1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 3

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 08/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5305 người đang online, trong đó có 413 thành viên. 12:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 149723 lượt đọc và 2845 bài trả lời
  1. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Hồng Kỳ của bác là Hồng Kỳ nào đấy nhở?? Xe Hồng Kỳ Tàu, tên lửa Hồng Kỳ Tàu hay Hồng Kỳ trong Bát Kỳ của Mãn Thanh ??? ;))
  2. dichoi

    dichoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Đã được thích:
    104
    Các bố xưa ngu tín quá.
    Nó cướp rồi đòi sao đây.>:)>:)>:)
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    XÃ HỘI
    Thứ hai, 13/6/2011, 16:06 GMT+7

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] E-mail [​IMG] Bản In
    'Nếu dùng hải quân, Việt Nam sẽ mắc mưu Trung Quốc'

    “Trong quan hệ Việt - Trung cần nhớ một điều cốt tử: Khi Việt Nam lùi thì Trung Quốc tiến, khi chúng ta đứng vững thì họ không làm gì được”, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ ******* nhận xét.
    > Cận cảnh trường đào tạo sĩ quan hải quân Việt Nam/ 'Việt Nam cần tỉnh táo trước khiêu khích của Trung Quốc'


    Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược (Bộ *******), trao đổi với VnExpress về ý đồ của Trung Quốc và những việc Việt Nam cần làm khi vùng đặc quyền kinh tế bị xâm lấn.
    - Chỉ trong 2 tuần, các tàu của Trung Quốc liên tục phá cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Thiếu tướng nhận định như thế nào về những hành động này?
    - Tôi cho rằng, Trung Quốc sẽ không dừng lại. Sau vụ 26/5 tôi đã nói là sẽ còn tái diễn và quả thực đúng như vậy. Nếu Việt Nam không có phản ứng thích đáng thì chỉ trong tuần tới sẽ lại xảy ra những sự kiện nghiêm trọng hơn.
    [​IMG]
    Tàu Bình Minh 02 bị một trong 3 tàu hải giám Trung Quốc (ảnh dưới) phá hoại. Trung Quốc khôn ngoan ở chỗ các vụ việc này đều thuộc chủ trì của cơ quan hành chính nhà nước, quân đội không nhúng tay. Tàu hải giám và ngư chính đều thuộc cơ quan nhà nước Trung Quốc, làm nhiệm vụ quản lý và xua đuổi. Hệ thống quản lý nhà nước trên biển Trung Quốc hùng mạnh như vậy trong khi tương quan Việt Nam chỉ có lực lượng cảnh sát biển mới thành lập.
    - Vậy theo thiếu tướng, với tình hình hiện nay, lời giải nào dành cho Việt Nam khi các lực lượng dân sự, cảnh sát biển quá mỏng, trang bị thiếu?
    - Nếu ta dùng hải quân đối phó thì mắc mưu của Trung Quốc, sa ngay vào bẫy mà họ giăng sẵn. Họ sẽ hô hoán với cả thế giới cũng như 1,3 tỷ dân Trung Quốc rằng Việt Nam gây xung đột trước.
    Sau Hội nghị Shangri La 10, Trung Quốc thấy phản ứng không đủ độ của các nước ASEAN nên lập tức làm tới. Vụ tàu Viking II ngày 9/6 là hậu quả tất yếu. Để ngăn chặn và phòng ngừa hành động tiếp theo của Trung Quốc, Việt Nam phải thông báo cho người dân biết rõ âm mưu và hành động cụ thể của Trung Quốc; thông báo thế giới thông qua các kênh song phương đa phương, kể cả Liên Hợp quốc. Chúng ta không kích động chủ nghĩa dân tộc, nhưng Hiến pháp quy định người dân có quyền được biết thông tin và nhà nước phải có trách nhiệm thông báo rõ khi Tổ quốc bị xâm lấn.
    Trong quan hệ Việt - Trung cần nhớ một điều cốt tử: Khi Việt Nam lùi thì Trung Quốc tiến, khi Việt Nam đứng vững thì Trung Quốc không làm gì được. Với Trung Quốc, ở tầm cao chiến lược, ta phải minh định 2 vấn đề: Dân tộc và giai cấp. Khi làm việc với lãnh đạo Việt Nam, Trung Quốc bao giờ cũng đưa vấn đề giai cấp lên trên hết, nhưng trong hành xử, Trung Quốc sử dụng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
    [​IMG]
    Tàu Viking II và tàu ngư chính Trung Quốc (ảnh dưới). - Thường xuyên theo dõi những tuyên bố và hành xử của Trung Quốc, điều ông lo ngại là gì?
