Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

5940 người đang online, trong đó có 810 thành viên. 16:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 159282 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Từ Đâu Đến - Sẽ Về Đâu -Thích Tánh Tuệ 1/2

    Từ Đâu Đến - Sẽ Về Đâu - Thích Tánh Tuệ 2/2
    CatBuiTinhXa, Hoa_SimphongthuyBDS thích bài này.
  2. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Ngày Phật Đản Năm Ngọ ,Tu xin gửi bài về Ngựa ạ !
    [​IMG]
    ♥-♥-♥-Thích Ca Mâu Ni luận về bốn loại ngựa♥♥-♥♥-♥♥

    Một hôm, Thích Ca Mâu Ni triệu tập các đệ tử và thuyết giảng về bốn loại ngựa.

    Loại thứ nhất là loại ngựa tuyệt hảo. Nó chạy rất nhanh và có thể chạy khoảng 1.000 lý (khoảng 333 dặm) một ngày. Ngay khi người chủ nhấc roi lên, chưa cần quất nó đã biết là chạy hay dừng lại. Nói cách khác, nó có thể hiểu ý chủ một cách nhanh chóng và chính xác. Đây là loại ngựa thượng hạng có thể hiểu rõ tận chân tơ kẽ tóc.

    Loại thứ hai là loại ngựa tốt. Khi người chủ nhấc roi lên, nó không chạy ngay. Nhưng khi roi đụng vào mình nó thì nó sẽ hiểu và chạy. Mạnh mẽ và nhanh chóng, nó vẫn là một loại ngựa tốt.

    Loại thứ ba là loại ngựa bình thường. Nó không làm theo lệnh của chủ ngay cả khi bị quất roi. Chỉ khi người chủ điên lên và quất mạnh vào nó thì nó mới chạy.

    Loại cuối cùng là loại ngựa kém. Nó không chạy ngay cả khi bị quất roi mạnh. Người chủ không còn cách nào khác phải quất thật mạnh làm nó đau thấu xương. Sau đó con ngựa bị thương rồi mới biết chạy.

    Sau đó Thích Ca Mâu Ni giảng về bốn loại người.

    Loại thứ nhất cảnh giác khi biết được bản chất vô thường của cuộc sống. Họ tinh tấn và nỗ lực để trở thành sinh mệnh mới. Họ giống như loại ngựa thượng hạng.

    Loại thứ hai không nhanh nhạy. Nhưng sau khi chứng kiến cuộc sống thế gian hoa nở hoa tàn, trăng tròn rồi khuyết, đời người lúc thăng lúc trầm, họ dù sao cũng kịp thời tự mình thúc giục, không dám buông lơi. Họ giống như loại ngựa tốt.

    Loại thứ ba phải mất nhiều thời gian hơn để học được một cách khó khăn. Chỉ đến khi gia đình chịu thống khổ hoặc chính bản thân họ gặp tai ương thì mới bắt đầu tỉnh ngộ và thiện đãi sinh mệnh.

