Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

6103 người đang online, trong đó có 579 thành viên. 20:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158345 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Phát Nguyện - Sám hối

    Đệ tử chúng con từ vô thỉ,
    Gây bao tội ác bởi lầm mê,
    Đắm trong sanh tử đã bao lần,
    Nay đến trước đài Vô thượng giác:
    Biển trần khổ lâu đời luân lạc
    Với sanh linh vô số điêu tàn
    Sống u hoài trong kiếp lầm than,
    Con lạc lõng không nhìn phương hướng,
    Đàn con dại, từ lâu vất vưởng,
    Hôm nay trông thấy đạo huy hoàng,
    Xin hướng về núp bóng từ quang,
    Lạy Phật Tổ soi đường dẫn bước
    Bao tội khổ trong đường ác trược,
    Vì tham, sân, si, mạn gây nên,
    Thì hôm nay giữ trọn lời nguyền.
    Xin sám hối để lòng thanh thoát.
    Trí huệ quang minh như nhựt nguyệt
    Từ bi vô lượng cứu quần sanh,
    Ôi! Từ lâu ba chốn ngục hình,
    Giam giữ mãi con nguyền ra khỏi,
    Theo gót Ngài vượt qua khổ ái,
    Nương thuyền từ vượt bể ái hà,
    Nhớ lời Ngài: " Bờ giác không xa",
    Hành nghiệp thiện cho đời tươi sáng.
    Bỏ việc ác cho đời quang đãng,
    Đem phúc lành gieo rắc phàm nhân,
    Lời ngọc vàng ghi mãi bên lòng,
    Cầu nguyện được sống đời rộng rãi,
    Con niệm Phật để lòng nhớ mãi
    Hình bóng người cứu khổ chúng sanh
    Để theo Ngài trên bước đường lành
    Chúng con khổ nguyện xin cứu khổ,
    Chúng con khổ nguyện xin cứu độ,
    Ngoài tham lam, sân hận ngập trời.
    Phá si mê trí huệ tuyệt vời,
    Con nhớ Đức Di Đà Lạc quốc
    A Di Đà Phật thân kim sắc
    Tướng tốt quang minh tự trang nghiêm.
    Năm Tu Di uyển chuyển bạch hào
    Bốn biển lớn trong ngần nước biếc
    Trong hào quang hóa vô số Phật
    Vô số Bồ Tát hiện ở trong
    Bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh
    Chín phẩm sen vàng lên giải thoát
    Quy mạng lễ A Di Đà Phật
    Ở Phương Tây thế giới an lành
    Con nay xin phát nguyện vãng sanh
    Cúi xin đức Từ Bi tiếp độ.
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 19/08/2014, Bài cũ: 19/08/2014 ---
    NGHIỆP VÀ SỐ PHẬN - ĐĐ Thích Thiện Tuệ
    Last edited: 19/08/2014
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  3. PhiNhien

    PhiNhien Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/08/2014
    Đã được thích:
    1.221
    Ngài Ajahn Chah thường dạy các đệ tử của ngài: "Nếu người ta chửi con là chó, thì con hãy nhìn lui xem mình có cái đuôi không. Nếu con có cái đuôi thì họ nói đúng rồi. Còn nếu con không có đuôi, thì cũng đừng lo lắng làm gì. Con không phải là con chó, vậy thì đâu có vấn đề?". Vậy đó, nếu bạn biết rõ giá trị của chính mình, bạn không cần phải tranh đấu để tự khẳng định lại mình khi bị người khác lăng mạ.

    (ST)

    [​IMG]
  4. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Thich Tanh Tue

    Hãy phát Tâm như thế...

    Một người bạch với Hòa Thượng: "Thưa Hòa Thượng, con muốn xin vào chùa đi tu?"

    Hòa Thượng hỏi: "Vì sao con muốn xuất gia?"

    "- Bạch Hòa Thượng, cuộc đời quá khổ, con không muốn sống ở đời nữa"

    "Này con, ở đời khổ một chút mà không chịu được thì tu không nổi.
    Người tu hành chịu khổ thay cho chúng sinh:
    Nhẫn nhục hơn chúng sinh,
    bố thí hơn chúng sinh,
    học nhiều hơn chúng sinh,
    hành nhiều hơn chúng sinh,
    từ bỏ nhiều hơn chúng sinh,
    một mảy may cái của mình cũng không có.

    Người tu hành lại làm nhiều việc thiện hơn chúng sinh,
    tích công lũy đức nhiều hơn chúng sinh,
    giáo hóa chúng sinh thoát khổ đau,
    có được điều lành nào đều đem tặng cho chúng sinh cả,
    lại không mong chờ được đền đáp.
    Con hãy phát cái tâm như thế thì tu hành mới nên !."

