Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

6728 người đang online, trong đó có 1024 thành viên. 13:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158708 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    BÀI HỌC QUÉT BỤI TRỪ BẨN

    " Thân thể tôi rất dơ, nhưng tâm tôi càng dơ bẩn hơn. Thế Tôn giao cho tôi cây chổi và bảo tôi vừa quét vừa niệm câu “ quét bụi trừ bẩn ” việc này tôi đã làm được, hàng ngày tôi vừa quét vừa niệm cho đến một hôm, tôi thấy cái chổi đã bị rách nát, tôi mới fát hiện ra rằng, thật ra bụi là gì? Bẩn là gì? Đó là bụi bẩn trong tâm tôi, là dơ bẩn ở trong lòng tôi. Lòng tôi tràn đầy dục vọng, tràn đầy bất mãn. Điều mà Thế Tôn bảo tôi quét đó chính là bụi dơ trong tâm, DỤC VỌNG HÃY TAN ĐI, PHẪN NỘ HÃY BIẾN ĐI, BẤT MÃN HÃY XÉO ĐI. Tôi cứ quét. Mỗi ngày tôi kg ngừng cầm chổi mà quét nhưng cố quét thế nào đi nữa, thì cũng kg sao quét sạch đi hết, bụi bẩn cứ bay lên mịt mù, bụi dơ trong lòng tôi cũng giống như vậy, cứ bay tung tóe lên, vậy thì fải làm sao đây? Như vậy phải lãng quên việc “ quét bụi trừ bẩn ” sao? Không, không đúng cho dù bụi dơ kg quét sạch nhưng tôi vẫn cứ quét, do bởi quét kg sạch nên cần fải quét. Điều tôi làm được chỉ có chừng ấy thôi"

    Sức lực con người dù sao cũng có giới hạn, cho nên cần phải nương vào trí tuệ của Phật để được chỉ giáo và cứu độ. Ngộ đạo kg nhất thiết fải học cho nhiều đâu. Cho dù chỉ một câu thôi, nhưng nếu chính xác có thể hiểu ý nghĩa của nó thì cũng có thể bước lên chánh đạo.
    (Trích Phẩm Anh Em Bàn Đặc)
    [​IMG]
    CatBuiTinhXa, tulacoiphucHoa_Sim thích bài này.
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  4. quocdai307

    quocdai307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2009
    Đã được thích:
    4.034
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036

    Ý nghĩa của những ngày tháng "An cư kết hạ" của Tăng đoàn Phật gi
    An cư; tiếng Phạn là Varsika hoặc varc-a, Pali là Vassa, Hán dịch là vũ kỳ, hạ an cư, vũ an cư, tọa hạ, hạ tọa, kết hạ, tọa lạp, nhất hạ cửu tuần, cửu tuần cấm túc, kết chế, kết chế an cư ; là một truyền thống được duy trì liên tục trong Phật giáo. Đó là khoảng thời gian ba tháng hàng đệ tử xuất gia của Phật sống tập trung cố định thành những hội chúng trong các trú xứ. An cư vốn là một truyền thống tu tập của hầu hết các giáo phái ở Ấn độ, riêng đối với các Thánh đệ tử của Phật thì việc an cư cũng được đức Phật và đệ tử của Ngài chấp nhận. Theo An cư kiền độ của Tứ phần luật quyển 37 và phẩm Tạp tụng thứ 5 thuộc Ma ha tăng kỳ luật quyển 27 thì phép an cư được Đức Phật chế định do một số Tỷ-khiêu du hành trong mùa mưa dẫm đạp sinh vật khiến người đời chê trách.

    Trên bình diện thế gian, ứng theo truyền thống văn hóa mà nói thì an cư thể hiện tấm lòng từ bi của người xuất gia đối với muôn loài côn trùng. Bởi vì ở Ấn Độ, thời kỳ an cư là mùa hạ, đó là mùa mưa, mùa sinh sản của muôn loài côn trùng, việc đi lại sẽ dẫm chết nhiều sinh vật nhỏ bé. Vả lại, trong thời gian tập trung một chỗ như vậy người cư sĩ tại gia dễ dàng lui tới học hỏi. Tuy nhiên, trên tinh thần giới luật, an cư còn có một ý nghĩa khác quan trọng hơn và liên quan đến sinh mạng của Tăng, đó là củng cố và duy trì tính thanh tịnh và hòa hợp của đoàn thể đệ tử xuất gia của Phật. Ý nghĩa này chỉ có trong đoàn thể Tăng của Phật Giáo, những giáo phái khác không có.