    Loại cuối cùng nói đến những người không chịu hối tiếc cho đến khi bị ốm nặng và đang trên bờ vực của cái chết. Lúc đó họ mong muốn có một cơ hội để sửa chữa những lỗi lầm đã mắc phải trong cuộc đời để có một sự khởi đầu mới. Nhưng rất có thể đã là quá muộn. @};-@};-@};-
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    [​IMG]
    Thời gian thấm thoắt qua mau.
    Tóc nay đã bạc màu rồi người ơi.
    Tình yêu hạnh phúc nụ cười.
    Niềm đau nỗi khổ, lẻ loi một mình...
    Tôi đem làm vật hy sinh.
    Để lại ở chỗ vô minh Ta Bà.
    Tầm về Chánh Pháp cao xa.
    Trở về Tịnh Độ quê nhà an vui.
    Thoát ly Lục Đạo Luân Hồi.
    Tử sanh, sanh tử ở nơi thân mình.
    Công danh phú quí... ái tình.
    Không còn vương vấn thân mình yên vui.
    Tôi xin cầu nguyện Phật Trời.
    Người người giác ngộ cuộc đời yên vui.
    ST
    CatBuiTinhXa, Hoa_Simquocdai307 thích bài này.
  4. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    MỌI CHUYỆN RỒI SẼ QUA !
    [​IMG]Một ngày nọ, vua Salomon bỗng muốn làm bẻ mặt Benaiah, một cận thần thân tín, nổi tiếng khôn ngoan, thông thái.
    Vua bèn nói với ông: “Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một món quà nhân lễ hội lần này, và ta cho ông 6 tháng để làm việc đó”
    Benaiah trả lời: “ Nếu có một thứ gì đó tồn tại trên đời này, tôi sẽ tìm thấy nó và mang về cho ngài, thưa đức vua”
    Nhà vua nói: “Món quà đó có sức mạnh kỳ diệu. Nếu kẻ nào đang vui, nhìn vào nó sẽ thấy buồn, và nếu ai đang buồn nhìn thấy nó sẽ vui ”.
    Vua Salomon biết rằng sẽ không đời nào có một món đồ như vậy tồn tại trên thế gian này, nhưng ông muốn cho người cận thần của mình nếm một chút bẽ bàng.
    Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến nhưng Benaiah vẫn chưa có một ý tưởng nào để tìm ra một món quà như thế.
    Vào đêm trước ngày lễ, ông quyết định lang thang đến một trong những nơi nghèo nhất của kinh thành. Ông đi ngang qua một người bán hàng rong đang bày những món hàng trên một tấm bạt tồi tàn. Benaiah dừng chân lại hỏi:
    “Có bao giờ ông nghe tới một món đồ kỳ diệu làm cho người hạnh phúc nhìn thấy nó thì quên đi niềm vui sướng và người đau khổ nhìn thấy nó thì quên đi nỗi buồn không? ”
    Người bán hàng lấy từ tấm bạt lên một chiếc vòng giản dị có khắc một dòng chữ. Khi Benaiah đọc dòng chữ trên chiếc vòng đó, khuôn mặt ông rạng ngời một nụ cười.
    Đêm đó toàn thành phố hân hoan, tưng bừng đón mùa lễ hội.
    “Nào ông bạn của ta - vua Salomon hỏi-ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa ? - Tất cả cận thần đều cười lớn và cả Salomon cũng cười..
    Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Benaiah đưa chiếc vòng ra và nói: “Nó đây thưa đức vua”.
    Khi vua Salomon đọc dòng chữ, nụ cười biến mất trên khuôn mặt vua. Trên chiếc vòng đó có khắc dòng chữ: - MỌI VIỆC RỒI SẼ QUA
    Vào chính giây phút ấy, vua Salomon nhận ra rằng tất thảy những sự khôn ngoan, vương giả và quyền uy của ông đều là phù du, bởi vì một ngày nào đó nó sẽ trôi đi, bất cứ một đế chế chính trị nào đó rồi cũng sẽ tàn, ông cũng chỉ còn là cát bụi và tất cả chỉ là vô thường !
    CatBuiTinhXaHoa_Sim thích bài này.
  5. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    [​IMG]
    Cả ngày làm việc vất vả,đêm nay Tu xin chúc cả nhà ngủ ngon nha !
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    TRONG SỰ TU HÀNH, HẠNH KÍN ĐÁO LÀ QUAN TRỌNG
    [​IMG]
    Đó là vấn đề kín đáo, khoe khoang đối với người đời. Trong sự tu hành, hạnh Kín đáo là điều quan trọng. Vì khi nói cho người khác biết về cái hay của mình thì điều không hay sẽ xuất hiện. Đó cũng là lý do tại sao cuộc sống của chúng ta lại lắm thăng trầm. Thăng vì đôi lúc chúng ta biết khiêm hạ nhưng trầm vì chúng ta còn mắc bệnh khoe khoang.

    Ví dụ, một người thấy mình có nhiều ưu điểm: giỏi giang, siêng năng, lanh lợi, làm việc chu đáo, liền đem khoe với người khác, sau đó điều không hay đã xảy ra ngay. Họ làm việc gì cũng gặp điều xui xẻo, không thành công. Không chỉ riêng người tu hành, các Phật tử cũng thường mắc phải điều này. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy, hễ cái gì mình tự cho là hay, cái không hay đó sẽ đến ngay.

    Về công phu tu tập mỗi ngày, chúng ta cũng phải kín đáo. Nếu nói ra cho người khác biết, chúng ta sẽ gặp trở ngại, không thực hành được nữa. Ví dụ, một người ngồi Thiền rất siêng năng, mỗi ngày ngồi ba thời đều đặn. Một hôm, trong lúc nói chuyện với người khác, người ấy bộc lộ: “Một ngày tôi ngồi Thiền được ba lần”. Bỗng dưng qua ngày sau, người ấy không ngồi Thiền được nữa. Đến giờ ngồi Thiền, chuyện không đâu tự nhiên kéo đến: khi bệnh hoạn, ốm đau, khi trở ngại công việc... Cứ thế, có khi họ phải bỏ luôn cả tháng trời không ngồi Thiền được.

