Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

5171 người đang online, trong đó có 585 thành viên. 18:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 159285 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Những điều cần biết khi muốn hóa giải oan gia trái chủ

    [​IMG]
    Vài Gợi ý tạm gọi là Phương Pháp Hóa Giải Hận Thù

    (Những sự tranh chấp trong gia đình, nhà cửa lục đục, thân thuộc phân ly, không được lòng yêu thương của cha mẹ, con cái thiếu hiêu, phá gia chi tử, oan gia gặp nhau v.v.. đều có thể thuộc dạng oan gia đến đòi nợ hay gọi là Oan gia trái chủ)
    Rất nhiều người cảm thấy mình là người tốt, tâm địa hiền lành, chưa từng có ý muốn hại người thì làm gì có việc oan gia đến đòi nợ?
    Kỳ thật trong vô số kiếp đến nay thân, khẩu, ý của chúng ta đã tạo ra quá nhiều ác nghiệp tham, sân, si, sát sanh, trộm cướp, tà dâm v.v.. đã kết không ít oán thù với vô số chúng sanh.
    Những nghiệp ác khác tạm thời chưa bàn, chỉ nói đến việc sát sanh ăn thịt là đã kết oán thù thâm sâu với chúng sanh rồi.
    Đại sư Ấn Quang nói:
    “Phàm gặp phải những bệnh nguy hiểm đa số đều là do nghiệp của đời trước và kiếp này tạo nên.”
    Trong một bát thịt, oan hồn lẩn quẩn; một niệm sát sanh, tội nợ khó tránh. Khi chúng bị con người giết hại, đau đớn vô ngần, sự oán hận này giống như chiếc cùm vô hình khóa chặt sự thống khổ của chúng, khiến cho chúng lúc nào cũng bị dày vò trong niềm thống hận mà không có cách nào giải mở được.
    Niềm đau của chúng lớn như vậy, chả trách kiếp này gặp lại người đã từng giết hại mình, chúng lập tức muốn đòi nợ ngay – đòi lại một sự công bằng.
    Chúng ta thường không chịu nổi khi phải chứng kiến cảnh tượng thống khổ của một người lúc lâm chung và tự hỏi tại sao họ lại bị vằn vặt đến thế? Đó đều là do oan gia của họ đến đòi nợ.
    Chúng ta do không hiểu rõ đạo lý này nên chỉ biết gây tạo nghiệp duyên chẳng lành với chúng sanh, không biết rằng oan gia trái chủ từ nhiều kiếp của mình đến nay đa số đều là những chúng sanh đã từng bị mình ăn nuốt.
    Không chỉ là thống khổ, mà ngay cả vô số việc trái ý nghịch lòng trong cuộc sống hằng ngày cũng thường do oán thân trái chủ quấy nhiễu mà thành.
    Trong “Kinh Địa Tạng” nói:
    “Người làm thiện ở cõi Ta bà, khi lâm chung cũng có trăm ngàn hung thần ác quỷ biến thành hình cha mẹ hoặc quyến thuộc đến gạt gẫm dẫn họ vào đường ác, huống chi người vốn sẵn tạo nghiệp bất thiện.”
    Những hung thần ác qủy giả dạng khi chúng ta lâm chung cũng đều là những oan gia trái chủ biến hiện ra lừa dẫn chúng ta vào ba đường ác chịu cảnh thống khổ.
    Do đây, khi chúng ta mắc phải những bệnh nghiêm trọng, hoặc gặp phải nghịch cảnh thì nên y theo pháp Phật dạy, dũng cảm đối mặt, không nên chạy vạy khắp nơi cầu thần xem bói hầu mong hóa giải nạn kiếp, cách làm này không những tiêu tốn rất nhiều tiền của mà kết cục vẫn uổng công vô ích.
    Đại sư Ấn Quang nói:
    “Người đời gặp phải bệnh tật hay tai nạn nguy hiểm v.v.. đã không biết niệm Phật tu thiện, lại còn vọng tưởng cầu khấn quỷ thần, thậm chí giết hại sanh mệnh chúng sanh để cúng tế, như vậy nghiệp ác chồng thêm nghiệp ác, thật đáng thương xót!
    Con người sanh ra trên đời, mỗi người đều có một cảnh ngộ riêng, đó đều do túc nghiệp chiêu cảm. Đã đau khổ thì nên niệm Phật hành thiện, sám hối tội căn, nhờ đó nghiệp tiêu bệnh giảm. Bản thân của những quỷ thần kia vẫn còn ở trong biển nghiệp thì làm sao có thể giúp người tiêu trừ nghiệp chướng được chứ?
    Cho dù là những vị đại tiên có uy lực lớn thì uy lực ấy so với Phật và Bồ tát cũng giống như đom đóm sánh với ánh mặt trời. Là đệ tử Phật, sao chúng ta không cầu nguyện Phật và Bồ tát mà lại đi cầu khấn quỷ thần? Đó là tà kiến, trái lại lời Phật dạy.”

