Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

6265 người đang online, trong đó có 605 thành viên. 18:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158332 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. PhiNhien

    PhiNhien Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/08/2014
    Đã được thích:
    1.221
    Ðức Phật dạy: "Người ta vì ái dục mà sanh lo, vì lo mà sanh sợ. Nếu xa lìa được ái dục thì còn gì để lo, còn gì để sợ?"

    (Kinh Tứ Thập Nhị Chương)
    [​IMG]
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    [​IMG]

    Cúng dàng ...?????????

    Có người bạch lên Tôn Giả :

    ".... Nhóm hội chúng này khoảng mấy chục vị, họ rất tà mạng. Cái gì họ cũng kêu gọi. Cái gì họ cũng muốn người ta bố thí...”

    Tôn giả nhíu mày hỏi:

    “- Ví dụ cụ thể là cái gì nào?”

    “- Thưa, cái gì họ cũng kêu réo. Ví dụ, hãy bố thí cho chúng tôi những vật liệu xây dựng cốc liêu như gỗ, ván, tre... Hãy bố thí người nam để hầu hạ. Hãy bố thí nhân công để làm việc. Hãy bố thí trâu, bò, xe kéo, rìu, búa, cuốc, xẻng... Do vậy, hiện nay, vừa thấy bóng dáng tỳ-khưu, chưa biết là ai, dân chúng cũng như cư sĩ cũng tìm cách tránh mặt đi vì sợ bị kêu gọi cúng dường hoặc sợ bị xin cái này, xin cái nọ. Tranh cũng xin, cỏ cũng xin, chum ghè cũng xin, nước cũng xin, đất sét cũng xin! Cái gì họ cũng mở miệng xin được!

    “ - Bọn chúng là lũ quạ

    Như bới rác trong bùn

    Hở gì thì xin nấy

    Xin tranh tre, tấm lợp

    Xin gỗ hương, củi mục

    Xin người nữ làm công

    Xin người nam hầu hạ

    Hãy cho tôi trâu cày

    Hãy cho tôi ngựa kéo

    Cuốc xẻng và búa rìu

    Ghè chum uống và rửa

    Hố đào ỉa và đái

    Gối dựa và gối ôm

    Khăn nằm và khăn đắp

    Chúng xin tất tần tật.

    Da mặt dày hai lóng

    Mở miệng thối hầm phân.

    Dạ-xoa ăn thịt thế

    Còn ghê tởm bọn chúng

    Vắt cẳng chạy cho xa

    Trốn tà sư ác đảng...”

    Tiền bạc, của cải, tài sản kiếm được ai ai cũng gian lao, vất vả; nếu có tích lũy được ít nhiều cũng phải khó nhọc, lao tâm khổ tứ. Thế mà những tỳ-khưu hễ gặp hai hàng cận sự hoặc dân chúng thì cứ mở miệng xin đủ mọi thứ. Xin, xin, xin - xin mãi xin hoài, con thú nó cũng chán huống hồ gì con người? Là bậc thiện trí thức, là tỳ-khưu trong giáo hội của Như Lai có nên làm như thế chăng? Rõ là kẻ ngu mới làm, còn bậc trí thì không như thế. Đối với pháp và luật của Như Lai “xin cái này, xin cái kia” là TÀ MẠNG! Quý vị hãy nhớ như vậy. Không những mở miệng xin, mà chỉ gợi ý, nhắc khéo để cho người ta biết mình cần vật này, vật kia cũng là tà mạng!

    Là tỳ-khưu tăng, ni trong giáo pháp của Như Lai, mọi thức ăn, vật uống, chỗ ở, thuốc men, nơi ngủ nghỉ - đều không được xin, không được mở miệng, không được gợi ý bằng cách này cách nọ với hai hàng cư sĩ. Tứ sự có được là do sự bố thí, cúng dường đúng pháp và luật - tức là do tình nguyện, tự nguyện và tâm hoan hỷ - của nam nữ cận sự. Vậy mới được gọi là CHÁNH MẠNG! Hãy như vậy mà y chỉ, mà phụng hành!
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Sư Bà Như Phụng Đứng Vãng Sanh
    [​IMG]

    Vào ngày 16 – 05 – 2009 (22 – 04 Kỷ Sửu) Sư Bà Như Phụng viện chủ chùa Long Vân đã an tường đứng và xả báo thân vãng sanh về Tây Phương của Phật A Di Đà trong tiếng niệm Phật của đại chúng.