    Hoặc một người tu pháp môn niệm Phật. Đi, đứng, nằm, ngồi…họ đều niệm Phật. Nếu chỉ niệm trong tâm thì không ai biết. Nhưng vì muốn khuyến khích Phật tử tu hành, người ấy đã nói cho Phật tử biết: “Thầy lúc nào cũng vậy, đi, đứng, nằm, ngồi đều niệm Phật”. Sau đó, người ấy gặp nhiều khó khăn trở ngại trong việc niệm Phật. Nhiều khi cũng niệm Phật nhưng Thầy toàn nghĩ đến những chuyện đâu đâu. Câu niệm Phật vì thế cũng biến đâu mất.

    Nói chung, chúng ta không được lộ công phu thực hành ra cho người khác biết. Ngay cả lúc ngồi Thiền, chúng ta cũng phải tìm chỗ kín đáo, không được ngồi chỗ trống trải nhiều người biết, trừ khi ngồi Thiền tập thể ở trong chúng. Nếu ở gia đình, quý Phật tử tập ngồi Thiền cũng cần phải kín đáo. Đến giờ ngồi Thiền, mỗi người nên vào phòng đóng cửa lại, không cho ai biết. Có như vậy, việc ngồi Thiền của chúng ta mới được lâu bền. Đó chính là công phu tu tập của chúng ta.

    Có một vị Sư từng khoe là mình tu Thiền rất tốt. Một lần, ông ta đắp y, mặc áo vàng, ngồi Thiền trên một tảng đá. Vị trí ngồi Thiền của vị Sư ấy rất trống trải, ai qua lại cũng nhìn thấy. Ngồi được ngày thứ nhất, ngày thứ hai, rồi sau đó ông chẳng bao giờ ngồi Thiền được nữa. Lý do thứ nhất là vị Sư ấy đã khoe khoang công phu của mình bằng lời nói, sau đó là khoe khoang về hành động. Ngồi Thiền nhưng ông đã chọn vị trí mà những Phật tử đi qua đi lại đều nhìn thấy. Công phu của ông vì thế mà mất hết.

    Như vậy, một lời nói có khi làm mất công phu của mình đến hàng tháng, có khi vài ba năm hoặc vài ba kiếp. Nhiều khi đã nhìn thấy lỗi, chúng ta phải sám hối đến mấy tháng sau mới lấy được công phu trở lại. Có những trường hợp, vì lỡ một lời mà vài ba năm hoặc vài chục năm sau, có khi vài ba kiếp sau, chúng ta mới lấy lại được. Bởi vậy, chúng ta phải cẩn thận trong lời nói, đừng bao giờ khoe khoang.

    Chúng ta cũng không nên nói về kết quả đạt được vì sẽ bị thối thất. Trong cuốn Luận về Nhân Quả, tác giả có dẫn câu chuyện về ngài Trí Khải và một vị Tăng trong Tùng Lâm tuyển tập.

    “Khi ngài Trí Khải đến gặp vị Tăng, ông ta không thèm ngồi dậy chào mà chỉ nói về Định mà mình có được. Ông cho rằng, mình đã được Định. Nhờ Định này, khi nghe trong núi có một chấn động, hướng tâm về đó, ông ta biết có một vị Tăng đang quán lý Vô thường và quán rất đắc lực. Cho nên, khi thần lực đó phát ra, ở đây nhờ có Định, ông ta nhận được điều đó. Vị Tăng hỏi ngài Trí Khải: “Đó là định gì ?”. Ngài Trí Khải trả lời: “Đó là biên Định, chưa sâu, mới chỉ bên ngoài nhưng vì nói ra nên mất”. Nghe nói, ông ta giật mình, đứng lên và nói: “Mất rồi”. Ông vừa nói xong, tự nhiên Định đang có trong Tâm mấy tháng nay, mấy năm nay đã biến mất. Muốn lấy lại Định đó không phải là chuyện đơn giản, có khi phải mất hai ba chục năm sau.”

    Vì nguy hiểm như vậy nên chúng ta phải cẩn thận, không nói về những kết quả tốt mà mình đạt được.

