Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

2426 người đang online, trong đó có 35 thành viên. 03:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 158719 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. PhiNhien

    PhiNhien Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/08/2014
    Đã được thích:
    1.221
    Hãy quan sát tâm mình và xem nó đang làm gì. Nếu bạn thấu hiểu tâm mình, hầu hết mọi vấn đề của bạn sẽ biến mất, bởi vì hầu hết tất cả mọi vấn đề của con người đều do tâm tạo – không có cái gì có thực bên ngoài tâm mình cả.

    Sayadaw U Jotika

    [​IMG]
    Binh Yen, CatBuiTinhXa, Hoa_Sim4 người khác thích bài này.
  2. Catbuiphudu

    Catbuiphudu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/08/2014
    Đã được thích:
    1.942
    Minh Tín Nhân Quả
    *******************************
    Phật khuyên bảo chúng ta phải “minh tín nhân quả”. Bốn chữ này rất hay. Minh là trí tuệ, không phải mê tín. Đối với chân tướng sự thật, bạn phải làm cho rõ ràng, tường tận, thông suốt, thấu đáo, bạn chân thật tin tưởng đối với nhân quả này. Phật nói tất cả Kinh đều không rời nhân quả, thế gian pháp không thể thoát khỏi nhân quả, Phật pháp cũng không thể thoát khỏi nhân quả.

    Nhân quả tuyệt đối không phải mê tín. Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, đó là nhân quả.
    Quyết định không thể trồng đậu được dưa, trồng dưa được đậu, không hề có đạo lý này, vì nhân quả không tương ưng. Cho nên nhân thiện nhất định được quả thiện, nhân ác nhất định cảm ác báo, làm gì sai chứ! Thế nhưng có lẽ chúng ta sẽ xem thấy có một số hiện tượng trong xã hội dường như không hề tương ưng với những gì Phật pháp đã nói. Chúng ta xem thấy một số người ác hưởng phước, người thiện thì bị chịu tội, đời sống vô cùng khốn khổ, việc này dường như không phù hợp với sự thật nhân duyên quả báo mà Phật pháp đã nói. Đó là do bạn đối với sự thật và luân lý của nhân quả chưa tường tận, chưa được thông suốt, bốn chữ “minh tín nhân quả” bạn không hiểu được nên bạn mới sanh ra hiểu lầm.