    Bịnh tật có 3 loại:
    1. Bệnh về sinh lý :

    Do ăn uống không phù hợp hoặc không để ý đến sự nóng lạnh của thân mà sinh bệnh. Ví như bị cảm hoặc nóng sốt thì phải làm sao đây? Phải nhanh chóng đến bệnh viện khám bệnh, mua thuốc hay chích thuốc, không nên chậm trễ. Vì cơ thể sau khi lên cơn sốt sẽ phát bệnh, hoặc dẫn đến sự biến chứng của các bệnh khác, không nên kéo dài, phải nhanh chóng đi khám bệnh, chích thuốc, vài ngày sau bệnh sẽ khỏi ngay.
    2. Bệnh nghiệp :
    Phàm những bệnh đến bệnh viện kiểm tra được, gọi là bệnh nghiệp. Nếu bạn thành tâm niệm Phật sẽ tiêu trừ được bệnh nghiệp này.
    Ở Trung Quốc có một vị cư sĩ, trong phổi nổi lên một khối u to hơn cả trứng gà, trong thời gian phát bệnh, ông luôn ối ra máu. Bác sĩ thấy không thể chạy chữa được nữa, liền phát thông báo cho mọi người biết. Mẹ của vị cư sĩ là người tin Phật, bà bảo với ông:
    “Con trai, chúng ta không trị ở đây nữa, mẹ sẽ đi tìm cho con một vị bác sĩ tài giỏi khác.”
    Tìm ai hở Mẹ? Tìm một vị Đại y vương.
    “Con trai, con cứ chuyên tâm nệm Phật, nếu có chết, con cũng sẽ đến được thế giới Cực lạc của đức Phật A Di Đà!”
    Nghe lời mẹ, vị cư sĩ một lòng niệm Phật cầu vãng sanh. Niệm Phật suốt hai tháng, sau khi về đến nhà, ông ối ra máu, ối ra thịt thối, ối cả thảy bốn lần và thôi không ối nữa. Sau đó, ông đến bệnh viện kiểm tra thì phát hiện khối u đã không còn nữa.
    Đây là do nghiệp lực của mình chiêu cảm thành bệnh nghiệp (các chứng bệnh ngặt nghèo, làm người bệnh đau khổ, khó trị khỏi như ung thư, tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch v.v.. đều có thể quy về bệnh nghiệp, đặc biệt là chúng ta sau khi tu học theo Phật, rất nhiều người do nghiệp chướng hiện tiền chiêu cảm mà mắc phải các chứng bệnh hiểm nghèo, đây đều là bệnh nghiệp đến để ngăn trở việc tu học của chúng ta).
    Làm thế nào để tiêu trừ bệnh nghiệp đây?
    Nghiệp của mình tạo thì phải do chính mình diệt. Như vị cư sĩ đề cập trên, không cần phải tiêu tốn tiền bạc, chỉ cần chuyên tâm niệm Phật, rốt cuộc ung thư cũng không còn. Trong 10 đại nguyện, Bồ tát Phổ Hiền dạy chúng ta phải “sám hối nghiệp chướng”, trên lộ trình tu học chúng ta thành tâm sám hối, đó mới là phương pháp chủ yếu tiêu trừ nghiệp chướng.
    Bệnh nghiệp có cần phải uống thuốc không?
    Cũng cần phải uống thuốc, nhưng phải hiểu rõ uống thuốc chỉ là trợ duyên, giúp bạn chóng khỏi, nguyên nhân chủ yếu để trị lành bệnh nghiệp đó là dùng tâm thành kính thanh tịnh tụng kinh niệm Phật, sám hối nghiệp chướng, cầu Phật Bồ tát gia hộ cho mình.
    Trong tâm không còn ba độc tham sân si, thì các chất độc bên ngoài không thể xâm nhập được, lại dùng các nhân tố khách quan như uống thuốc để trợ duyên thì bệnh căn sẽ càng chóng khỏi.
    3. Bệnh khó trị lành :
    Là những bệnh gì?
    Là những bệnh do oan gia đến đòi nợ?
    Thế nào là những bệnh do oan gia đến đòi nợ?
    Tức những bệnh cho dù đến bệnh viện bác sĩ cũng không tìm ra, nhưng mình lại cảm thấy bản thân thật sự có bệnh. Duyên do của bệnh là gì? Là do oan gia trái chủ đến quấy rối, như quỷ nhập xác.
    Bác sĩ bó tay, uống thuốc cũng không hề có tác dụng. Đối với loại bệnh này thì phải trị như thế nào đây? Tụng kinh siêu độ, hóa giải oan kết trong Phật giáo rất có công hiệu đối với loại bệnh này.
    Siêu độ, dùng từ ngữ hiện đại để nói là một cách khuyên giải, dẫn dắt. Vì quá khứ bản thân người bệnh đã phạm phải lỗi lầm, nên giờ cầu xin tha thứ. Mục đích của việc tụng kinh, sám hối là để khuyên giải, nếu chủ nợ tiếp nhận thì họ sẽ rời khỏi xác, khiến người bệnh được lành mạnh trở lại.
    Người thời nay bị oan gia trái chủ nhập xác rất nhiều, thần trí thất thường, nói năng lộn xộn, người bị nặng phải đưa vào bệnh viện tâm thần để trị liệu, kết quả là càng trị bệnh càng nặng thêm
    Bệnh do oan gia đến đòi, tốt nhất nên đi tìm một vị Cao tăng đại đức để hóa giải oan kết. Vậy phải đi đâu tìm Cao tăng đại đức? Cao tăng đại đức có thể gặp nhưng không thể cầu. Nếu tìm không gặp thì phải làm sao?
    Phải đối trước Phật sám hối nghiệp chướng, tự mình hóa giải, hằng ngày đều phải sám hối, nên tụng “Kinh Địa Tạng”, niệm danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng Vương, sau đó hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ.
    Hôm nay họ không quấy nhiễu bạn, nhưng ngày mai, ngày mốt họ lại đến làm phiền bạn, cho đến khi nào bạn có thể làm cho họ cảm động cảm thông mới thôi.
    Vì sao phải niệm danh hiệu Phật “A Di Đà”? Vì công đức của mỗi một câu Phật hiệu không thể nghĩ bàn, Bồ tát đăng địa còn chưa thể biết được công đức của mỗi một câu Phật hiệu là bao nhiêu, nói chi đến chúng quỷ thần còn ở trong sáu nẻo luân hồi! Đại sư Ngẫu Ích trong “Di Đà Yếu Giải” có nói:
    “Một tiếng Phật hiệu A Di Đà là pháp khiến cho Đức Bổn Sư Thích Ca đạt được quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác ngay trong cõi ác năm trược này. Nay trao toàn bộ quả giác này cho chúng sanh trong đời trược ác, đó là cảnh giới tu hành của chư Phật.
    Chỉ có Phật và Phật mới thấu suốt, chẳng phải là điều mà chúng sanh trong ngũ giới tự mình có thể tin hiểu được.” Đại sư Ấn Quang cũng đề cập: “Pháp môn Tịnh Độ là pháp chỉ có chư Phật với nhau mới hiểu cùng tận, Bồ tát đăng địa vẫn chưa thấu tỏ.”