    - Trong khoảng 10 năm nay, từ cấp lãnh đạo cao nhất tới các chính khách học giả Trung Quốc luôn tận dụng mọi cơ hội để quảng bá cái gọi là “Chiến lược phát triển hòa bình” mà lúc đầu họ gọi là chiến lược “Trỗi dậy hòa bình”. Họ gửi thông điệp tới toàn thế giới rằng Trung Quốc phát triển nhanh, mạnh nhưng không đe dọa ai mà chỉ tạo cơ hội phát triển cho các nước khác. Họ ký Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông DOC 2002 với ASEAN trong đó quy định rõ ràng các bên không làm gì gây căng thẳng trên khu vực Biển Đông. Chỉ cách đây vài tháng, lãnh đạo cấp cao của họ cũng vừa nhắc lại thông điệp khẳng định Trung Quốc cam kết hợp tác với các nước đảm bảo Biển Đông hòa bình, phát triển.
    Nhưng trên thực tế, họ liên tục có những việc làm phi lý như đối với tàu Bình Minh 02, Viking II, bắt giữ tàu cá của Việt Nam và các nước... Điều đó chứng tỏ họ có chủ đích, nằm trong kế hoạch độc chiếm Biển Đông.
    Hai tuần nay tôi theo dõi cả đài truyền hình và phát thanh Trung Quốc, kể cả các trang mạng. Hàng trăm tờ báo, cơ quan phát thanh Trung Quốc nói rằng Việt Nam xâm phạm, gây hấn thậm chí xâm lược trên Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao của họ vu cáo Việt Nam trong hai vụ cắt cáp vừa qua. Đây là những hành động không chấp nhận được. Nhà cầm quyền Trung Quốc vừa gây hấn, xâm phạm chủ quyền độc lập Việt Nam vừa vu cáo Việt Nam. Họ bất chấp luật pháp quốc tế, đi ngược lại lời tuyên bố của chính mình.
    - Có ý kiến lo ngại quan hệ hợp tác Việt - Trung sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt về lĩnh vực kinh tế nếu tình hình biển Đông tiếp tục căng thẳng?
    - Chúng ta không nên nhầm lẫn cũng như lo ngại về quan hệ các mặt hiện có của hai nước. Cần phải lấy chủ quyền quốc gia làm cốt lõi. Chủ quyền là tối thượng, trường tồn, thiêng liêng bất khả xâm phạm. Không ai được có quyền mặc cả chủ quyền quốc gia cả.
    Có người đã nói với tôi nếu ta làm căng, Trung Quốc có thể dùng đòn cấm vận kinh tế với Việt Nam. Tôi không loại trừ khả năng này, song cần phải thấy rằng, Trung Quốc cũng có lợi ích kinh tế lớn từ việc hợp tác Việt Nam.
    [​IMG]
    "Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế cũng như chính những tuyên bố của họ" Ảnh: Nguyễn Hưng. - Về lâu dài, theo ông, đâu là vấn đề cốt lõi để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền biển?
    - Trong quá trình phát triển sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển thì lực lượng vũ trang cần củng cố. Nhưng cái cần thiết hơn là tổ chức lại hệ thống quản lý nhà nước trên biển, trong đó có kiểm ngư, quản ngư, tổ chức lại cảnh sát biển. Điều này chúng ta có thể học tập ngay từ Trung Quốc. Chúng ta cũng cần đẩy mạnh chiến lược phát triển kinh tế biển, đầu tư cho ngư dân để tăng số lượng tàu cá, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
    Còn về đầu tư cho quốc phòng theo tôi dù vẫn phải làm song không phải là thượng sách. Chúng ta ít tiền, cần đầu tư có trọng điểm. Theo tôi tính thì mỗi người Việt Nam bỏ ra khoảng 30 USD thì đã đủ để có hệ thống tên lửa bảo vệ vùng biển. Trên biển, ta nên lựa chọn trang bị phương tiện cần thiết nhất như tàu siêu tốc, ngư lôi. Tất cả trang bị nhằm tạo sức mạnh trước sự gây hấn.
    Nguyễn Hưng thực hiện


    Sẵn sàng góp quỹ quốc phòng để bảo vệ bờ cõi
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Đúng thế tuy bác ấy có quá lời nhưng bác ấy rất có tâm huyết ;))
  5. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Nhân tài F319 thì nhiều lắm :D
    Vang danh còn những vo_thuong_81, Eps....
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    THẾ GIỚI
    Thứ ba, 14/6/2011, 17:37 GMT+7

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] E-mail [​IMG] Bản In
    Trung Quốc yêu cầu Mỹ tránh xa tranh chấp Biển Đông

    Bắc Kinh hôm nay đáp lại lời kêu gọi của một nghị sĩ Mỹ về xây dựng cơ chế đa phương để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, rằng các nước không liên quan thì không nên tham gia.

