Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

5934 người đang online, trong đó có 588 thành viên. 20:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158020 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    BẢN HÒA ÂM SINH TỬ.

    ... Tôi đang sống hay tôi đang chết? Chắc phải nói tôi đang chết thì chính xác hơn. Mỗi ngày tôi thức dậy, đặt chân xuống đất chào đón một ngày, tức là tôi đã từ giã ngày hôm qua. Tôi cộng thêm một ngày vào tuổi, tôi đi dần về phía bên kia sợi dây đời sống. Khi tôi sinh ra, tôi bắt đầu hao đi ngày thứ nhất của sợi dây đời sống, khúc dây đó mỗi ngày tôi lấn một khúc nhỏ. Tôi không biết sợi dây trời cho dài ngắn bao nhiêu, nhưng biết chắc chắn tôi làm nó ngắn đi từng ngày, vì tôi không đi ngược lại ngày đã qua. Tôi đi về phía trước như thế, có nghĩa là tôi đi gần đến một chỗ tôi chưa hề biết (ai đó gọi là thiên đàng hay niết bàn)

    Tôi không biết tôi sẽ gặp điều gì, gặp ai, ở thành phố nào, quốc gia nào hay chỉ là một cõi mù sương phía trước, nếu tôi không có một tín ngưỡng để vin vào. Nhưng tôi, giả dụ có là một người vô thần thì tôi cũng biết rất rõ những gì tôi bỏ lại. Tôi bỏ lại những người ruột thịt của tôi: Chồng, con, cha mẹ, anh em, bạn thân, người quen biết, cái nhà đang ở, cái xe đang đi, mảnh vườn nhỏ tôi chăm bón bốn mùa, con chim thỉnh thoảng đậu ở trước hiên nhà, những hàng cây hai bên đường, thay lá từng mùa; người hàng xóm khó tính bên tay phải, người hàng xóm dễ thương bên tay trái. Tôi bỏ lại những cuốn truyện trên kệ sách, những tác giả tôi thích nhất, những cuốn sách cần thiết như những vị thầy, bỏ lại bài thơ vừa mới viết xong, bài văn đang viết nửa chừng, bỏ dòng nước lững lờ trôi trước cửa, dẫy núi trải dài trên cao, bầu trời nhiều mưa hơn nắng. Tôi bỏ lại tất cả, bỏ dần, bỏ dần từng ngày, thế mà tôi đâu có lúc nào để ý đên việc mình đang từ bỏ. Cho đến một hôm“Cái chết đến như kẻ trộm. Chắc lúc đó tôi mới nhận thấy và hoảng hốt hay điềm tĩnh đối diện.

    Bây giờ, người bạn trẻ của tôi, hôm nay đã hóa thành một nắm tro, nằm thinh lặng trong một chiếc bình. Chị đã đi đến cuối sợi dây đời sống trời trao cho chị từ lúc mới sinh ra, sợi dây không dài lắm. Chị đi như thế nào nhỉ? Và tôi nữa, tôi tự hỏi: “Chúng ta đi trên sợi dây đời sống như thế nào nhỉ?” Từ lúc sinh ra được cha mẹ thương yêu, nuôi lớn khôn, ăn học, đi làm việc, lập gia đình cho tới khi từ bỏ cuộc đời, chúng ta quay đều như một hạt cát bám vào bánh xe. Bánh xe đời sống quay đến đâu, chúng ta quay theo đến đó, hình như không có lúc nào nghĩ ra rằng, ta có nên bảo nó ngưng lại cho ta nghỉ trong chốc lát hay không? Take a break. Tôi rất thích chữ break này. Bẻ thời gian ra thành nhiều mảnh, nhặt lấy một mảnh nhỏ, ngồi xuống thở, chơi.

    Tôi chỉ sống có một đời. Dài hay ngắn đều do cách tôi suy nghĩ, nhưng tôi sống với những điều tôi tin là tốt đẹp, dù đôi khi tôi phải trả cái giá tốt đẹp này bằng những giọt lệ. Một đời như thế, chắc cũng sống đủ lắm rồi.