    Khi còn tại thế Sư Bà luôn là một tấm gương lớn cho các chư Ni và quý Phật tử về tu tập, cũng như làm từ thiện tại nhiều nơi trong cả nước do Sư Bà phát động, Sư Bà không những dùng tâm từ bi để giúp đỡ chúng sanh mà còn dùng thân giáo để làm gương cho các đệ tử học theo. Chùa Long Vân của Sư Bà tu theo pháp môn Tịnh Độ và thường mở những khóa tu niệm Phật dành cho quý Phật tử về tu tập.
    Có lẽ khóa tu Phật thất lần thứ 5 Sư Bà đã viên mãn ở cõi Ta Bà, trong khi đại chúng đang cung thỉnh TT. Thích Bửu Chánh lên chính điện để thuyết pháp, Sư Bà cũng cùng với đại chúng xếp hàng để cung nghinh TT. Bửu Chánh trong tiếng niệm Phật vang rền ở chánh điện Sư Bà đã an nhiên tự tại đứng và nhẹ nhàng xả báo thân trong tiếng niệm Phật của các Ni và đại chúng.

    Pháp môn Tịnh Độ không thể nghĩ bàn, Sư Bà mãi mãi là tấm gương không những cho hàng xuất gia mà hàng tại gia của chúng con nữa.
  4. maxlevel

    maxlevel Thành viên tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    28/07/2014
    Đã được thích:
    38
    phật dạy ta lên làm lành tranh dữ muốn tâm an lạc phải tu tâm thiện còn khi mình niệm chú đại bi hay niệm thập chú thì cũng đê cho mình hướng thiện mà thôi
  5. PhiNhien

    PhiNhien Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/08/2014
    Đã được thích:
    1.221
    "Chúng sanh phục vụ cho tham ái và dục vọng mà chẳng kể gì đến tính mạng của mình. Họ làm việc suốt đời để thỏa mãn lòng tham ái. Sau khi chết đi, trong những kiếp kế tiếp, họ cũng vẫn còn tiếp tục làm nô lệ cho cùng người chủ tham ái này mà chẳng có phút giây nào ngừng nghỉ.

    Trong thế giới con người, kẻ nô lệ có thể làm tôi mọi cho người khác suốt một đời, nhưng kẻ nô lệ cho tham ái thì phải làm nô lệ từ đời này sang đời khác, chẳng biết bao giờ mới chấm dứt kiếp tôi đòi. Chỉ khi nào đắc quả A La Hán, kẻ nô lệ cho tham ái mới chấm dứt sự lang thang vô định trong vòng sinh tử."

    HT Mahasi - trích từ Pháp Thoại về bài kinh Hemavata
  6. TieuLongNu_68

    TieuLongNu_68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/09/2011
    Đã được thích:
    10
  7. PhiNhien

    PhiNhien Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/08/2014
    Đã được thích:
    1.221
    Hãy quan sát tâm mình. Bạn có cho phép mọi thứ rác rưởi vào tâm mình không? Bạn có thực sự kiểm duyệt những gì thâm nhập tâm mình – từ mắt, từ tai, từ những gì bạn suy nghĩ không?
    Kiểm duyệt là việc rất quan trọng, nếu không sẽ không có chút chất lượng, không có chút hiệu quả nào trong cuộc đời bạn. Bạn trở thành đối tượng để các cảm xúc giật dây.
    Vậy hãy xem – bạn là chủ nhân hay là nô lệ của tâm mình?
    Nô lệ của tâm mình nghĩa là nô lệ của các cảm xúc. Hãy nhìn sâu vào tâm mình và tìm câu trả lời trong đó. Tôi là chủ nhân hay nô lệ?
    Bạn bước đi mà chẳng hề suy nghĩ, chẳng có một kế hoạch nào. Khi bạn quá xúc động, bạn chẳng còn nghĩ gì được nữa, bạn chẳng dự tính, chẳng vạch được kế hoạch gì cả. Bạn chỉ tiến tới trước và làm bất cứ điều gì cảm xúc bắt bạn phải làm. Bạn nổ tung lên và đôi khi cần đến cả tiếng đồng hồ để bình tâm trở lại, để làm chủ bản thân mình. Khi cảm xúc bùng nổ, tâm bạn trở nên ngày càng xáo động và bất an cả một thời gian dài sau đó. Và đôi khi bạn phải ăn năn, hối lỗi vì nó...
    (Thiền sư Sayadaw U Jotika)
  8. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    [​IMG]
    7 ĐIỀU QUÁN CHIẾU HẠNH PHÚC