    Nam Mo A-Di-Đà Phật

    Xin mời các bác ăn dưa cho mát ạ !
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. PhiNhien

    PhiNhien Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/08/2014
    Đã được thích:
    1.221
    Mình cám ơn bác nhiều nhé :)
  6. Catbuiphudu

    Catbuiphudu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/08/2014
    Đã được thích:
    1.942
    @};-@};-
    Bài này rất hay, muốn làm việc gì trước hết phải xuất phát từ cái tâm.
    Ồ! đẹp quá ! mỗi trái dưa hấu đều là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Tks chị @tulacoiphuc ạ, hihi !
    Chúc chị và cả nhà ngày mới an lạc nhé!

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 20/08/2014, Bài cũ: 20/08/2014 ---
    Đạo chứa đựng sự cao siêu và màu nhiệm, nhưng lại thực tế trong những lẽ thường. Đạo là sự hồn nhiên, lặng lẽ, nhưng chứa đựng sức mạnh siêu nhiên của chân lý và lẽ phải.
    Vị kỷ hay vị tha cũng đều khởi nguồn từ bản ngã mà ra, từ vô minh mà... cấu thành.
    Người si mê cả đời tâm kg đạo, trong mộng lại chấp có. Bậc giác ngộ với cái định tâm bất động, thấy có biết chỉ là mộng. Có cũng coi như là không, trong cái không cũng chẳng chấp có (sắc tức thị không, không tức thị sắc).
    Chỉ đơn giản là khách quan, quan sát sự vật và hiện tượng, có như thế nào thì biết như thế ấy, thấy - biết như thật. Dần dần "sự thật" sẽ phơi bày sáng tỏ.
    Đời và Đạo là sự tương quan và tác động qua lại giữa các bản thể để tạo thành một khối đồng nhất kg cách biệt, tuy hai nhưng chỉ là một.


    [​IMG]
  7. CatBuiTinhXa

    CatBuiTinhXa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2013
    Đã được thích:
    225
    Hi, những câu này hay quá chị ah!
    Chị có thể cho em biết những lời dạy trên đây là cuả ai không ah?
  8. CatBuiTinhXa

    CatBuiTinhXa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2013
    Đã được thích:
    225
    Em cũng đang theo dõi topic này, được biết anh hình như cũng đã lớn tuổi nên xin pháp được gọi là anh em. Theo như em đã đọc một bài ở đâu đó có nói về các vụ bị tai nạn hoặc tàn sát tập thể là do kiếp trước (muôn nghìn kiếp trước) họ đã lỡ taọ nhiều nghiệp ác và theo duyên họ cùng đầu thai vào một thế hệ hay tập thể nào đó có liên quan tới nhau để cùng lãnh thọ quả báo.
    Còn những người như lính Mỹ kia thì ko phải là họ thay trời hành đạo anh ah, họ cũng chỉ làm theo sự sai khiến của thế lực khác (mà hành động của thế lực khác đó có nguồn gốc sâu xa là từ tham sân si), bên cạnh những người lính tàn ác cũng có những người lính vì bắt buộc họ phải cầm súng anh ah. Nhưng họ rồi trước sau đều phải thọ nhận qủa do nhân đã gieo, còn nó đến sớm hay muộn thì chắc em nghĩ anh cũng đã biết rồi.
    Em có vài lời trao đổi, kiến thức còn hạn hẹp có gì mong anh chỉ dạy thêm.
  9. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    . Thich Thuong Tue.

    “TÍN – HẠNH – NGUYỆN” – CỖ XE ĐƯA HÀNH GIẢ VỀ CÕI TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC.