    Tăng (Tăng-già, sac-gha) được người Trung Hoa dịch ý là Hòa hợp chúng. Đó là tập thể gồm nhiều người xuất gia sống trong tinh thần thanh tịnh hòa hợp và có chung một mục đích, đó là giải thoát. Hai yếu tố trọng yếu tạo nên sinh mạng của Tăng là thanh tịnh và hòa hợp. Nếu một trong hai yếu tố đó không hiện diện thì bản thể của Tăng bị phá vỡ, và sinh mạng của Tăng cũng chấm dứt. Tuy vậy, vì lòng từ bi, ngay từ khi mới thành lập Tăng đoàn Đức Phật đã dạy : "Này các Tỷ-khiêu, các ngươi hãy đi, vì sự lợi ích, vì sự an lạc của nhiều người; vì lòng thương tưởng thế gian; vì sự lợi ích, sự an lạc của chư thiên và nhân loại. Chớ đi hai người cùng một đường". Tăng chúng không thể chỉ truy tìm giải thoát cho riêng mình mà còn phải giúp người khác giải thoát, cho nên họ thường đi đó đây để truyền giảng giáo lý chứ không ở cố định một nơi. Chính vì thế, ba tháng an cư mới thực sự là khoảng thời gian để tăng cường tinh thần đó cũng như để thúc liễm thân tâm, củng cố lại những xao nhãng trong suốt thời gian du hóa.

    Sau một thời gian dài du hành giáo hóa, tình trạng chặt chẽ của việc hành trì giới luật chắc chắn có giảm sút, nhất là đối với những vị chưa chứng Thánh quả. Cho nên, ba tháng an cư là môi trường cần thiết để họ nâng cao trình độ tu chứng và giới hạnh. Nó có ý nghĩa như là sự tiếp tế năng lực tu trì, củng cố định lực nội tâm. Đối với những vị mới xuất gia thì an cư càng có ý nghĩa hơn bởi họ có cơ hội để học hỏi từ các bậc tôn túc có nhiều kinh nghiệm, để biết được sự hành trì của mình đúng hay sai. Nói tóm lại, an cư để tăng cường sự thanh tịnh của Tăng.

    Tăng là một chúng hội hòa hợp, nhưng nếu mỗi thành viên cứ sống biệt lập hoặc đi đó đây mà không có thời gian sống chung cố định với nhau thì ý nghĩ hòa hợp sẽ không còn nữa. Yếu tố hòa hợp này hết sức quan trọng và là đặc trưng cơ bản của Tăng đoàn. Các ngoại đạo cũng có sự thanh tịnh, cũng có sự chứng đắc, thế nhưng không có sự hòa hợp. Như trong kinh Pháp trang nghiêm thuật lại, vua Pasenadi nhiều lần chứng kiến lối sinh hoạt của Tăng đã phải ngạc nhiên thốt lên rằng : "...Bạch Thế Tôn, vua chúa cãi lộn với vua chúa, Sát-đế-lỵ cãi lộn với Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn cãi lộn với Bà-la-môn, gia chủ cãi lộn với gia chủ, mẹ cãi lộn với con, con cãi lộn với mẹ, cha cãi lộn với con, con cãi lộn với cha, anh em cãi lộn với anh em, anh em cãi lộn với chị em, chị em cãi lộn với anh em, bạn bè cãi lộn với bạn bè. Còn ở đây, bạch Thế Tôn, con thấy các Tỷ-khiêu sống với nhau thuận hòa, thân hữu, không cãi lộn nhau, hòa hợp như nước với sữa, nhìn nhau với cặp mắt ái kính...". Hòa hợp của Tăng không đơn giản chỉ là trạng thái tập trung không cãi vã nhau mà đó là sự tập trung hòa hợp để giải quyết công việc của Tăng một cách hài hòa đúng pháp. Cho nên trong mùa an cư, dù sống chung với nhau không có mối bất hòa mà không nói chuyện với nhau thì đức Phật cũng không cho phép, như trường hợp các Tỷ-khiêu ở Câu-tát-la. Đức Thế Tôn đã khiển trách nhóm Tỷ-khiêu ở Câu-tát-la khi biết rằng họ sống chung theo lối không nói chuyện trong suốt ba tháng an cư. Dù rằng đức Thế Tôn đã từng khen ngợi nhóm ba tôn giả A-na-luật, Nan-đề và Kim-tỳ-la, nhưng đó là ngày thường, không phải Hạ.

    Để thể hiện trọn vẹn tinh thần hòa hợp đó, đức Thế Tôn đã chế định một số luật tắc cho cuộc sống cộng đoàn Tăng lữ mà khoảng thời gian an cư là cơ sở để tiến hành. Đó chính là bảy pháp bất thối, bảy pháp diệt tránh và lục hòa.