    1/ Ta đang còn sống
    2/ Ta có sức khỏe
    3/ Ta có đủ sáu căn
    4/ Ta có tự do
    5/ Ta có tiện nghi vật chất
    6/ Ta có tình thương
    7/ Ta có sự hiểu biết
    ***
    ●Ta đang còn sống
    Trên đời này quý nhất là sự sống. Tất cả sinh vật từ côn trùng, sâu bọ, thú vật cho đến con người, loài nào cũng tham sống sợ chết. Giả sử bây giờ phải lựa chọn giữa trúng số độc đắc mà chết và sạt nghiệp mà sống thì bạn sẽ lựa cái nào ? Ở đời ai cũng lo đi tìm tiền của, nhưng thật ra tiền của chỉ để bảo đảm sự sống an toàn, tiện nghi. Có nhiều người giàu sang sẵn sàng chi hết tiền của để cứu lấy mạng sống. Như thế đủ thấy sự sống quý hơn tiền bạc, quý hơn gấp trăm ngàn, triệu ngàn lần.
    Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sống đây. Còn sống thì còn tất cả.

    ●Ta có sức khỏe
    Sự sống quý nhất trên đời, sức khỏe quý nhất trong sự sống. Có sức khỏe không có nghĩa là phải khỏe như lực sĩ thế vận hội mà chỉ cần không đau nhức, bệnh hoạn, không có bệnh trầm kha, nan y, v.v... Ở đời mấy ai tránh khỏi bệnh tật, không bệnh này thì bệnh nọ. Bệnh nặng như ung thư hay AIDS phải có thuốc giảm đau như morphine mới chịu nổi, nếu không thì đau đớn rên siết như bị hành hình ở địa ngục. Bệnh nhẹ như cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu cũng làm cho ta mệt mỏi, khó thở, đau nhức. Mỗi khi khỏe mạnh, không bệnh hoạn thì ta hãy mừng rỡ ý thức đó là một hạnh phúc. Có nhiều tiền mà bệnh hoạn liên miên, ăn không được, ngủ không yên, hết nằm nhà thương này đến nhà thương nọ, có tiền như vậy đâu có sướng

    Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sức khỏe đây. Còn sức khỏe thì còn làm được tất cả.

    ● Ta có đủ sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)
    Có người đầy đủ sức khỏe nhưng lại bị mù, điếc, hoặc câm, què, tàn tật, v.v... Những người này dù có tiền, có sức cũng đâu sung sướng gì ! Bạn có thể tưởng tượng nếu bây giờ bị mù thì bạn sẽ ra sao ? Chỉ cần nhắm mắt lại trong năm, mười phút đi tới đi lui trong nhà mình xem. Bạn có hiểu được nỗi khổ của người mù không ? Vậy mà bạn đang còn đôi mắt sáng thấy được trời xanh, mây trắng, tai nghe được chim hót, nhạc hay, mũi ngửi được mùi cơm thơm, miệng nói năng được với người thương, thân không què quặt, tâm không điên loạn. Chỉ cần mất đi một căn thôi đời bạn sẽ mất đi rất nhiều ý nghĩa.
    Dù ở trong cảnh khổ nào đi nữa, nhớ lại mình còn nguyên vẹn sáu căn cũng đủ an ủi và xóa tan đi mọi niềm đau.

