Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

2656 người đang online, trong đó có 77 thành viên. 05:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 158699 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. quocdai307

    quocdai307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2009
    Đã được thích:
    4.034
    DỄ là nói chẳng nghĩ suy
    KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra.

    DỄ làm đau đớn người ta
    KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương!

    DỄ là biết được Vô thường
    KHÓ, lòng cứ vẫn tơ vương cuộc trần,

    DỄ là độ lượng bản thân
    KHÓ sao dung thứ tha nhân lỗi lầm!

    DỄ là vong phụ ân thâm
    KHÓ, câu tình nghĩa ngàn năm dạ hoài..

    DỄ là phạm những điều sai
    KHÓ, tâm học hỏi những ai hơn mình,

    DỄ cho kẻ khác niềm tin
    KHÓ là luôn giữ chính mình thẳng ngay.

    DỄ là nói những điều hay
    KHÓ thay Sống tựa trình bày ngữ ngôn.

    DỄ là suy tính thiệt, hơn..
    KHÓ lùi một bước nhịn nhường lẫn nhau.

    DỄ là sống vội, sống mau
    KHÓ dừng chân lại thở sâu, biết là...

    DỄ là hứa hẹn, ba hoa..
    KHÓ lời tín nghĩa thiệt thà một khi.

    DỄ là gieo rắc thị phi
    KHÓ là nội quán, tự tri lại mình

    DỄ là chiến thắng, quang vinh
    KHÓ lòng khiêm hạ, thấy mình nhỏ nhoi.

    DỄ xin địa chỉ mọi người
    KHÓ mà tìm được chỗ ngồi trong tim.

    DỂ biết nói, khó biết im
    KHÓ cùng ánh sáng, dễ tìm bóng đêm.

    DỄ vụng chân ngã xuống thềm
    KHÓ vùng đứng dậy vượt lên chính mình

    DỄ biết trời đất rộng thênh
    KHÓ là biết được '' ngôi đền tự tâm ''

    DỄ vui sáu nẻo thăng, trầm
    KHÓ lần ngán ngẩm âm thầm hồi hương.

    DỂ khi mất cảm thấy buồn
    KHÓ, trong hữu Phúc biết thương, giữ gìn.

    DỄ là vun quén quanh mình
    KHÓ, tình trải rộng ánh nhìn vị tha.

    DỄ cho ngày tháng đi qua
    KHÓ là tỉnh thức trong ta vài giờ..

    DỄ Sinh, dễ Tử mơ hồ..
    KHÓ khi đối diện nấm mồ Tuệ tri!..

    DỄ là viết những lời thi
    KHÓ rằng mơ ước đời ni vẹn toàn.

    Thôi, chừ tìm cái bồ đoàn
    Dễ là ngồi xuống, Khó hàng phục tâm.
    Dầu sao cũng quyết một lần
    Bằng không khó, dễ.. lần khân nối dài...

    Kỉ niệm ngày Phật Đại Niết Bàn.

    Thích Tánh Tuệ

    Bodhgaya- 3-2014
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Thầy Tánh Tuệ đang tu học tại Ấn Độ, là đệ tử xuất gia của Hòa Thượng Thích Mãn Giác (Chùa Việt Nam tại Cali, Hoa Kỳ)
    [​IMG]

