1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông trong trái tim chúng ta - nóng trong ngày tập 5 .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ptkh, 14/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5065 người đang online, trong đó có 399 thành viên. 14:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 29051 lượt đọc và 1061 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    TQ phản đối chư tăng VN ra Trường Sa


    Trung Quốc đã lên tiếng phản đối việc Việt Nam đưa sáu chư tăng ra trụ trì các chùa ngoài các đảo của Trường Sa.

    Trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba ngày 13/3, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân cảnh báo Việt Nam nên tôn trọng chủ quyền của nước này tại quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp.

    “Chúng tôi hy vọng Việt Nam có thể thật sự tôn trọng tinh thần của bản tuyên bố chung của các bên về Biển Nam Trung Hoa và Thỏa thuận Việt - Trung về những nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển,” ông phát biểu.

    Trung Quốc yêu cầu Việt Nam "làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy hợp tác và ổn định ở Biển Nam Trung Hoa, và kiềm chế không có hành động làm phức tạp tình hình".

    Trước đó, tỉnh Khánh Hòa đã chấp thuận nguyện vọng của sáu vị hòa thượng, đại đức trong tỉnh ra Trường Sa tiếp quản các ngôi chùa hiện không có người ở trên các hòn đảo kể từ năm 1975.

    'Bảo vệ chủ quyền'

    Trả lời BBC hôm nay, Đại đức Thích Giác Nghĩa, hiện đang trụ trì chùa Vạn Đức ở thành phố Nha Trang và là một trong sáu chư tăng phát nguyện ra đảo, nói rằng ông không e ngại trước sự phản đối của Trung Quốc.

    “Chúng tôi khẳng định mảnh đất đó là của Việt Nam. Nếu Trung Quốc có đòi hỏi gì thì chư tăng chúng tôi sẵn sàng đứng lên để bảo vệ chủ quyền của đất nước,” ông quả quyết.

    “Đó là mảnh đất thiêng liêng của chúng tôi mà nhiều đời anh em đã nằm xuống để bảo vệ,” ông nói.

    Đại đức Nghĩa là người đã ba lần ra Trường Sa để tiến hành các lễ cầu siêu cho những chiến sỹ và người dân Việt Nam đã tử nạn trong quá trình khai phá và bảo vệ quần đảo.

    “Nếu một tu sỹ như tôi mà có hy sinh cho Tổ quốc thì cũng là việc đáng làm,” ông nói.

    Khẳng định quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Đại đức Nghĩa nói "trên đảo đã có dân Việt Nam ở từ xa xưa; các ngôi chùa cũng đã có từ xa xưa và chư tăng cũng đã từng ở đảo".

    “Dân tộc Việt Nam đi đến đâu thì ở đó có đền chùa miếu mạo,” ông nói.

    “Thịnh suy, gián đoạn là tất yếu,” ông nói thêm, “Nhưng hôm nay Giáo hội có quan tâm sửa chữa trùng tôi thì chư tăng chúng tôi lại ra.”


    Trong đoàn các Thầy ra Trường Sa đợt này có Thầy Đức Hỷ _ trụ trì 1 Chùa trong Nha Trang ,là người giảng pháp rất hay ,thầy nói ra đợt này phải đem từ hạt giống rau để trồng và đem toàn bộ lương thực vì ngoài đó rất thiếu thốn ,mình đã chuyển 1 khoản tiền vào TK của thầy ở MSB để gọi là 1 ly 1 lai cúng dàng Tam Bảo ,nếu ai có đ/k và lòng thành cúng dàng, xin gọi cho Thầy theo ĐT 0973398986 để thầy cho số TK nhé !
    Xin đa tạ tấm lòng của tất cả các ACE trên topic đáng yêu này
    [};-[};-[};-[};-[};-
  2. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73

    Em đang buồn một chút nè bác
    Kế hoạch cơ quan em thay đổi là đi Nha Trang thay vì đi Đà Nẵng
    Kg thể uống cafe và nghe bác ca được rồi :-o
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Học Sinh
    Huy Cận

    Gió thổi trường chiều chủ nhật
    - Ôi! Thời thơ bé tuổi mười lăm
    Nắng hoe rải nhặt hoa trên đất,
    Đời dịu vừa như nguyệt trước rằm.
    Bốn vách nghiêm trang tiếng đọc bài,
    Đầu xanh dăm chục, nét văn khôi
    Chiều xuân chim sẻ vô trong lớp
    Ông giáo trông lên : chúng bạn cườị

    Lén mắt thầy, xem lại bức thư
    Của người cô họ, chú hiền từ
    Bàn tay vơ vẩn đưa trang sách,
    Mộng tưởng phiêu lưu bức điạ đồ.