    Pháp không phân cao thấp, ứng hợp căn cơ đó là pháp hay; thuốc không quý hèn, trị lành bệnh đều là lương dược.
    ” Trong “Kinh Địa Tạng”, Đức Phật Thích Ca giao phó chúng sanh trong cõi Ta bà sau khi Ngài diệt độ trước khi Phật Di Lặc ra đời cho Bồ tát Địa Tạng, nhờ Ngài trông nom và cứu độ.
    Nói cách khác, Phật không còn tại thế thì Bồ tát Địa Tạng sẽ thay thế Ngài.
    Người không hiểu rõ lý này, không biết hóa giải oan kết phải hóa giải từ hận thù trong tâm của chủ nợ, trái lại dùng phương thức “quỷ lớn đuổi quỷ nhỏ” áp đảo, nhờ vào những quỷ thần mà họ sùng bái hoặc bùa chú để tống cổ oan gia trái chủ, cưỡng bức chúng tránh xa.
    Cách làm này không những hiệu quả không cao mà lại còn kết thêm oán thù với chúng nữa. Tuy chúng tạm thời bị thế lực của quỷ lớn khuất phục, tạm thời bỏ đi không đến đòi nợ, nhưng đợi đến khi nhân duyên hội đủ, chúng trở lại thanh toán món nợ này càng ác liệt hơn.
    Giống như con nợ, không những không thành tâm trả nợ mà lại còn dùng thủ đoạn ngang tàng hung bạo đối với chủ nợ, dẫn đến thù chất thêm thù, oan oan tương báo, khổ không thể nói hết.
    Người sáng suốt, hiểu được mọi việc đều do nhân duyên, “muốn biết nhân đời trước, nên xem sự thọ nhận trong đời này; muốn biết quả đời sau, nên xem sự tạo tác trong hiện tại.”
    Vì hóa giải triệt để những oan kết, giúp đỡ đối phương lìa khổ được an vui, ta nên dùng tâm từ bi, chân thành niệm Phật tụng kinh và hồi hướng công đức ấy cho oan gia trái chủ.
    Nhờ vào tâm chân thành sám hối của mình và pháp lực đại từ đại bi của Phật Bồ tát sẽ hóa giải được hận thù trong tâm của oan gia trái chủ, giải trừ được nỗi thống khổ thân tâm của chúng, đồng thời giúp cho chúng được thác sanh vào đường lành hoặc vãng sanh về thế giới Cực Lạc.
    Nnhư thế mới thật sự cởi mở được những ác duyên ràng buộc từ xưa, thật sự giải trừ được oan oan tương báo.
    Nguồn: http://ue.vnweblogs.com/
    CatBuiTinhXa, quocdai307tulacoiphuc thích bài này.
  2. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Chúc mọi người có ngày mới 1 (AL) của tháng Phật Đản ,có phiên giao dịch cuối trước kỳ nghỉ lễ (30/4-1/5)thật như ý,chúc những ngày nghỉ lễ thật vui tươi đầm ấm và An Lạc !!!
    [​IMG]
    CatBuiTinhXa, phongthuyBDSquocdai307 thích bài này.
  3. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    [​IMG]