    Nam Mô A Di Đà Phật! Một số Phật tử yêu cầu Thường Tuệ giảng về “Tín – Hạnh – Nguyện” trong Pháp Môn Tịnh Độ. Hôm nay đầy đủ Duyên lành, Thường Tuệ post bài : “TÍN – HẠNH – NGUYỆN” – CỖ XE ĐƯA HÀNH GIẢ VỀ CÕI TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC để tất cả Phật tử nghiên cứu và có đường lối Tu đúng đắn.
    Từ lúc Đạo Phật xuất hiện cho đến ngày nay, “Tín - Hạnh - Nguyện” hiển nhiên là một trong những Điều Kiện để trở về bản lai diện mục của người con Phật. Người tu theo Đạo Phật dĩ nhiên dù ở mọi thời đại nào, trước hết cũng phải “Tin“ nơi con đường tu của mình, thực hành “Hạnh“ và đạt mục đích cho mình là “Nguyện” vậy. Tín - Hạnh - Nguyện: là ba Điều Kiện cần thiết của người tu theo Pháp Môn Tịnh độ, như người trước khi đi xa cần phải dự bị lộ phí và lương thực. Chúng ta muốn đi sang thế giới Cực Lạc cũng phải chuẩn bị ba thứ tư lương, trước tiên phải có lòng tin, nếu không thì sẽ không có duyên với thế giới Cực Lạc. Trừ việc “Tự Tin Nơi Chính Mình”, cũng phải “Tin Ở Người Khác”, “Tin Nhân”, “Tin Quả”, “Tin Sự” và “Tin Lý”. Theo Liên Tông Cửu Tổ (Tổ thứ 9) là Ngài Ngẩu ích Đại Sư nói rằng:
    “Nếu Tín Nguyện bền chắc thì khi lâm chung, chỉ xưng danh hiệu Phật mười niệm cũng được vãng sanh. Còn trái lại, thì dù cho có niệm Phật, trì Chú nhiều đến thế mấy đi nữa mà Tín Nguyện yếu kém, thì chỉ được kết quả là hưởng phước báu nơi cõi Nhân Thiên mà thôi.”
    Tuy nhiên, đây là nói về các Bậc Thượng Căn, còn chúng ta là những kẻ Hạ Căn, phước mỏng nghiệp dầy, muốn vãng sanh Cực Lạc thì phải có đủ cả Tín - Hạnh - Nguyện, nghĩa là đầy đủ hết cả hai phần Lý và Sự.
    Tín là gì?
    Là lòng tin, có lòng tin sâu sắc đối với thực thể của Chư Pháp, tịnh đức Tam Bảo, và thiện căn của thế gian và xuất thế gian; có khả năng đem lại đời sống thanh tịnh và hóa giải nghi hoặc. Theo Tịnh Độ tông, Tín là tin cõi Cực Lạc có thật và hiện hữu cũng như cõi Ta Bà của chúng ta đang ở đây. Tín là tin rằng Đức Phật A Di Đà luôn luôn hộ niệm, sẵn sàng tiếp dẫn bất cứ chúng sanh nào biết quy kính và xưng niệm đến hồng danh của Ngài. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong “Liên Tông Thập Tam Tổ”, trong phần Tín - Hạnh - Nguyện, Thầy đã nhấn mạnh về Tín là tin ở nơi sáu điều (Lục Tín):
    1. Tự Tin (tin ở nơi mình): Sao gọi là tự tin hay tin nơi chính mình? Tin nơi chính mình tức là tin tất cả đều do nơi Tâm của mình tạo ra. Vì thế nếu mình niệm Phật, ắt sẽ được Phật tiếp dẫn không sai.
    2. Tha Tin (tin ở nơi người): Sao gọi là tha tin hay tin ở nơi người? Tin nơi người là tin Đức Phật Thích Ca không bao giờ nói dối, Phật A Di Đà chẳng thệ nguyện suông. Cho nên nếu như y theo Pháp Môn Tịnh Độ mà hành trì, tất cảm được Đức A Di Đà Thế Tôn tiếp dẫn sanh về Cực Lạc. Trong Kinh Dược Sư nói rằng:
    “Trăng sao còn có thể rơi, núi cao còn có thể mòn, biển sâu còn có thể cạn, nhưng lời Đức Phật nói ra thì trăm nghìn muôn kiếp không sai chạy”.
    Trong Kinh Đại Tập nói rằng:
    “Mãnh phong khả thuyết tác hệ phược, Tu di khả thuyết khẩu xuy động, bất khả thuyết Phật hữu nhị ngữ, thực ngữ như ngữ cập tịnh ngữ.”
    Nghĩa là:
    “Buộc luồng gió mạnh thổi lung lay hòn núi Tu di, nhưng không thể bảo Phật nói trước sau khác nhau, bởi vì Phật bao giờ cũng nói toàn là sự thật, chân chính và trong sạch”.
    Như vậy, chúng ta phải tin chắc Pháp môn Tịnh độ do đức Phật Thích Ca nói ra, tin chắc 48 lời nguyện của Phật A Di Đà là “như đinh đóng cột”, cho nên, nếu như y theo Pháp Môn Tịnh độ mà hành trì tất sẽ cảm được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn sinh về Cực lạc.