    Hãng tin AP dẫn lời phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trong họp báo hôm nay nói rằng chỉ những quốc gia có tuyên bố chủ quyền trong vùng biển tranh chấp mới nên tham gia vào việc thảo luận để giải quyết tranh chấp.
    "Chúng tôi hy vọng các nước không liên quan đến tranh chấp... sẽ tôn trọng nỗ lực của các nước có liên quan trực tiếp trong việc giải quyết vấn đề thông qua đối thoại trực tiếp", ông Hồng nói.
    [​IMG]
    Tàu hải giám của Trung Quốc. Một trong số các tàu của lực lượng này đã tham gia cắt cáp thăm dò của tàu Việt Nam trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 26/5. Ảnh: PVN "Tuyên bố của ông Hồng đưa ra chỉ một ngày sau khi thượng nghị sĩ danh tiếng của Mỹ, Jim Webb, chủ tịch tiểu ban châu Á Thái bình dương của Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, công bố dự thảo nghị quyết lên án thái độ của Trung Quốc trên Biển Đông.
    Ông Webb cũng đề nghị Mỹ có sự tham gia trong một cơ chế đa phương nhằm giải quyết tranh chấp ở khu vực biển giàu tài nguyên và có vị trí chiến lược này.
    Cũng hôm nay Tổng thống Philippines Bengino Aquino nói rằng Manila cần sự giúp đỡ của Mỹ trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Hải quân hai nước đồng minh lâu năm này chuẩn bị tập trận vào cuối tháng 6, dự đoán tại vùng biển phía tây Philippines.
    Biển Đông trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế kể từ năm ngoái, khi mà tại Diễn đàn an ninh khu vực ARF tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo tự do và an ninh hàng hải trên Biển Đông.
    Trong cuộc họp báo hôm nay ông Hồng cho biết Trung Quốc sẽ khẳng định tuyên bố với toàn bộ vùng biển tranh chấp và các nhóm đảo trên đó, nhưng sẽ không sử dụng vũ lực hay ngăn chặn tự do hàng hải.
    Ông Hồng cũng "lên án những hành động làm mở rộng và phức tạp thêm tình hình", AP cho biết.
    Cùng ngày, xã luận của tờ nhật báo Quân giải phóng Trung Quốc nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh rằng các nước "không liên quan" nên tránh xa tình trạng căng thẳng hiện nay.
    "Chuyện tranh chấp phải được giải quyết hòa bình thông qua tham vấn hữu nghị giữa hai bên liên quan", Reuters dẫn lại bài viết của tờ báo quân đội nói trên. Bài báo cũng khẳng định rằng Trung Quốc "phản đối việc quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông.
    Giữa ASEAN - mà một số thành viên có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông - và Trung Quốc hiện có một cơ chế giải quyết xung đột Biển Đông, đó là Tuyên bố về cách ứng xử của các bên (DOC) ký năm 2002. Trung Quốc được cho là muốn giải quyết tranh chấp thông qua các đối thoại tay đôi. Tuy nhiên, trong những cuộc họp gần đây của ASEAN, nhiều vị lãnh đạo tỏ ý muốn nhanh chóng có một bản quy chế chặt chẽ hơn, quy định việc thực hiện DOC. Quy chế tương lai này thường được đề cập đến là COC.
    Thanh Mai
  7. t_q_h

    t_q_h Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Đã được thích:
    83
    Kéo xả chứng khoán để thoát hàng rút tiền về phòng thủ. Ai chậm chân sóng này dễ kẹp không bán nổi, thua lỗ nặng hơn cả cách đây 1 tháng
  8. cop3mong

    cop3mong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    371
    Tôi cũng ủng hộ ý kiến 2 bác :-bd
    Rất mong Mod mở khóa cho bác Thaiduong...vì bác ý có lời văn và tinh thần yêu nước rất đáng biểu dương :)>-
  9. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Khà khà !!! Bọn chó tàu khựa cũng đã biết sợ sức mạnh đoàn kết của qtế với VN và các nước tranh chấp biển đông...có thế chứ[r2)][r2)][r2)][r2)]


