Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 4

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 14/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4350 người đang online, trong đó có 358 thành viên. 16:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 110475 lượt đọc và 1988 bài trả lời
  1. warren

    warren Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    1.637
    Không phủ nhận Thai_duong là thành viên tích cực và có tinh thần yêu nước nhưng đã không kiềm chế bản thân nên dẫn đến vi phạm nội quy. Nếu Thai_duong bình tĩnh hơn, không đáp trả bằng những ngôn từ không lành mạnh mà hãy bấm nút báo vi phạm thì sẽ văn minh hơn. WR xin cám ơn những người đã ủng hộ việc mở khóa cho Thai_duong nhưng Quy định vẫn phải được tuân thủ, tránh tiền lệ xấu về sau.
    @Thai_duong rút kinh nghiệm
  2. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Khi cty thức ăn chăn nuôi chiếm thị phần chi phối này mà chỉ cần thằng Tàu nó chơi đểu tăng giá lên 20% thì nền chăn nuôi Việt nam có nguy cơ đóng cửa. Không biết Nhà nước có biết việc này không? Việt nam là nước có tỷ trọng nông nghiệp lên tới 70% nền kinh tế. Nông dân rất nhiều mà lại để cho một thằng Trung quốc nó nắm thức ăn chăn nuôi ảnh hưởng tới 70% dân số.
  3. HDVN6868

    HDVN6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    0
    " Gia tài của mẹ để lại cho con, 100 năm đô hộ giặc tây, 1000 năm đô hộ giặc tàu, gia tài của mẹ để lại cho con,..." trích trong bài hát của TCS ![};-
  4. Oi_khoi

    Oi_khoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Đã được thích:
    80
    Đây là trường hợp đặc biệt, nên mọi người mới phải kiến nghị. Đề nghị lại lần nữa
  5. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    xin phép mod về chiêm tinh học về dự báo tung của


    Trung Quốc đưa quân về phía Nam, điểm lại quá khứ dự đoán tương lai



    Trong quá khứ, Trung Quốc đã có vài lần đưa quân đội tiến xuống phía Nam với nhiều mục đích và kết quả khác nhau. Như cuộc chiến biên giới Việt – Trung, trận hải chiến Trường Sa 1988, trận đụng độ giữa Philippines và Trung Quốc ở đảo Đá Vành Khăn… Các thời điểm xảy ra sự kiện trên, nếu nhìn dưới góc độ chiêm tinh thì thấy đa số đều có Hỏa tinh chiếu trên bầu trời Trung Hoa từ hướng Nam, một lần Hỏa tinh hội chiếu từ hướng Bắc.
    Giờ thử đặt ra câu hỏi, Hỏa tinh chiếu từ hướng Nam và Bắc Trung Hoa theo chu kỳ như thế nào?