    3. Tin Nhân: Sao gọi là tin Nhân? Tin Nhân tức là tin rằng niệm Phật chính là Nhân vãng sanh giải thoát.
    4. Tin Quả: Sao gọi là tin Quả? Tin Quả tức là tin rằng sự vãng sanh và thành Phật là Kết Quả của công hạnh tu niệm Phật.
    5. Tin Sự: Sao gọi là tin Sự? Tin Sự tức là tin rằng cảnh giới Tây Phương Cực Lạc và tất cả Sự Tướng ở nơi cõi ấy đều có thật. Cõi nầy có thật như Sự có thật của cõi Ta Bà nầy vậy.
    6. Tin Lý: Sao gọi là tin Lý? Tin Lý tứ là tin điều “Lý tín duy tâm” nghĩa là một chân tâm của mình bao trùm hết cả Mười Phương Quốc Độ của Chư Phật.
    Hạnh là gì?
    Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong quyển “Liên Tông Thập Tam Tổ”, theo quan điểm Tịnh Độ, Hạnh là sự Thực hành phải cho kiên nhẫn và đúng pháp, nghĩa là chuyên niệm danh hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật” và trì Chú “Vô Lượng Thọ Như Lai Đà La Ni” không xen tạp và không tán loạn (Dùng “Chỉ” và “Quán”). Và Hạnh cần nhất là phải hành theo Đại Nguyện của mình, nếu không thực hành là nguyện giả, cũng như người tu Tịnh Độ mà không ăn Chay là nguyện giả. Tại sao? Vì đã phát nguyện độ chúng sanh, còn ăn thịt chúng sanh, chẳng phải nguyện giả ư? Trong Kinh Di Đà có bài kệ hồi hướng như vầy:
    "Thập Phương Tam Thế Phật,
    A Di Đà đệ nhất,
    ……………………………..
    Phàm hữu chư phước thiện,
    Chí tâm nguyện hồi hướng",
    Nghĩa là làm bất cứ việc phước thiện gì đều hồi hướng cho tất cả chúng sanh, trong đó có “chủ nợ” của mình. Bất cứ con người hay súc sinh; gặp con vật như con chó cũng phải phát tâm độ, mặc dù con chó không biết nghe mình nhưng cũng nói cho nó, gặp con mèo thì độ con mèo, thử hỏi hiện nay có mấy ai làm được như vậy? Có người phát tâm tu Tịnh Độ đã hơn mấy chục năm, cũng có phát đại nguyện, nhưng hỏi về phần thực hành thì không có. Tiếc thay!
    Nguyện là gì?
    Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong “Liên Tông Thập Tam Tổ”, theo quan điểm Tịnh Độ, Nguyện tức là mỗi mỗi tâm phát ra đều là “tâm ưa thích” cầu được vãng sanh về Cực Lạc, mỗi mỗi niệm phát ra đều là “niệm mong cầu” được dự vào nơi Chín Phẩm Sen Vàng. Nguyện phải cho thiết tha, cho quyết định.Trong ba điều Tín - Hạnh - Nguyện nầy, người Tu tịnh Nghiệp bắt buộc cần phải có đủ, không được thiếu sót một điều; tuy nhiên, Nguyện là điều cần thiết nhất. Nguyện: là phát khởi từ trong tâm tưởng một lời thề, hay lời hứa kiên cố, vững bền, nhất quyết theo đuổi ý định, mục đích, hoặc công việc tốt lành nào đó cho đến lúc đạt thành, không vì bất cứ lý do gì mà thối chuyển lui sụt. Phật tử chân thuần nên nguyện tu y như Phật để được thành Phật, rồi sau đó nguyện đem pháp mầu của Chư Phật độ khắp chúng sanh, khiến cho Nhất Thiết Chúng Sanh đều bỏ Mê về Giác, phản vọng quy chơn. Theo Tịnh Độ tông, Nguyện tức là “Khởi Tâm Tha Thiết” mong cầu thoát khỏi Ta Bà khổ lụy để được sanh về cõi Cực Lạc yên vui. Nguyện gồm có hai loại:
    1. Biệt Nguyện: Lời nguyện đặc biệt, như là “Tứ Thập Bát Nguyện” (48 Lời Nguyện) của Phật A Di Đà hay “Thập Nhị Nguyện” (12 Lời Nguyện) của Phật Dược Sư, đối lại với “Tổng Nguyện” của Chư Bồ Tát.
    2. Tổng Nguyện: Thệ nguyện chung của Chư Phật và Chư Bồ Tát như “Tứ Hoằng Thệ Nguyện” và “Thập Nguyện Phổ Hiền Bồ Tát”, đối lại với thệ nguyện riêng như “Tứ Thập Bát Nguyện” của Đức Phật A Di Đà.
