Bất động sản - Đến mùa Quýt cũng không giảm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phong_lan, 03/10/2024.

3481 người đang online, trong đó có 226 thành viên. 08:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 21423 lượt đọc và 189 bài trả lời
  1. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.578
    Hà Nội, TPHCM không còn chung cư phù hợp với thu nhập của dân

    Theo báo cáo của đoàn giám sát Quốc hội, giai đoạn 2022-2023, giá bất động sản tăng vọt. Tại Hà Nội và TPHCM đã không còn phân khúc căn hộ chung cư có giá phù hợp với thu nhập của đa số người dân.
    Đoàn giám sát của Quốc hội vừa gửi các đại biểu kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015-2023.

    Nguồn cung hạn chế, giá nhà tăng vọt

    Theo báo cáo, trong giai đoạn này thị trường bất động sản đã từng bước đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân. Đến cuối giai đoạn giám sát, có khoảng 3.363 dự án phát triển nhà ở thương mại và khu đô thị đã và đang triển khai với quy mô sử dụng đất khoảng 11.191ha.

    Tuy nhiên, trong năm 2022 và 2023, thị trường bất động sản suy giảm, hoạt động doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do những tồn tại, hạn chế của giai đoạn 2015-2021 được bộc lộ dưới áp lực của dịch Covid-19, dẫn đến nguồn cung hạn chế so với trước.

    Từ năm 2022, giá chung cư ở Hà Nội và TPHCM tăng vọt so với thu nhập của đa số người dân. Ảnh: NK
    Từ giai đoạn 2022-2023, giá bất động sản tăng vọt so với mức tăng thu nhập của đa số người dân. Tại Hà Nội và TPHCM đã không còn phân khúc căn hộ chung cư có giá phù hợp với thu nhập của đa số người dân.

    Báo cáo của UBND TP Hà Nội cho thấy phân khúc căn hộ chung cư trung cấp và cao cấp chiếm đa số. Năm 2022, giá căn hộ chung cư ở Hà Nội tăng rất cao, còn tại TPHCM lượng giao dịch bất động sản giảm sút mạnh, giá tăng không kiểm soát, mất cân đối giữa giá cả và giá trị.

    Đặc biệt, giai đoạn này có số lượng lớn dự án nhà ở gặp vướng mắc, chậm tiến độ, chậm triển khai, bị đình trệ. Trong khi nguồn lực mà doanh nghiệp đã đầu tư vào các dự án là rất lớn, gây lãng phí về đất đai, nguồn vốn và làm tăng giá bán.

    Báo cáo cũng nêu rõ số lượng lớn dự án nhà ở gặp vướng mắc, chậm tiến độ. Cụ thể, tại Hà Nội có 404 dự án gặp vướng mắc, đã xử lý 158, tiếp tục xử lý đối với 246 dự án. Còn tại TPHCM có 220 dự án vướng mắc.

    Trong khoảng 3 năm gần đây, thực trạng phát triển các dự án bất động sản tại Hà Nội rất chậm, không có dự án mới được phê duyệt đầu tư. Sản phẩm nhà ở mới được chào bán chủ yếu là dự án đã phê duyệt từ giai đoạn trước.

    Giá nhà ở xã hội quá cao so với thu nhập người hưởng thụ

    Về nhà ở xã hội, giai đoạn 2015-2023 có khoảng 800 dự án đã triển khai với quy mô hơn 567 nghìn căn. Trong đó, 373 dự án đã hoàn thành với quy mô hơn 193 nghìn căn; 129 dự án đã khởi công với quy mô hơn 114 nghìn căn; 298 dự án đã chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô hơn 258 nghìn căn.

    “Nhìn chung, chính sách, pháp luật về nhà ở xã hội giai đoạn 2015-2023 còn thiếu tính ổn định. Một số quy định quan trọng, cần thiết để phát triển nhà ở xã hội chưa được quan tâm, hướng dẫn cụ thể, làm rõ gây khó khăn cho địa phương”, báo cáo của Quốc hội nêu rõ.

    Khu nhà ở xã hội Đại Kim Building tại quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ảnh: Hồng Khanh
    Trong giai đoạn trên, nhiều địa phương chưa đạt tỷ lệ hoàn thành phát triển nhà ở xã hội theo chương trình, kế hoạch; tỷ lệ quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội khu vực đô thị thấp, chủ yếu phụ thuộc vào quỹ 20% trong dự án nhà ở thương mại.