    Trong các bài viết trước, blog đã cung cấp cho bạn thông tin về chu kỳ của sao Diêm Vương đi qua 12 cung Hoàng đạo và sự ảnh hưởng của nó đến con người. Và tiếp theo, lần này mời bạn đọc theo dõi sự hội ngội của Hỏa tinh và Diêm Vương tinh trên bầu trời Trung Hoa ảnh hưởng đến vấn đề hoạt động quân sự của nước này ở phía Nam ra sao.
    Theo lá số tử vi của Trung Quốc, mỗi khi sao Diêm Vương ở vào một cung Hoàng đạo nó hội ngộ Hỏa tinh hai lần: một tại phương Nam, một lần tại phương Bắc. Nghĩa là trong quãng thời gian này hoạt động quân sự của Bắc Kinh chỉ diễn ra có hai lần, bất kể họ có nhiều mong muốn hay tham vọng đi nữa. Còn mức độ “ác liệt” hay quy mô đụng độ nhỏ còn phải xem xét tới khả năng có sát tinh (sao Thổ) hiện diện trên bầu trới các quốc gia có liên quan hay không.
    Điểm lại quá khứ
    Để xét lại lịch sử mời bạn xem những lần hội ngội của sao Hỏa và sao Diêm Vương trong quá khứ:
    - Sao Diêm Vương ở cung Virgo từ 1956-1971; bắt đầu hội ngộ sao Hỏa khoảng năm 1960. Đây là thời điểm Trung Quốc đưa quân sang ViệtNam hỗ trợ trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
    - Sao Diêm Vương ở cung Libra từ 1971-1983; bắt đầu hội ngộ sao Hỏa khoảng năm 1973 và Hỏa tinh hội chiếu từ phía Bắc từ năm 1978. Năm 1974 là cuộc hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc. Năm 1979 là cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung; trường hợp này liên quan đến ViệtNamcó sao sát tinh chiếu từ hướng Bắc.
    - Sao Diêm Vương ở cung Scorpio từ 1983-1995; bắt đầu hội ngộ sao Hỏa khoảng năm 1986. Đây là thời điểm cuộc hải chiến Trường Sa năm 1988.
    - Sao Diêm Vương ở cung Sagittaurius từ 1995-2008; bắt đầu hội ngộ sao Hỏa khoảng năm 1995. Đụng độ giữa Trung Quốc và Philippines ở đảo Đá Vành Khăn.
    - Sao Diêm Vương ở cung Capricorn từ 2008-2023; bắt đầu hội ngộ sao Hỏa khoảng năm 2023. Giai đoạn này có hai lần Hỏa tinh chiếu trên bầu trời Trung Hoa, lần thứ nhất ở phía Bắc khoảng năm 2015; lần thứ hai ở phía Nam khoảng năm 2023.
    Với vài ví dụ người viết đưa ra ở trên, liệu bạn có cho đây là điều trùng hợp ngẫu nhiên? Bạn có thể kiểm chứng chu kỳ của sao Diêm Vương bằng cách download các tập tin pdf có số năm tương ứng tại trang web Astro.com.
    Vấn đề của dự đoán
    Như đã nói ở trên, khi sao Diêm Vương nằm ở cung Capricorn (2008-2023) Hỏa tinh xuất hiện trên bầu trời Trung Hoa ở hướng Bắc năm 2015, hướng Nam năm 2023. Nhưng điều này không có nghĩa là mọi việc cứ xảy ra y như “điềm gở” của quá khứ, chẳng hạn nước A sẽ không luôn tấn công nước B vào mọi thời điểm của chu kỳ sao Diêm Vương.
    Để xem khả năng một nước B có bị tấn công quân sự hay không, còn phải xét đến lá số tử vi của họ có bị sát tinh như sao Hỏa, sao Thổ chiếu vào cùng thời điểm hay không. Ví dụ: năm 1960 Trung Quốc giúp Việt Nam, năm 1979 họ gây chiến với Việt Nam, còn năm 1995 thì lại đụng độ với Philippines.
    Trong tương lai sắp tới, vào năm 2015 khi Hỏa tinh chiếu trên bầu trời Trung Hoa từ hướng Bắc, thì tại châu Á cũng có vài nước bị sát tinh chiếu từ phía Nam như Đài Loan, từ phía Bắc như Philippines… Vậy khả năng Trung Quốc đụng độ với Đài Loan, hay Trung Quốc đụng độ với Philippines, hoặc là cả Trung Quốc – Đài Loan cùng đụng độ với Philippines… là việc tương đối khó dự đoán.
  6. iSilent

    iSilent Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2010
    Đã được thích:
    42
    Anh em nên tảy chay hàng hóa TQ, không làm ăn với người TQ vì chỉ có hại chứ không có lợi. Lịch sử đã cho thấy bọn này chỉ vì lợi ích cá nhân chứ chẳng vì ai cả kể cả ruột thịt
  7. MaiAnTiem1

    MaiAnTiem1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Đã được thích:
    319
    Hành động của bác thật thiết thực. Ai cũng làm được 1 việc như thế thì VN sợ gì các thế lực bẩn thỉu
  8. sactim

    sactim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2010
    Đã được thích:
    35
    Trung Quốc: mâu thuẫn xã hội bùng nổ