    Nhân quả thông cả ba đời, điểm này chúng ta nhất định phải tin tưởng, phải khẳng định. Bất cứ một chúng sanh nào cũng có đời quá khứ, có đời hiện tại và còn có đời tương lai, nhân quả thông cả ba đời. Đời trước tu thiện tích đức, đó là trồng nhân thiện thì đời này họ được giàu sang phú quý. Cái họ hưởng là phước báo. Do quả này của họ quá lớn, cho nên đời này cho dù họ tạo ra rất nhiều tội nghiệp, nhưng phước thừa của họ vẫn chưa hưởng hết, cho nên họ vẫn đang tiếp tục hưởng phước. Thế nhưng các vị phải nên biết, ngay trong đời này họ chỉ hưởng phước, lại không chịu tu phước mà còn tạo tội nghiệp, thì phước báo tuy lớn nhưng sẽ tiêu hao rất nhanh. Phước báo của họ rất lớn, có thể ngay trong đời này của họ mãi đến lâm chung đều là phước báo lớn hiện tiền, tội báo của họ chưa hiện ra, thế nhưng đời sau của họ thì thê thảm. Việc này chúng ta thường hay xem thấy. Còn có một số phước báo rất lớn nhưng không lớn như những người vừa nói trên, họ hưởng phước nhưng không chịu tu phước, hơn nữa còn đang ở đó tạo ác, vậy phước của họ hưởng 20-30 năm thì cũng sẽ không còn. Việc này hiện tại thông thường gọi là phá sản, họ bị sụp đổ, cuối đời của họ không bảo đảm. Đó là nói phước báo của họ ở ngay trong mấy mươi năm đó thảy đều tiêu hao hết. Chúng ta ở trong xã hội xem thấy rất nhiều hiện tượng này. Còn người tu phước mà cả đời này cuộc sống rất là khổ cực, đó là do đời quá khứ không có tu phước, hiện tại họ phải chịu quả báo này. Ngày nay họ tu phước tích thiện, trồng nhân tốt, thì đời sau họ được phú quí. Cho nên, người phú quí không phải đời đời phú quí, người nghèo khổ cũng không phải đời đời nghèo khổ, tạo hóa đối với người rất công bình. Người đời này hưởng phước thì đời sau chịu tội, người đời này chịu tội thì đời sau hưởng phước. Nhân duyên quả báo không hề sai lọt.
    Nếu như bạn hiểu rõ đạo lý này, thông đạt chân tướng sự thật thì ngay trong đời này chăm chỉ nỗ lực đoạn ác tu thiện, sám trừ nghiệp chướng, quả báo đó của bạn ngay đời này liền có thể hiện tiền, liền có thể hưởng thụ được. Đó là người thông minh, người sáng suốt. Cho nên, nếu như bạn chân thật hiểu rõ bốn chữ “minh tín nhân quả”, chịu đi làm, thì như quá khứ tiên sinh Viên Liễu Phàm đời nhà Minh đã thay đổi được vận mạng của chính mình. Chúng ta xem thấy những thứ ông mong cầu trong mạng của ông đều không có, trong mạng của ông không có công danh (công danh này dùng lời hiện đại mà nói chính là học vị), ông đi học không lấy được học vị. Trong mạng không có thì dù sách đọc có tốt hơn, đi thi cũng không đậu, vậy có cách nào đây? Vì trong mạng không có. Nếu trong mạng bạn có, sách học không được tốt lắm, khi đi thi thì cũng vừa vặn gặp được mấy đề mục mà bạn biết, thì bạn liền thi đậu. Đây là do trong mạng của bạn có, trong mạng của bạn không có thì không còn cách nào.

    Tiên sinh Liễu Phàm trong mạng không có học vị cao. Học vị của ông chỉ đến tú tài, nhưng bạn thấy sau cùng ông lấy được bằng tiến sĩ. Tiến sĩ là học vị cao nhất. Nếu như dùng học vị của trường học hiện nay để so sánh, thì tú tài bằng với học sĩ, cử nhân bằng với thạc sĩ, tiến sĩ bằng với cao học. Ông lấy được học vị cao học là do ông đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức mà cầu được, chân thật “Phật thị môn trung hữu cầu tắc ứng”. Trong mạng của ông không có con cái, ông cũng cầu được con trai, kết quả sau đó ông sanh được hai đứa con trai. Hai đứa con trai đều ngoan, đều là hiếu tử hiền tôn. Trong mạng tuổi thọ không dài, chỉ có 53 tuổi. Ông tuyệt nhiên không có cầu tuổi thọ, tuy không có cầu trường thọ, thế nhưng do tích công bồi đức nên tự nhiên liền được tăng thêm tuổi thọ, ông sống đến hơn 70 tuổi. Trong mạng không có nhưng có thể cầu đến được, đó là chân thật cầu được.

    Hiện tại các vị đã xem thấy, rất nhiều người đến chùa miếu thắp hương, bái Phật dập đầu để cầu thăng quan phát tài. Khi vừa cầu liền được thì cho là Phật Bồ Tát rất linh, kỳ thật việc này thế nào vậy? Vì trong mạng của bạn có, cũng vừa lúc vào năm đó bạn sẽ phát tài, bạn cầu cũng vừa đúng lúc gặp được. Sự việc này là như vậy, không phải Phật Bồ Tát bảo hộ, mà đó là trong mạng có, cũng vừa lúc gặp được. Giả như Phật Bồ Tát thật linh nghiệm như vậy thì mỗi một người cầu nguyện, mỗi một người đều được phát tài, vậy mới đúng! Một trăm người cầu nhưng chỉ có một người phát, còn chín mươi chín người kia không phát, tôi không tin là do Ngài linh. Việc này đầu óc phải tường tận một chút, làm gì mà mê hoặc điên đảo đến như vậy? Mỗi người cầu nguyện thì mỗi người đều phát; mỗi người cầu thăng quan thì mỗi người đều thăng quan, vậy mới gọi thật linh. Bạn xem thấy có mấy người cầu được? Ngay trong một vạn người đi cầu nguyện, chân thật có được chỉ một hai người mà thôi, còn nhiều người đều không cầu được. Phật dạy cho chúng ta là thật, một người cầu thì một người nhận được, một vạn người cầu thì một vạn người nhận được, một người cũng không thể sót, đó là thật, nó có đạo lý trong đó. Chúng ta phải chân thật tin sâu đối với nhân quả. Học Phật phải từ ngay nơi đây mà bắt đầu, phải từ ngay nơi đây mà học.