    Công tác xét duyệt đối tượng thụ hưởng chính sách, thẩm định giá nhà ở xã hội thường xuyên kéo dài so với thời hạn quy định, ảnh hưởng lớn đến chu kỳ đầu tư, thu hồi vốn, trả lãi ngân hàng của chủ đầu tư và sự tiếp cận nhà ở xã hội của người dân.

    “Giá nhà ở xã hội bình quân còn quá cao so với thu nhập của đối tượng thụ hưởng; nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cho các chương trình tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội còn thấp, quy trình, thủ tục cho vay còn phức tạp, trùng lặp; mức cho vay tối đa với đối tượng chính sách xã hội thấp, chưa phù hợp”, báo cáo của Quốc hội nêu.
    --- Gộp bài viết, 28/10/2024, Bài cũ: 28/10/2024 ---
    [​IMG]
    kieuphong1996 đã loan bài này
  2. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.578
    Trong khi nhiều nước trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhà ở thì tại Nhật Bản, nhà bỏ hoang nằm rải rác từ các thành phố nhộn nhịp đến vùng nông thôn. Không ít căn trong số này chỉ có giá 10.000 USD, tương đương 250 triệu đồng.

    Theo các chuyên gia, tại Nhật Bản, tỷ lệ người mất đã vượt qua tỷ lệ sinh và đây là một trong những nguyên nhân khiến cho ngày càng có nhiều căn nhà bị bỏ hoang.

    Một số người đã nhận ra cơ hội đầu tư đối với nhà bỏ hoang, đó là mua lại với giá rẻ, sau đó cải tạo và cho thuê ngắn hạn.
    Thấy căn nhà 86 năm tuổi tại Tokyo bị bỏ hoang, ông Anton Wormann đã mua lại với giá 54.000 USD. Sau 15 tháng cải tạo với chi phí 56.000 USD, căn nhà đang được cho thuê Airbnb với với giá 500 USD/đêm. Mỗi tháng, căn nhà này mang lại nguồn thu nhập 11.000 USD cho ông Wormann.
    s
    Đến nay, ông Wormann đang sở hữu 8 căn nhà tại Nhật Bản. Trong đó, có đến 7 căn từng là nhà bỏ hoang và ông đã hoàn thành việc cải tạo 3 căn.
  3. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.578
    TẠI SAO ĐẤT HÀ NỘI LẠI LÊN GIÁ CAO NHƯ VẬY? và CÓ HẠ GIÁ KHÔNG?

    Thứ 1 ;
    Hà Nội là nơi tập trung nhiều người khắp nơi đổ về, mật độ dân cư quá đông, nên việc đi tìm nhà ở cực lớn. Mà đất chỉ có vậy không đẻ ra như người.

    Thứ 2;
    Do giá vàng tăng cao chóng mặt. Lãi suất ngân hàng giảm , đầu tư chứng khoán thì chấp chới không an toàn ( đối với người mới). Do vậy đầu tư đất vẫn là giải pháp an toàn nhất.

    Thứ 3;
    Do tâm lý từ cha ông ta để lại "an cư lạc nghiệp" vậy muốn làm gì cũng cần nên có căn nhà của mình thì nó mới đảm bảo rằng cuộc sống đã ổn định.

    Thứ 4;
    Khi cuộc sống ổn định , làm ăn khá giả, cơm no áo ấm, con cái trưởng thành, thì cũng phải đâu tư vài mảnh đất thì mới chứng minh nhà đó nhiều tài sản.

    Bất động sản không thể bị mất hay đánh cắp hay mang đi được. Mua được một món bất động sản phú hợp, được chi trả đầy đủ, quản lý cẩn thận là món đầu tư an toàn nhất thế giới.
  4. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.578
    Các lão làng trong nhóm cho em xin ý kiến : GIÁ ĐẤT CÓ THỂ GIẢM KHÔNG Ạ.

    Em ở Bắc Ninh

    Tháng 10/2023 em tham khảo đất quanh vùng đang ở giá x tỷ - lưỡng lự chờ đợi nó giảm , nghĩ cò thổi nên k mua [​IMG] nghĩ nó lên cao vậy thôi ko lên nữa đâu , đợi mấy năm nữa mua giá cũng vậy thôi.