    GẬP GHỀNH SÔNG MÊ

    Có người đứng giữa đôi bờ
    Bao lần tự hỏi.. biết giờ về đâu?
    Quay qua ngó lại, bạc đầu..
    Ngập ngừng, bịn rịn, chìm sâu giữa đời.
    Đôi dòng kẻ ngược, người xuôi
    Đôi bờ lận đận, tới lui muộn phiền.
    Tay này muốn vịn cửa Thiền
    Tay kia dệt mộng.. trần duyên sa đà,
    Lên rừng, nhớ tưởng phồn hoa
    Ngồi nơi phố mộng trăng ngà đầu non.
    lắm khi gối mỏi chân mòn
    Mà hồn chưa mỏi, đời còn mê say
    Mắt vừa hướng tới nẻo mây
    Vội che khuất bởi bàn tay nhân tình.
    Dùng dằng trong chốn tử sinh
    Khi ni, lúc nọ… Hỏi mình về mô ?
    Dưới lòng nôi một nấm mồ
    Biết rồi sao vẫn lửng lơ nẻo về ?
    Cây Si với Cội Bồ Đề
    Nghiêng đôi bóng đổ nặng nề cõi đêm.
    Chợt Vô thường đến gọi tên
    Chỉ còn dư lệ trên miền ăn năn.
    Xưa kia nếu chẳng dùng dằng
    Biết đâu thanh thản nhọc nhằn Tử, sinh!
    Trầm luân vì nợ Thế tình
    Mong manh hồn nhỏ gập ghềnh sông mê…
    Thích Tánh Tuệ
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG
    [​IMG]
    Mở Tâm ra trọn với người
    Cho tình thương nở.. đẹp ngời đóa sen.
    Mở lòng với lạ cùng quen
    Cơn mưa Từ ái nhẹ len vào hồn.
    Bình minh rồi lại hoàng hôn
    Sống chan hòa… chớ để buồn một ai.
    Cho, cho đến tuổi đời phai
    Mỉm cười đã sống không hoài kiếp ni.
    Trải lòng Hỷ, Xả, Từ, Bi
    Đường về cố quận cùng đi dập dìu ..
    Sẽ không buồn những buổi chiều
    Khi mình đã Sống rất nhiều ban mai .
    Thích Tánh Tuệ
    CatBuiTinhXa, tulacoiphucHoa_Sim thích bài này.
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    [​IMG]
    Nghĩ quanh...

    Gia đình nghèo kia có ba người: Bố – Mẹ – và Con trai. Họ sống âm thầm và bình lặng trong một thôn làng hẻo lánh, người Bố đi làm thuê để kiếm cơm gạo nuôi gia đình, người mẹ lo việc bếp núc, trồng mấy luống rau, và chăm sóc con. – Một buổi trưa hè nắng nóng, người mẹ trên đường từ chợ về nhà chợt nhặt được một trái cam ai đó đánh rơi bên đường, cơn khát và mệt nhọc dường như tiêu tan khi bà nghĩ đến miếng cam ngọt lịm và mọng nước. Nhưng nghĩ đến đứa con ngoan ngoãn chẳng mấy khi được ăn hoa trái thơm ngon, bà liền lau sạch trái cam và cất vào túi.Bước chân vào nhà, bà gọi: “Con trai ngoan của mẹ, nhìn xem mẹ cho con gì đây này!”.Đang học bài, cậu bé ngước đôi mắt trong veo nhìn trái cam như một báu vật :”Ôi, mẹ mua cho con ạ ? Trái cam ngon quá, con cám ơn mẹ”. Người mẹ cảm động :”Con học bài ngoan, mẹ đi nấu cơm nhé”.Vừa làm công việc bếp núc, người mẹ vừa thầm cảm ơn ai đó đã vô tình đánh rớt trái cam để bà được tận hưởng niềm vui sướng hạnh phúc khi đã biết nhịn cơn khát và dành phần trái cam ngon ngọt cho con mình. Còn cậu bé, vừa hít hà hương thơm dịu dịu, vừa ngắm nghía màu sắc vàng tươi của trái cam, cậu nghĩ: Mẹ thương mình biết bao khi mua trái cam ngon ngọt dường này, mình phải ngoan ngoãn vâng lời mẹ. Chợt nghĩ đến Bố giờ này đang vất vả làm việc, cậu ngập ngừng đôi chút rồi nhẹ nhàng xé tờ giấy đôi trắng tinh trong tập vở, cậu vụng về nét bút: “Bố ơi, con yêu Bố lắm, chắc Bố đang làm việc mệt lắm phải không Bố, Bố ăn trái cam này cho đỡ mệt Bố nhá.” Viết xong cậu mở trang giấy, gói trái cam rồi rón rén đặt ở góc tủ, nơi mỗi khi đi làm về Bố sẽ cởi áo khoác và cất mũ tại đó.
    Chiều tối dần, người đàn ông cố dấu sự mệt nhọc khi bước chân vào ngôi nhà ấm áp của mình, cởi áo khoác ngoài, đặt mũ xuống, bỗng tay anh chạm phải một vật gì tròn tròn được gói trong tờ giấy vở. Mắt ông nhòa lệ khi đọc những nét chữ ngây thơ của cậu bé, ông hôn cả mảnh giấy và trái cam xinh xắn như muốn cảm ơn đứa con yêu quý.