    Xem tin gốc
    Tuổi Trẻ - 14 giờ trước 4849 lượt xem 2 tin đăng lại
    [​IMG]
    TT - Những mâu thuẫn xã hội gay gắt đã dẫn tới hàng loạt cuộc biểu tình bạo động và những vụ đánh bom nhắm vào cơ quan công quyền tại Trung Quốc trong thời gian qua.
    Facebook Trung Quốc: mâu thuẫn xã hội bùng nổTwitter 2 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này


    Thời báo Hoàn Cầu ngày 13-6 đưa tin hai ngày trước, hơn 1.000 người lao động nhập cư từ tỉnh Tứ Xuyên đã đổ ra đường phố thị trấn Tân Đường, tỉnh Quảng Châu để đập phá cửa sổ, đốt các tòa nhà công quyền, ném chai lọ, gạch đá vào cảnh sát và lật xe cảnh sát. Lực lượng cảnh sát chống bạo động đã bắn hơi cay và điều xe bọc thép để trấn áp đám đông biểu tình. Tổng cộng 25 người đã bị bắt giữ, hàng chục chiếc xe cảnh sát bị đốt cháy.
    “Nhiều người chạy trên đường phố như điên khùng, tôi phải đóng cửa hàng từ 19g và không dám bước ra đường” - báo South China Morning Post dẫn lời một chủ cửa hàng trong khu vực xảy ra bạo động.
    Theo South China Morning Post, vụ việc bắt đầu từ tối 10-6 khi cảnh sát Tân Đường đi dẹp hàng rong trên phố. Một cặp vợ chồng bán hàng rong người Tứ Xuyên đã cãi cọ dữ dội với cảnh sát và người vợ mang thai bị đẩy ngã. Vụ việc khiến cộng đồng người lao động nhập cư từ Tứ Xuyên bức xúc, từ sáng 11-6 cả ngàn người đã bao vây đồn cảnh sát Tân Đường để phản đối và bạo lực bùng phát.
    Cuối tuần trước, hơn 1.500 người dân thành phố Lichuan, tỉnh Hồ Bắc đã đụng độ dữ dội với cảnh sát sau vụ một ủy viên hội đồng nhân dân địa phương bị chết trong đồn cảnh sát. Thời báo Hoàn Cầu cho biết người này bị bắt vì tội nhận hối lộ từ nhà thầu xây dựng, nhưng người dân địa phương lại cho biết trước đó ông đã vận động người dân chống lại việc chính quyền địa phương thu hồi một diện tích đất đai lớn trong thành phố.
    Nhà chức trách đã phải bắt giữ hai công tố viên địa phương có liên quan đến cái chết của nạn nhân. Cảnh sát phải điều xe bọc thép đến tuần tra ở Lichuan để giữ gìn an ninh.
    Nhân Dân Nhật Báo đưa tin ngày 6-6 ở Triều Châu, Quảng Đông, khoảng 200 công nhân nhập cư cũng từ Tứ Xuyên đã đụng độ với cảnh sát địa phương và đập phá xe cộ. Ít nhất 40 chiếc xe đã bị đập nát. Vụ việc xảy ra sau khi một công nhân nhập cư làm việc tại một nhà máy đồ gốm địa phương bị ông chủ đâm do cãi cọ về chuyện lương bổng. Cha của nạn nhân cũng bị đánh trọng thương.
    Cộng đồng công nhân nhập cư đã nổi giận, đòi chính quyền địa phương phải trừng phạt kẻ thủ ác và bạo lực xảy ra.
    Tháng trước, ở khu tự trị Nội Mông, hàng trăm người gốc Nội Mông bản địa đã đổ ra đường biểu tình phản đối vụ xe tải một mỏ than đâm chết một người chăn nuôi gia súc địa phương. Người dân Nội Mông cũng bức xúc với việc ngành khai thác than do người Hán kiểm soát đã hủy hoại sinh thái và môi trường sống ở Nội Mông, cũng như đe dọa tới truyền thống sinh hoạt du mục của người bản xứ.
    Trong ba tuần vừa qua cũng xảy ra liên tiếp ba vụ đánh bom ở Trung Quốc. Theo Tân Hoa xã, hôm 10-6 một người đàn ông “muốn trả thù xã hội” đã cho nổ bom bên ngoài tòa nhà chính quyền địa phương ở thành phố cảng Thiên Tân, làm ít nhất hai người bị thương. Người này mang theo tới 20 quả bom tự tạo và ném bốn quả vào tòa nhà chính quyền huyện Hexi. Không rõ bao nhiêu quả bom đã nổ.
    Một ngày trước đó, một cảnh sát đã thiệt mạng và hai người khác bị thương trong vụ nổ ở đồn cảnh sát thị trấn Hoàng Thạch, tỉnh Hồ Nam. Toàn bộ đồn cảnh sát bị phá hủy. Chính quyền địa phương cho biết nguyên nhân vụ nổ là do tai nạn, xuất phát từ chất nổ chứa trong đồn.
    Tuy nhiên, một số nguồn tin khẳng định đây là vụ tấn công báo thù cảnh sát tham nhũng. Hai tuần trước đó, một người đàn ông 52 tuổi cho nổ ba quả bom ở trước tòa nhà hành chính thành phố Phúc Châu, tỉnh Giang Tây. Hung thủ, bị chết trong vụ nổ, đã bày tỏ sự tuyệt vọng trên Internet về việc không thể đòi bồi thường vì bị thu hồi đất đai.
    Những vụ bạo động và đánh bom này đang làm lộ rõ sự bất ổn đáng báo động trong xã hội Trung Quốc vốn xuất phát từ những bức xúc xã hội liên quan đến tình trạng bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo và nạn tham nhũng, đặc biệt là từ việc thu hồi đất đai.
    Tân Hoa xã cho biết ý thức sâu sắc trước nguy cơ này, mới đây Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã lên tiếng cảnh báo về những “mâu thuẫn xã hội sâu sắc” tại nước này. Ông yêu cầu chính quyền cần có những nỗ lực khẩn cấp và lâu dài để giải quyết các vấn đề liên quan đến “hệ thống hành chính, luật pháp và cách thức điều hành đất nước”.
    HIẾU TRUNG
    Link: http://www.baomoi.com/Trung-Quoc-mau-thuan-xa-hoi-bung-no/119/6443740.epi
  9. bare_hands