    Có người đã nói: “Nhìn cái chết là đoạn cuối của cuộc đời, chẳng khác nào bạn nhìn đường chân trời bảo đấy là điểm cuối của đại dương”

    Hôm nay, tôi thở, tôi sống, tôi làm thơ, cùng với người bạn, con sóc, dòng sông, cây thông đã qua đời. Một bản hòa âm sinh tử.
    Ngày mai thuộc về ngày mai.

    Trần Mộng Tú
    Jan.2009
  2. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    LỊCH

    Tôn nữ Thu Hồng :

    Lịch trên tường mỗi ban mai tay xé,
    Xé dần, đem vứt xuống giỏ mây đan.
    Phải đây là xác chết của thời gian?
    Mỗi tờ xuống, một ngày đi biệt tích?
    Tay ngần ngại cũng thôi đành vô ích,
    Vì hôm nay không dính dáng ngày mai.
    Lúc bình minh trong sương sớm chưa phai
    Là giấy biết thân mình không thể gắng
    Người đâu khác dẫu trăm ngàn cay đắng,
    Vói tay dài mong níu lại ngày đi
    Ý điên rồ người đeo đuổi làm chi,
    Tờ mỏng quá, khác đâu ngày qua chóng!
    Tình lưu luyến khiến âu sầu phấp phỏng
    Lịch cùng ta nào có khác chi nhau?
    Lịch hàng năm đem thay đổi một màu
    Người một tuổi chớ mơ mòng lui lại
    Lịch còn mãi, đời đâu dài được mãi?
    Tờ rã tan ra tro bụi chôn vùi...
    ...
    Những vần thơ ngây thơ, trong trắng...của Thu Hồng, Qua bài "Lịch" cho thấy nữ sĩ (lúc ấy chỉ ngoài 20 tuổi) đã bắt đầu nhận thức được cái kiếp ngắn ngủi và buồn tẻ của con người.
    (Theo báo Thanh Niên, số ra ngày 15 tháng 6 năm 1944)
  3. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
  4. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Vì Sao 1000 Người Niệm Phật Chân Thật Chỉ 2,3 Người Vãng Sanh...
  5. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    ------- CON KHỈ NHÂN TỪ ------

    -Ðời xưa, có một con khỉ lớn, sức lực mạnh mẽ, trí não thông minh và lòng nhân từ của nó chưa chắc người đã bì kịp (tiền thân của Ðức Phật Thích Ca) nó đi khắp cả rừng cây này, núi nọ để cứu giúp những kẻ gặp cơn hoạn nạn.

    Một hôm, đang ngồi ăn trái ở trên cây, nó nghe có tiếng than khóc ở trong cái hang đá đưa ra. Ngạc nhiên nó nhảy đến nhìn xuống hang, thì ra một người bị rơi xuống đáy mà chẳng có đường lên. Nó tìm lối xuống hang rồi nói rằng: “Anh kia, anh đừng sợ hãi. Tôi xuống để cứu anh đây. Anh cứ leo lên lưng tôi để tôi cõng anh ra”.

    Người bị nạn trong lòng sợ hãi, nhưng cũng liều trèo lên lưng khỉ. Khỉ lần mò vịn từng cành cây khớp đá, cố đem hết sức lực mới ra khỏi hang. Cả hai cùng mừng rỡ nhưng vì quá mệt mỏi, phải nằm lăn trên thảm cỏ xanh, dưới một bóng cây to để nghỉ cho lại sức. Gió hiu hiu đưa người và khỉ vào giấc ngủ say. Khi tỉnh dậy, người vừa được cứu thoát nạn nghĩ thầm: “Ta lâu nay đói khát và đường về nhà còn xa xôi, đồ ăn chẳng có, chi bằng trong lúc con khỉ đang ngủ ta lén giết quách, lấy thịt ăn qua ngày”.