    Nhìn xuống bếp, thấy vợ đang lúi húi công việc, ông thấy thương người phụ nữ nhỏ bé, suốt ngày bận rộn để chăm sóc cho hai bố con mà không bao giờ phàn nàn kêu ca, ông cảm thấy mình mang ơn vợ biết bao. Nhẹ nhàng đến bên cạnh và choàng tay ôm vợ, ông ghé tai nói nhỏ: Cám ơn em, cha con anh cám ơn em, anh cho em này. Và ông đưa trái cam cho vợ. Người vợ bật khóc khi nhận ra đây chính là trái cam mình đã đưa cho cậu con trai…

    TG: Hương Vũ
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    [​IMG]
    THA THỨ.


    Một thiền sinh hỏi: “Thưa sư phụ, con đau khổ vì cha mẹ tàn nhẫn, người yêu con ruồng bỏ, anh em phản bội, bạn bè phá hoại… Con phải làm sao để hết oán hờn và thù ghét đây?”
    Vị sư phụ đáp: “Con ngồi xuống tịnh tâm, tha thứ hết cho họ.”
    Vài hôm sau, người đệ tử trở lại: “Con đã học được tha thứ cho họ sư phụ ạ. Thật nhẹ cả người! Coi như xong!”
    Sư phụ đáp: “Chưa xong, con về tịnh tâm, mở hết lòng ra thương yêu họ.”
    Người đệ tử gải đầu: “Tha thứ thôi cũng đã quá khó, lại phải thương yêu họ thì… Thôi được, con sẽ làm”
    Một tuần sau, người đệ tử trở lại, mặt vui vẻ hẳn, khoe với sư phụ là đã làm được việc thương những người mà trước đây đã từng đối xử tệ bạc với mình.
    Sư phụ gật gù bảo: “Tốt! Bây giờ con về tịnh tâm, ghi ơn họ. Nếu không có họ đóng những vai trò đó thì con đâu có cơ hội tiến hóa tâm linh như vậy.”
    Người đệ tử trở lại, lần nầy tin tưởng rằng mình đã học xong bài vở. Anh tuyên bố: “Con đã học được và ghi ơn hết mọi người đã cho con cơ hội học được sự tha thứ!”
    Sư phụ cười: “Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ.”

    SUY NGHĨ :

    Câu chuyện thật ý nghĩa, chúng ta có thể nhận ra rằng tha thứ giúp cho chúng ta đóng lại những đau thương, bất công trong quá khứ và nhìn nhận các sự việc rõ ràng để buông xuống. Tha thứ giúp cho chúng ta mở rộng lòng yêu thương, giúp cho ta nhìn lại chính mình đã làm hao phí năng lượng khi đánh mất lòng khoan dung.
    Tha thứ chính là một tiến trình tiến hóa tích cực của nội tâm, khi chúng ta thật sự đối diện và buông xuống những đau thương, mất mát, bất công… chúng ta sẽ không còn mang lòng oán hận, giận dữ… từ đó giúp cho chúng ta không nuôi dưỡng những niềm cay đắng, phẫn uất, trả thù… để rồi tạo thêm những điều bất thiện ở hiện tại và tương lai lại phải nhận sự khổ đau.
    Qua đó, chúng ta nhận rõ tha thứ giúp cho chúng ta sống an ổn hiện tại và tương lai. Vì vậy, có thể nói rằng “tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho chính mình”, vì khi chúng ta buông bỏ lòng thù hận, sẽ giúp cho tâm mình luôn bình an. Tâm bình an sẽ là chất liệu để tạo dựng nên lòng yêu thương từ bi cho mình và cho tất cả.
    Đọc và suy ngẫm câu chuyện một lần nữa, chúng ta thấy rõ như một trình tự khi bạn biết tha thứ , bạn sẽ có lại tình thương với những đối tượng đã gây cho mình đau khổ mà bấy lâu mình đánh mất vì thiếu lòng khoan dung , hiện khởi Tâm Từ Bi rộng lớn, nhớ ơn tất cả đã cho chúng ta sự thành tựu này và chợt nhận ra rằng “vạn pháp vốn bình đẳng”.
    Trên bước đường tu tập của người con Phật, chúng ta phải cảm ơn những bậc thiện hữu tri thức đã đưa đến cho mình nghịch duyên để chúng ta có cơ hội nâng cao đời sống tâm linh của chính mình. Nghịch tăng thượng duyên là vậy! Thật vậy, nếu lúc nào cũng thuận duyên, cũng đều được quí mến thì ta dễ dàng bị ru ngủ trong niềm tự hào, hãnh diện , ta đang biến mình thành nô lệ cho sự cống cao ngã mạn… tự đánh mất chính mình lúc nào không hay. Vì vậy, vị Sư đã dạy người học trò của mình phải biết ghi ơn những người đã đem đến cho mình những phiền não, oan uổng….để chúng ta có cơ hội nhìn lại chính mình, thực hành và chuyển hóa nội tâm, để nhận chân sự thật “chẳng có ai là người tha thứ và được tha thứ cả!”
    Với tôi, việc học cách tha thứ và hành theo những lời dạy của Chư Phật, Chư Tổ không phải đơn giản và dễ dàng nhưng cũng không phải là quá khó nếu mình muốn và tôi đã bắt đầu cho những sự việc nhỏ nhất từ trong cuộc sống của chính mình với mọi người xung quanh…để có được sự bình an hạnh phúc chân thật!