    GIÁC NGỘ LÝ NHÂN DUYÊN ỨNG DỤNG TU DUYÊN GIÁC THỪA

    Giác ngộ lý duyên sanh vô ngã
    Vạn vật có hình tướng đều do duyên hợp.

    Không có một vật tự thân là một vật,mà phải do chung hợp nhiều dữ kiện mới hình thành. Cái bàn không tự là cái bàn,mà phải có gỗ,có đinh,bác thợ mộc và dụng cụ mới tạo thành cái bàn. Cái cây không tự là cái cây,phải có hạt giống,có phân,có đất,có nước,có ánh nắng và có người săn sóc mới thành cây.con người không tự là con người,phải có tinh cha, huyết mẹ,nhờ sự bú sữa,ăn uống,hít thở ......mới thành con người. Tóm lại cả thế gian này không có một vật gì mà tự nó thành nó được,mà do nhân duyên xung quanh hợp thành hình.
    Đã có duyên hợp thì không chủ thể,thế là vô ngã. Như xác thịt chúng ta,nhà Phật bảo là tứ đại hợp thành. Đất nước gió lửa là bốn thứ lớn,hợp thành con người cũng hợp thành sự vật. Thử phân tích con người,chất cứng là đất,chất ướt là nước,chất động là gió,chất ấm là lửa. Bốn chất này tìm xem cái nào là chủ..? Nhẹ như chất gió và lửa mà thiếu một,thử hỏi thân này còn chăng.? Quả nhiên không thể thiếu một chất nào mà thân này còn tồn tại. Thế thì bốn chất có khả năng như nhau,vậy cái nào là chủ.?không có chủ tức là vô ngã. Thân đã vô ngã,tâm lại có ngã chăng.? Nhà Phật chia thân này làm năm nhóm : nhóm hình sắc gọi là sắc uẩn,nhóm cảm thọ gọi là thọ uẩn,nhóm tưởng tượng gọi là tưởng uẩn,nhóm suy tư gọi là hành uẩn,nhóm phân biệt gọi là thức uẩn. Bỏ phần sắc uẩn ra,còn lại bốn thứ kia thuộc phần tâm thần. Thế thì bốn nhóm thọ tưởng hành thức cái nào là chủ.
    Nếu cảm thọ là chủ thì tưởng tượng suy tư phân biệt gọi là gì.? Chính nơi tâm thần chúng ta có đủ bốn nhóm ấy,mỗi thứ hoạt động một lĩnh vực riêng.
    Thế nên phần tâm cũng không chủ thể,ấy là tâm vô ngã.
    TU PHÁP THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN
    Mười hai nhân duyên khởi đầu là vô minh duyên hành,hành duyên thức,thức duyên danh sắc,danh sắc duyên lục nhập,lục nhập duyên xúc,xúc duyên thọ,thọ duyên ái,ái duyên thủ,thủ duyên hữu,hữu duyên sanh,sanh duyên lão tử. Thế là "cái này có nên cái kia có,cái này sanh nên cái kia sanh". Vô minh mê lầm về bản ngã,nên mất thân theo nghiệp dẫn là hành. Nghiệp thúc đẩy thức đi thọ sanh là thức. Thức tựa vào sự phối hợp của tinh cha huyết mẹ là danh sắc. Danh là thức,sắc là tinh huyết cha mẹ,hợp thành thai bào. Thai bào có đủ sáu căn là lục nhập. Khi ra khỏi lòng mẹ sáu căn tiếp súc với sáu trần là xúc. Do sự tiếp xúc có cảm thọ khổ,vui,không khổ không vui là thọ. Bởi cảm thọ nên sanh ra yêu thích là ái. Từ yêu thích khởi tâm bảo thủ là thủ. Do bảo thủ tạo thành nghiệp thiện ác là hữu. Đã có nghiệp thiện ác là có sanh đời sau là sanh. Đã có sanh là phải có già chết là lão tử. Trong mười hai nhân duyên liên hệ quá khứ hiện vị lai,cứ thế xoay vần không có ngày cùng. Đây là mười hai nhân duyên tjeo lưu chuyển.