    Đôi guốc năm hiên kéo bốn mùa
    Tiền nhà ít gửi, biết chi mua !
    Áo dài cọ mãi đôi tay rách,
    Gương lược thăm hoài tóc ngắn thưạ

    Chủ nhật nhiều khi chán nản ghê
    Xung xăng sân bóng chạy tứ bề.
    Bên vườn ông đốc dăm hoa nở
    Đêm tới mau mau hái trộn về.

    Lên gác yên tâm nghĩ sự đời,
    Hương nồng quanh gối vẩn vơ chơi
    Giường bên cửa sổ, cây đưa mát,
    Không chịu mùng che để ngó trờị

    Họ sống bình yêu bước lặng thinh,
    Không nghe hoa **** gọi bên mình.
    Hững hờ đi giữa hương yêu mến
    Chân bước chưa đi rộn ái tình.

    Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn,
    Tuổi hai mươi đến, có ai ngờ !
    Một hôm trận gió tình yêu lại
    Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ[};-
  4. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73


    Tôi thấy có nên kg bạn cho anh em số TK của thầy để ai có điều kiện thì cúng dường luôn, sau đó hãy Đt giải thích với thầy
    Chứ Đt thầy xin số TK tôi thấy hơi ngại [};-
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Ko ngại đâu bạn ơi ,bạn gọi hỏi thăm Thầy 1 chút về mọi việc kể cả hỏi về cuộc sống ,tu tập ,ngày h Thầy lên đường ... cho tình cảm rồi chuyển tiền cho khách quan ,chứ mình đưa luôn số Tk ... nhỡ ko đúng thì sao [};-
  6. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Làm sao có việc cho kg đúng được bạn, tôi xem khoảng 20% nội dung topic của bạn rồi nhá. Nói thể thì đã hiểu rồi
    Bạn giải thích vậy mình thấy cũng hợp lý [};-
  7. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Hải quân Nhân dân Việt Nam 'đủ bộ'
    Cập nhật lúc :4:02 PM, 16/03/2012
    Với sự thành lập của phi đội trực thăng EC-225 (thuộc Không quân Hải quân), Hải quân Nhân dân Việt Nam đã có đầy đủ mọi thành phần.
    Hơn nửa thế kỷ thành lập, xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam không ngừng lớn mạnh về lực lượng và vũ khí trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại.

    Sự có mặt của tàu ngầm và máy bay EC-225, đã khẳng định sức mạnh chính qui hiện đại của Hải quân Việt Nam, sánh vai cùng hải quân các nước trong khu vực và thế giới.

    Như vậy Hải quân Việt Nam đã có đầy đủ bộ 5 thứ quân gồm: Hải quân đánh bộ (>> chi tiết), pháo - tên lửa bờ, tàu mặt nước, tàu ngầm và không quân hải quân.

    Hải quân hoàn toàn đủ sức sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc trong mọi tình huống, đặc biệt trong nhiệm vụ tuần tiễu vùng biển, tìm kiếm cứu nạn cứu vớt ngư dân trên biển xa và làm các nhiệm vụ đặc biệt khác.

    Một vài hình ảnh diễn tập của Hải quân Nhân dân Việt Nam:

    [​IMG]
    Trực thăng EC-225 của Không quân Hải quân chuẩn bị cất cánh tại sân bay Vũng Tàu.
    [​IMG]

    Các phi công bay EC-225 trong khoang lái chuẩn bị xuất phát.

    [​IMG]
    EC-225 Super Puma MKII do hãng Eurocopter thiết kế sản xuất, đây là một trong những loại trực thăng hiện đại hàng đầu thế giới.

    [​IMG]
    EC-225 có độ tin cậy cao, trang bị công nghệ điện tử hiện đại. Nó thiết kế cho nhiệm vụ vận tải, tìm kiếm cứu nạn trên biển.

    [​IMG]
    Các phi công sau giờ học bay, những người lính Không quân đang tích cực huấn luyện làm chủ EC-225 (>> chi tiết).
    [​IMG]

    Pháo hạm TT-400TP - bước tiến vượt bậc của công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam đang thử nghiệm bắn đạn thật (>> chi tiết).

    [​IMG]
    TT-400TP (HQ272) đã được đưa vào biên chế Vùng 2 Hải quân.

    [​IMG]
    Diễn tập tìm kiếm cứu nạn trên biển.