    Cổ Đức có câu này: “ Càng buông bỏ dưới chân này.
    Ấy là chỗ đứng càng ngày càng cao ”
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    [​IMG]

    TÂM MÌNH CÓ THỂ LỚN BAO NHIÊU ?

    Hễ lòng mình chứa nổi gia đình thì cái tâm bằng gia đình,
    mình mến tất cả người trong thôn thì tâm mình lớn bằng cái thôn,
    quý hết mọi người trong xã thì tâm mình lớn bằng cái xã.

    Nếu tất cả những người trong huyện này mà mình thương hết thì tâm mình lớn bằng cái huyện, tất cả những người trong tỉnh mà mình thương hết thì tâm mình lớn bằng cái tỉnh.

    Tất cả người trong đất nước mà mình thương hết thì tâm mình lớn bằng cả nước, tất cả người trên thế gian này mà mình thương hết thì tâm mình lớn bằng thế gian.

    Nếu tất cả mọi người trong toàn bộ các cõi vô hình dù mình không biết được mà vẫn thương hết thì tâm mình lớn bằng cõi vô hình.

    Như vậy nếu mình không thương được.. con dâu thì tâm mình chưa bằng con dâu, chỉ khi nào mình thương được thì cái tâm mình mới bằng con dâu.

    Luyện tập để mở tâm lớn ra. Tâm lớn ra đương nhiên sẽ có hạnh phúc lớn.

    Mở Rộng Tâm Ra Lòng Thanh Thản
    An Vui, Tự Tại Đời Thong Dong.

    With Metta [​IMG]
    http://suonglamportland.wordpress.com/thay-thich-tanh-tue/
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    [​IMG]
    Vội ...
    (Thích Tánh Tuệ)

    Vội đến, vội đi, vội nhạt nhòa
    Vội vàng sum họp vội chia xa.
    Vội ăn, vội nói rồi vội thở
    Vội hưởng thụ mau để vội già.

    Vội sinh, vội tử, vội một đời
    Vội cười, vội khóc vội buông lơi.
    Vội thương, vội ghét, nhìn nhau lạ!
    Vội vã tìm nhau, vội rã , rời...

    Vội bao nhiêu kiếp rồi vẫn vội
    Đuổi theo hạnh phúc cuối trời xa.
    Ngoài hiên đâu thấy hoa hồng nở
    Vội ngày, vội tháng, vội năm qua.

    Cứ thế nghìn thu đời vẫn vội
    Mặt mũi ngày xưa không nhớ ra.
    '' Đáy nước tìm trăng'' mà vẫn lội
    Vội tỉnh, vội mê, vội gật gà...

    Vội quên, vội nhớ vội đi, về
    Bên ni, bên nớ mãi xa ghê!
    Có ai nẻo Giác bàn chân vội ?
    '' Hỏa trạch '' bước ra, dứt não nề..
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    [​IMG]
    NHỮNG ĐIỀU MÀ QUYẾN THUỘC
    CỦA NGƯỜI LÂM CHUNG CẦN CHÚ Ý

    Hỏi : Chúng tôi là hàng phật tử tại gia. Nếu đến phút lâm chung của người thân mà không mời được thiện hữu trợ niệm thì phải làm sao đây để giúp thân nhân được vãng sinh ?

    Đáp quý vị có lòng như vậy thật đáng quý. Xin đọc kỹ những điều hướng dẫn sau đây.

    1.Theo Phật Pháp, phút lâm chung là thời điểm rất quan trọng của một kiếp người. Vì sao vậy? Vì đây là lúc có sự đột biến để thăng hay giáng theo sáu đường. Những điều xảy ra ở phút lâm chung ( cận tử nghiệp ) ảnh hưởng rất lớn đến sự thăng – giáng nầy. Đối với người tu tịnh độ thì lại càng cực kỳ trọng yếu .

