Có những điều được biết. Đó là những điều chúng ta biết rằng mình biết. Có những ẩn số được biết. Đó

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 23/03/2013.

3846 người đang online, trong đó có 300 thành viên. 19:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 149945 lượt đọc và 1016 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Do vậy ngay từ đầu thớt này em đã nói đây là phần khá trừu tượng, nó liên quan đến kiến thức kinh tế vĩ mô và vi mô nên không hấp dẫn đâu.

    Thớt này không nói chuyện cụ thể mã. Nói chuyện mã sang room ấy khi đó em đóng vai khác.

    Thớt này dành cho các bác thích đau đầu toác thủ, thuốc giảm đau đầy bàn mới nên vào đọc.

    Tuy nó không có những đoạn dây xanh đỏ tím vàng khi phân tích TA nhưng hiểu được nó cặn kẽ, có nguồn gốc không thể vội được. Dục tốc bất đạt nhất là với cái món : Thuyết kinh tế bất ổn định em đang trình bày lại của thằng Keynes và Minsky.

    Các bác phải hết sức điềm đạm !
  2. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    42.480
    Người ta đã dùng khái niệm GNP để phân biệt điều bác nói trên[r24)]
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Bác nói đúng. Em quên mất. Tks bác.

    1. GDP
    a. Khái niệm: Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, nó còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó.
    b. Các thành phần trong GDP:
    GDP có thể tính là tổng của các khoản tiêu dùng, hoặc tổng của các khoản chi tiêu, hoặc tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế. Về lý thuyết, dù theo cách tính nào cũng cho kết quả tính GDP như nhau. Nhưng trong nhiều báo cáo thống kê, lại có sự chênh lệch nhỏ giữa kết quả theo ba cách tính. Đó là vì có sai số trong thống kê.

    Theo cách tính GDP là tổng tiêu dùng, các nhà kinh tế học đưa ra một công thức như sau:

    GDP = C + I + G + NX

    Trong đó:

    * C là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế.
    * I là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được coi là tiêu dùng của các nhà đầu tư. Lưu ý, đừng lẫn lộn điều này với đầu tư mang tính đầu cơ tích trữ vào thị trường chứng khoán và trái phiếu.
    * G là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền). Quan hệ của phần này đối với các phần còn lại của GDP được mô tả trong lý thuyết khả dụng (có thể đem đi tiêu).
    * NX là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế trong tính toán sản xuất) - nhập khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế trong tính toán đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế khác sản xuất).

    2. GNP:
    a. Khái niệm: GNP (viết tắt cho Gross National Product bằng tiếng Anh) tức Tổng sản lượng quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính, không kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước).
    b. Công thức tính:
    Công thức tính tổng sản phẩm quốc gia dưới đây dựa trên cơ sở tiếp cận từ khái niệm chi tiêu.

    * C = Chi phí tiêu dùng cá nhân
    * I = Tổng đầu tư cá nhân quốc nội
    * G = Chi phí tiêu dùng của nhà nước
    * X = Kim ngạch xuất khẩu ròng các hàng hóa và dịch vụ
    * M = Kim ngạch nhập khẩu ròng của hàng hóa và dịch vụ
    * NR= Thu nhập ròng từ các tài sản ở nước ngoài (thu nhập ròng)

    GNP = C + I + G + (X - M) + NR

    3. Phân biệt giữa GDP và GNP:
    GDP khác với tổng sản phẩm quốc dân (GNP) ở chỗ loại bỏ việc chuyển đổi thu nhập giữa các quốc gia, nó được quy theo lãnh thổ mà sản phẩm được sản xuất ở đó hơn là thu nhập nhận được ở đó.
  4. gloomboom

    gloomboom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2012
    Đã được thích:
    115
    Theo như pác chém nãy giờ thì nếu iem là Nhật pủn sang xứ Vịt này thấy những doanh nghiệp kiểu như GAS, DRC, CSM, BMC, TCT, LAS.......thì iem chỉ có xúc tối đa hạn mức luật sở tại cho phép thui phải không ạ? ( tiền thì iem vô biên, hết thì phone về lệnh in tiếp mang sang) [-)[-)[-)
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Đối với anh Ủn không dám chắc điều gì bác ạ.

    Nói chung tốt nhất là không nên động vào nó.