    Chư Phật cùng Bồ Tát ở quá khứ, hiện tại và trong tương lai cũng đều y theo Hai Loại Nguyện này mà tu hành Chứng Quả. Hai Loại Nguyện này là y theo “Tứ Diệu Đế” mà phát ra là: “Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế, và Đạo Đế”. Hơn nữa, Hai Loại Nguyện này cũng là chiếu theo Ba Khổ: “Khổ khổ, Hành khổ, Hoại khổ” của chúng sanh mà phát ra. Ba Khổ là gì? Đó là:
    1. Khổ khổ: chính là những nghèo cùng khốn khổ của chúng sanh.
    2. Hoại khổ: chính là chúng sanh dù được giàu sang, nhưng sự giàu sang đó hư hoại đi.
    3. Hành khổ: chính là đã không phải bị khổ sở vì nghèo thiếu, cũng không phải là giàu sang bị hư hoại, mà là hành khổ của Vô Thường biến đổi.
    Từ nhỏ đến lớn, từ lớn đến già, từ già đến chết, suốt cả một đời niệm niệm đổi dời, cho nên có Ba Khổ. Sanh, già, bệnh, chết, ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc, ngũ ấm xí thạnh. là khổ. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhân vì nhìn thấy khổ sanh già bệnh chết liền phát tâm xuất gia, tu hành. Ái biệt ly khổ là nỗi khổ đối với người mình yêu thích mà vì hoàn cảnh nào phải xa lìa. Yêu mà phải xa lìa là một thứ khổ, mà không yêu lại thường hội tụ ở một chỗ cũng là một thứ khổ, đó gọi là Oán Tắng hội khổ. Ví dụ: Mình không thích người ấy, ở một nơi nào đó lại chạm mặt với người ấy và cùng làm việc chung với họ, nỗi ấy gọi là Oán tắng hội khổ. Lại có một thứ gọi là Cầu bất đắc khổ, nghĩa là không toại lòng mong muốn, mong muốn được mà không thể được. Khi chưa được thì lo lắng cho được, khi đã được rồi thì sợ mất mát. Nhưng cái thứ khổ lo được lo mất không kể gì lợi hại, chính là Ngũ ấm xí thạnh khổ. Ngũ ấm là Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Năm thứ này giống như là ngọn lửa cháy bừng bừng. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, năm ấm này giờ giờ khắc khắc đều đi theo trên thân thể chúng ta gây nên vô vàn sự thống khổ. Ngoài các loại khổ ra, còn có vô lượng vô biên khổ nữa. Tại sao có quá nhiều “khổ” như vậy? Đó là vì chúng ta trong đời quá khứ gieo trồng quá nhiều Nhân “khổ”, cùng làm bạn bè với chúng mà không muốn xa lìa. Vì thế. gieo trồng Nhân Duyên của “khổ” thì này nhận lấy Quả “khổ”. Cho nên nói:
    "Muốn biết Nhân đời trước, hãy xem đời nay Quả gì. Muốn biết Quả đời sau, hãy xem đời này gieo Nhân gì".
    Vì thế gieo trồng Nhân lành thì sẽ hưởng Quả lành, gieo trồng Nhân ác thì sẽ nhận Quả ác, lúc Quả thành thục thì lòng rất sợ hãi. Cho nên chúng ta phải nhớ câu này:
    “Bồ Tát thì sợ Nhân; chúng sanh thì sợ Quả”.
    Bồ Tát thì sợ Nhân chớ không sợ Quả, cho nên cẩn thận, dè dặt, không trồng Nhân khổ, vì thế các Ngài không có Quả “Khổ”. Thời quá khứ, khi chưa rõ đạo lý, các Ngài cũng gieo trồng Nhân khổ; hiện tại Quả khổ đến, các Ngài vui vẻ tiếp nhận, vì hiểu rõ rằng thọ khổ thì hết khổ, hưởng phước thì hết phước. Nhưng chúng sanh sợ Quả mà không sợ Nhân, khi gieo trồng Nhân bất kể là Nhân tốt hay xấu, Nhân thiện hay ác, cứ cho là việc nhỏ không ăn thua gì, cho nên mặc tình gây tạo, không để tâm cẩn thận một tí nào. Nhân gì cũng gieo, nên khi họ khổ thì thọ hoài không hết, rồi than van rằng: "Sao mà gặp toàn cảnh trớ trêu như vậy”, đã sợ nhận lấy Quả khổ, thế thì trước kia đừng có gieo trồng Nhân khổ?
    Thường Tuệ lấy một thí dụ về Nhân Quả vào thời Đức Phật và chính Đức Phật nói về Nhân Quả này như sau:
    “Có một lần Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cùng với rất nhiều đệ tử đến một nước nọ để giáo hóa chúng sanh. Người trong nước này thấy Phật đến liền đóng cửa lại, không có ai chịu bố thí, cũng không ai đến cung kính chào hỏi. Phật đã đến nước ấy rồi, không có ai ra đón rước, vì không có duyên với các Đại thần và nhân dân ở đó. Nhưng khi Ngài Mục Kiền Liên đến thì cả Quốc vương, Đại thần và nhân dân đều hướng về Ngài cung kính đảnh lễ, tranh nhau đến cúng dường. Các đệ tử Phật thấy thế, nhưng không biết tại sao, bèn hỏi Phật: "Tại sao Phật đến nước này không ai chịu cúng dường cả, mà Ngài Mục Kiền Liên, đệ tử Phật, đi đến đây lại được mọi người tranh nhau cúng dường?" Phật đáp: "Đó là do Nhân Quả đời trước". Sau đó Phật giảng như vầy: “Từ vô lượng kiếp về trước, Mục Kiền Liên cùng Phật ở chung một chỗ, Mục Kiền Liên lên núi đốn củi, còn Đức Phật xuống dưới núi sửa đường và rất ghét bầy ong, mà Mục Kiền Liên lại rất thích chúng. Đức Phật Thích Ca lúc ấy, khi còn tu nhân, thường lấy khói hun đốt chúng, mà Mục Kiền Liên lại bị chúng đốt đau nhức. Tuy bị đau nhức, nhưng Mục Kiền Liên không dùng lửa để hun đốt, trái lại còn phát nguyện: "Về sau tôi đắc đạo sẽ độ trưóc bầy ong có nhiều tánh Tu La này". Đời đời kiếp kiếp về sau, bày ong này biến thành ra người trong một nước. Ong chúa là vua, các ong thợ là dân. Ngày xưa Phật Thích Ca nhân vì ghét chúng, từng dùng khói hun đốt chúng, nên bây giờ đến nước ấy không có ai ra đón tiếp, Quốc vương, Đại thần, nhân dân cũng không chịu cúng dường Ngài. Trái lại, Ngài Mục Kiền Liên đã có phát nguyện sau khi đắc đạo sẽ độ bầy ong này, cho nên đời này gặp lại nhau thì Quốc vương và nhân dân nước ấy tranh nhau đến cúng dường”.
    Cho nên, chúng ta biết rằng Nhân Quả rất trọng yếu, vì thế nhất định phải phát nguyện. Lại nữa, Nguyện là chúng ta vạch ra đường lối rõ ràng của người tu Phật, cũng như trong những việc nhỏ nhặt ở thế gian, luôn luôn phải đặt động cơ thúc đẩy để đi đến đích. Chúng ta phải đặt ra mục đích cuối cùng của con đường tu hành là quả vị “Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác“. Chúng ta đi trên con đường đó là đem cả cân não, đem cả sinh mệnh, quyết thực hành cho được, luôn luôn thâu nhiếp những yếu tố, những điều kiện chánh đáng làm kinh nghiệm, làm phương tiện đưa ta đến sự hoàn tất dự tính.
    Những yếu tố, điều kiện, kinh nghiệm, phương tiện ấy nằm trong Hai Nguyện: Biệt Nguyện và Tổng Nguyện. Là người tu hành, không nên bảo thủ, cố chấp ôm phương tiện làm cứu cánh, không nên phân biệt Phật này, Phật nọ mà phải hiểu rằng Chư Phật vốn cùng trong cái thể đại bình đẳng, đồng nhất (Nhất Thiết Chủng Trí) không riêng, không khác, cùng chung một nguyện, tùy thời độ sinh. Cho nên chúng ta nguyện phụng sự tất cả Chư Phật, mà không dựng lên những câu: “Bổn Sư của tôi là Phật Thích Ca, Bổn Sư của anh là Phật A Di Đà, Bổn Sư của họ là Phật Dược Sư…v.v…” Danh từ tuy khác nhau mà chân lý vốn không hai, đã là Phật tử thì Phật nào cũng là Bổn Sư của mình, vì Chư Phật đều chung Chân lý: “Chân - Thiện - Mỹ” tức là chung cái mà ta đang tìm.
    Do đó, chúng ta Nguyện luôn luôn học hỏi Phật pháp, cầu tiến bộ Trí Tuệ thực dụng chứ không phải trí tuệ của lý thuyết suông, vì Phật pháp thì mênh mông mà trí tuệ hiểu biết của chúng ta vốn bị Vô Minh che phủ, đắm trong Duyên trần, thành ra bị giới hạn.
    Có hiểu được, càng hiểu được Phật pháp mới mong tìm cái thực chất của cái “ta“, đó là căn nguyên của Nghiệp chướng mà chúng ta phải dứt trừ và không tạo thêm nghiệp. Chúng ta nguyện, dù phiền não vô tận, chúng ta cũng quyết đoạn lìa tất cả. Nếu chúng ta dứt trừ được Nghiệp lực thì chúng ta sẽ biến Nghiệp lực thành Nguyện lực.