    2.Khi có người thân sắp lâm chung, nếu có hội trợ niệm cần phải mời họ đến. Khi họ đã đến thì tất cả mọi người trong nhà phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của họ, không được xen ý riêng của mình vào .

    Nếu không có hội trợ niệm thì người trong nhà lo trợ niệm cũng được . cần yếu là theo đúng Phật Pháp ( sẽ được trình bày cặn kẽ ở những phần sau). Điều quan trọng cần tuân thủ là hãy làm ma chay, đừng sát sanh và cả nhà ăn chay trong thời điểm này. Khi bệnh người thân trở nặng thì chỉ lo trợ niệm chứ đừng cho uống nhân sâm hay tiêm thuốc hồi sinh. Vì làm vậy rất trở ngại cho chuyện vãng sinh Tây Phương. Xin ghi nhớ điều nầy.

    3.Phải biết rằng khi người thân lâm chung, họ phải theo một trong bảy đường sau: ba đường dử ( Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh), ba đường lành ( Trời, Người, Atula), và Thánh đạo Tây Phương Cực Lạc. Mình trợ niệm để giúp họ vãng sinh Tây Phương vĩnh viễn thoát khỏi sáu nẻo luân hồi. Trái lại nếu mình khóc lóc, kêu réo, than thở thì chỉ khiến cho họ động tâm mà đọa vào ba đường dữ. Hãy suy nghĩ cặn kẻ điều này.

    4. trong kinh điển phật đã dạy tường tận rằng nếu đọa vào ba đường dữ thì chịu muôn vàng thống khổ, nhất là địa ngục thời gian lại rất lâu dài. Những điều này là sự thật chứ không phải là chuyện ngụ ngôn mà đức Phật đặt ra để răng đời. Trái lại nếu được vãng sinh Tây Phương thì vĩnh viễn thoát khỏi ba đường dữ được ở địa vị bất thoái chuyển, thân cận đức A-Di-Đà và thánh chúng và an vui tu tập.

    5.Nếu người bệnh bình thường đã có tâm nguyện niệm phật cầu sinh Tây Phương thì rất tốt. Nếu không có tín tâm hoặc không thông hiểu về chuyện niệm phật cầu sinh Tây Phương thì người thân giải thích cho họ hiểu rằng: Làm người không phải vĩnh viễn cứ làm người. Có sáu đường sinh tử luân hồi, trong đó ba đường dữ rất thống khổ mà dể đọa vào. Ngược lại thế giới Tây Phương của đức A-Di-Đà thì rất là an lạc, được sinh sang đó thì vĩnh viễn không đọa vào ba đường dữ. Phước lạc của người sinh sang đó thật không thể nghĩ bàn. Điều kiện được vãng sinh thì do bổn nguyện của đức ADiĐà nên rất dễ dàng. Hễ có tính nguyện niệm danh hiệu ngài(Nam Mô A Di Đà Phật) thì lúc lâm chung chắc chắn được ngài đến rước về cõi Tây Phương Cực Lạc.

    6.Tâm niệm của người sắp lâm chung ảnh hưởng rất lớn đến kiếp lai sinh của họ ( Cận tử nghiệp) do đó người thân làm sau để họ không bị phiền não. Khi họ còn tỉnh táo thì hỏi rõ những gì cần căn dặn. Làm sau để họ yên tâm mà ra đi. Tuyệt đối đừng đem những vấn đề nhiêu khê của kiếp người mà làm họ bận tâm trong thời điểm này. Phải biết rằng làm như vậy thì không những người chết bị đọa lạc mà người sống cũng bị chướng duyên nặng nề trong tương lai

    7.Nếu có thân hữu hoặc bà con đến thăm người bệnh, thì trước khi họ gặp người bệnh yêu cầu họ đừng nói hay làm gì có thể gây chướng duyên cho vấn đề vãng sinh.

    8.Vấn đề trợ niệm cũng phải hết sức tế nhị. Khi người bệnh còn tỉnh táo, hãy hỏi kỹ về ý muốn của họ. Ví dụ muốn được lớn tiếng trợ niệm hay niệm vừa đủ nghe là được, dùng khánh mỏ hay chuông v.v.. tùy theo hoàn cảnh mà thiết trí tượng Đức ADiĐà chứ không phải nhất thiết là ở hướng Tây. Đừng chắp chặc theo hình thức mà làm người bệnh phiền não.

