Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

2911 người đang online, trong đó có 59 thành viên. 02:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158026 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    ----Lời dạy cuối cùng của đức Phật trước khi nhập Niết bàn----
    [​IMG]"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừngtìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!.."

    1. Phật báo tin sắp nhập Niết bàn

    Khi giác hạnh đã viên mãn thì Phật đã 80 tuổi. Ðến đây, sắc thân tứ đại của Ngài cũng theo luật vô thường mà biến đổi, yếu già. Năm ấy Ngài vào hạ ở rừng Sa La trong xứ Câu Ly, cách thành Ba La Nại chừng 120 dặm. Một hôm, Ngài gọi ông A Nan, người đệ tử luôn luôn ở bên cạnh Ngài đến và phán bảo:
    -"A Nan! Ðạo ta nay đã viên mãn. Như lời nguyện xưa, nay ta đã có đủ bốn hạng đệ tử: Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di. Nhiều đệ tử có thể thay ta chuyển xe pháp, và đạo ta cũng đã truyền bá khắp nơi. Bây giờ ta có thể rời các ngươi mà ra đi. Thân hình ta, theo luật vô thường, bây giờ như một cổ xe đã mòn rã. Ta đã mượn nó để chở pháp, nay xe đã vừa mòn mà pháp cũng đã lan khắp nơi, vậy ta còn mến tiếc làm gì cái thân tiều tụy này nữa? A Nan! Trong ba tháng nữa ta sẽ nhập Niết bàn".
    Tin đức Phật sắp vào Niết bàn, lan ra như một tiếng sét. Các đệ tử của Ngài đi truyền giáo ở các nơi xa, lục tục trở về để cùng đấng Giác Ngộ chia ly lần cuối.
    Trong thời gian ba tháng cuối cùng của Ngài, đức Phật vẫn không nghỉ ngơi, mà vẫn tiếp tục đi truyền đạo. Một hôm Ngài đi thuyết pháp ngang qua một khu rừng, gặp một người làm nghề đốt than, ông Thuần Ðà, thỉnh Ngài về nhà để thọ trai. Ngài im lặng nhận lời cùng các đệ tử theo ông về. Ðến nhà ông Thuần Ðà dọn ra cúng dường Ngài một bát cháo nấm Chiên đàn, thường gọi là nấm heo rừng, vì giống nấm này rất được giống heo rừng ưa thích.

    Thụ trai xong, Phật cùng các đệ tử từ giã ông Thuần Ðà ra đi. Ðược một quãng đường, Ngài giao bình bát cho ông A Nan và truyền treo võng lên, trong rừng cây Ta La (Tàu dịch là cây song thọ, cây có hai nhánh lớn chìa ra như hai cái nạn), để Ngài nằm nghỉ. Ngài nằm xuống võng đầu trở về hướng Bắc, mình nghiêng về phía tay phải, mặt xây về hướng mặt trời lặn, hai chân tréo vào nhau.
    Nghe tin Ngài sắp nhập Niết bàn, dân chúng quanh vùng đến kính viếng rất đông, trong số ấy có một ông già ngoài 80 tuổi, tên Tu Bạc Ðà La đến xin xuất gia thọ giới Sa di với Ngài, Ngài hoan hỷ nhận lời. Ðó là người đệ tử chót trong đời Ngài.

    2. Phật nói Kinh Di Giáo và những lời phú chúc

    Lúc bấy giờ các đệ tử của Ngài đều có mặt đông đủ, chỉ trừ ông Ma Ha Ca Diếp vì đi thuyết pháp xa, chưa về kịp. Ngài hội tất cả đệ tử và tín đồ đến quanh Ngài và dặn dò một lần cuối. Ngài Di chúc như sau:

    a) Y, bát của Ngài sẽ truyền cho ông Ma Ha Ca Diếp.

    b) Các đệ tử phải lấy Giới luật làm Thầy.

    c) Ở đầu các Kinh phải nên nêu 4 chữ: "Như thị ngã văn".

    d) Xá lợi của Ngài sẽ chia làm ba phần:

    - Một phần cho Thiên cung,
    - Một phần cho Long cung,
    - Một phần chia cho 8 vị Quốc vương ở Ấn Độ

    Sau đây là lời vàng ngọc mà Ngài đã để lại trong giờ phút cuối cùng.

    - "Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

    - "Này! Các người đừng vì dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quí giá. Chỉ có chân lý cuả đạo mà ta đã truyền là bất di, bất dịch. Hãy tinh tiến lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của ta!".

    Sau khi đã dặn dò cặn kẽ xong, Ngài nhập định rồi vào Niết bàn. Lúc bấy giờ nhằm ngày Rằm tháng Hai Âm lịch (theo giáo sử Trung hoa).

    Rừng cây Ta-la tuôn hoa xuống phủ lên thân Ngài, trời đất u ám, cây cỏ héo úa, chim chóc im bặt tiếng hót. Vạn vật như chìm lặng trong giây phút nặng nề của sự chia ly.