    TRUNG QUỐC - BIỂN ĐÔNG -
    Bài đăng : Thứ ba 14 Tháng Sáu 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 14 Tháng Sáu 2011

    Trung Quốc xuống giọng, tuyên bố “không dùng vũ lực” trong tranh chấp Biển Đông

    [​IMG]Một căn cứ của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa (Spratleys), ảnh chụp năm 1995. REUTERS/Erik de Castro/Files




    Anh Vũ
    Sau nhiều lần đổ lỗi và đe dọa Việt Nam tạo sự cố gây căng thẳng, và trước nhiều động thái cứng rắn của Philippines trên vấn đề tranh chấp Biển Đông, dường như Bắc Kinh đã dịu giọng.

    Theo AFP, hôm nay, 14/06/2011, trong một cuộc họp báo thường kỳ, được hỏi về căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam xung quanh các các vùng biển đang có tranh chấp trên Biển Đông, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định Bắc Kinh “sẽ không dùng vũ lực” để giải quyết tranh chấp.
    Phát ngôn viên Hồng Lỗi tuyên bố : “Chúng tôi (Trung Quốc) sẽ không sử dụng và không đe dọa dùng vũ lực”. Đồng thời ông cũng không quên đưa ra những lời lẽ khá sáo mòn rằng “hy vọng các bên có liên quan sẽ nỗ lực nhiều hơn vì hòa bình và ổn định trong khu vực”. Tuy nhiên, phát ngôn viên Ngoại giao Trung Quốc không đề cập cụ thể đến những căng thẳng đang có với Việt Nam.
    Gần một tháng trở lại đây, quan hệ Trung Quốc - Việt Nam đột ngột trở lên căng thẳng. Hà Nội tố cáo Bắc Kinh xâm nhập trái phép lãnh hải Việt Nam khi cho tàu dân sự gây rối, phá hoại hoạt động của các tàu thuộc Tập đoàn dầu khí Petro Vietnam đang hoạt động thăm dò trong vùng biển của Việt Nam, hôm 26/5 với tàu Bình Minh 02 và hôm 9/6 với tàu Viking 2.
    Hành động này đã gây sự phẫn nộ trong dư luận Việt Nam. Các cuộc biểu tình tự phát của dân chúng phản đối các hành động “gây hấn” của Trung Quốc đã nổ ra tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sau hai sự kiện trên.
    Một động thái của Hà Nội được dư luận quốc tế lưu ý nhiều, đó là ngày hôm qua (13/6/2011) hải quân Việt Nam đã có cuộc thao diễn tập bắn đạn thật trên vùng biển cách quần đảo Hoàng Sa 250 km và cách Trường Sa 1.000 km.
    Căng thẳng trên Biển Đông bắt đầu thu hút sự quan tâm của quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn rất ngại việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và nhất là sự can dự của các cường quốc vào việc giải quyết các tranh chấp.
    Cũng trong ngày hôm qua, chính phủ Việt Nam đã ban hành nghị định về “quy định công dân được miễn nghĩa vụ quân sự trong thời chiến”. Mặc dù không phải là lệnh động viên quân nhân, nhưng theo giới quan sát, đây là một dấu hiệu đánh tiếng với dư luận rằng, chính phủ Việt Nam đã tính đến tình huống chiến tranh có thể xảy ra.
    Căng thẳng trên Biển Đông bắt đầu thu hút sự quan tâm của quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn rất ngại việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và nhất là sự can dự của các cường quốc vào việc giải quyết các tranh chấp.












    Mỹ-Việt tập luyện hải quân chung


    [​IMG]

    Báo Hong Kong cho hay Việt Nam và Hoa Kỳ chuẩn bị diễn tập chung, trong khi một thượng nghị sỹ Mỹ nói nước này cần mạnh mẽ hơn về Biển Đông.
    Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post - SCMP) loan tin hoạt động chung sẽ được thực hiện vào tháng tới.
    Quan chức Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ xác nhận với báo này rằng một khu trục hạm của Mỹ sẽ tới Đà Nẵng vào tháng tới nhằm tham gia hoạt động luyện tập tìm kiếm cứu hộ với Hải quân Việt Nam.
    Họ cũng nói đây là việc luyện tập thường niên mà Hạm đội 7 tiến hành với các nước đồng minh trong khu vực.






    .
  10. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Ủng hộ mở nick cho ThaiDuong !!! " border=0 alt="" src="/images/smilies/41.gif" smilieid="54">
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này