    9.Cũng có người bệnh do nghiệp chướng của họ mà không muốn người khác thế họ Niệm Phật, không muốn nghe người khác Niệm Phật, hoặc nghe Niệm Phật thì bực bội. Gặp trường hợp này quyến thuộc đến trước bàn Phật, thành khẩn vì họ mà cầu xin sám hối. Xin kể hai chuyện mới xẩy ra gần đây năm ngoái có một vị cư sĩ, khi mẹ ông bị bệnh sắp mất, ông liền mời hội trợ niệm đến nhà để hộ niệm cho mẹ. Mẹ ông khi nghe Niệm Phật, trong lòng bức rức chịu không nổi nên yêu cầu đừng niệm! thầy qui y của vị cư sĩ thấy vậy biết rằng đây là nghiệp chướng phát hiện, liền tụng cho bà mấy bộ kinh Địa Tạng. Vị cư sĩ cũng hết sức thành khẩn đối trước Phật ăn năn sám hối cho mẹ. Sau đó bà đột nhiên hoan hỷ muốn nghe Niệm Phật mà an nhiên vãng sinh. Lại có một vị cư sĩ khác, cha ông bị bệnh khi sắp mất thấy một người đàn bà và một con chó đến đòi mạng. Cư sĩ liền Niệm Phật sám hối cho cha thì ông không còn thấy nữa . Sau đó cha ông lại thấy hai nhà sư hiện đến nói rằng: “ Ông đời trước ngăn cản chúng tôi vãng sinh, nay chúng tôi đến để cản ông đây”. Cư sĩ lại vì cha đối trước Phật sám hối và cầu siêu cho hai vị tăng. Cha ông không còn thấy họ nữa sau cùng cha ông thấy một lão tăng hiện đến mà bảo rằng: “ oan nghiệp của ông đã được tiêu trừ, ba lần bảy nửa ông sẽ được vãng sinh. Cứ nói ba lần bảy là con ông hiểu. Cả nhà đều cho rằng “ba lần bảy” là hai mươi mốt ngày. Trợ niệm bấy lâu đã mệt, nay lại thêm 21 ngày quả thật là khó khăn. Không ngờ hai mươi mốt giờ sau thì người cha được vãng sinh. Hai câu chuyện có thật trên đây cho thấy được trọng yếu của vấn đề trợ niệm lúc lâm chung.

    10.Khi người bệnh sắp tắc thở nếu đã có người trợ niệm thân nhân hãy đối trước bàn Phật ADiĐà, khẩn thiết cầu xin Ngài tiếp dẫn thần thức người chết vãng sinh Tây Phương. Nếu người trợ niệm ít hoặc không có, thân nhân hãy đến người sắp chết mà trợ niệm. Nhớ là đừng đứng ngay trước mặt vì ở thời điểm này người chết rất để động tâm trở ngại chánh niệm do đó không nên để cho thấy mặt. Giọng Niệm Phật nhớ đừng bi lụy vì sẽ khơi dậy tình cảm nơi người chết khó mà vãng sinh. Thân nhân cần ghi nhớ hai đều này.

    11.Sau khi người chết đã tắt thở nhưng thi thể chưa lạnh hẳn ( nghĩa là thần thức còn đó chưa đi), thân nhân cần để ý các điều sau :

    - Vẩn tiếp tục lớn tiếng Niệm Phật trợ niệm.

    - Hãy coi chừng đừng để ruồi muỗi đậu lên thi thể người chết vì họ vẩn còn cảm giác.

    - Đừng khám xét thi thể để đoán xem đi về đâu vì làm vậy rất có hại cho người mất.

    - Nếu có ban trợ niệm phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẩn của họ.

    - Tuyệt đối đừng tin theo các hủ tục phổ thông của thế gian xin nêu ra đây vài điều:

    * Cho rằng khi thi thể còn nóng , khớp xương còn mềm mại, phải thay quần áo cho họ lúc này.

    * Cho rằng khi người thân tắt thở cần phải khóc lớn để dẩy lui hung tin !
    * Cho rằng hể tắt thở là phải lo liệm ngay. Niếu không sẽ mắc nợ “miên sàng” v..v…

    Trích Vãng Sanh Quan Yếu
    Dịch giả : Viên Thông

    Nam Mô A Di Đà Phật

Chia sẻ trang này