    ● Ta có tự do
    Tự do ở đây là không bị tù đày chứ không có nghĩa chính trị hay tôn giáo. Bởi vì theo giáo lý, tất cả chúng ta đều là tù nhân của ba cõi sáu đường. Chỉ khi nào thoát khỏi sinh tử luân hồi mới thực sự là tự do.
    Hiện tại bạn có đang ở tù không ? Có đang bị trói buộc, xiềng xích không ? Có ai cấm bạn đi đứng nói năng, ăn uống không ? Có ai đánh đập theo dõi kiểm soát bạn không?.
    Nhớ ai thì lên xe rồ máy đi thăm, thèm ăn món gì thì ra chợ mua hoặc đi nhà hàng, v.v... Có biết bao người đang bị tù đày khổ sở, trong đầu chỉ ao ước được tự do như bạn là họ sung sướng lắm. Vậy mà đang sống tự do bạn có cảm thấy hạnh phúc không ? Nếu không thì bạn hãy ý thức và nhớ lại đi, đừng để khi mất tự do rồi mới mơ ước thì quá muộn.

    ●Ta có tiện nghi vật chất
    Tiện nghi vật chất không hẳn là nhà cao cửa rộng, xe hơi, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy rửa chén, v.v... Tiện nghi ở đây là những thứ căn bản mà phần đông chúng ta đều có, đó là cơm ăn, áo mặc, chỗ ở che mưa nắng, không phải đi ăn xin, ngủ đầu đường xó chợ. Nhiều người ở Việt Nam vẫn tưởng rằng sống ở Pháp hay Mỹ chắc sướng lắm vì đầy đủ tiện nghi, họ đâu biết là ở đâu cũng có kẻ giàu người nghèo. Ngay tại Paris, thủ đô ánh sáng, hàng ngày vẫn có nhiều người ăn xin vô gia cư ngửa tay đi xin tiền trong xe điện ngầm, tối đến họ chui vào những gầm cầu thang để ngủ. Nhìn lên chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống thì ta vẫn còn may mắn hơn nhiều người. Hãy nhìn lại hoàn cảnh của mình, bạn có đói đến nỗi thiếu ăn không ? Có nghèo đến nỗi không còn mảnh vải che thân ? Nếu chưa đến nỗi như vậy thì bạn hãy xem mình đầy đủ. Khi tâm biết đủ (tri túc) thì bao nhiêu cũng đủ, khi tâm tham muốn đòi hỏi thì bao nhiêu cũng không đủ. Người biết đủ là người giàu có hạnh phúc vì không thấy thiếu thốn, người tham lam keo kiệt dù có nhiều tiền vẫn là người nghèo vì không bao giờ thấy đủ.

    ●Ta có tình thương
    Nhiều người khổ sở vì cảm thấy cô đơn, không có ai thương mình hết. Không ai thương mình bởi vì mình đâu có thương ai. Khi trong lòng ta tràn đầy tình thương thì tự nhiên nó tỏa ra và mọi người sẽ tìm đến. Giống như mùa xuân hoa nở thơm ngát thì tự động ong **** bay tới xung quanh. Bản chất của tâm (tim) là thương yêu. Ta có dư tình thương cho chính mình và cho kẻ khác. Chỉ cần nhớ lại mình có trái tim thương yêu và đem ra xử dụng.
    Hiện tại bạn có ai là người thân thương không? Có cha mẹ, anh em, vợ con, bạn bè không? Có ai đang thương và lo lắng cho bạn không? Có tình thương, biết thương và được thương là một hạnh phúc lớn nhất trên cõi đời này.

    ●Ta có sự hiểu biết
    Hiểu biết ở đây là hiểu biết đạo lý chứ không phải kiến thức bằng cấp. Không kể người khùng điên mất trí, hoặc bị bệnh tâm thần mà ngay cả những người bình thường cũng chưa chắc có sự hiểu biết về nhân quả và đạo đức. Đầu óc ta còn sáng suốt, không điên khùng mất trí, lại gặp được Phật pháp, học hiểu giáo lý nhân quả- giải thoát, đó là một duyên lành hy hữu trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được.

    Nếu quán chiếu những điều trên chưa đủ để cho bạn hạnh phúc thì bạn cần phải đi vào cuộc đời để tiếp xúc với người sắp chết, người bệnh để thấy họ khổ ra sao, tiếp xúc với người tàn tật, người tù, người ăn xin, người cô đơn, người ngu cố chấp thì may ra nó sẽ giúp bạn tỉnh ngộ thấy mình hạnh phúc.