    Ví dụ, khi tu Thiền đã nhiếp tâm được vào trong Định, chúng ta sẽ cảm thấy an lạc, hạnh phúc. Cảm giác sung sướng, hạnh phúc, an lạc ấy không thể diễn tả được bằng lời. Đôi khi không kiềm chế được, chúng ta bộc lộ cho người khác biết. Như vậy, chúng ta sẽ mất ngay cái Định đó. Nhưng vì sao chúng ta lại nói ra cái hay của mình ? Quá trình này thường trải qua hai giai đoạn. Trước hết, trong tâm chúng ta tự công nhận mình có cái hay và sau đó là nói ra cái hay đó.

    Ví dụ, chúng ta là người tu hạnh Nhẫn nhục, tùy thuận ở trong chúng. Nghĩa là trong chúng ai nói nặng nhẹ điều gì, chúng ta cũng hoan hỷ, không giận hờn ai. Đây là điều tốt mà chúng ta có được trong nhiều năm nay. Một hôm, thấy người này người kia hay cãi nhau, hay sân với nhau, chúng ta bỗng so sánh và chợt nhận ra mình là người nhẫn nhục. Nghĩa là trong tâm ta đã tự công nhận mình là người nhẫn nhục trước. Khi đã thừa nhận điều này, một lúc nào đó, khi nói chuyện với người khác, chúng ta bỗng nói : “Tôi là người rất nhẫn nhục”. Nói như vậy, tưởng không có gì quan trọng nhưng sau đó chuyện bực mình đã liên tiếp xảy ra khiến chúng ta nổi giận. Nghĩa là sự nhẫn nhục không còn nữa.

    Đó là những chuyện nhỏ. Trong quá trình tu tập, có những chuyện lớn hơn, quan trọng hơn nhất là công phu tu tập, những Trí tuệ đạt được, những Định đạt được…, chúng ta phải hết sức kín đáo. Khi có điều gì hay và chúng ta đã tự công nhận thì phải nhớ tâm niệm: “ Điều ấy chưa chắc chắn đâu”. Nếu nói ra, tất cả điều tốt ấy sẽ mất hết, sẽ tan vỡ hết. Chúng ta phải luôn ý thức rằng, vì chưa thật sự chứng Thánh nên hạnh mà mình có được, điều hay mình có được chưa chắc chắn. Hoặc tuy có hạnh tốt ngày hôm nay nhưng có thể chưa qua thử thách, khi gặp khó khăn, trở ngại chưa chắc mình giữ được vv…Hễ vừa phát hiện ra điều tốt của mình, chúng ta phải tự nhủ điều ấy. Vượt qua giai đoạn thứ nhất, chắc chắn chúng ta không vấp phải sai lầm ở giai đoạn thứ hai là nói lời khoe khoang.

    Có những điều hay mất đi chỉ vài tháng sau chúng ta có thể lấy lại, nhưng cũng có những cái trầm trọng đến vài ba kiếp sau mới lấy lại được. Nói như vậy hoàn toàn không cường điệu. Có vị tu Thiền đắc đạo, phát ra được trí tuệ, bát nhã, thong dong, tự tại, đối đáp Thiền ngữ như mây, như gió. Trong những bài giảng pháp, vị này nói rằng chỉ một cái tâm này là Phật, cái tâm rỗng rang như không, cái tâm trùm khắp pháp giới. Nghĩa là, người ấy diễn tả cái tâm mình chứng được và nói tâm đó là Phật, nghĩ mình là triệt ngộ bằng Phật, không cần tìm đâu nữa. Đến khi chết, ông ta ngồi kiết già tịch đàng hoàng. Đến mức độ như vậy, chúng ta cũng nghĩ rằng chưa chắc chắn. Vì sao? Vì qua kiếp sau, tùy phước, có khi ông ta lên làm vua. Qua một kiếp làm vua như vậy, nhân ái dục đã gieo sẽ kéo dài đến bao nhiêu kiếp mới có thể lấy lại được. Có khi đi qua hai ba chục kiếp dần dần vị ấy mới hiểu được lỗi của mình và cố gắng lấy lại công phu trong kiếp mình chứng được. Chúng ta biết rằng, công phu ngồi kiết già tịch phải mất hai chục kiếp sau mới có thể lấy lại đúng trình độ đó.