    Ở mọi nơi, tôi đều khuyên bảo mọi người học Phật, tôi đều dạy người phải từ “Liễu Phàm Tứ Huấn” mà học, tôi không dạy họ phải bắt đầu từ bộ Kinh luận nào. Trước tiên bạn đem “Liễu Phàm Tứ Huấn” đọc qua ba trăm biến. Phải hạn định thời gian đọc cho xong, không thể nói một tháng, nửa tháng đọc qua một lần, vậy thì không ích gì, chí ít mỗi ngày đọc một lần, đọc một năm thì bạn liền có tâm đắc. Vì sao vậy? Bạn sẽ tin tưởng, bạn hiểu được rồi, lý giải được rồi, đối với đời sống liền có sự thay đổi. Bạn phải mỗi ngày đọc qua một lần thì mới hữu dụng. Đạo lý này cũng là ở trong giáo học chúng ta đã đề xướng “một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, nó sẽ khởi tác dụng. Nếu như chúng ta đọc gián đoạn thì sẽ không có hiệu quả. Phải lấy điều này làm nền tảng. Ngày trước Đại Sư Ấn Quang dạy người cũng như vậy. Đại Sư Ngài cả đời toàn tâm toàn lực đề xướng “Liễu Phàm Tứ Huấn”, đề xướng “Cảm Ứng Thiên”, đề xướng “An Sĩ Toàn Thư”, ba loại này đều là môn sám hối chân thật, chính là dạy chúng ta tu “Sám trừ nghiệp chướng” của Phổ Hiền Hạnh Nguyện. Bạn đem nó đọc thuộc, chân thật hiểu rõ rồi, chân thật thấu suốt rồi, bạn đối nhân xử thế tiếp vật, cách nhìn cách nghĩ của bạn trong tự nhiên sẽ chuyển đổi lại, chân thật sẽ đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện. Bạn không có công lực của ba trăm biến này thì đoạn ác tu thiện bạn rất khó làm được. Vì sao vậy? Tập khí ác từ vô thỉ kiếp đến nay nên làm gì dễ dàng chuyển đổi lại được. Cho nên, “minh tín nhân quả” này của Phật, chữ “Minh” này là then chốt vô cùng quan trọng. Bạn phải có trí tuệ, tuyệt đối không phải là mê tín.

    Trích từ Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 17)

    [​IMG]
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Chị ko biết là của ai ! Bởi nhiều khi các bài viết về tu tập ko kí tên ,cũng rất khuyến khích sao chép,in để phổ biến ra đời với mọi hình thức để miễn là có lợi cho đại chúng em à !!!
    [​IMG]

    Binh Yen, quocdai307, Hoa_Sim4 người khác thích bài này.
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Như Lòng Bụt Thương
    [​IMG]
    Thân thiết quá dễ trở nên nhàm chán
    Dễ buông lời.. ngao ngán cõi lòng nhau!
    Nếu trân kính như buổi vừa kết bạn
    Dù xa xôi.. vẫn đẹp thuở ban đầu!

    Quan tâm quá dễ trở nên ràng buộc
    Rồi xây thành giam nhốt kẻ mình thương.
    Khi ta Hiểu người ta thương cùng tột
    Đâu trói người chết ngột bởi tơ vương?

    Yêu thương quá có khi lòng đau đớn
    Bởi tình đời như nắng sớm sương tan,
    Trong hội ngộ đã ươm sầu chia biệt
    Nọ người dưng, sao lệ nhỏ hai hàng?