    (Sa môn Thích Trí Siêu).
  9. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    -----( Mười nền tảng của đức tin chân chính)-----
    [​IMG]
    ------------------------- Kinh Kalama -------------------------


    Tôi nghe như vầy, một hôm nọ Đức Thế Tôn và đại chúng Tỳ-kheo du hành đến thị trấn Kê-sa-pu-ta của sắc dân Ka-la-ma thuộc nước Kô-sa-la. Hôm ấy dân chúng cung kính quây quần bên Đức Phật. Có người thành kính vấn an sức khỏe. Có người cung kính đảnh lễ. Có người lễ phép khoanh tay. Và có người lặng lẽ chăm chú ngắm nhìn tôn nhan của Đức Phật và đại chúng Tỳ-kheo. Rồi vài người trong số họ bắt đầu thưa chuyện:
    - Bạch đức Thế Tôn ! Có một số Sa-môn, Bà-la-môn đi đến Kê-sa-pu-ta này truyền đạo, vị nào cũng hết lời tán thán, khuyến dụ người khác theo đạo của mình, đồng thời họ không tiếc lời chê bai, phê phán, khinh miệt lời dạy và đạo của vị khác. Sự việc này làm chúng con phân vân: Vị nào tuyên bố sự thật? Đạo nào là chân lý? Vị nào tuyên bố sai sự thật? Đạo nào không phù hợp chân lý? Chúng con nên theo ai và phụng sự đạo nào ?
    Đức Phật ôn tồn dạy bảo:
    - Này các thiện nam, tín nữ, các vị phân vân, nghi ngờ là điều tất yếu và hợp lý. Trong trường hợp như vậy, các vị không nên vội tin hay bác bỏ quan điểm của đạo nào, khi mà các vị chưa tìm hiểu đạo ấy một cách thấu đáo. Này các thiện nam tín nữ Ka-la-ma, nhân đây Như Lai sẽ giảng giải về mười nền tảng của đức tin chân chánh.
    Một là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
    Hai là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
    Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
    Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.
    Năm là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.
    Sáu là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
    Bảy là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
    Tám là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
    Chín là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
    Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.
    - Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm, chỉ khi nào, sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy: “Lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán. Nếu sống và thực hiện các lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay hiện tại và về lâu, về dài” thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất động và thực hành theo.
    - Này các vị hãy nghĩ xem, khi lòng tham, lòng sân, lòng si, lòng hung hăng… đã được vứt khỏi nội tâm con người, thì con người sẽ được hạnh phúc hay bất hạnh?
    Dân chúng Ka-la-ma trả lời:
    - Bạch Thế Tôn, người ấy sẽ sống hạnh phúc.
    Đức Phật dạy tiếp:
    - Này các thiện nam tín nữ, đúng vậy. Vì khi họ không còn lòng tham, lòng sân, lòng si, lòng hung hăng chi phối, chinh phục, họ sẽ không khởi lên ý nghĩ hay hành động bức hại sinh linh, lấy của không cho, quan hệ tình cảm bất chính, nói láo, uống rượu, cũng như họ không còn khích lệ người khác làm những điều xấu ác trên. Như Lai tuyên bố sự xa rời ấy giúp cho con người sống hạnh phúc, an lạc lâu dài.
    - Này các thiện nam tín nữ, xa lìa tham, sân, si và các pháp nhiễm ô là thiện hay ác, là có phước hay tội, có được người trí tán thán hay không ?
    - Bạch Thế Tôn, theo chúng con hiểu, đó là khuynh hướng thiện ích, là việc làm phước báu, bậc trí sẽ tán thán và người làm được như vậy sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài.
    Đức Phật tán thán:
    - Lành thay, lành thay, hỡi dân tộc Ka-la-ma như mười đức tin nền tảng mà Như Lai vừa giảng dạy cũng như những điều vừa thảo luận: Chỉ khi nào quý vị suy tư, chiêm nghiệm và nhận thức xác đáng điều gì là chân chính, lợi ích cho mình và người khác rồi hãy đem lòng tin tưởng và làm theo. Đó là tiêu chuẩn của đức tin chân chánh, các vị nên học hỏi.
    Khi nghe Đức Phật phân tích, khai thị về đức tin chân chánh, bất động, dân tộc Ka-la-ma vô cùng thán phục, cung kính đảnh lễ Đức Phật và phát nguyện trở thành các Phật tử tại gia, tinh cần phụng sự Tam Bảo và vâng giữ năm nguyên tắc đạo đức.
    * Kinh Kalama Sutta nằm trong Tăng Chi Bộ Kinh (III. 539-43)
  10. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    --- TÌM ĐẾN PHẬT ĐỂ TU - XIN ĐỪNG HIỂU SAI PHẬT ---