    Chúng ta ít nhiều đều biết đến Tô Đông Pha ( Trung Quốc ), con người có tâm hồn phóng khoáng nhưng lại lận đận trong chốn quan trường. Người ta kể rằng, kiếp trước ông ta là Sư Giới, tu ở chùa Ngũ Tổ. Vị Thiền sư Sư Giới này có sức ngộ rất khủng khiếp. Bao nhiêu người dùng Thiền Ngữ đối đáp với ông đều thất bại. Vì sắc bén như vậy nên ông được các Thiền sư khác khen ngợi. Khi chết, ông đầu thai thành Tô Đông Pha. Vậy, tại sao người ta biết Tô Đông Pha là hậu thân của Ngũ ***** Giới? Chuyện kể rằng, một lần, nhân có công việc gì đó, ông Tô Đông Pha đã đi đến vùng nọ. Trong khi đó, có ba người, kể cả hai vị sư nữa cũng đi đến đó. Khi đến nơi, ba người cùng kể là đêm qua mình nằm mơ thấy Ngũ ***** Giới. Họ không hiểu tại sao hôm nay người mình gặp chính là Tô Đông Pha. Lúc ấy, ông Tô Đông Pha mới nhớ ra rằng, khi còn nhỏ( khoảng bảy, tám tuổi ), ông thường nằm mộng thấy mình là một vị Tăng ở ngôi chùa mà kiếp xưa có ông Ngũ ***** Giới tu tại đó. Từ những câu chuyện như vậy mà người ta cho rằng ông Tô Đông Pha là hậu thân của Ngũ ***** Giới. Cả cuộc đời, ông Tô Đông Pha chịu biết bao long đong, lận đận, bị đày lên, đày xuống trong chốn quan trường. Trong khi đó, đời trước ông từng là một vị Tăng xuất sắc.

    Như vậy, có những trường hợp chỉ lỡ một lời hay có sự hiểu sai về một điều gì đó, con người phải chịu biết bao gian truân, và những công phu, những điều hay có được bị mất đi đến hai, ba kiếp hoặc có khi hai, ba chục kiếp sau mới lấy lại được. Bởi vậy, chúng ta phải luôn có câu “thần chú” gì đó để hộ mạng mình, để giữ miệng mình không bật ra lời nói khoe khoang.

    Trong cuộc sống, có những kế hoạch làm việc, đôi khi chúng ta cũng không nên nói sớm. Những người hay nói trước điều mình định làm thường hay gặp trở ngại trong công việc. Quả thật, sống lâu ở ngoài đời, chúng ta sẽ thấy điều này rất đúng. Dân gian ta có câu: “Nói trước bước không tới”. Còn ngạn ngữ phương Tây cho rằng: “ Một trong những bí quyết giúp con người thành công là phải giữ bí mật đến cùng”. Để rút ra những kinh nghiệm như vậy, chắc chắn người xưa phải trải qua những thất bại cay đắng lắm.

    Vì vậy, có những công việc, thường là dự định việc gì, chúng ta chỉ bàn với những người có bổn phận, có trách nhiệm và với những người có quyết tâm, không nên nói rộng rãi cho người khác biết. Khi đã nói ra dự định, chúng ta có cảm giác như mình đã làm rồi, đã hưởng được danh dự rồi và vì thế mà không làm được nữa. Điều này nghe có vẻ kì lạ, không giải thích được nhưng lại là điều có thật, chúng ta cần phải lưu ý.

    Ví dụ, có người gặp ai cũng luôn miệng nói : “ Mai mốt, chắc chắn tôi đi tu, tôi sẽ làm Phật”. Thực tế cho thấy, người ấy không bao giờ đi tu được nữa, đừng nói là được làm Phật. Có một Thầy kể rằng, khi chưa xuất gia, Thầy cùng với một người bạn ước hẹn với nhau là sẽ đi tu và chỉ có hai người biết điều này thôi. Nhưng mấy hôm sau, không ngờ những người bạn khác cũng biết chuyện đó, biết chuyện người bạn định đi tu. Rồi ý định của hai người không thực hiện được vì không hiểu sao hoàn cảnh lúc ấy rất khó khăn, duyên hình như cũng chưa đến. Cho đến khi bất ngờ, duyên hiện ra, người này không nói với ai hết và vào chùa luôn. Sau này, người ấy mới biết anh bạn cùng ước hẹn với mình khi xưa đã lập gia đình, không bước chân vào con đường tu hành.

    Không chỉ riêng trong việc tu hành, việc ngoài đời cũng vậy. Những kế hoạch làm việc, nếu nói sớm quá, người thế gian cũng khó thành công. Bởi vậy, làm bất cứ việc gì, chúng ta cũng nên âm thầm, lặng lẽ, lặng lẽ một cách khiêm tốn, không khoe khoang, chắc chắn chúng ta sẽ thành công.

    NHỮNG TRƯỜNG HỢP CÓ THỂ KỂ VỀ ƯU ĐIỂM CỦA MÌNH.