    Người ấy liền lấy một hòn đá to ném vào đầu khỉ. Khỉ bị thương máu ra lai láng, liền nhảy lên cây, nhìn xuống, nó biết người kia cố tâm hại mình lòng ngao ngán nhưng không giận hờn. Nó đau đớn nhìn con người ác độc ấy và để rơi từng giọt nước mắt theo từng giọt máu đỏ xuống đám cỏ xanh. Một hồi lâu, nó liền chuyền qua cây khác đi mất.
    CatBuiTinhXa, quocdai307phongthuyBDS thích bài này.
  6. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Ta sống tốt và đúng, bận tâm gì khen, chê?
    [​IMG]
    Người hoàn toàn bị chê xưa nay và mai sau chưa từng có. Người trọn vẹn được khen xưa nay và mai sau chưa từng có. Như kẻ uống rượu, được bạn rượu khen. Kẻ cướp, được đồng đảng khen. Những kẻ xấu xa như vậy, vẫn có người khen, đâu hẳn đã hoàn toàn bị chê. Rồi hiền như Phật, vẫn bị ngoại đạo chê. Như vậy để thấy rằng việc khen chê ở giữa cuộc đời này không phải là chân lý. Người được khen nở lỗ mũi, người bị chê xụ mặt, là người ngu si, là kẻ khờ. Chớ vì sự khen chê mà lấy đó làm cuộc sống, hãy sống hợp lẽ đạo mà xa lìa khen chê. Người Phật tử hãy giữ vững lập trường mà đừng lầm lẫn giữa khen và chê. Ðừng để cái khen và chê ảnh hưởng xấu đến tâm tính mình .Nên khen hay chê gì cũng mặc, biết mình sống hợp đạo lý rồi thì thôi.

    (HT. Thích Thanh Từ )
    longbabach đã loan bài này
  7. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    [​IMG]
    Niệm Phật tội,nghiệp tiêu khô
    Như sương tan nắng, như hồ nước trong
    Niệm Phật để được tấm lòng
    Kẻo mà trắc ẩn, mắc vòng gian nan
    Niệm Phật Cực Lạc, hân hoan
    Ta Bà khổ não, giàu sang mấy hồi.
    Sáu chữ hồng danh trời đất chuyển
    Ba ngàn thế giới hiện toàn chân.

    Nam Mô A Di Đà Phật

    (Tánh Thiện)
    CatBuiTinhXa, phongthuyBDSquocdai307 thích bài này.
  8. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Luận bàn về câu thành ngữ:
    "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng"


    Nguyên Khang
    _._._()_._._
    Xin nên đọc rất hữu ích .
    Nghiã đen và nghĩa bóng:_ Mực,đây là chỉ thỏi mực tàu mà ngày xưa người ta dùng để viết chữ. Mỗi khi cần viết chữ thì người viết phải mài thỏi mực tàu vào một cái đĩa có nước cho mực tan ra thành chất lỏng rồi dùng bút lông hay bút cọ chấm vào mực để viết. Mỗi lần làm như vậy nếu hành động mà vụng về thì thường bị mực dây ra tay hoặc vấy lên mặt, nên "gần mực thì đen" có ý răn đời là nên tránh "mực" (ý chỉ kẻ xấu) thì khỏi bị lây cái xấu.
    _ Ðèn, đây chỉ ngọn đèn (đời xưa thường dùng đèn dầu hỏa hay ngọn Bạch Lạp (ngọn nến)có tác dụng soi sáng cho người ngồi học, nên " Gần đèn thì sáng " có ý răn đời là nên gần "đèn" (ý chỉ kẻ tốt) thì được ảnh hưởng cái tốt.

    Lời bàn: Nếu ai cũng muốn tránh "mực" để gần "đèn" thì chẳng hóa ra tự mình đã là "mực". nếu họ là "đèn" thì cũng theo lời dạy trên, họ lại tránh mình vì mình là "mực" để khỏi bị lây cái xấu thì làm sao mình gần được họ, bởi họ là "đèn". Vậy thì ai sẽ là "đèn", ai sẽ là "mực" ? cái lý đó rất chi là ích kỷ và vụ lợi. Không thuận với sự công bằng trong lẽ sống và ðạo lý làm người và càng không đúng với cái lý của Ðạo.
    Vậy nên có hai bài thơ sau đây để bàn về "Ðèn" và "Mực" thuận theo sự Giác Ngộ về Ðạo Pháp.

    VỊNH CÂY ÐÈN
    Thế nhân quen miệng gọi tôi "đèn",
    Chứ thực tôi đây chẳng có tên,
    Tứ đại hợp nhau thân tạm có,
    Nhân duyên hội đủ sáng bừng lên.

    Chiếu soi khắp chốn cao cùng thấp,
    Rạng rỡ mười phương qúy lẫn hèn,
    Quyét sạch vô minh không cố ý,
    Có tôi vì bởi có đêm đen.