    bare_hands Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Đã được thích:
    4
    Dân tộc Việt Nam có một vũ khí chiến lược vô song chỉ được dùng đến khi không còn phương cách nào khác. Vũ khí đó có khả năng làm kinh ngạc đối phương và thế giới bằng những nỗ lực phi thường mà trước đó không ai có thể hình dung được.

    Những biến động dồn dập gần đây ở Biển Đông với hành động phi đạo lý của Trung Quốc trong xâm phạm chủ quyền của Việt Nam chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm khổng lồ chứa đựng không chỉ tham vọng vô đáy của Trung Quốc trong vùng biển xung yếu này mà cả sự đánh giá rất thấp (nếu không nói là coi thường) khả năng ứng xử chiến lược của nhà nước và sức trỗi dậy của dân tộc Việt Nam.

    Đây là một nước cờ sâu và táo bạo. Có lẽ những người đi nước cờ này đã trù tính kỹ tới ba phản ứng sau đây của Việt Nam. Thứ nhất, Việt Nam sẽ không tiếc tiền, vội vã mua sắm vũ khí, tăng cường phòng thủ. Điều này sẽ làm ngân sách quốc gia kiệt quệ, kinh tế vĩ mô chao đảo, kinh tế suy yếu.

    Thứ hai, người dân Việt Nam sẽ rất bức xúc trong khi nhà nước bối rối lo ngại nên tăng cường kiểm soát và kìm chế. Kết quả là, người Việt Nam sẽ mất đi tính sáng suốt của sự đồng lòng; và do đó không còn tâm trí nào cho một nỗ lực cải cách sâu rộng.