    Tuy nhiên, trong cuộc sống cũng có những trường hợp có thể kể về những ưu điểm của mình. Đó là những người có sự hiểu biết uyên thâm, có được nhiều điều hay. Khi tự biết mình được mười, người ấy có thể kể một hoặc hai khi cần khuyến khích người khác. Ví dụ, khi thấy một người vào chùa tu hành nhưng ít lạy Phật, chúng ta khuyên người ấy nên cố gắng lạy Phật. Để có sức thuyết phục, chúng ta có thể kể những điều mình có được khi siêng năng lạy Phật. Nhưng phải lưu ý một điều, những cái đạt được có thể rất đặc biệt, chúng ta chỉ nói rất ít thôi. Chẳng hạn, nhờ siêng năng lạy Phật, tự nhiên chúng ta có được trực giác, có thể biết chuyện này, chuyện kia. Hoặc khi lạy Phật nhiều, đi đến nơi nào, chúng ta cũng đem may mắn đến cho người khác. Hoặc ai đối xử tốt với mình, hôm sau họ sẽ gặp may mắn vv…Tất cả những điều ấy, chúng ta phải giấu, không nên nói ra. Khi khuyên người khác lạy Phật, chúng ta chỉ kể một chút rất nhỏ để khuyến khích họ. Chúng ta có thể nói cho họ biết, nhờ lạy Phật mà đạo tâm mình vững hơn, lỗi lầm mình bớt phạm hơn.

    Một ví dụ khác, khi thấy một người vào chùa mà không siêng năng công quả, chúng ta biết người ấy sẽ không có phước. Người đã xuất gia phải sống một đời hết sức vị tha, lo cho Tam Bảo, cho Phật pháp; lo cho huynh đệ, cho chúng sinh, lo cho tất cả mọi người, không bao giờ chỉ lo cho bản thân mình hay đi tìm sự nhàn nhã. Có như vậy, phước mới dần dần tăng trưởng. Có thể người ấy hiểu Đạo chưa sâu nên lười công quả. Chúng ta phải khuyên người ấy cố gắng công quả, siêng năng làm việc, coi như lấy công quả để cúng dường Tam Bảo. Chúng ta có thể nói, nhờ siêng năng công quả mà mình cảm thấy đời sống được dễ chịu, khi cần cái gì tự nhiên không bao lâu sẽ lại có được… Kể về những điều có được của bản thân mình cho huynh đệ biết là để khuyến khích, sách tấn họ. Sự thật, kết quả đạt được do công quả gấp mười lần như vậy nhưng chúng ta không nói. Khi siêng năng công quả, tâm Vị tha sẽ phát triển. Rồi tâm Vị tha sẽ là nguồn sức mạnh ủng hộ cho Thiền định rất hiệu quả. Siêng năng công quả sẽ tạo nên Phước, Phước đi sâu vào trong đầu, Trí tuệ được mở ra, bỗng nhiên chúng ta học rất sáng, học rất giỏi, có thể thuyết Pháp rất sâu…Những điều hay do công quả chúng ta không nói hết, chỉ nói những cái phước nhỏ để khuyên huynh đệ mình. Đây là trường hợp được mười mà chỉ kể một, hai.

    Trường hợp thứ hai có thể nói chuyện mình đó là người đã tu đến chỗ không thấy mình nữa. Tuy kể chuyện mình mà người ấy vẫn thấy như chuyện của người khác. Vì thấy rằng, đó là quy luật tất nhiên phải xảy ra.

    Ví dụ, khi gặp một Phật tử, chúng ta nói: “Đường sá trong làng hay hư, quý Phật tử cố gắng làm, đắp đường có phước lắm. Tôi rất siêng đắp đường. Ở đâu có đường hư là vác cuốc đi làm, tìm đắp những ổ gà, có chút tiền là thuê người phụ làm đường. Sau này, khá hơn một chút, lại làm những con đường lớn hơn. Nhờ vậy mà bây giờ tôi có xe hơi đi”. Cách nói như vậy không hay lắm. Hãy kể giống như vậy, nhưng giả định câu chuyện đó thuộc về một người khác: “Ngày xưa có một người hay siêng năng đắp đường….”. Kể chuyện của chính mình nhưng chúng ta làm như kể chuyện của người khác, không xem mình là quan trọng nữa.