    Và sau đó tháng 10/2024 . Sau 1 thời gian dài em chỉ cắm đầu vào kiếm tiền . Thì giá đất vùng nào cũng tăng nhẹ đến cao từ 700tr đến 2 tỷ.

    Vậy hiện giờ nếu giá như vậy mình có nên vào tiền nữa ko ạ . Chẳng là tiền em để ngân hàng cũng mấy năm rồi thấy hối tiếc thực sự . Cả gửi ngân hàng và đi kiếm tiền k bằng mình đầu tư mảnh đất lun ah.

    Việc này làm em streesssss k mún làm gì cả tháng nay rui mất . Quá bùn.
  5. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.578
    Hiện tại, gia đình tôi gồm hai vợ chồng, hai con nhỏ, tổng thu nhập vào khoảng 100 triệu đồng mỗi tháng. Chúng tôi sinh sống ở mức cơ bản, không quá tiết kiệm, nhưng cũng không hề hoang phí. Mỗi năm, vợ chồng tôi để dành ra tối đa cũng chỉ được khoảng 500 triệu đồng.
    Với số tiền tích lũy đó, e rằng 10 năm sau, chúng tôi cũng chưa chắc đã đủ tiền để mua một căn hộ chung cư 70 m2 ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, chứ chưa nói đến các khu vực trung tâm, nơi giá nhà đắt đỏ hơn rất nhiều.
    1. Chi phí thuê nhà: 10 triệu đồng một tháng.
    2. Chi phí ăn uống tại nhà cho hai vợ chồng: 6 triệu đồng một tháng.
    3. Chi phí ăn uống của hai con nhỏ: 4 triệu đồng một tháng.
    4. Chi phí điện nước, vật dụng sinh hoạt trong nhà: 3 triệu đồng một tháng.
    5. Chi phí đi lại của hai vợ chồng: 2 triệu đồng một tháng.
    6. Chi phí ăn uống bên ngoài, cho các con đi chơi: 4 triệu đồng một tháng.
    7. Chi phí học hành cho hai con: 9 triệu đồng một tháng.
    8. Chi phí tiêm chủng, đồ chơi, quần áo cho các con: 1 triệu đồng một tháng.
    9. Chi phí quần áo của hai vợ chồng: 1 triệu đồng một tháng.
    10. Chi phí du lịch một lần trong năm: 2 triệu đồng một tháng.
    11. Chi phí biếu xén hai bên nội, ngoại: 1 triệu đồng một tháng.
    12. Chi phí ma chay, hiếu hỉ, sửa chữa và bảo dưỡng xe: 1 triệu đồng một tháng.
    Tổng cộng, mỗi tháng, gia đình tôi chi tiêu tối thiểu khoảng 40 triệu đồng (chưa kể các chi phí phát sinh như ốm đau, bệnh tật, đầu tư thua lỗ...). Thực tế, mức chi tiêu trung bình của gia đình tôi luôn khoảng trên dưới 60 triệu đồng. Thế nên, bài toán tiết kiệm để mua được nhà ở thành phố lớn thực sự rất khó có lời giải.
  6. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.578
    Tôi không cần bố mẹ lo liệu toàn bộ, mà chỉ mong được hỗ trợ khoảng một phần tư khoản tiền mua nhà, dưới hình thức vay không lãi hoặc lãi suất thấp hơn ngân hàng. Với thu nhập ổn định và công việc tốt hiện tại, tôi hoàn toàn có thể tự lo liệu ba phần tư còn lại. Mong muốn của tôi chỉ là giảm bớt phần nào áp lực tài chính, để sớm có được nơi ở ổn định, chứ không phải phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ.

    Gia đình tôi trước đây không phải khá giả. Là chị cả, từ nhỏ tôi đã phải gánh nhiều trách nhiệm, từ việc chăm chỉ học hành, làm gương cho các em đến việc hỗ trợ tài chính cho gia đình sau khi ra trường. Thu nhập của tôi không chỉ lo cho bản thân mà còn giúp bố mẹ sửa nhà, trả nợ. Chỉ vài năm gần đây, nhờ bán được mảnh đất ở quê, gia đình tôi mới khá hơn đôi chút. Dù vậy, tôi chưa từng đòi hỏi bố mẹ phải lo liệu cho mình hoàn toàn. Tôi biết rõ giá trị của đồng tiền và những nỗ lực mà bố mẹ đã bỏ ra để nuôi chúng tôi khôn lớn. Hiện tại, tôi làm trong ngành công nghệ với mức thu nhập khá tốt, đủ để mua nhà mà không phải vay quá nhiều nếu nhận được chút hỗ trợ từ gia đình.