    ----- HT : THÍCH THANH TỪ ----

    -Trong Phật Tử chúng ta ngày nay đa số không hiểu rõ chữ tu, nên ứng dụng sai lầm một cách đáng thương. Khi đến chùa qui y, họ thầm nghĩ từ đây về sau được Phật hộ độ cho mình khoẻ mạnh, gia đình mình an ổn, mọi mong cầu được như ý, khi chết được Phật rước về cõi Phật... Chớ họ không hiểu rằng, kể từ ngày qui y Tam Bảo là tự mình quyết tâm chừa bỏ những thói hư tật xấu, mình quyết thắng mọi tâm niệm, hành động đê hèn ác độc của mình tạo dựng đầy đủ phước lành để chết được sanh về cõi Phật. Họ đinh ninh trong lòng TU là nương tựa Tam Bảo, là van xin với Phật, là thỏa mãn mọi mong cầu, là an lành suốt cuộc đời..., nên trở thành yếu hèn ỷ lại, mất hết ý nghĩa chữ TU.

    -Bởi bản chất của con người là yếu hèn, sợ hãi, tham lam, nên bước vào đường tu, họ thích ỷ lại, van xin và mong cầu. Do đó làm biến thái tinh thần tu hành của người Phật Tử.

    -Yếu Hèn - Phát xuất từ tư tưởng yếu hèn, nên khi qui y Tam Bảo Phật tử này chỉ một bề trông cậy gởi gấm đời sống của mình và gia đình mình cho Phật, mọi việc đều Phật độ hộ cho, khi sống được bình an, lúc chết được Phật rước về cõi Phật. Với tâm niệm này, Phật tử cứ tưởng tu là thường đi chùa lễ Phật, thường cúng dường, thường cầu nguyện là tròn bổn phận người tu.

    - Những người này cung kính Phật như một vị thần hộ mạng, tưởng như Phật đủ quyền năng bảo hộ cho bản thân và gia đình họ suốt đời. Vì thế, khi bản thân hay gia đình xảy ra tai ách gì, họ tha thiết chí thành cầu Phật gia hộ cho tai qua nạn khỏi. Nếu cầu nguyện Phật không được kết quả, nghe ở đâu có cậu đồng bà bóng giỏi, hoặc ông thần nào linh thiêng cầu gì cũng được như nguyện, họ liền mang hương đèn đến đó cầu xin. Bởi đến Phật bằng tâm ỷ lại, nên khi trông cậy không được toại nguyện thì họ bước sang nơi khác một cách dễ dàng.

    -Sợ Hãi - Khi gặp tai nạn, người ta không biết nơi nào ẩn náu cho được an ổn, nghe ai giới thiệu qui y với Phật sẽ được bình an, họ liền đến xin qui y Tam Bảo. Họ cứ nghĩ qui y Phật sẽ được Phật che chở, cứu độ cho qua hết tai nạn. Vì thế, họ chỉ biết tu là van xin, cầu khẩn, chí thành khấn vái là tu. Mỗi đêm họ thắp hương lễ Phật, cầu nguyện Phật gia hộ cho họ được mọi thứ an bình. Trong gia đình khi có người bệnh hoặc xảy ra tai nạn, họ thắp hương quỳ trước bàn Phật tha thiết van xin Phật cứu bệnh giải ách. Nếu van xin được kết quả tốt, họ tăng trưởng lòng tin Tam Bảo. Bằng trái lại, họ mất lòng tin Phật, vì Phật không linh ứng như sở cầu. Ðược nghe nơi nào linh thiêng xin gì được mấy, họ liền từ giã đạo Phật để sang nơi đấy cầu xin. Do họ đến với Phật bằng tâm niệm sợ hãi, nên đời tu của họ chỉ cầu được bình an. Nếu không được bình an, họ sẽ chạy tìm nơi khác để ẩn nấp.