    Ba Tâm : “Đại Bi, Đại Trí và Đại Nguyện” kết liền với Hai Nguyện trên đưa chúng ta đến sự hòa hợp vào cái nguyện độ sinh của Chư Phật. Vì thế, người tu đã tự độ, quyết không chịu an hưởng “Thường, Lạc, Ngã, Tịnh” mà nguyện đem công đức của mình, vì chúng sanh để độ tất cả những người còn mê muội, lặn hụp khắp trong tất cả ba cõi sáu đường.
    Ngài Ấn Quang Đại sư đã dạy rằng: “Nên để ý, đừng đem trí hiểu biết của phàm phu suy độ, nhận lầm rằng: bao nhiêu sự mầu lạ không thể nghĩ bàn ở Tây phương đều thuộc về ngụ ngôn để thí dụ cho tâm pháp, chớ không phải cảnh thật”.
    Nếu có sự hiểu biết lầm lạc ấy, tất sẽ mất điều lợi ích vãng sinh Tịnh độ, mối hại này lớn phải nên cẩn thận. Tâm trí của các Đức Phật thật là sáng suốt không có gì ngăn ngại cả, cũng giống như một hồ nước trong thật trong, khi ta nhìn vào hồ thì ta sẽ thấy rõ ràng những vật nằm trong đó. Các Đức Phật Mười Phương đặc biệt có được Phật nhãn, cho nên khi các Ngài nhìn thì không có chỗ nào mà các Ngài không thấy cả. Còn con mắt phàm phu của chúng ta thì chỉ nhìn được xa nhất là 01 cây số thôi, với cách nhìn kém cỏi như vậy thì làm sao chúng ta thấy được những thế giới hiện đang hiện hữu ở trong vũ trụ này. Chúng ta tin có lục đạo (Địa ngục - Ngạ quỷ - súc sinh - A Tu La - Nhân và Thiên) thì tất nhiên chúng ta phải tin chắc là có Cõi Cực lạc không sai biệt.
    Chúng ta nên nhớ rằng: Phật A Di Đà là Phật A Di Đà trong tâm chúng sanh, chúng sanh cũng là chúng sanh trong tâm Phật A Di Đà, sự quan hệ này cũng có Sự và Lý, nhưng đạo lý này cần phải có lòng tin và sự thực hành không được biếng trễ. Ví như niệm Phật, trì Chú mỗi ngày một tăng lên, không nên mỗi ngày một ít đi. Khi chúng ta niệm "Nam Mô A Di Đà Phật", trì Chú “Vô Lượng Thọ” thì trong nước Bát công đức của Ao Thất Bảo nơi Thế Giới Cực Lạc Phương Tây sẽ mọc lên một Hoa Sen. Niệm Phật, trì Chú càng nhiều thêm thì Hoa Sen càng lớn dần. Đến lúc chúng ta mạng chung thì đương nhiên chúng ta sẽ sanh vào trong Hoa Sen ở Thế Giới Cực Lạc. Sở dĩ chúng ta muốn biết phẩm vị của mình cao hay thấp, là Thượng phẩm thượng sanh, Trung phẩm trung sanh hay hạ sanh, thì phải xem công phu niệm Phật, trì Chú của chúng ta nhiều hay ít. Mình càng niệm Phật, trì Chú nhiều thì Hoa Sen càng nở lớn ra. Mình niệm Phật, trì Chú ít đi thì Hoa Sen nhỏ lại. Nếu không niệm, không trì Chú hoặc có lúc niệm, có lúc trì Chú rồi không niệm, không trì Chú nữa, thì Hoa Sen kia sẽ khô và héo đi. Cho nên điều cần thiết là chúng ta phải tự tranh thủ lấy quả vị của chính mình: Niệm Phật, trì Chú càng nhiều, Tin sâu không dời đổi, Nguyện thiết tha, Thực Hành mãi không biếng lười. Không nên nói ngày nay ngủ nhiều một tí, ngày mai sẽ Tu tiếp. Việc này không thể nào chấp nhận được, Tu hành thì không thể biếng lười, mà phải siêng năng tinh tấn thì mới có thể thành công.
    Niệm Phật, trì Chú là một pháp môn rất trọng yếu trong thời nay, cho nên có rất nhiều người niệm Phật, trì Chú. Ngài Vĩnh Minh Thọ Thiền sư khi niệm một tiếng Phật hoặc trì một biến Chú “Vô Lượng Thọ” lúc ấy người có “Ngũ Nhãn Lục Thông”, thấy từ miệng Ngài hiện ra “Một hóa Phật”. Hơn nữa, khi chúng ta niệm Phật, trì Chú thì trên đầu sẽ phát ra ánh sáng. Một khi ánh sáng phát ra thì yêu ma quỷ quái sẽ “cao chạy xa bay”. Cho nên công đức niệm Phật, trì Chú thật là không thể nghĩ bàn.