    Việc mua nhà là mục tiêu quan trọng với tôi, để ổn định cuộc sống sau nhiều năm làm việc chăm chỉ và tiết kiệm. Dù có đủ khả năng để tự đứng trên đôi chân của mình, tôi nghĩ rằng việc nhận hỗ trợ từ cha mẹ, không phải dưới hình thức cho không mà là vay không lãi suất, là một điều hoàn toàn hợp lý sau bao năm đóng góp cho gia đình. Tuy nhiên, bố mẹ lại từ chối với lý do tôi chưa lập gia đình, cho rằng mua nhà khi chưa có chồng là lãng phí. Họ tin rằng tôi nên chờ đến khi kết hôn để cùng chồng tích lũy, hoặc với thu nhập và mối quan hệ của tôi, có thể lấy được người đã có sẵn nhà. Những lời này không chỉ làm tôi thất vọng mà còn khiến tôi cảm thấy bị tổn thương sâu sắc. Dù đã trưởng thành, tự lực về tài chính, nhưng tôi vẫn bị coi như một đứa con không cần được ưu tiên chỉ vì chưa lập gia đình.

    Nỗi buồn càng lớn khi tôi nhận ra rằng, dù đã nỗ lực rất nhiều để có thu nhập tốt và đóng góp cho gia đình, mình vẫn không nhận được sự hỗ trợ công bằng. Điều này làm tôi cảm thấy mình không được cha mẹ nhìn nhận đúng với giá trị và cố gắng. Cuối cùng, tôi quyết định sẽ tự vay ngân hàng để mua nhà và hạn chế tiếp xúc với gia đình trong thời gian tới để hàn gắn những tổn thương tinh thần.

    Gửi đến các bạn nữ cũng đang theo đuổi sự độc lập, tôi muốn nhắn nhủ rằng: Hãy mạnh mẽ và kiên cường. Con đường tự lập có thể đầy thử thách, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể đứng vững bằng chính khả năng và sự nỗ lực của mình, dù con đường đó có thể nhiều gian nan hơn những gì ta tưởng tượng.
  7. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.578
    CÁI GIÁ PHẢI TRẢ ĐỂ CÓ CÁI MÁC NHÀ HÀ NỘI
    Vợ chồng anh Mạnh Trung (35 tuổi, Hưng Yên) có 1,8 tỷ đồng gồm tiền tiết kiệm và hai bên nội ngoại cho thêm để mua nhà Hà Nội.
    Ban đầu dự tính mua căn hộ chung cư, nhưng sau mấy tháng tìm kiếm, vợ chồng anh đành từ bỏ ý định vì giá đã tăng quá cao. Tuy nhiên khi chuyển hướng mua căn hộ tập thể cũ anh còn choáng hơn vì giá bán nhà tập thể cũ không hề rẻ. Nhiều căn xây mấy chục năm nhưng giá lên đến cả trăm triệu/m2 nếu tính theo diện tích sổ đỏ”
    Anh dẫn chứng, 1 căn tập thể tầng 4 ở Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng diện tích sử dụng 75m2 (gồm 1 phòng khách, 2 phòng ngủ, 1 WC) được rao giá 2,7 tỷ đồng. Tuy nhiên diện tích sổ đỏ chỉ vỏn vẹn 19m2, tính ra giá lên tới 142 triệu/m2.
    Hay một căn tập thể ở Trần Đại Nghĩa (quận Hai Bà Trưng) được rao giá 6,1 tỷ, diện tích sử dụng 113m2. Thấy nhà được sửa sang khá đẹp, diện tích rộng, bài đăng có nhiều bình luận nên anh cũng tò mò nhấn vào xem. Đọc bình luận thì thấy diện tích sổ đỏ chỉ là 45m2, tức giá khoảng 135tr/m2.
    Chị Hoàng Huyền (28 tuổi, quê Hà Nam) cũng tìm mua nhà tập thể từ 6 tháng nay nhưng đến giờ vẫn chưa chốt được căn nào. Thường xuyên vào nhóm mua bán nhà tập thể trên mạng, chị ngạc nhiên bởi không chỉ các căn tập thể ở nội đô giá mới cao, mà cả những căn tập thể cũ ở xa, đã xuống cấp nghiêm trọng giá cũng không rẻ.
    Như khu tập thể ở Sài Đồng, Long Biên, có căn sau khi được sửa sang giá lên tới 950 triệu đồng. Diện tích sổ đỏ 18m2, diện tích sử dụng 30m2, tức khoảng 52 triệu đồng/m2. Có những căn nhỏ hẹp chỉ 10-15m2, giá 400-600 triệu đồng. Mức giá 40-50 triệu/m2 ngang ngửa với chung cư ở các khu vực xa trung tâm.
    Nhiều người nghĩ chung cư tăng cao nên chuyển hướng tìm mua nhà tập thể do nghĩ nhà tập thể có tuổi đời mấy chục năm, cũ hỏng xuống cấp giá sẽ rẻ. Nhưng thực tế, không ít căn nằm ở vị trí đắc địa hoặc tầng 1 có thể kinh doanh, giá bán lên tới hơn 100 triệu đồng/m2 nếu tính theo diện tích sổ đỏ.
    Nói chung, đã ra đến đất Hà Nội để mua nhà thời điểm này, thì khó mà mong giá rẻ, kể cả nhà cũ, sập sệ!
  8. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.578
    PHẢI CÔNG NHẬN, MAY MẮN THẬT