    Thằng Vua thua thằng liều

    Anh hùng sợ thằng Khùng

    Em rất khoái nghiên cứu và phân tích quân sự cả về chính sách lẫn kỹ thuật nhưng đây là box CK nên em nghĩ ta nên tôn trọng mọi người.

    Sang box Thảo luận hoặc KTQS nước ngoài em chiến liền !

    Quên em bổ sung thêm:

    Thằng Thái khi thấy có dấu hiệu căng thẳng nó đã chỉ đạo bộ LD và Ngoại giao lên phương án di dân còn VN mình chắc lại làm quả Lybia thứ 2. 30 ngày vật vờ không biết sống chết ra sao nhỉ?

    Ở Hàn dân Cộng hơi bị đông đấy các bác ạ !

    Tóm lại khi liên quan đến sinh mệnh con người thì không có chuyện tin hay không tin mà việc tất yếu là phải có phương án di dân trong trường hợp có chiến sự. VN chắc mạng người rẻ quá nên không quan tâm hay sao ấy.

    Cũng giống như CK ngay cả lúc TT thuận nhất chúng ta cũng vẫn phải có dự phòng các bác ạ.
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Ngoài lề chút ...

    Hôm trước em có mở thớt Dám thất bại nên đọc cái này thấy hay hay ...

    Chúng tôi xin cúi đầu nhận lỗi...

    (ĐVO)-Đọc đi rồi lại đọc lại lá thư xin lỗi của ông Nguyễn Minh Nhựt- Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ về vụ bộ sách “Kiến văn tiểu lục” in sai, tôi thấy rưng rưng cảm động. Bởi thời nay, chuyện nhận lỗi, xin lỗi một cách thành khẩn đã hiếm hoi như nước trên sa mạc.

    Lá thư xin lỗi của NXB Trẻ gửi các cơ quan truyền thông

    Nguyên văn câu chuyện về lá thư xin lỗi này như sau, Nhà xuất bản (NXB) Trẻ đã cho phát hành ra thị trường bộ sách “Kiến văn tiểu lục” rồi mới phát hiện ra lỗi sai ảnh ở bìa cánh, thay vì đưa ảnh Lê Quý Đôn thì nhầm thành ảnh Nguyễn Trãi. Đó là lỗi thứ nhất. Số sách này đã được thu hồi để chỉnh sửa.

    Tuy nhiên, đến hôm 22/3/2013, bạn đọc lại phát hiện sai tên dịch giả trên bìa sách của bộ “Kiến văn tiểu lục”, đáng lẽ Phạm Trọng Điềm in thành Nguyễn Trọng Điềm.

    Nguyên văn lá thư của ông Giám đốc viết: “Lỗi sai này cực kỳ nghiêm trọng đối với chúng tôi, chúng tôi thật lấy làm xấu hổ về điều này. Ban Giám đốc NXB Trẻ và toàn thể nhân viên cúi đầu nhận lỗi và xin lỗi bạn đọc… Cuối cùng, trong sự xấu hổ của nghề nghiệp, NXB Trẻ chân thành xin lỗi bạn đọc và mong bạn đọc lượng thứ”.

    Làm sách mà để sai sót là một việc khó lượng thứ, bởi độ dài của quá trình chuẩn bị bản thảo, qua nhiều khâu biên tập, chỉnh sửa, soát lỗi rồi sách mới được phát hành, nếu sai thì chỉ có thể là do làm ẩu. Thế nhưng việc xuất bản sách ở ta thời gian này đang gặp nhiều sai sót, dù chưa đến nỗi “như cơm bữa” nhưng chuyện độc giả phải bưng miệng vì “nhai phải sạn” cũng khá là thường xuyên.

    Trong các nhà làm sách có tiếng trên thị trường hiện nay, NXB Trẻ là một trong những nhà có tiếng tăm và uy tín nhất cả nước. Các tác giả mỗi khi muốn ra sách đều muốn gửi gắm “đứa con tinh thần” cho bà đỡ này, vì sách được làm cẩn trọng, bìa đẹp, giấy tốt, hầu như không có lỗi biên tập, lỗi moras. Bị một cú thế này, chắc hẳn những người bao năm nay xây dựng nên thương hiệu của NXB Trẻ cảm thấy rất đau.