    Trường hợp thứ ba, chúng ta có thể kể về mình là khi kể một ưu điểm thì tự kể thêm vài khuyết điểm. Ví dụ, khi khuyên Phật tử cố gắng tu hạnh Khiêm hạ, chúng ta lỡ lời, tự khoe mình Khiêm hạ, lúc nào cũng thấy mình như cát bụi, nhờ vậy trong đời sống luôn được huynh đệ thương và mọi chuyện dễ thành công vv… Sau đó, chúng ta phải kể thêm vài lỗi của mình để bù lại. Trong cuộc sống, có nhiều người làm chúng ta phải ngạc nhiên vì họ không bao giờ kể những thành công hay những điều tốt của mình mà toàn kể chuyện xấu, chuyện thất bại. Những người ấy đáng để cho chúng ta học hỏi.

    Trường hợp thứ tư, chúng ta có thể kể chuyện mình khi tâm hiếu danh không còn nữa. Chúng ta không có tâm thèm khát sự cảm phục của người khác, không muốn được kính trọng, chỉ kể để sách tấn hoặc giúp người khác một kinh nghiệm tu hành. Tất nhiên, chúng ta phải diệt tận gốc tâm hiếu danh, tâm thèm khát được người khác kính trọng. Khi nói chuyện của mình, chúng ta cũng sẽ bị tổn phước, bị mất công phu nhưng đôi khi vì kinh nghiệm đó cần thiết, chúng ta cũng phải nói để người khác biết mà tu hành, nhất là những lắc léo trong Thiền định.

    Riêng trường hợp Phật hay các vị Alahán tuyên bố quả vị mình vì tâm của các Ngài đã hoàn toàn Vô ngã. Phật tuyên bố vì Ngài hoàn toàn Vô ngã, không còn tâm hiếu danh. Đây cũng là sự cần thiết để xác định danh nghĩa. Cũng như các vị Alahán khi chứng xong, cái ngã tan biến, các Ngài cũng tuyên bố:

    Ba minh ta chứng được

    Lời Phật dạy làm xong.

    Ngài nói một cách vinh quang, rống lên tiếng rống của con sư tử bởi vì Ngài không còn ngã. Ngài nói câu đó không phải vì tâm tự hào, hiếu danh nữa. Còn chúng ta không nên nói vì chưa có cái Vô ngã nên nói ra dễ bị lỗi, dễ bị bản ngã lừa gạt.

    Những vị Bồ Tát thị hiện cũng ít khi bộc lộ thân phận. Các Ngài thường giấu kín thân phận mình. Phật và các vị Alahán còn nói về mình, các vị Bồ Tát thị hiện bao giờ cũng giấu. Có khi thị hiện vào trong cuộc đời, các Ngài giả vờ làm vài lầm lỗi để chúng sinh đừng nghĩ các Ngài là cao siêu. Khi mọi người nghĩ các Ngài cũng bình thường như bao người khác, các Ngài dễ gần gũi và giáo hoá họ hơn. Và nếu không có lầm lỗi, nếu đặc biệt quá, người ta sẽ nghi ngờ, sẽ dè dặt, cẩn thận, các Ngài không làm được những chương trình mà mình đã vạch ra.

    Chúng ta hay kể câu chuyện ngài Hư Vân đi triều sơn, về Ngũ Đài Sơn, đi lễ Bồ Tát Văn Thù, cứ 3 bước lạy 1 lạy. Ngài đi qua mùa đông tuyết phủ và bị bệnh, Bồ Tát Văn Thù hiện ra làm ông già tên là Văn Cát cứu chữa cho Ngài. Lúc đi, Ngài thấy ông già đi ngược đường lại. Khi Ngài bệnh, ông ta săn sóc cho cho Ngài xong rồi đi luôn. Lúc bệnh phải nằm lại, Ngài lại thấy ông ta. Ông nói: “Tôi vừa mới đi về trở lại”. Cứu chữa cho Ngài xong, ông ta vác hành lý giúp Ngài Hư Vân để Ngài lạy Bồ Tát. Thấy vậy, ông già nói: “Thôi, lạy đủ rồi, đừng lạy nữa”. Ngài Hư Vân đâu biết ông là Bồ Tát Văn Thù nên nói một cách kiên quyết: “Tâm tôi đã quyết, tôi thà sinh mạng bỏ chứ phải lễ Bồ Tát”. Thấy tội nghiệp quá, ông già bảo: “Thôi, Thầy đưa hành lý tôi xách cho để Thầy lạy cho khoẻ ”. Thế là ông già, vị Bồ Tát mà Ngài Hư Vân lạy, xách túi đi đằng sau, còn Ngài cứ đi 3 bước lạy 1 lạy về phía trước. Khi Ngài hỏi: “Tiên sinh tên gì?” Ông già trả lời : “Tôi tên là Văn Cát”. “Tiên sinh ở đâu?” “Tôi ở núi Ngũ Đài Sơn. Thầy đến Ngũ Đài Sơn hỏi tôi, ai cũng biết”. Ngài Hư Vân cứ tưởng ông già hay đi chơi lòng vòng mấy chùa nên ai cũng biết, đâu có ngờ chùa nào ở Ngũ Đài Sơn lại không thờ Bồ Tát Văn Thù. Sau khi đến nơi, Ngài đi hết chùa này đến chùa kia và hỏi: “Ở đây có tiên sinh Văn Cát không?”. Không ai biết cả. Sau đó, khi gặp một Thượng tọa, Ngài kể lại câu chuyện gặp ông già Văn Cát trên đường đi triều sơn, Thượng toạ giật mình : “Thôi chết rồi, Bồ Tát Văn Thù đó”. Câu chuyện nghe rất thấm thía nhưng đó cũng là cách chứng minh các vị Bồ Tát thị hiện thường giấu kín thân phận.