    Sâu đậm quá rồi có khi nhòa nhạt
    Kẻ khóc nhiều đôi lúc lại mau quên!
    Không gắn bó, không trách đời đen bạc
    Xót xa này ai trót dệt thành tên?

    Nên hãy sống mở lòng thương như Bụt
    Trí và Bi như lượng nước sông Hằng
    Tình hạn lượng dắt ta vào ngõ cụt
    Với Tâm Từ, vui giải thoát lâng lâng...

    Thích Tánh Tuệ
    Oklahoma 22/8/14
    --- Gộp bài viết, 23/08/2014, Bài cũ: 23/08/2014 ---
    [​IMG]
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Mod ơi ,xin đừng gộp bài ,bởi như vậy dài quá mà ko đúng ý tưởng của người gửi :
    Thich Tanh Tue
    20 Tháng 8
    CHUYỆN CON ONG
    [​IMG]
    Đêm đã khuya. Theo thường lệ sau khi kinh hành tại sân chùa, Tổ lên chánh điện, chậm rãi đi một vòng, để mắt xem xét. Bỗng ngài dừng lại, nhìn vào cành hoa cắm trên bình ở bàn thờ đức Quán Thế Âm. Giữa bông hoa, một con ong vàng đang bò chậm chạp. Nghĩ rằng con ong này ban ngày bay lọt vào chánh điện, hút nhị hoa rồi vướng chân dính cánh vào đó, giờ này hãy còn loanh quanh tại đây, Ngài nhẹ nhàng giơ tay với một cây nhang mới, khẽ khều con ong, hy vọng khi nó bám vào đầu cây nhang thì ngài sẽ đem ra ngoài mà phóng sinh.

    Đột nhiên, ngài giật mình. Trong tiếng vo ve, rõ ràng ngài nghe thấy tiếng nói:

    - Bạch Ngài, không phải con lạc vào đây đâu! Từ lâu rồi, có một lần bay ngang qua đây kiếm mật, con thấy Ngài giảng về nhân quả luân hồi. Con đậu trên khung cửa nghe được toàn bài. Từ đó con không trở về tổ của con nữa, chỉ quanh quẩn ở đây để chờ được nghe Ngài giảng Phật pháp, con chưa được nghe thêm thời pháp nào nhưng ngày ngày con được nghe ba thời kinh, khi thì kinh Di-Đà khi thì kinh ĐịaTạng, lúc khác lại Dược Sư, hoặc Pháp Hoa. Con không hiểu được bao nhiêu nhưng vẫn hy vọng một lúc nào đó sẽ hiểu. Xin Ngài đừng bỏ con ra ngoài, cứ để con ở nguyên chỗ đó, con đang cầu xin đức Quán Âm...

    Tu hành đã lâu, Tổ không ngạc nhiên, và hỏi lại con ong rằng:

    - Chú đang cầu xin đức Quán Âm điều gì thế?

    - Bạch Ngài, con đang cầu xin đức Quán Âm mở lòng đại từ đại bi cho con được biết kiếp trước, con đã gây những nghiệp gì mà kiếp này con phải đọa làm thân con ong và kiếp sau, liệu con có thể khá hơn không. Con cầu xin Ngài lâu rồi, con hết lòng thành khẩn, những mong được Ngài cảm ứng mà chỉ đường cho con.
    Tổ nhắm mắt, nhập định, hồi lâu mở mắt, bảo con ong nhỏ bé kia rằng:

    - Này chú, đức Quán Âm không bỏ chúng sinh nào miễn là chí thành, chí tịnh cầu xin Ngài. Điều chú muốn biết, tôi giúp chú được một phần. Kiếp trước chú là một người nữ làm ăn chăm chỉ siêng năng, đã thế lại cần kiệm, biết dành dụm. Nhưng phải một điều, chú phạm khẩu nghiệp nặng.

    - Bạch Ngài, khẩu nghiệp con ra sao? Nói dối, nói xấu, nói hai lưởi, nói thêu dệt, không biết con đã phạm những lỗi nào.

    - Chú phạm lỗi nói châm chọc làm cho người ta phát điên, phát khùng, làm cho người ta khổ sở điêu đứng. Vì thế chú mới phải đọa làm con ong!