    Tu tập Pháp Môn niệm Phật, trì Chú thì chắc chắn vãng sanh Tây phương Cực Lạc. Đã dứt hết lòng trần của thế gian, không còn có tâm dâm dục, cũng không có tâm tranh danh đoạt lợi, tất cả tâm duyên bên ngoài thế giới này đều buông bỏ hết, xem tất cả đều là giả dối, buông bỏ nhiễm Tâm quay về Tịnh độ.
    Sanh về thế giới Cực Lạc ở phương Tây thì không có nổi khổ, chỉ thọ các điều vui. Không có một chút khổ nào là vì người ở đó đều thanh tịnh, không có tâm tranh đua, tham dục, si mê và ba ác đạo. Vì không có ba độc Tham - Sân - Si cho nên không có ba thứ ác đạo. Ba ác đạo là do ba độc biến hiện ra.
    Với lại: Phật độ tất cả chúng sanh mà không thấy một chúng sanh nào được diệt độ, đó chính là phát tâm khiến cho tất cả người tu Bồ Tát Đạo, khiến tất cả người lìa khổ được vui, khiến tất cả người đều được thành Chánh Giác. Dầu độ chúng sanh nhưng không có tướng độ chúng sanh. Độ sanh lìa tướng, lìa tướng độ sanh, không dính mắc vào tướng mà nói: "Chúng sanh này là của tôi độ, chúng sanh kia cũng của tôi độ, độ 1 người,...10 người, tôi độ được 10 chúng sanh". Độ chúng sanh phải là không tính số, có tính số thì có chấp trước, không tính số thì không chấp trước. Độ mà không độ, không độ mà độ, đó mới thiệt là độ chúng sanh. Chúng sanh bên ngoài dĩ nhiên là đáng độ. Chúng sanh trong tự tánh cũng phải đáng độ. Trong tự tánh có 84.000 chúng sanh, càng cần phải độ cho nó tu hành thành Phật, nhập Niết bàn. Độ chúng sanh, có độ là độ phiền não của chúng sanh, không độ thì chúng sanh vẫn còn phiền não, mà phiền não có 84.000 thứ.
    Các Phật tử đã và đang tu theo Pháp Môn niệm Phật, trì Chú mà có nhiều nghi ngờ thì sẽ tạo thành ba đường ác (Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Nếu ba đường ác ngày càng mở rộng, thì lòng hoài nghi của chúng ta càng to lớn, lấy gì nương tựa mà độ thoát chính mình? Do đó, Tín - Hạnh - Nguyện giờ đây là ba Điều Kiện rất cần thiết. Ví như: lấy sức mình mà bơi qua biển rộng, sóng gió ba đào, nào có được đâu! Lấy Tâm nghi ngờ mà thực hành giáo pháp, chẳng khác nào trong biển lớn, sóng to, mình bơi còn chẳng được lại đèo thêm người khác, tránh sao khỏi chết chìm. Muốn đến bờ giác phải cần thuyền lớn, người lái giỏi, mới mong “đến bờ bên kia“ được. Người tu hiện tại phải phát Tâm Bồ Đề kiên cố, quyết tu cho mình và độ người là đền đáp ân Phật rồi.
    Tóm lai: “Tín - Hạnh - Nguyện” là cỗ xe độc nhất có thể lăn mau êm ả trên con đường đầy chông gai nguy hiểm và phá tan ma quân ngăn chặn dưới bầu trời u ám để đưa chúng ta đến Cõi Tây Phương Cưc Lạc. Những ai muốn thoát khỏi cảnh trầm luân, khổ ải trong Cõi Ta Bà này thì hãy nhanh chóng lên cỗ xe “Tín - Hạnh - Nguyện” ngay. Cỗ xe này luôn luôn chào đón tất cả chúng sanh mọi lúc mọi nơi để đưa chúng sanh về với người Cha lành đang mong mỏi chúng ta từng giờ từng phút, đó là Phật A Di Đà.
  10. PhiNhien

    PhiNhien Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/08/2014
    Đã được thích:
    1.221
    Trong cái thấy chỉ có cái thấy, trong cái nghe chỉ có cái nghe...trong sự làm việc cúa 6 giác quan chỉ có các tiến trình làm việc tự nhiên, không có cái Ta, Tôi nào ở đó cả, nhưng do Vô Minh khiến ta luôn hiểu nhầm rằng là ta, của ta, và sự hiển lầm này dẫn ta đến việc dính mắc, tham chấp, nắm giữ những gì cho rằng của Ta, là Ta , trong khi thực tế mọi sự đều có tiến trình sống riêng, độc lập của chúng, chính vì vậy mà đau khổ, phiền muộn có mặt.

    [​IMG]

Chia sẻ trang này