    Tham Lam - Do lòng tham sâu đậm, nên khi quy y Phật họ vẫn một bề mong cầu cho thỏa mãn lòng tham. Ðến chùa không phải để học đạo tu hành, mà để cầu xin. Chỉ cần cúng Phật một bó nhang, một dĩa quả, họ lại xin Phật đến trăm ngàn thứ. Nào là xin Phật cho gia đình bình an, xin cho con cái thi đậu, xin cho làm ăn phát tài, xin cho tai qua nạn khỏi, xin cho thân nhân qúa cố được siêu sinh Tịnh độ v.v... và v.v... Họ chi ra cúng Phật quá ít, mà họ lại xin quá nhiều. Nếu xin được như ý thì họ tinh tấn đi chùa, còn xin không được thì họ tìm chỗ nào linh thiêng hơn để đến cầu xin cho thỏa mãn.

    Bởi những người Phật tử như thế đến với chùa, nên trong chùa mới có xin xâm bói quẻ, coi sao cúng hạn, coi ngày lành ngày dữ để thỏa mãn đòi hỏi của họ. Mặc dù gần đây Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam kêu gọi dẹp bỏ mê tín dị đoan, song thói quen của các Phật tử này vẫn chưa bỏ được. Nguyên nhân Phật Giáo suy đồi phần lớn do những vị này mà ra. Là Phật tử mà họ không tin NHÂN QUẢ, không hiểu Phật là gì, không biết tu thế nào, làm sao không tạo thành những điều kiện u tối cho Phật Giáo? Ðây là nhũng tệ nạn do các Phật tử quan niệm tu Phật để "Cầu được bình an."

    Nếu người hiểu rõ "Tu là sửa đổi xấu xa thành hay tốt" thì không có quan niệm như trên. Mục đích của họ đến qui y Tam Bảo cốt nương chánh pháp để tu hành trừ sạch bệnh tham sân si phiền não của mình. Phật thường dạy, Ngài "theo bệnh cho thuốc để trừ bệnh khổ cho chúng sanh". Nơi nội tâm chúng ta có bệnh gì thì Phật có thứ thuốc ấy để trị lành bệnh. Cho nên nói: "Chúng sanh có vô lượng phiền não, Phật có vô lượng pháp môn". Vì thế, tu là dùng Phật pháp chuyển hóa tâm niệm sai lầm, xấu xa, tội ác của chúng ta. Biết vậy thì tu là phải học hỏi giáo pháp và ứng dụng giáo pháp để trị lành những tâm bệnh của mình.

    -Học hỏi giáo pháp là mở sáng con mắt trí tuệ, là đi dần trên con đường giác ngộ, tức là tu theo đạo Phật. Vì Phật là con người giác ngộ, đạo Phật là con đường tiến đến giác ngộ. Mọi khổ đau của chúng sinh do si mê tạo nên, muốn giải thoát khổ đau là phải giác ngộ. Tuy nhiên giác ngộ mức độ cao thấp khác nhau, tùy đó mà con người được bớt khổ hay hết khổ. Học hỏi giáo pháp là học Phật, ứng dụng giáo pháp để tu hành là tu Phật.

    - Với tinh thần tu học này, chúng ta không tìm đâu thấy có ỷ lại, van xin, cầu cúng; mà thấy mỗi người trang bị sẵn ngọn đuốc trí tuệ cuả mình để mồi với ngọn đuốc chánh pháp của Phật. Những người này không có yếu hèn, sợ hãi, tham lam; mà lòng cương quyết, can đảm, kiên trì tự nỗ lực tu hành cho đến ngày giải thoát. Tham sân si là mục tiêu họ phải chiến đấu đến bao giờ tiêu diệt hết mới thôi. Bởi vậy một bước tiến tu là một niềm an lạc, càng tu khổ đau càng tan rã, như tuyết giá tan rã khi ánh mặt trời lên, có duyên cớ nào phải lùi bước đi theo đường tà.