    Các đệ tử tẩm liệm xác Ngài vào trong kim quan và 7 ngày sau, đưa kim quan Ngài vào thành Câu thi để tại chùa Thiện Quang và làm lễ trà tỳ (lễ hỏa thiêu).

    Tám vị Quốc vương lớn ở Ấn Độ kéo binh hùng tướng dũng đến toan tranh dành Xá lợi. Nhưng ông Hương Tích y theo di chúc của Phật, đứng ra điều đình, và nhờ thế việc phân chia Xá lợi đều được ổn thỏa.

    Trích trong cuốn Phật học Phổ thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa
    CatBuiTinhXa, hoatimbanglangHoa_Sim thích bài này.
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    - Xin ai thương lấy mẹ già
    Mẹ sống ngồi đó bằng ba núi vàng

    - Cùng tột điều thiện không gì hơn có hiếu.
    Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu......
    :((:((:((:((:((:((:((:((:((

    [​IMG]

    - Xin mẹ nhận lạy này con bất hiếu

    Đã bao lần làm mẹ khổ ngày xưa

    Đã bao lần làm mẹ khóc như mưa

    Bao nhiêu lạy cũng chẳng vừa ơn mẹ
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Truyện ngụ ngôn Phật giáo : Cá và Sóng

    Dòng tư tưởng trong tâm ta, niệm niệm sinh khởi bất tuyệt như sóng trào, chẳng cách chi dừng lặng. Chỉ khi niệm ngừng sinh khởi, cõi yên bình trong tâm ta mới hiển lộ, và ta hưởng được cảm giác tĩnh lặng, an nhiên, giống như con cá nhỏ lặn xuống biển sâu tận hưởng niềm an tĩnh.

    Một con cá nhỏ bơi lội tung tăng, thả nổi và ngoi lên mặt nước ngắm bầu trời xanh. Một lượn sóng ùa tới, nó đùa giỡn ngụp lặn với sóng và nhìn sóng cuồn cuộn tiến vào bờ, thích thú hỏi:

    - Cuộc sống hàng ngày của anh luôn vui nhộn, náo nhiệt như thế hả?

    Sóng đáp:

    - Không phải mỗi ngày mà mỗi khắc đều lăn tăn, náo động không ngừng! Có khi còn dữ dội hơn bây giờ. Chỉ cần giông to gió lớn, lúc ấy tôi như bay bổng, cuồn cuộn dâng cao, mạnh mẽ vũ bão khó mà tả cho hết!

    - Chà! Oai nhỉ? Ước gì tôi được hóa thành sóng để mỗi ngày nương theo mưa gió, hào hùng lướt trên triều lưu chắc tuyệt lắm? – Cá thèm thuồng ước ao.

    Cá nô đùa trên sóng chẳng mấy chốc đã thấm mệt. Nó bảo bạn:

    - Sóng này! Tôi nhớ đến đáy biển yên bình rồi, anh có muốn cùng tôi xuống đó chơi không?

    Sóng chưa kịp đáp thì một cơn sóng to khác đã hung hãn ập tới, đẩy nó đi xa. Con cá nhỏ đành lặn xuống đáy biển một mình, lim dim mắt nghỉ ngơi.

    Ngày ngày, cá đều trồi lên mặt biển nô đùa với sóng. Lần nào nó cũng khẩn khoản mời sóng xuống đáy biển chơi, nhưng cứ gặp cảnh sóng chưa kịp trả lời thì đã bị xô dạt xa tít.

    Ngày nọ, cá dặn lòng nhất định phải mời sóng cho bằng được, nên vừa gặp sóng nó nói ngay:

    - Anh hãy xuống thám thính cho biết đáy biển yên tĩnh và chơi đùa cùng tôi nhé?

    Nói xong, cá te te kéo sóng đi nhưng nó lại bị sóng cuốn đến một vùng xa tít.

    Sóng đành thú nhận với cá:

    - Thật lòng tôi cũng muốn xuống đáy biển với anh. Nhưng quả là không được. Sóng chỉ có thể lướt đi trên mặt biển, hễ xuống đáy sâu là chết ngay. Hơn nữa loài sóng chúng tôi không được tự do làm theo ý mình, luôn bị làn sóng phía sau xô đẩy chạy tới trước mãi. Hễ gặp gió nổi lên thì chạy mệt bứt hơi, mà triều lưu biến động thì toàn thân đảo lộn, nhồi vật ngất ngư. Thiệt tình tôi chỉ mơ được làm con cá nhỏ như anh, lặn xuống đáy biển yên bình, nghỉ ngơi…

    Sóng chưa nói dứt câu thì đã bị một cơn sóng lớn đẩy bắn lên cao mấy thước. Cá sợ quá, không dám nán lại thêm phút giây nào, lặn tuốt xuống đáy biển náu thân và nghĩ thầm:

    Cuộc đời như sóng thiệt tội nghiệp! Chẳng có lấy một khoảnh khắc bình an, cũng không được tự do quyết định, đâu sướng bằng một con cá nhỏ như ta!