    Trong kinh Du hành của Trường A Hàm, 7 pháp bất thối ấy như sau :

    1- Các Tỷ-khiêu cần phải thường xuyên tụ họp, và tụ họp đông đảo để giảng luận Chánh pháp, khiến cho có sự hòa hợp trên dưới của các Tỷ-khiêu.

    2- Các Tỷ-khiêu phải tụ họp trong tinh thần hòa hiệp, giải tán trong tinh thần hòa hiệp, và chấp hành Tăng sự trong tinh thần đoàn kết.

    3- Chúng Tỷ-khiêu không ban hành những luật lệ không thích hợp, những luật lệ không đáng được ban hành; và cũng không bãi bỏ những luật lệ đã được ban hành từ trước; sống đúng những gì đã được quy định bởi cộng đồng Tăng lữ.

    4- Các Tỷ-khiêu luôn luôn phải kính trọng, phục vụ các Tỷ-khiêu trưởng lão, những vị có nhiều kinh nghiệm tu tập trong Chính Pháp Luật, sẵn sàng nghe theo những lời khuyên dạy của các bậc trưởng thượng như thế.

    5- Các Tỷ-khiêu sống không bị lôi cuốn bởi những tham ái.

    6- Trú xứ cộng đồng các Tỷ-khiêu luôn luôn là những trú xứ nhàn tịnh.

    7- Các Tỷ-khiêu sống an trú trên chánh niệm tạo thành một cộng đồng sinh động, khiến cho các bạn đồng tu từ những phương khác nếu chưa đến thì muốn đến, đã đến thì muốn cùng sống và cùng tu tập trong sự an lạc.

    Bảy pháp trên đây là những nguyên tắc sống mang tính dân chủ và bình đẳng, được áp dụng cho Tăng đoàn để xây dựng một hội chúng hòa hiệp; đồng thời là nền tảng cho Luật tạng hình thành và đứng vững.

    Bên cạnh bảy pháp bất thối có tính chất xây dựng sự vững mạnh của Tăng thì bảy pháp diệt tránh có nhiệm vụ diệt trừ mọi tranh chấp trong Tăng để củng cố và duy trì tinh thần hòa hợp. Đó là bảy nguyên tắc thi hành luật giúp việc xử trị không rơi vào phi pháp, có như vậy thì yết-ma mới thành tựu, sự xáo trộn mới không phát sanh. Bảy pháp diệt tránh gồm có :

    1- Hiện tiền tỳ ni : tức khi làm yết-ma đình chỉ sự tranh chấp có liên quan đến một Tỷ-khiêu thì Tỷ-khiêu ấy phải có mặt.

    2- Ức niệm tỳ ni : đình chỉ tránh sự bằng việc nhớ lại. Tỷ-khiêu một khi được Tăng làm yết-ma thừa nhận vô tội thì không ai có quyền nói Tỷ-khiêu ấy có tội.

    3- Bất si tỳ ni : Tăng làm yết-ma công nhận các hành vi sai phạm của một Tỷ-khiêu xảy ra trong lúc Tỷ-khiêu ấy mắc bệnh cuồng si (tâm thần). Tỷ-khiêu ấy được xem là không phải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình.

    4- Tự ngôn tỳ ni : giải quyết tránh sự bằng việc thú nhận của đương sự.

    5- Mích tội tướng tỳ ni : nếu Tỷ-khiêu phạm tội mà không chịu thú nhận thì phải tìm bằng chứng phạm tội để buộc đương sự chấp nhận, nếu làm vậy không hiệu quả thì phải dùng đến biện pháp chế tài cho đến khi Tỷ-khiêu ấy chịu khuất phục trước Tăng.

    6- Đa nhân mích tội tướng tỳ ni : lấy biểu quyết theo đa số.

    7- Như thảo phú địa tỳ ni : phương pháp dùng cỏ che lấp bùn dơ.

    Tất cả mọi xử trị của Tăng đều phải tuân thủ theo một trong những nguyên tắc trên, nếu không có những nguyên tắc ấy chi phối việc xử trị thì tránh sự không sao chấm dứt được, tính hòa hợp của Tăng do đó cũng bị phá vỡ. Bao giờ và ở đâu mà bảy nguyên tắc này được tuân thủ thì sự thanh tịnh và hòa hợp của Tăng vẫn hiện diện, bản thể của Tăng vẫn được duy trì.