    Đó là câu chuyện của chị T.H (38 tuổi). Chị H. cho biết, hồi đầu năm nay, có dòng tiền nhàn rỗi đang gửi trong ngân hàng nhưng vì lãi suất thấp nên muốn rút ra để mua bất động sản. Thời điểm đó, chị H. đi xem bất động sản ở các nơi khá nhiều từ đất nền vùng ven Hà Nội, chung cư cao cấp đến biệt thự ở trung tâm Hà Nội.

    “Vì đi xem quá nhiều, có nhiều sự lựa chọn và phân vân không biết nên xuống tiền vào loại hình nào. Cuối cùng, tôi đã bỏ lỡ cơ hội mua được mấy lô đất giá rẻ. Chỉ sau có tầm 1 tháng quay lại hỏi đất khu vực đó, giá đã tăng lên 3-5 giá. Do đó, sợ cứ chần chừ, cân nhắc nên tôi tự nhủ nếu tìm được bất động sản nào hợp lý, giá cả phải chăng sẽ quyết mua luôn”, chị H. chia sẻ.

    Hồi đầu tháng 4, chị H. tìm được căn biệt thự lô góc khu đô thị VOV Mễ Trì với diện tích 200m2 được xây 4 tầng, có hầm để xe. Sau khi làm việc với chủ nhà, chị H. mua được với giá 180 triệu đồng/m2. Căn biệt thự này chị H. bỏ ra 36 tỷ đồng để mua được.
    “Vừa đặt cọc xong và trong thời gian chuẩn bị hợp đồng sang nhượng thì giá biệt thự thứ cấp tăng. Tôi may mắn quyết định mua sớm, vừa mua rời tay thì giá tăng mạnh”, chị H. kể.

    Đến tháng 10, chị này cho biết, giá biệt thự nhiều khu vực ở Hà Nội tăng mạnh và biệt thự khu nhà chị cũng không ngoại lệ. “Giờ giá biệt thự nhà tôi tăng lên 270 triệu đồng/m2, tính ra căn nhà có giá 54 tỷ đồng, tăng 18 tỷ đồng so với hồi đầu tháng 4 mua vào”, chị H. kể.

    Không biết ở đây, có bác nào cũng may mắn được như chị H không nhỉ, đã nhiều tiền, nay còn nhiều tiền hơn…
  9. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.578
    NGƯỜI CÓ NHU CẦU THỰC KHÓ SỞ HỮU NHÀ