    Thứ ba, giới doanh nhân Việt Nam sẽ mất đi quyết tâm và nhuệ khí trong thâm nhập thị trường Trung Quốc, một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong chiến lược phát triển. Vì thế, Việt Nam sẽ tiếp tục là nước thua thiệt và yếu kém nhất trong các nước châu Á trong quan hệ thương mại với thị trường khổng lồ và tăng trưởng nhanh chóng này.

    Thế nhưng, những người chơi nước cờ sâu và táo bạo nói trên có thể không lường hết sức trỗi dậy của dân tộc Việt Nam. Dân tộc này có một vũ khí chiến lược vô song chỉ được dùng đến khi không còn phương cách nào khác. Vũ khí đó có khả năng làm kinh ngạc đối phương và thế giới bằng những nỗ lực phi thường mà trước đó không ai có thể hình dung được. Thách thức Biển Đông có lẽ là một vận hội vô giá, nó buộc người Việt Nam chúng ta phải dùng đến chiếc "nỏ thần" kỳ diệu này.

    Chúng ta cần hiểu Trung Quốc hơn

    Để vượt qua thách thức nghiệt ngã hiện nay, Việt Nam cần hiểu rõ hơn Trung Quốc. Đây là một dân tộc có nền văn hóa lớn, lâu đời, với nhiều thành quả huy hoàng trong quá khứ nhưng đã bị kìm nén nặng nề trong hàng trăm năm qua do chính sách đóng cửa và não trạng mê muội. Từ khi có cải cách do ông Đặng Tiểu Bình khởi xướng họ đã đi được những bước khổng lồ, làm thế giới thán phục, với động lực chủ đạo là ý chí và tham vọng rất lớn, trọng dụng nhân tài, tầm nhìn rộng, và mưu kế sâu sắc. Xu thế này hiện còn rất mạnh mẽ và có thể còn kéo dài.

    Đảo Đá Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh Chu Thanh Vân.
    Việt Nam cũng như nhiều nước khác cần thấu hiểu cục diện này và chuẩn bị thật tốt để có thể sống bên một người láng giềng khổng lồ, hùng mạnh, tham vọng, mưu sâu, và có thể có những hành vi nhẫn tâm trong khẳng định quyền thế nhờ sự trỗi dậy của mình.

    Đồng thời, Việt Nam cũng cần biết rõ những điểm yếu rất dễ tổn thương của Trung Quốc. Thứ nhất, đó là nội tình phức tạp với nhiều yếu tố bất ổn từ trong cốt lõi. Mức độ ổn định chính trị và kiểm soát tham nhũng của Trung Quốc rất thấp so với hầu hết các nước (theo khảo sát thường niên của Ngân hàng Thế giới). Trung quốc sẽ không thể rảnh tay làm mưa gió trên thế giới nếu người dân Trung Quốc thấy chính phủ mình thua kém Việt Nam và các nước láng giềng trong nỗ lực cải cách-phát triển. Khi đó Trung Quốc sẽ phải quay về giải quyết vấn đề nội bộ.

    Thứ hai, hình ảnh nhân văn của Trung Quốc trên trường quốc tế còn rất thấp. Từ thực tế châu Phi đến Biển Đông, họ chưa chứng tỏ được mình là một quốc gia có trách nhiệm cao trong kiến tạo hòa bình và phồn vinh cho thế giới.

    Thứ ba, Trung Quốc để lại nhiều ấn tượng chưa đẹp về tính trung thực và sự nhất quán giữa hành động và lời nói, từ chất lượng sản phẩm đến đường lối kinh tế và chính sách ngoại giao.

    Một mặt khác, Trung Quốc là một quốc gia có lãnh đạo giỏi, tầm nhìn xa. Trên thực tế, họ rất ngại và kiêng nể các quốc gia có hội đủ ba yếu tố: thượng tôn các qui luật của tạo hóa, trọng dụng nhân tài, và dốc sức khai phát sức mạnh dân tộc. Bởi họ biết dân tộc này sẽ là một quốc gia hùng cường. Hàn Quốc là một trường hợp điển hình. Trong khi đó, họ có thể hành xử rất ngạo mạn với những quốc gia mê muội, giáo điều, hắt hủi hiền tài, phân liệt nhân tâm. Bởi họ biết đất nước này đang ở vào thế suy vi.