    Cuối cùng, tính hòa hợp của Tăng được thể hiện trong lối sống bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, đó là một đời sống không tư hữu dựa trên sáu phép khả hỷ (lục hòa). Sáu phép khả hỷ là :

    1- Thân hòa đồng trú : là thân nghiệp từ hòa, tức cử chỉ khiêm nhường và từ tốn đối với bạn đồng tu.

    2- Khẩu hòa vô tránh : là lời nói hòa nhã, chân thật.

    3- Ý hòa đồng duyệt : trong lòng luôn hoan hỷ với bạn đồng phạm hạnh.

    4- Lợi hòa đồng quân : lợi dưỡng được chia đều giữa các bạn tu cùng trú xứ.

    5- Giới hòa đồng tu : là tuân thủ các điều khoản giới luật chung, không tự ý thêm bớt điều luật (điều này được hàm ý trong điều thứ 3 của 7 pháp bất thối).

    6- Kiến hòa đồng giải : là chia sẻ kiến giải về giáo lý với bạn đồng tu. Điều này chủ yếu ngăn chặn sự phá kiến làm chướng ngại cho tiến trình tu tập.

    Sáu pháp khả hỷ này chỉ riêng áp dụng cho đoàn thể đệ tử xuất gia chứ không chung cho các chúng khác như cận sự nam (ưu-bà-tắc), cận sự nữ (ưu-bà-di). Bởi vì, nền tảng để thực hiện sáu nguyên tắc này là đời sống không tư hữu của Tăng.

    Qua những nguyên tắc được trình bày ở trên, ta thấy Tăng là một đoàn thể sống thanh tịnh hòa hiệp. Nếu có một pháp hữu lậu nào khởi lên giữa Tăng thì lập tức Tăng làm Yết-ma trừ diệt để trả lại sự thanh tịnh hòa hiệp cho Tăng. Mà muốn thực hiện được điều đó thì các thành viên của Tăng phải chung sống với nhau trong cùng một trú xứ, nghĩa là trong khoảng thời gian an cư các nguyên tắc trên mới được áp dụng triệt để và thể hiện rõ nét, sự thanh tịnh được tăng trưởng và tính hòa hợp mới hiện diện trọn vẹn.

    Để kết thúc An cư, một trong các phận sự của Tăng phải được tiến hành đó là Tự Tứ. Đây là pháp yết-ma cầu thỉnh ba việc : thấy, nghe, nghi; tức là thỉnh cầu bạn đồng tu nói lên những lỗi lầm của mình dựa trên ba trường hợp : thấy, nghe và nghi trong suốt thời gian ba tháng. Tự tứ là bổn phận của Tăng, nó có ý nghĩa như thuyết giới, đó là biểu hiện tính thanh tịnh và hòa hợp của Tăng, tuy nhiên ở tầm mức cao hơn. Người được thỉnh cầu sẽ nói lên những lỗi lầm của người thỉnh cầu trong tinh thần xây dựng; đó là thể hiện tính hòa hợp. Người được chỉ lỗi sẽ y theo pháp mà sám hối, đó là thể hiện tính thanh tịnh. Như vậy, thanh tịnh và hòa hợp được thể hiện xuyên suốt trong thời gian an cư và đó mới chính là ý nghĩa đích thực của an cư./.
    — vớiVân Sâu,Kem Tam Kem,Cao Thanh HươngAmat VitamintạiHội Phật Tử Việt Nam.
    CatBuiTinhXa, tulacoiphucquocdai307 thích bài này.
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  8. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Cuối tuần lại nhân dịp An Cư kiết hạ của Các Thầy!
    Tu xin mọi người dành chút t/g nghe Kinh Pháp Hoa để tăng trưởng lòng từ,cũng như tích tư lương,Phúc Đức cho mình và GĐ nhé ạ !
    http://hoavouu.com/a18499/kinh-dieu-phap-lien-hoa
    CatBuiTinhXa, phongthuyBDSquocdai307 thích bài này.
  9. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    THỞ & CƯỜI

    “ Trăm năm trong cõi người ta ”
    Ai ai cũng phải thở ra, hít vào.
    Trăm năm trong kiếp người nào
    Ai thì cũng phải hít vào, thở ra.

    Văn minh như U S A
    Người ta cũng phải thở ra, hít vào.
    Lạc hậu như nước Miên, Lào
    Ừ .. thì cũng phải hít vào ... thở ra.

    Nói chung trong cõi người ta
    Ai ai cũng phải thở ra, hít vào (*__*)
    Vậy mà có BIẾT (mình đang thở) đâu nào
    Tới khi hơi cuối thở phào ... mới hay !