    Hành giả Thiện Chí


    LUẬN VỀ MỰC
    Thế tục khinh chê Mực xấu đen,
    Khuyên nhủ nhau luôn đến gần Ðèn,
    Mực đen, Ðèn sáng âu phần kiếp,
    Sáng-đen, đen-sáng chẳng sang hèn.

    Bên Ðèn không Mực khó mà nên,
    Ðèn sáng thâu đêm thắp muộn phiền,
    Ðèn - Mực - Nhân duyên khi hội đủ,
    Công danh thành toại, Mực như Ðèn.

    Ðạo Ðời, Ðèn - Mực một niềm tin,
    Thành đạt hay không chính bởi mình,
    Phá vỡ u-minh ơn nhờ mực,
    Ði đêm muốn tỏ phải cậy Ðèn.

    Phận Ðèn soi sáng khoảng không gian,
    Duyên Mực thâm tình khai Trí quan,
    Mài Mực tay đen, Tâm Trí sáng !
    Gần Ðèn vô Ðạo, Trí Tâm đen !.

    Ðiền-Ngô hàn sĩ
    [​IMG]
    CatBuiTinhXaphongthuyBDS thích bài này.
  9. quocdai307

    quocdai307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2009
    Đã được thích:
    4.035
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    CÂY SA LA
    “Khi Phật nhập niết bàn, cây sala đang trái mùa bỗng nở hoa đỏ rực. Các đệ tử ngài lấy làm rất ngạc nhiên, hỏi Đức Phật thì được ngài trả lời rằng: Phật giáo cũng như các đạo khác, chỉ là phần bên ngoài. Chính bên trong các con phải tu tập, rèn luyện cho đắc đạo thì tự nhiên sẽ được đơm hoa, kết trái. Đức Phật ra đi để lại một kho tàng tình thương, niềm tin cho mọi người từ giai cấp thấp cho đến cao rằng hãy rèn luyện đức tin và lòng nhân ái của mình, ắt hẳn sẽ có ngày thành công” – tỳ kheo Tánh Hiền nhắn nhủ.
    [​IMG]

    [​IMG]


    Trong kinh Phật, có hai loại cây được xem là linh thiêng và thường được nhắc đến nhiều là cây Bồ đề và cây Sa la. Dưới gốc cây Bồ đề, thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ thành Phật sau 49 ngày đêm thiền định. Dưới cây Sa la ở vườn Lâm Tì Ni (Lumbini), Đức Phật đản sinh và Ngài cũng nhập diệt dưới cây Sa la tại Câu Thi La (Kusinara)
    I. Giới thiệu
    Sa la tên khoa học là Couroupita guianensis Mart. ex Berg, họ Lộc vừng Lecythidaceae, bộ Sim Myrtales; trong tiếng Anh thường gọi là Cannonball Tree. Ở Việt Nam, cây Sa la còn gọi là cây Đầu lân, Hàm rồng. Giới chơi cây cảnh gọi là Ngọc kỳ lân. Cây phổ biến trong khu rừng tân nhiệt đới, đặc biệt là ở lưu vực sông Amazon. Nó có nguồn gốc ở Guyana (Nam Mỹ). Ngày nay cây này có thể tìm thấy ở Ấn Độ, miền Nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á.
    [​IMG]
    Ở miền Nam Việt nam, cây được trồng ở các chùa như Xá lợi, Vĩnh Nghiêm; ở Vương quốc Cambodia, cây được trồng trong hoàng cung... Có một cây Sa la to ở khu du lịch Bình Qưới, Thanh Đa; gốc to tới mấy người ôm. Hoa Sa la thường được nhắc tới trong kinh Phật. Có tác giả nghiên cứu Phật giáo còn gọi Sa la là hoa Vô Ưu. Tán cây Sa la rậm rạp, hoa Sa la rất đẹp; những cánh hoa rất dầy, hoa nhìn cứ là lạ như là hoa của loài cây thời khủng long còn xót lại. Khi kết trái, trái Sa la chín rất hôi, và khi nó chín nẫu và nồng nặc thì lúc ấy hạt mới đủ già để mọc thành mầm cây mới. Đó cũng là qui luật sinh diệt mà nhà Phật dùng cây Sa la để tượng trưng.