    Trung Quốc đã qua giai đoạn trỗi dậy hòa bình và bước vào giai đoạn khẳng định uy lực của mình. Họ sẽ không ngại đối đầu trên những điểm mạnh của họ, đặc biệt là về thực lực kinh tế và quân sự. Tuy nhiên họ sẽ phải chùn lại nếu sự đụng độ khoét sâu các điểm yếu nêu trên: ổn định chính trị thấp, hình ảnh nhân văn hạn chế, ấn tượng về hành xử thiếu văn minh và trách nhiệm.

    Việt Nam: Chiếc "nỏ thần" và phương cách sử dụng

    Từ bài học từ cha ông

    Binh pháp cổ có tổng kết rằng, muốn làm nên một chiến thắng hiển hách, cần có khả năng làm kinh ngạc đối phương. Đây là chiếc "nỏ thần" kỳ diệu mà người Việt Nam qua bao thế hệ đã dùng đến mỗi khi đất nước bị lâm nguy hoặc ngoại xâm giày xéo. Ông cha ta đã để lại những bài học quí giá khi dùng đến vũ khí chiến lược này.

    Bài học của Đức Trần Hưng Đạo chỉ ra rằng cách bảo vệ tổ quốc tốt nhất là chủ động tiến công vào những yếu kém của chính mình. Theo tư tưởng này, ngài thảo ra hịch tướng sĩ, khích lệ tướng sĩ thấy nỗi nhục quốc gia mà bỏ thói hư tật xấu, quyết chí một lòng, xả thân vì nước.

    Ngài chỉ rõ, nếu để mất nước thì: "chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến ngàn năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận."

    Và nếu giữ được nước thì: "trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền."

    Nguyễn Trãi nêu ra những nguyên lý cao cả để dân tộc vượt lên mọi sự bạo ngược:

    "Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn

    Lấy chí nhân để thay cường bạo"

    (Bình Ngô Đại cáo)


    Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ trăn trở tìm kiếm người hiền tài ra giúp nước: "Trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, thức ngủ mong mỏi mà có người tài cao học rộng chưa từng thấy đến... Ngẫm cho kỹ: cái nhà to lớn - sức một cây không dễ gì chống đỡ, sự nghiệp thái bình - sức một người không thể đảm đương." (Chiếu cầu hiền)

    Đến nỗ lực hôm nay

    Sẽ cần những nghiên cứu sâu sắc và thảo luận rộng khắp trong nhân dân để tìm ra đủ phương cách để Việt Nam có thể vượt lên bằng những nỗ lực làm kinh ngạc thế giới, buộc đối phương phải rút về thế phòng thủ - hòa hoãn. Ba hướng đi lớn cho các nỗ lực có thể là:

    1- Xác lập ý chí cải cách của lãnh đạo Đảng và Nhà nước;

    2- Cả nước trên dưới một lòng toàn tâm toàn ý khai phát sức mạnh tiềm tàng của dân tộc; và

    3- Toàn xã hội thành tâm coi giá trị nhân văn và lòng nhân bản làm nền tảng phát triển và hướng đích cho dân tộc đi đến phồn vinh.

    Theo hướng đi này chúng ta có quyền đòi hỏi và kỳ vọng một số hành động sau đây.

    + Lãnh đạo Đảng và Nhà nước lắng nghe bàn luận để thấy hết nguy cơ, thậm chí thảm họa mà đất nước nhân dân sẽ phải gánh chịu trong tương lai không xa nếu đất nước tiếp tục tụt hậu, dân tộc phân tâm.

    + Lãnh đạo Đảng và Nhà nước quây quần cùng đại diện mọi tầng lớp nhân dân, ngày đêm họp bàn tìm phương kế cải cách, đưa nhanh đất nước đến hùng cường.