    >> CNQP Việt Nam vững vàng trước thử thách mới
    >> Hải quân Việt Nam: Tinh gọn, cơ động, linh hoạt

    >> Hải quân tiếp nhận tàu chở khách HQ-571
    >> Lễ bàn giao pháo hạm nội địa TT400TP
    >> Hải quân Việt Nam tiếp nhận hai pháo hạm Svetlyak
    Theo VOV News
  8. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    11 dự án đất hiếm khổng lồ bên ngoài TQ
    Thứ Sáu, 16/03/2012, 01:36 PM (GMT+7)
    [​IMG]
    Dư luận quốc tế đang xôn xao về việc châu Âu, Mỹ, Nhật Bản mới đây đã đồng loạt kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các quy định hạn ngạch xuất khẩu và giá sàn đất hiếm do Trung Quốc ban hành mới đây.
    Hãng tin Reuters dẫn lời Tổng thống Mỹ Barack Obama cho hay, “Người lao động và các doanh nghiệp Mỹ đang bị đối xử không công bằng
    ”. Theo ông, chính sách của Trung Quốc khiến các công ty Mỹ, châu Âu, Nhật phải mua đất hiếm giá cao ngất.

    Do đó, các sản phẩm công nghệ cao từ Mỹ, Âu và Nhật mất lợi thế cạnh tranh về giá so với sản phẩm Trung Quốc trên trường quốc tế. Theo tờ Wall Street Journal, năm 2011 Bắc Kinh đặt hạn ngạch xuất khẩu 33.353 tấn, song chỉ xuất khẩu 18.586 tấn.

    Đất hiếm là một mặt hàng nguyên liệu chiến lược, có vai trò quan trọng đối với các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa công nghệ cao như màn hình phẳng, điện thoại thông minh, ổ cứng, các thiết bị chụp ảnh trong y khoa, tấm pin năng lượng mặt trời.

    Trung Quốc là quốc gia đang kiểm soát 95% sản lượng đất hiếm toàn cầu. Nếu Trung Quốc giảm hạn ngạch xuất khẩu thì sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho thế giới, đặc biệt là châu Âu bởi lục địa này gần như lệ thuộc 100% vào thị trường thế giới.

    Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ kiểm soát 36% trữ lượng đất hiếm thế giới. Đất hiếm được phân bố đồng đều giữa các đại lục. Cơ quan Khảo sát địa lý của Mỹ hồi 2007 cho hay, nước này chiếm 13% trữ lượng thế giới, Nga 22% và Australia khoảng 5%.

    Việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu khiến giá đất hiếm tăng vọt và các tập đoàn khoáng sản thế giới tăng cường tìm kiếm đất hiếm. Hãng Molycorp đã bắt đầu khai thác ở Mountain Pass, California và sản lượng của nó có thể cung ứng 40.000 tấn/năm.

    Canada, Malaysia và Nam Phi cũng đang gia tăng dự án khai thác đất hiếm. Mới đây, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã phát hiện dưới đáy Thái Bình Dương có trữ lượng đất hiếm khổng lồ, khoảng 80-100 tỉ tấn, gấp hàng ngàn lần trên mặt đất.

    Dẫu vậy, khai thác thế nào cho hợp lý, tránh hủy hoại môi trường đang được đặt ra. Báo cáo mới đây của Morgan Stanley cho thấy, hiện thế giới có 11 dự án khai thác đất hiếm khổng lồ bên ngoài Trung Quốc, trong đó có dự án Đông Pao ở Việt Nam.

    Theo các báo cáo nghiên cứu, mỏ Đông Pao của Việt Nam được cho là có trữ lượng đất hiếm chưa nhiều khoáng chất lanthanum, cerium và neodymium rất cần thiết để sản xuất màn hình tinh thể lỏng và động cơ cho xe hơi hybrid chạy cả xăng lẫn điện.

    [​IMG]


    Đất hiếm là một mặt hàng nguyên liệu chiến lược, có vai trò quan trọng đối với các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa công nghệ cao

    Dự án Mountain Pass, Mỹ

    Công ty khai thác: Molycorp
    Chi phí vốn: 895 triệu USD
    Sản lượng: 40 nghìn tấn mỗi năm
    Hàm lượng ôxit đất hiếm: 8,2%
    Năm bắt đầu sản xuất: 2012

    Dự án Mt. Weld, Australia

    Công ty khai thác: Lynas Corporation Ltd.
    Chi phí vốn: 882 triệu USD
    Sản lượng: 22 nghìn tấn mỗi năm
    Hàm lượng ôxit đất hiếm: 8,1%
    Năm bắt đầu sản xuất: 2012