    Nhưng cái làm tôi cảm động hơn cả là lá thư xin lỗi của ông Giám đốc, nó được viết rất chân thành, cầu thị, thể hiện sự hiểu biết, nhận lỗi rất trung thực. “Chúng tôi xin cúi đầu nhận lỗi...”, cái câu này nghe quen quen ở đâu đó những nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, chứ hiếm khi nghe thấy ở ta. Điều đó cho thấy một văn hóa ứng xử rất đáng trân trọng.

    Ở đời chẳng có người nào là toàn bích, ai mà không có lỗi lầm, nếu không chúng ta đã hóa thánh hết lượt rồi, nhưng quan trọng là cái thái độ nhận lỗi và sửa lỗi của từng người có thể cho thấy phông văn hóa, lương tâm của họ.

    VN ngày nay không thiếu gì những quan chức quanh co chối tội, nhan nhản những tổ chức mỗi khi bị phát giác có lỗi lầm, liền tìm cách đổ vấy sang cho một cá nhân nào đó gánh chịu, phủ toẹt sự liên can của mình. Chắc những “người – thông – thái” đó cho rằng mình biết cách sống khôn.

    Nhưng lương tâm của họ có còn không mới là vấn đề, sau mỗi lần đổ vấy hay chối bay chối biến đó, tôi tin rằng lương tâm của họ đang teo dần lại, rồi vài lần nữa, nó sẽ biến mất hẳn như chưa từng có trên đời.

    Tôi kính trọng những người biết nhận lỗi, biết nói ra những lời xin lỗi một cách thật tâm, họ hẳn đã phải trải qua những phút giây dằn vặt mình, quở trách mình vì đã để xảy ra những lỗi lầm không đáng có. Người có lòng tự trọng và còn giữ được lương tri, việc đó là không có gì là lạ.

    Biết nhận lỗi và biết đau với cái lỗi của mình, biết xấu hổ vì sự chểnh mảng, sơ ý, tối tăm hay thậm chí là ngu dốt của mình là một cách tốt nhất để giúp con người trưởng thành. Những người như thế, tôi tin rằng mỗi lần vấp ngã của họ sẽ cho họ một cơ hội để tu dưỡng phẩm chất “người” hơn.

    Xã hội của chúng ta mỗi ngày một tồi tệ đi chỉ vì những người không dám nhận lỗi, không bao giờ biết mở miệng nói một lời xin lỗi cho những lỗi lầm của mình. Nào là công dân bị chính quyền xử oan sai, nào là những người bị ngồi tù hàng ngàn ngày trong oan trái, mà với những nạn nhân, việc nhận được một lời xin lỗi của “thủ phạm” đầy uy quyền còn khó hơn tìm đường lên trời. Nhan nhản trên mặt báo là những phát ngôn quanh co đổ vấy của những “ông nọ bà kia” mỗi khi có “phốt”.

    Một cộng đồng mà ngày càng ít dần đi những người biết xấu hổ, biết đau đớn vì những lỗi lầm của mình thì liệu rằng mỗi cá nhân của cộng đồng ấy, còn có tương lai hay không? Chúng ta rồi sẽ hòa vào nhau thành một khối vô tình, vô cảm, sẽ đánh mất hết những phẩm cách cao quý của con người mà học cách để trở thành đá, trơ trơ và lạnh lẽo.

    Lá thư xin lỗi của ông Giám đốc NXB Trẻ, tôi mong có nhiều người đọc nó, cùng suy nghĩ về nó để học cách sống sao cho tốt đẹp hơn.

    Mi An
  7. kinhdich74

    kinhdich74 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/10/2012
    Đã được thích:
    3
    Một lần nữa cảm ơn bác KQ, bác cứ viết những điều không hấp dẫn, đau đầu đi.
  8. mmxhung

    mmxhung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Đã được thích:
    219
    Thằng có tiền nó không ngu như bác tưởng đâu, đương nhiên là nó sẽ mua nhưng tiêu chí lựa hàng của nó thì mình khó có thể nắm bắt được. Chịu khó tìm hiểu xem nó đã đầu tư vào những thằng nào thì cũng có thể rút ra ít kinh nghiệm về việc đầu tư của nó. Nhưng chớ đừng bắt chước theo nó bởi chiến lược đầu tư và tiềm lực tài chính khác nhau một trời một vực :))
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Cứ con nào giá cao mà mua. NHật nó chỉ mua những con nào giá cao , to lớn kềnh càng thôi.
  10. Scorpion_RED

    Scorpion_RED Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    642
    bác cho cái ds tham khảo đê[r2)]

Chia sẻ trang này