    Sa la là một loại cây thân gỗ, cây có thể cao tới 30-35m. Hoa Sa la ra từ thân cây, suốt từ gốc lên, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 2-3m, quả lớn tròn to đường kính quả 15-24cm, có 200-300 hạt trong một quả. Quả cây Sa la có tính kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn và có tác dụng giảm đau. Cây được sử dụng để chữa bệnh cảm lạnh và đau dạ dày. Nước uống làm từ các lá được sử dụng để chữa bệnh da. Bên trong quả có thể khử trùng vết thương và lá non chữa đau răng...
    [​IMG]
    II. Ý nghĩa
    Cây Sa la là nơi Đức Phật sinh ra. Theo tục lệ, khi chuẩn bị đến kỳ mãn nguyệt khai hoa Hoàng Hậu Maya cùng với đoàn tùy tùng về nhà cha mẹ để sinh. Dọc đường, bà dừng chân nghỉ dưới gốc một cây Sa la ở khu rừng Lumbini, ngoại thành Kapilavatthu, thuộc nước Nepal ngày nay. Cơn đau sinh ập đến, bà tìm nơi bấu víu và cây liền nghiêng nhánh xuống cho bà vịn. Hoàng Hậu vừa vin cây thì cậu bé Siddharta ra đời và sau này tu luyện trở thành Đức Phật. Hình ảnh cây Sa la vươn nhánh xuống cho hoàng hậu vịn trong lúc sinh hạ mang rất nhiều ý nghĩa.
    Khi biết mình sắp viên tịch, Phật hành trình đến đền Càpàla, xứ Vesàli làm lễ, rồi di chuyển thêm một lộ trình khá dài đến tiếp Kusinàra. Mặc dù bị bệnh khá nặng nhưng Phật vẫn kiên quyết đi bộ, vượt sông đến rừng Sa la, xứ Kusinàra. Đoạn đường này dù chỉ có chừng 9km nhưng Phật phải đi mất khoảng 3 tuần, dừng nghỉ đến 25 lần vì bệnh và mệt.
    [​IMG]
    Kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ I), Phật dạy: “Đây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết bàn, này Ananda, đó là Thánh tích, người thiện tín cần chiêm ngưỡng và tôn kính”. Như vậy, đến Kusinàra để nhập diệt là mục đích của Phật. Ngay cả Tôn giả Ananda cũng ngạc nhiên, thắc mắc về việc này: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn chớ có diệt độ tại đô thị nhỏ bé, hoang vu và phụ thuộc này. Bạch Thế Tôn, có những đô thị khác to lớn hơn như Campà (Chiêm Bà), Ràjagaha (Vương Xá), Sàvatthi (Xá Vệ)…, Thế Tôn hãy diệt độ tại những chỗ ấy”. Cũng nhờ sự thắc mắc này, Thế Tôn giải thích rằng, sở dĩ chọn Kusinàra để diệt độ vì đây là nơi Ngài đã xả bỏ thân mạng trong quá khứ. “Ta đã từng sáu lần làm Chuyển luân Thánh vương và bỏ xác tại đây, nay Ta thành Vô thượng Chánh giác lại cũng muốn bỏ xác tại đây” (Kinh Du Hành, Trường A Hàm I; Kinh Đại Thiện Kiến Vương, Trung A Hàm II). Theo ngài Narada, “Đức Phật chọn Kusinàra để nhập diệt vì ba lý do. Lý do đầu tiên là để thuyết bài pháp Mahàsudasana Sutta nhằm khuyến khích đời sống đạo hạnh. Thứ nhì là để dẫn dắt Subhadda, người đệ tử cuối cùng của Ngài, vì ngoài Đức Phật ra không ai có thể cảm hóa vị này được. Thứ ba là để cho vị Bà la môn Dona có thể phân chia Xá lợi của Ngài một cách êm thắm giữa những người sùng mộ Ngài” (Đức Phật và Phật pháp, tr.225).
    Kinh Đại Bát Niết Bàn ghi, khi đến Kusinàra, vào trong rừng sa la, Ngài nằm đầu hướng về phương Bắc, giữa hai cây Sa la song thọ. Lúc bấy giờ, Sa la song thọ nở hoa trái mùa, tràn đầy cành lá. Những đóa hoa này rơi xuống, tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường Ngài.