    Đang có nhu cầu mua nhà ở CT8 The Emerald, một khách hàng tên T. than thở, chỉ trong vòng 2 tháng mà giá căn hộ 2 phòng ngủ đã tăng gần 2 tỷ đồng.
    Vị khách hàng này dẫn chứng, mấy tháng trước có tin rao, bán căn hộ 2 phòng ngủ tại The Emerald, nhà nguyên bản chủ đầu tư giá 5,599 tỷ đồng thì nay cũng căn hộ 2 phòng ngủ diện tích 81m2 được chào mời với giá 6,25 tỷ đồng. Đáng chú ý căn hộ ở The Emerald đã đi vào vận hành từ năm 2017.
    Nhiều căn hộ chung cư tại một số quận trên địa bàn TP Hà Nội cũng tăng giá chóng mặt.
    Chị Lý Hoà Thành, một nhân viên ngành ngân hàng (Lê Văn Lương, Hà Nội) có nhu cầu mua nhà tại khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính chia sẻ, căn hộ chung cư cũ 2 phòng ngủ ở toà nhà N2E của khu đô thị này hồi tháng 6 có giá 3,2 tỷ đồng thì nay đã tăng lên 3,55 tỷ đồng.
    Nhiều người dân có nhu cầu mua nhà bày tỏ, cò chung cư đẩy giá chóng mặt. Trong vòng 1 năm, nhiều căn hộ tăng giá lên tới 1 tỷ đồng, người làm công ăn lương khó mà sở hữu nổi.
    Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng Giám đốc Batdongsancomvn nhận định, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội đang trong giai đoạn leo thang mạnh mẽ, điều này đã đẩy nhiều người có nhu cầu mua sử dụng ra khỏi "cuộc chơi".
    Nhiều người có nhu cầu mua nhà nhưng chưa đủ tiềm lực tài chính đã buộc phải tạm hoãn kế hoạch sở hữu nhà và chuyển sang phương án thuê nhà để chờ đợi một thời điểm thích hợp hơn.
  10. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.578
    Bạn tôi, làm công ăn lương cho một công ty tư nhân ở TP.HCM, nói về ước mơ ngôi nhà của vợ chồng anh từ lúc có đứa con đầu lòng cách đây ngót chục năm. Cho đến nay, đứa thứ hai đã chuẩn bị vào lớp 1 mà ngôi nhà vẫn chỉ là mơ ước.
    Hiện, vợ chồng bạn tôi đang ở bên nhà ngoại, căn nhà có đến 15 người. Lương 2 vợ chồng mỗi tháng gần 20 triệu đồng, phải gói ghém lắm nhưng cũng chỉ vừa vặn để trang trải cuộc sống và chăm lo chuyện học hành của hai đứa con, không phải tốn tiền nhà trọ như bao gia đình khác.
    Nghĩ đến chuyện tích lũy được một số tiền đủ để mua nhà, hay vay ngân hàng cho một căn hộ của người thu nhập thấp, quả đều là quá xa xôi đối với họ.
    Mười năm qua, không nhớ lương cơ bản đã được điều chỉnh tăng bao nhiêu lần, nhưng chắc chắn giá nhà đất đã nhảy múa vượt xa khả năng chi trả của đa số người dân.
    Chả hơn gì anh bạn, bản thân tôi từng cố gắng tiết kiệm từng đồng một, hạn chế tối đa các chi tiêu không cần thiết, từng phải từ chối rất nhiều buổi tụ tập bạn bè, những chuyến du lịch để dành dụm… cho ước mơ một chỗ đi về của riêng mình.
    Nhưng mọi cố gắng đến nay của tôi cũng như nhiều người dường như đều trở nên vô vọng trước tốc độ tăng của giá nhà. Tôi vẫn ở nhờ một căn phòng trong ngôi nhà cho thuê của người bà con đã định cư ở nước ngoài, làm việc "cày" ngày "cày" đêm vẫn không thể dư dả.
    Cứ mỗi lần đi ngang qua các dự án bất động sản sang trọng đã hoàn thành nhưng còn trống nhiều chỗ, hoặc những dự án còn bỏ hoang… tôi lại không khỏi chạnh lòng tự hỏi: biết bao giờ mới có một căn hộ giá rẻ ven đô để an cư lạc nghiệp được?
    Giá nhà tăng cao đã trở thành một gánh nặng đè lên vai của nhiều gia đình. Nó khiến cho giấc mơ về một mái ấm trở nên xa vời, khiến cho nhiều người như tôi cảm thấy "bất lực".
    Mấy hôm nay đọc báo thấy nhiều người ở tỉnh đang có xu hướng bỏ phố về quê, tôi rất chia sẻ với họ, dù tôi là người ở thành phố.
    Hy vọng rằng một ngày nào đó tình trạng này sẽ được cải thiện. Hy vọng sẽ có những chính sách phù hợp để hỗ trợ người dân thu nhập thấp có cơ hội được sở hữu một căn nhà.
    Và hơn hết, hy vọng rằng lương, thu nhập và giá cả, nhất là giá nhà đất, không còn khoảng cách xa vời vợi như hiện nay.

Chia sẻ trang này