    Đôi khi, bên cạnh chúng ta cũng có một Bồ Tát thị hiện mà chúng ta không nhận ra vì vẻ ngoài rất bình thường, thậm chí còn rất ngu ngơ, còn mắc phải những lỗi lầm. Chúng ta phải cẩn thận, không nên coi thường những người như vậy.
    CatBuiTinhXa, quocdai307Hoa_Sim thích bài này.
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Bài hát : Con Theo Cha Di Đà - Phật tử Tâm Nguyện

    Con theo cha di đà về quê hương yêu dấu ,
    con theo cha di đà về tây phương cực lạc,
    ngàn muôn tiếng pháp ngân vang , tiếng chim ca lân tần hót người về thế giới tây phương hóa thân hoa sen nhiệm mầu.

    Con xin tu đêm ngày lòng không thay không đổi, nam mô a di đà chỉ không phai chẳng sờn , đời này nguyện vãng tây phương chí tâm quy y chỉ giới , đời này nguyện vãng tây phương sống lâu an vui đời đời .....

    Con sẽ theo cha quyết đến tây phương , con sẽ theo cha quê hương tây phương quê hương nhiệm mầu quê hương tuyệt vời gió pháp mưa hoa , ôi suối cũng reo ca muôn ngàn câu thuyết pháp thấm sâu nhiệm mầu , muôn ánh quang minh soi sáng tâm ta , soi sáng tâm ta bao tham sân si vô minh tuyệt tận , chí sáng tâm khai , ta chứng đắc vô sanh sang bờ kia giải thoát khói quang thường tịch.

    Tâm sinh an muôn đời vì ta luôn nghe pháp, tây phương tu an lành từ nay không đọa đầy thành bậc chánh giác ngôi cao cứu muôn sinh linh độ giác , nguyện vào sinh tử đau thương chúng sinh vô minh độ tận.
    CatBuiTinhXa, Hoa_Simquocdai307 thích bài này.
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    THẦN CHÚ HOÀ BÌNH
    [​IMG]
    Nam mô Tam Mãn Đa, Một Đà Nẩm, A Bát Ra Đế, Yết Đa Chiết, Chiết Nại Di, Án Kê Di, kế Di, dát tháp các tháp Nẩm, Mạt ngoã sơn đính, Bát ra đế, Ô Đát Ma Đát ma dát tháp, cát tháp nẩm mạt ngoã hồng phấn toá ha ( 21 lần).

    Cầu xin Chư Phật, Chư Bồ Tát,Chư Hiền Thánh Tăng 10 phương 3 đời thị hiện cứu hộ Biển Đông !!!
    *Niệm nhiều phúc báu nhiều thì mau được thanh bình
    *Bài chú này có oai lực hàng ma, trừ tai nạn.
    *Nếu ta chú tâm tụng chú này ma quân khi nghe được rất kinh sợ, sẽ mất lòng chiến đấu giáo gươm rơi rớt.
    *Nếu đi sông biển tụng chú này được chư thần ủng hộ, đi đến nơi về đến chốn.
    *Binh sĩ tụng chú này, lúc lâm trận sẽ không bao giờ chết oan.
    *Nếu con nít khóc lóc cả đêm, tụng chú này trong nước thuốc, cho uống thì hết khóc.
    CatBuiTinhXa, Hoa_Simquocdai307 thích bài này.

Chia sẻ trang này