    Biết rõ thân tâm này do nhân duyên hòa hợp không có chủ thể là vô ngã. Trí tuệ đạt lý vô ngã này dẹp tan mê lầm về bản ngã là vô minh. Thế là vô minh diệt nên hành diệt,hành diệt nên thức diệt,thức diệt nên danh sắc diệt,danh sắc diệt nên lục nhập diệt,lục diệt nên xúc diệt,xúc diệt nên thọ diệt,thọ diệt nên ái diệt,ái diệt nên thủ diệt,thủ diệt nên hữu diệt,hữu diệt nên sanh diệt,sanh diệt nên lão tử diệt. Từ đây vòng xúc xích mười hai nhân duyên tan rã. Chính là câu " cái này không nên cái kia không,cái này diệt nên cái kia diệt". Đây là quán mười hai nhân duyên theo chiều hoàn diệt.
    Do thấu suốt nhân duyên,đạt được trí vô ngã nên chứng quả Duyên giác.
    Ngang đây chấm dứt sự luân hồi,hằng an lạc Niết-bàn.
    CatBuiTinhXa, phongthuyBDSquocdai307 thích bài này.
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    HÒN ĐÁ SANG SÔNG

    Một hôm Phật cùng các đệ tử đi đến một con sông. Nước sông mênh mông, chảy xiết. Phật cúi xuống nhặt hòn đá khá to rồi quay lại hỏi các đệ tử:
    - Các con hãy trả lời ta, hòn đá này ném xuống sông thì nổi hay chìm?
    Vừa nói dứt lời Phật ném hòn đá xuống sông. Đương nhiên hòn đá chìm mất tiêu. Đệ tử không hiểu ý thày hỏi là thế nào, thầm nghĩ: Đá ném xuống nước tất nhiên phải chìm, đơn giản có vậy mà cũng hỏi. Nhưng thày hỏi thì đồ đệ vẫn phải trả lời. Họ đồng thanh thưa:
    - Thưa Thế Tôn, đá chìm ạ.
    Phật thở dài nói:
    - Ôi! Hòn đá này mới vô duyên làm sao.
    Nghe thày than thở, đệ tử càng ngơ ngác suy nghĩ: đá ném xuống nước phải chìm đấy là lẽ tự nhiên, làm gì lại có hòn đá vô duyên hay hòn đá có duyên.
    Phật chậm rãi nói:
    - Có hòn đá vuông mỗi chiều 3 thước, đặt xuống nước không những không chìm mà nó còn qua được bên kia vẫn khô ráo, các ngươi có thể nói cho ta biết vì sao không?
    Đệ tử suy nghĩ mãi vẫn không tìm ra lời giải đáp, xin thày giảng giải.
    - Đơn giản quá, chẳng qua hòn đá ấy có thiện duyên, đấy là cái thuyền. Đá đặt trong thuyền trở qua sông rõ ràng không chìm mà cũng không ướt. Con người ta cũng như vậy thôi, nếu ai gặp thiện duyên thì mọi việc tốt đẹp, sẽ trở nên người tốt. Nếu không sẽ chẳng làm nên trò trống gì, có khi còn trở thành kẻ ác. Vậy nên con người ta sinh ra trên đời phải chọn thầy tốt mà học, chọn bạn tốt mà chơi, chọn điều tốt mà theo. Đấy chính là hòn đá được lên thuyền, cũng chính là thiện duyên của con người vậy.
    Đệ tử nghe Phật nói mới hiểu rõ đạo lý làm người nên ai nấy vui mừng khôn tả.
    Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Mẹ Mạnh Tử chuyển nhà ba lần, chọn lân gia tốt để con mình có điều kiện học tập.