    (Theo Truyện ngụ ngôn của Lâm Thanh Huyền)

    BÀI HỌC ĐẠO LÝ

    Dòng tư tưởng trong tâm ta, niệm niệm sinh khởi bất tuyệt như sóng trào, chẳng cách chi dừng lặng. Chỉ khi niệm ngừng sinh khởi, cõi yên bình trong tâm ta mới hiển lộ, và ta hưởng được cảm giác tĩnh lặng, an nhiên, giống như con cá nhỏ lặn xuống biển sâu tận hưởng niềm an tĩnh.

    Tâm con người giống như những đợt sóng cuồn cuộn. Các kinh điển, giáo pháp luôn nhắc ta hàng phục tâm, đừng để dòng thác nghĩ tưởng lôi cuốn mê hoặc, làm ta mất tự chủ. Niệm khởi dù sôi động, vui nhộn nhưng chỉ là lớp mặt nổi, biến hóa liên miên, sinh rồi diệt tiếp nối nhau thành dòng. Theo nó, ta chẳng thể an thân và chẳng có được một khoảnh khắc bình yên. Trong cuộc sống, có nếm qua kinh nghiệm nội tâm tĩnh lặng mới biết được mùi vị an bình, có từng bị khổ nhồi vật ngất ngư, mới biết quý và trân trọng hạnh phúc tĩnh lặng.

    Nếu như ta dành nhiều thời gian tĩnh tâm, quán sát và theo dõi dòng tâm thức diễn hành mà không đồng hóa hay để chúng nhấn chìm, ta sẽ hưởng được mùi vị an lạc, giản dị, thanh bình và tự do. Chỉ khi tâm bình an ta mới có nhận định tinh tế, sáng suốt và bao dung. Đây chính là chỗ mà Thiền tông nói: Cao cao sơn đỉnh lập, thâm thâm hải để hành” là vậy.

    Hạnh Đoan (Theo Giác Ngộ)
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Hãy ...
    Hãy sống như ngày mai phải chết
    Hãy tươi cười như từng khóc lâu nay
    Hãy yêu thương như từng ghét bao người
    Hãy tha thứ như ta từng cố chấp.
    Hãy mở lòng như ta từng khép chặt
    Hãy nhìn nhau bằng ánh mắt công bằng.
    Hãy hành thiện như ta từng làm ác
    Hãy nhẫn nhường như kiêu ngạo bấy lâu.

    Hãy từ bi như sân hận bao ngày
    Hãy hỷ xả như ta từng ôm giữ.
    Hãy siêng năng như ta từng giãi đãi
    Hãy biết rằng quả đến do nhân.
    Hãy phóng sanh như ta từng sát hại
    Hãy tụng trì như phóng dật bấy lâu.
    Hãy học tu như ta từng mê muội
    Và........
    Hãy nhớ luôn Niệm Phật Di Đà.
    [​IMG]

    http://phatphap.wordpress.com/2007/07/21/thơ-những-hạt-dậu-biết-nhảy/
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Bài học quét lá !
    [​IMG]
    ✿Vâng lời Thầy con đi quét lá
    ✿Lá vàng rơi lả tả khắp nơi
    ✿Lá khô rơi như kiếp một con người
    ✿Giờ phút cuối là về cùng cát bụi
    ✿Con vừa quét sạch một khoảng sân
    ✿Quay trở lại đã thấy đầy lá rụng
    ✿Con tự hỏi: nếu như gió đừng rung động
    ✿Thì lá kia hẳn còn ở trên cành
    ✿Một kiếp người cũng thế quá mong manh
    ✿Một hơi thở nếu đi rồi không đến nữa!
    ✿Tạ ơn Thầy cho con bài học nhỏ
    ✿Mà thâm sâu như một triết lý không cùng
    ✿Con ra về lòng luống những bâng khuâng
    ✿Lá và con cũng trong vòng sanh diệt
    ✿Lá vừa sinh đã có mầm hủy diệt
    ✿Con vừa sinh đã có hẹn ngày đi
    ✿Một làn gió đâu có sức mạnh gì
    ✿Mà lá rơi không thể nào cưỡng lại
    ✿Hơi thở con như làn gió ấy
    ✿Nếu không về thì con sẽ đi đâu?
    ✿Đã lâu rồi con vẫn lặn hụp chìm sâu
    ✿Trong mê mải con đi tìm sự nghiệp
    ✿Con vẫn ước có căn nhà rộng đẹp
    ✿Con vẫn mơ con cái học thành tài
    ✿Con vẫn mong, vẫn đợi một ngày mai
    ✿Lũ con cháu trở nên người thành đạt
    ✿Con vẫn chưa có gì cho con hết
    ✿Làm hành trang khi cất bước lên đường
    ✿Tạ ơn Thầy đã cho con chút tư lương
    ✿Là bài học quét lá vàng rơi rụng
    ✿Trong lòng con cũng nhiều lá rụng
    ✿Quét sạch thôi… tất cả Vô thường!
    _()_St

Chia sẻ trang này