    [​IMG]
    Theo kinh Đại Bổn Duyên, Trường A Hàm I, cội sa la là Đạo tràng chứng đắc Vô thượng giác của Đức Phật Tỳ Xá Bà. Kinh điển cũng ghi rằng, khu rừng sa la nơi Thế Tôn nhập diệt vì đau thương sầu thảm, khô héo và mang màu trắng như chim hạc, nên còn gọi là Hạc lâm. Đặc biệt là bốn cây Sa la song thọ gần nơi sàng tọa của Phật nằm lúc nhập diệt, mỗi cây chỉ có một nhánh khô héo, chuyển sang màu trắng, cành lá hoa quả đều rơi rụng nhưng nhánh kia vẫn xanh tốt. Bốn cây này được gọi là tứ khô tứ vinh thọ (bốn cây, mỗi cây có một nhánh sống và một nhánh chết). Song thọ ở phương Đông tượng trưng cho Thường và Vô thường; song thọ ở phương Tây tượng trưng cho Ngã và Vô ngã; song thọ ở phương Nam tượng trưng cho Lạc và Bất lạc; song thọ ở phương Bắc tượng trưng cho Tịnh và Bất tịnh (Đại Niết Bàn kinh sớ, quyển 1). Chính hình ảnh của bốn cây Sa la “không phải sống mà cũng không phải chết” này đã nói lên sự thị hiện Niết bàn “sanh nhi bất sanh, diệt nhi bất diệt” của Thế Tôn. Niết bàn là vô sanh, bất diệt giữa muôn trùng sanh diệt. Bốn nhánh Sa la còn xanh tốt trong màu trắng tang thương của Hạc lâm biểu trưng cho bốn đức Niết bàn. Chính giữa vô thường biến chuyển mới làm sáng tỏ cái chân thường, vạn pháp không đối lập mà dung nhiếp; tuy hai mà một, tuy một mà hai. Vì vậy mà Thế Tôn đã chọn rừng Sa la làm nơi nhập diệt.
    [​IMG]
    Như vậy, Sa la là cây thiêng (linh thọ) trong Phật giáo, giống như cây Bồ đề. Lúc ngài Huyền Trang đến Kusinàra chiêm bái, rừng Sa la chỉ còn bốn cây, hiện nay còn hai cây là những chứng tích thiêng liêng. Do đó, trồng cây Sa la để ngưỡng vọng Thế Tôn, hướng về Thánh tích, thú hướng Niết bàn là chuyện nên làm. Quan niệm Sa la là cây “diệt pháp” và không nên trồng là hoàn toàn thiển cận và sai lạc.
    [​IMG]
    III. Bài học
    Một ngày nào đó, bạn bớt chút thời gian thử tìm ngắm cây và hoa Sa la. Nó đẹp lắm và người ta có thể suy ngẫm nhiều điều. Ở Việt Nam, đạo Phật đã thấm sâu vào cuộc sống. Dù nhiều người khai trong lý lịch là không tôn giáo nhưng vẫn tin và làm theo những triết lý và quy tắc Phật giáo. Ngày nay trong thế giới phẳng của toàn cầu hóa với những bầy thú điện tử, con người ta quay cuồng vì tiền bạc và địa vị. Nhưng người ta vẫn cần dành chút thời gian để quay về với cuộc sống hàng ngày; vẫn cần quan tâm đến những điều tưởng như nhỏ nhoi; vẫn cần lắm những đức tin về cuộc sống, cần phải đối xử công bằng với cỏ cây muông thú.
    [​IMG]
    Nhớ tới cây Sa la nơi Phật sinh ra, cũng như là nhớ tới mảnh đất chôn rau cắt rốn. Nhớ để bảo vệ gìn giữ từng tấc đất của Tổ quốc mình. Nhớ tới cây Sa la - nơi Phật mất đi, cũng là nhớ tới quy luật sinh tồn tái tạo. Nhớ để duy trì bản sắc dân tộc, tạo sự trường tồn của nền văn hóa Việt.
    Hoàng Lạc
    Ảnh và tư liệu: Internet
    Nguồn: THÔNG TIN ĐỂ TƯ DUY
    CatBuiTinhXatulacoiphuc thích bài này.

Chia sẻ trang này