    + Lãnh đạo Đảng và Nhà nước có chính sách sử dụng hiền tài, đưa đất nước vượt lên trên mọi lĩnh vực, từ phát triển kinh tế đến củng cố quốc phòng, từ dân chủ hóa đất nước đến xây dựng thiết chế nền tảng cho phát triển bền vững, từ cải cách giáo dục đến nâng cấp tiềm lực khoa học công nghệ, từ hợp tác quốc tế đến gia cường vị thế và hình ảnh Việt Nam.

    + Có những bước đi đột phá táo bạo; đặc biệt là xây dựng một số đặc khu kinh tế nhằm huy động sức mạnh tổng lực của dân tộc, là hình mẫu của Việt Nam năm 2045, với sức đuổi vượt mạnh mẽ làm thế giới khâm phục và kính nể.

    + Mỗi người dân Việt Nam, dù ở đâu hãy tự giác góp phần tạo nên hình ảnh một dân tộc có phẩm chất cao quí: thành tâm trong hợp tác, cầu thị trong học hỏi, ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng. Việt Nam cần trở thành một điểm sáng, có sức tương phản và thu hút mạnh mẽ trong hun đúc những phẩm chất cao quí này.
  10. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    [Chiêm tinh] Bao giờ Trung Quốc động binh?



    Trong thời gian vừa qua, việc Hải quân Trung Quốc ngày càng tiến sâu và lộ ý đồ “thâu tóm” biển Đông đã gây lo ngại cho các nước có chủ quyền tại vùng biển giàu tài nguyên của châu Á. Nhiều giả thuyết tỏ vẻ quan ngại khi cho rằng, sớm muộn gì Trung Quốc cũng sẽ sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông và các nước nhỏ hơn phải chịu thiệt hại.
    Dự đoán sơ lược tình hình Trung Quốc từ năm 2012 đến 2058, và đến phần này mời bạn xem chi tiết về Trung Hoa trong một tương lai gần hơn và giải đáp câu hỏi nước này bao giờ “động binh đao”.


    Từ lá số tử vi của Trung Quốc cho thấy, từ tháng 6/2011 cho đến khi Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc (2012), không có sự kiện gì đặc biệt xảy ra. Nhưng sau khi đất nước đông dân nhất thế giới có bộ máy lãnh đạo nhà nước mới, vài vấn đề rối ren sẽ diễn ra trong thời gian dài từ 1-2 năm.
    Từ giữa năm 2012 cho đến 2013, Thổ tinh và Nguyệt tinh hội chiếu Thái Dương trên bầu trời Trung Hoa. Điều này từng xảy ra nhiều lần trong quá khứ, gần nhất là vào các năm 1999-2000, 1988-1989…



    Nhìn lại lịch sử Trung Quốc ta thấy, năm 1999 tại Trung Quốc xảy ra phong trào đàn áp Pháp Luân Công, còn năm 1989 xảy ra sự kiện Thiên An Môn gây chấn động dư luận quốc tế. Vì vậy, trong lần Thái Dương bị ảnh hưởng vào năm 2012-2013 chắc chắn sẽ không có ngoại lệ.
    Dự đoán:
    * Sẽ có phong trào quần chúng tương tự như sự kiện Thiên Anh Môn, Pháp Luân Công, diễn ra sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc.
    * Thời gian: Khoảng cuối năm 2012 hoặc 2013.
    * Nơi diễn ra: Phía Tây Bắc (có thể là vấn đề Tân Cương).
    * Kết quả: Phong trào bị thất bại bởi biện pháp quân sự của chính quyền Trung Hoa.
    Đặc biệt, khoảng năm 2015 Trung Quốc sẽ “động binh đao” tại hướng Bắc (chệch về phía Tây chút ít).
    Như vậy, có thể kết luận từ năm 2011-2015, Trung Hoa không có sự xung đột nào xảy ra ở phía Nam, phía Đông.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này