    -Ðược nhiều người tin Phật, chưa hẳn Phật Giáo đã thịnh. Nếu tin theo lối ỷ lại, van xin, cầu cúng, dầu có bao nhiêu triệu người, Phật Giáo vẫn bị chìm trong u tối. Vì mê tín thì không Giác, không giác thì có dính dáng gì với đạo Phật? Chúng ta thực tâm tu theo Phật thì cố mở con mắt trí tuệ, nhận chân Chúng ta thực tâm tu theo đạo Phật thì cố mở sáng con mắt con mắt trí tuệ, nhận chân những sự thật qua lời dạy của đức Phật. Như Phật dạy "Các pháp là vô thường", chúng ta phải chiêm nghiệm lý này cho tường tận, thấu suốt tường tận chúng ta mới nếm được pháp vị vô thường của Phật ban cho. Ðạo lý "Nhân Quả" là nền tảng của Phật Giáo, nếu chúng ta không suy tư cho đến thấu đáo thì lòng chánh tín khó phát sanh.

    - Phật dạy "Tin Nhân Quả Là Chánh Tín", nếu chúng ta không chịu khó rà đi xoát lại kỹ càng thì làm sao đủ lòng tin nhân quả. Bởi không tin nhân quả, chúng ta dễ sanh yếu hèn, sợ hãi, van xin rơi vào đường mê tín. Lý "nhân duyên" là chân lý của muôn pháp, nếu không nghiền ngẫm thật chín chắn, thật nhuần nhuyễn, chúng ta không thể hiểu nổi chỗ thâm áo của nó. Ðã không hiểu lý nhân duyên, chúng ta làm sao thấy được chỗ cao siêu của Phật Giáo mà sinh lòng tin kính.

    Muốn hưởng được pháp vị một cách thấm thía nồng nàn, người Phật tử phải tận lực suy tư nghiền ngẫm chánh pháp thật tường tận tinh vi. Như muốn thưởng thức hương vị của thúc ăn thật đầy đủ, người ta phải nhai thật nhuyễn những thức ăn ấy. Ðồng thời Phật tử phải ứng dụng triệt để chánh pháp trong cuộc sống hàng ngày. Mọi người ai cũng thừa nhận nơi nội tâm của mình đã sẵn có tính lương thiện và tính tội ác. Tội ác là nhân khổ đau cho mình và cho người, đời này và đời sau, nó làm cho con người trở thành hèn hạ xấu xa. Lương thiện là nhân an vui cho mình cho người, đời này và nhiều đời khác, nó gầy dựng cho con người trở thành bậc Hiền, Thánh. Nếu muốn hết khổ được vui, chúng ta phải dẹp bỏ tính tội ác, nuôi dưỡng tính lương thiện, chính đây là tu. Tu là điều kiện thiết của mọi người, không riêng ai và giới nào, nếu là người muốn hết khổ được vui và cố vươn lên bậc Hiền, Thánh.

    -Ước mong các Phật tử tự kiểm điểm lại xem, mình thuộc hạng nào trong hai hạng trên. Nếu là hạng đến với Phật "để cầu bình an" thì nên chuyển hướng can đảm vươn lên để thành Phật tử chân chánh không thối chuyển trên đường đạo. Nếu là hạng đến với Phật để "sửa đổi xấu thành tốt" thì cố gắng hơn nữa để mọi xấu xa đều dứt sạch, mọi khổ đau đều tan biến, tự tại tiến thẳng trên đường giác ngộ. Toàn thể Phật tử đều là người chánh tín, biết ưng dụng chánh pháp chuyển hóa ba nghiệp của mình trở thành con người thuần thiện, thì Phật Giáo mới thật sự là ngọn đuốc sáng soi đường cho chúng sinh ra khỏi đêm tối vô minh.
    (HT. Thích Thanh Từ

    -HỒI HƯỚNG :
    Chúng con nguyện đem công đức này
    Hướng về khắp tất cả
    đệ tử và chúng sanh
    Đều trọn thành phật đạo
    NAM MÔ TA BÀ GIÁO CHỦ ĐỀU NGỰ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT ...

Chia sẻ trang này