ chồng anh tự tin có thể chi trả tiền lãi hơn 10 triệu đồng/tháng.
    Năm đầu mua nhà, được ngân hàng hỗ trợ lãi suất, công việc thu nhập ổn định nên việc trả nợ diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, bước sang năm thứ hai, lãi suất ngân hàng thả nổi, con ốm đau liên tục, công việc của vợ anh Vũ cũng gặp nhiều khó khăn khiến vợ chồng rơi vào lao đao.
    "Chúng tôi phải trả lãi ngân hàng 15 triệu đồng/tháng. Bạn bè cho vay tiền vì kinh tế khó khăn mà hỏi nợ liên tục”. Có tháng ngoài 15 triệu đồng tiền lãi ngân hàng, anh chị nhận được 3, 4 cuộc gọi hỏi nợ từ bạn bè người thân, với số tiền lên tới 100 triệu đồng.
    Cuộc sống gia đình bắt đầu bị đảo lộn. Để có thể chi trả số nợ anh Vũ phải bán đi máy ảnh và chiếc xe SH dành dụm mãi mới mua được. Bữa cơm trong nhà cũng phải thắt chặt chi tiêu, những buổi cho con đi chơi cuối tuần bị cắt bỏ.
    Mẹ anh Vũ phải nhận việc dọn nhà thuê theo giờ cho người trong khu chung cư, vợ chồng anh phải làm thêm giờ, đi làm ngày đêm chỉ để xoay sở trả nợ và giữ lại căn nhà mà họ từng ao ước.
    "Con ốm đau vào viện liên tục, cộng với số tiền lãi quá cao, vợ chồng tôi bắt đầu xảy ra xung đột, thậm chí có thời điểm tưởng chừng hôn nhân tan vỡ. Chúng tôi quá mệt mỏi và đã định đăng bán nhà để giải quyết số nợ khổng lồ đang gánh", anh Vũ nói.
    Tuy nhiên, thời gian gần đây giá nhà tăng đột biến, căn nhà của vợ chồng anh bán đi, trả nợ xong vẫn không đủ tiền mua một căn hộ 50, 60m2. Cuối cùng họ quyết định giữ nhà, tiếp tục cuộc sống đi làm sáng tối, với hy vọng sớm ngày trả hết nợ.

Chia sẻ trang này