    Có khi trút hơi thở rồi con người ta mới “ NGỘ ” ra mình đã từng sống, bạn có tin không?
    Vì thế khi chúng ta thở từng hơi thở có ý thức là BIẾT rõ mình đang SỐNG, nếu không ý thức được mình trong từng nhịp thở, thì đó chỉ là sự tồn tại mà thôi !...
    Thích Tánh Tuệ
    Bodhgaya 26/04/2013
    [​IMG]
    Trong mỗi chúng ta, SÁU CĂN : MẮT, TAI, MŨI, LƯỠI, THÂN, Ý khi tiếp xúc với SÁU TRẦN sẽ sinh ra SÁU THỨC. Khi tâm phân biệt đúng - sai thì 18 thứ này trở thành 18 tên cướp hại ta trầm luân đau khổ. Nhưng nếu tự tại tâm, an vui thì 18 thứ này sẽ là 18 vị A LA HÁN hộ trì cho ta, giúp ta viên thành CHÁNH GIÁC ... Chư vị Hiền Nhân thuở trước đã tự mình nhiếp phục SÁU CĂN, không cho nó chạy lăn theo dòng vô minh, các Ngài đã làm bài kệ như sau :
    NHIẾP PHỤC LỤC CĂN
    Hiền Nhân có kệ :
    - Sắc chi cũng không chinh được mắt
    Mắt tự do ngắm vật trong ngoài.
    Đẹp không vọng niệm mê say
    Xấu không khởi ý chê bai gớm nhờm.
    - Tiếng chi cũng không làm tai mến
    Tai tự do nghe tiếng dở hay.
    Dở không buồn ghét nơi tai
    Hay không buộc phải chuyển lay lòng mình.
    - Mùi chi cũng chẳng lung được mũi
    Mũi tự do để ngửi các mùi.
    Thơm không làm nảy ý vui
    Hôi không thể khiến cho khơi lòng buồn.
    - Vị chi cũng chẳng sờn được lưỡi
    Lưỡi tự do nếm thử các vì.(vị)
    Ngon không làm mến ưa chi
    Dở không sanh khởi ý gì chán chê.
    - Có đụng chẳng làm mê thân xác
    Thân tự do đụng các lạnh nồng.
    Lạnh nồng không nhiễm được lòng
    Cứng mềm cũng chẳng trói tròng nơi tâm.
    - Vật chi cũng không làm động ý
    Ý tự do xử trí vật danh.
    Giàu nghèo ưa ghét chẳng sanh
    Có, không cũng chẳng khiến tình chấp mê.
    - Cảnh không thể làm mê tâm trí
    Ý tự do tự trị lấy mình.
    Trong sanh tử, vượt tử sanh
    Tuy mang xác tục mà tình thần tiên.
    (Trích từ tác phẩm VÔ THƯỜNG của Thiền Sư Thích Giác Thiện) NG nghe qua mp3 thấy hay nên viết ra bài kệ này, để cả chùa mình cùng nhau tu học nhé !
    Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát
    CatBuiTinhXa, phongthuyBDSquocdai307 thích bài này.
  10. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Trao đổi !
    [​IMG]
    Một em bé đi Chùa lễ Phật, lễ xong em vừa ra đến sân chùa, gặp một quân nhân đứng ngắm cảnh.
    Thấy em, quân nhân liền hỏi: Em đi đâu thế? Bé gái đáp: Em đi chùa lễ Phật.
    -Quân nhân hỏi: Tượng Phật bằng gỗ bằng xi măng, em lễ cái gì?
    -Bé hỏi lại: Ở doanh trại anh mỗi sáng có chào cờ không? Quân nhân đáp: Sáng nào cũng chào cờ.
    Bé lại hỏi: Cờ bằng vải bằng màu, tại sao phải nghiêm trang chào? -
    Quân nhân đáp: Chào tinh thần Tổ quốc được tượng trưng qua lá cờ, chớ không phải chào vải màu.
    - Em bé nói: Cũng thế, em lạy tinh thần Từ Bi Giác Ngộ của Đức Phật được tượng trưng qua hình tượng chớ không phải lạy gỗ lạy xi măng.
    ... Lạy Phật không vì van xin tha tội, không vì cầu mong ban ân, chỉ vì quí kính một đấng lòng từ bi tràn trề, trí giác ngộ viên mãn. Vì quí kính công đức trí tuệ của Phật nên chúng ta lạy Ngài. Lạy Phật để thấy mình còn thấp ,tiện,Nhằm tự bỏ hết những thói ngạo mạn cành cao,sang chảnh... Quí kính gương cao cả của Phật để mình noi theo. Phước đức lạy Phật là tại chỗ đó. . . NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT​
    CatBuiTinhXa, phongthuyBDSquocdai307 thích bài này.

Chia sẻ trang này