    Dự án Steenkampskraal, Nam Phi

    Công ty khai thác: Great Western Minerals Group Ltd.
    Chi phí vốn: 60 triệu USD
    Sản lượng: 5 nghìn tấn mỗi năm
    Hàm lượng ôxit đất hiếm: 11,8%
    Năm bắt đầu sản xuất: 2013

    Dự án Nolans Bore, Australia

    Công ty khai thác: Arafura Resources Ltd.
    Chi phí vốn: 1 tỷ USD
    Sản lượng: 20 nghìn tấn mỗi năm
    Hàm lượng ôxit đất hiếm: 2,8%
    Năm bắt đầu sản xuất: 2014

    Dubbo Zirconia, Australia

    Công ty khai thác: Alkane Resources Ltd.
    Chi phí vốn: 584 triệu USD
    Sản lượng: 4,2 nghìn tấn mỗi năm
    Hàm lượng ôxit đất hiếm: 0,9%
    Năm bắt đầu sản xuất: 2014

    Dự án Đông Pao, Việt Nam

    Công ty khai thác: Toyota Tsusho Corp. và Sojitz Corp.
    Chi phí vốn: Không rõ
    Sản lượng: 7 nghìn tấn mỗi năm
    Hàm lượng ôxit đất hiếm: Không rõ
    Năm bắt đầu sản xuất: 2014


    Dự án Hoidas Lake, Canada

    Công ty khai thác: Great Western Minerals Group Ltd.
    Chi phí vốn: Không rõ
    Sản lượng: Không rõ
    Hàm lượng ôxit đất hiếm: 2,0%
    Năm bắt đầu sản xuất: 2015

    Dự án Bear Lodge, Mỹ

    Công ty khai thác: Rare Element Resources Ltd
    Chi phí vốn: 175 triệu USD
    Sản lượng: 10,3 nghìn tấn mỗi năm
    Hàm lượng ôxit đất hiếm: 3,2%
    Năm bắt đầu sản xuất: 2016

    Dự án Zandkopsdrift, Nam Phi

    Công ty khai thác: Frontier Rare Earths Ltd.
    Chi phí vốn: Khoảng 500 triệu USD
    Sản lượng: 20 nghìn tấn mỗi năm
    Hàm lượng ôxit đất hiếm: 2,2%
    Năm bắt đầu sản xuất: 2015

    Dự án Nechalacho, Canada

    Công ty khai thác: Avalon Rare Metals Inc.
    Chi phí vốn: 884 triệu USD
    Sản lượng: 10 nghìn tấn mỗi năm
    Hàm lượng ôxit đất hiếm: 1,7%
    Năm bắt đầu sản xuất: 2016

    Dự án Kvanefjeld, Greenland

    Công ty khai thác: Greenland Minerals & Energy Ltd.
    Chi phí vốn: 2,3 tỷ USD
    Sản lượng: 43,7 nghìn tấn mỗi năm
    Hàm lượng ôxit đất hiếm: 1,0%
    Năm bắt đầu sản xuất: 2016



    Từ trước đến nay do bị lệ thuộc vào nguồn cung đất hiếm nên các DN trong lĩnh vực công nghệ cao của Châu Âu luôn bị khựa bẩn chèn ép và cạnh tranh bằng mọi thủ đoạn.Nhưng sắp hết thời rồi khựa ơi.
  9. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Theo tôi việc Việt Nam ta có mỏ đất hiếm và chuẩn bị khai thác ,rất đáng để chúng ta quan tâm.Nhưng cũng không nhất thiết phải nóng vôi vì đó là chiến lược dài hạn.Với lại đất nước ta những lĩnh vực công nghệ cao có ứng dụng và sử dụng đất hiếm lại chưa phát triển .Việc cho DN nước ngoài vào khảo sát ,đo đạc đánh giá trữ lượng và khai thác(tất nhiên là ko phải khựa bẩn) cũng nên thận trọng xem xét.Nếu ko con cháu chúng ta cũng mất đi 1 nguồn tài nguyên quý hiếm sau này .Mà tôi tin thế hệ mai sau sẽ hơn hẳn chung ta bây giờ.Lúc đó với tri thức đã học ,chúng sẽ ko để chảy máu tài nguyên như bây giờ.
    Việc khai thác đất hiếm đòi hỏi Trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến,và cái quan trọng là con người .thế hệ hiện nay ko đủ trình độ KHKT thì hãy nên để dành cho thế hệ mai sau.
  10. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Lo e Tím quên hết e út luôn rùi.hixhix=)).Khi nào thì a tính vào sài gòn???[r2)][r2)][r2)]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này