    Namo Buddhaya
    CatBuiTinhXaquocdai307 thích bài này.
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    [​IMG]
    THẬT RA CHÚNG TA ĐỀU GIỐNG NHAU!

    Máu ta cùng đỏ - lệ mặn mòi
    Muôn sông nước ngọt hướng về đại dương


    Một phụ nữ da trắng dắt theo con trai 6 tuổi ra ngoài, bà gọi xe taxi, tài xế là một người da đen.

    Thằng bé 6 tuổi chưa bao giờ gặp qua người da đen, trong lòng rất là sợ hãi, bèn hỏi mẹ:

    “Người này có phải là người xấu không mẹ? Tại sao người đen thui vậy?”

    Tài xế người da đen nghe thấy trong lòng rất lấy làm khó chịu.

    Lúc này, người phụ nữ liền nói với con trai :

    “Chú tài xế này không phải người xấu, ông ta là một người tốt con à!”

    Con trai nhíu mày trầm tư một hồi lại hỏi tiếp :

    “Nếu chú ấy không phải là người xấu, vậy chú có phải đã làm điều gì xấu xa, cho nên Thượng Đế mới trừng phạt chú?”

    Người da đen ấy nghe xong, mắt ngấn lệ, ông ta rất muốn biết người phụ nữ da trắng ấy sẽ trả lời thế nào.

    Người mẹ nói : “Ông ta là một người rất là tốt, cũng không làm điều gì xấu xa. Vườn hoa của chúng ta có màu hồng, màu trắng, màu vàng … có phải không?”

    “Vâng! Đúng ạ!”

    “Vậy hạt của hoa có phải đều là màu đen không?”

    Đứa bé nghĩ ngợi một lúc :

    “Đúng thế ạ ! Toàn là màu đen hết.”

    “Hạt giống màu đen cho nở ra những đóa hoa đầy màu sắc và thơm ngát, tô điểm cho cả thế giới này thêm muôn màu muôn vẻ, đúng thế không?”
    “Vâng!”

    Con trai đột nhiên ngộ ra và nói :

    “Vậy là chú tài xế ấy không phải là người xấu rồi ! Cám ơn chú tài xế, chú đã tô điểm cho cả thế giới này thêm muôn màu muôn vẻ, con muốn cầu nguyện cho chú ấy.”

    Đứa bé thơ ngây đang ngồi cầu nguyện, người tài xế da đen giờ nước mắt đã lăn dài trên má, lòng nghĩ :

    “Vì những người da đen bị xem thường không ngoi đầu lên nỗi, hôm nay, người phụ nữ da trắng này đã dùng lời lẽ ôn hòa dạy con trai mình, hóa giải nỗi ám ảnh về mình trong lòng con, đã vì mình cầu nguyện và chúc phúc, thật sự phải cảm ơn bà ta rất nhiều! ”

    Lúc này, xe đã đến điểm dừng, người tài xế kiên quyết không lấy tiền, ông ta nói :

    “Lúc bé, tôi đã từng hỏi mẹ cũng cùng một câu hỏi ấy, mẹ nói vì chúng tôi là người da đen, phải chịu thua kém. Nếu khi xưa mẹ tôi đổi thành câu trả lời của bà, hôm nay tôi nhất định sẽ có một thành tựu khác…”

    Nam Mô mẹ Hiền QUÁN THẾ ÂM !
    CatBuiTinhXaquocdai307 thích bài này.
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036

Chia sẻ trang này