    - Lạy Ngài, xin Ngài chỉ đường cho con được giải thoát.

    Tổ lặng lẽ chỉ tay lên tượng đức Thế-Tôn. Con ong hiểu ý bay đến đậu dưới chân đức Thế Tôn. Tổ chậm chạp đi tới, làm lễ quy y cho con ong và ban cho một thời pháp.
    ..
    Ít lâu sau, khi chú tiểu bao xái bàn thờ, cầm phất trần phủi bụi ở chân tượng đức Thế Tôn, chú thấy xác một con ong. Đúng lúc đó, Tổ đi tới. Ngài giơ tay ra hiệu cho chú tiểu ngừng quét. Ngài nhẹ nhàng nhặt cái xác ong, đem ra cổng chùa, đến gần cây đa lớn. Ngài dí ngón chân xuống đất, đặt con ong xuống và phủ đất lên, rồi nhập định...

    Kể từ đó, có một thần a-tu-la nương náu ở gốc đa. Ngoài việc giữ chùa, a-tu-la đều đặn nghe kinh, tu tâm sửa tánh, những mong đến kiếp sau nữa, sẽ lại được trở thành người, lần này nhất định tu pháp môn "Tịnh khẩu nghiệp".

    Nam Mo A Di Da Phat
  7. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Thich Tanh Tue
    20 Tháng 8
    Tờ lịch gỡ mỗi ngày
    [​IMG]
    Nhà tôi treo một “lốc” lịch to nơi phòng khách, mỗi sáng thức dậy, tôi gỡ một tờ quăng đi… Khi ló tờ mới, tôi xem kỹ câu danh ngôn nếu có, coi đấy như lời dạy dỗ đầu ngày của các bậc tiền bối ! Không biết ai sao, riêng tôi thấy tâm đắc việc này lắm !

    Ví như, sáng thứ 2 tuần trước, ngủ dậy liền đến bóc tờ lịch, tờ mới có ghi câu danh ngôn của Turenne: “Tôi có ý kiến này muốn tặng bạn: Ðó là, mỗi khi bạn muốn nói, bạn hãy làm thinh”. Xem câu ấy xong, tôi ngẫm nghĩ… và thấy có lý, hay lắm. Quá hay đi chứ!

    Lời khuyên răn này rất xác đáng, đã đúc kết một kinh nghiệm quí báu trong cuộc sống đầy những chuyện khôn lường của lòng dạ con người! Và, ngày hôm đó tôi cẩn ngôn hơn! Tôi chỉ thực hành nửa câu nói ấy mà cũng thấy mình khá rồi! Còn thực hành nguyên câu dĩ nhiên là không nổi! Xin cảm ơn ông hay bà Turenne người nước nào tôi không rõ, đã cho tôi một chút của báu giắt lưng phòng thân trên đường đời gian truân! Tôi không muốn coi tiếp câu danh ngôn của ngày kế tiếp… Ừ, cứ giữ bí mật để đó, vội gì!

    Ðến sáng ngày thứ 3, ngủ dậy, tôi lại gỡ lịch, gặp câu nói của Swift: “Nổi giận là tự gánh giùm lỗi của người khác!”. Chí lý ! Dại gì mà nổi giận cơ chứ! Quả nhiên, câu ấy tác động nơi từng sâu thẳm tâm hồn, ngày hôm đó gặp nhiều việc bực mình, mà tôi đâu có thèm giận! Ngu gì gánh lỗi kẻ khác! Lại phải cảm ơn cái ông Swift hay bà Swift gì đó nữa!…

    Rạng đông ngày thứ 4, lại ló tờ lịch ghi câu của Montesquieu: “Phải khóc con người lúc sinh ra, chứ đâu phải lúc chết”. Chết rồi có phải làm gì nữa đâu mà cực với nhọc! Thế thì cũng chả nên khóc lóc mà làm chi! Ừnhỉ! Lạ thật! Cái chết đột nhiên giảm bộ mặt khủng khiếp trong tâm tưởng tôi, nói chí tình cũng phải có chút ít tác dụng của Montesquieu mới ra thế! Và, ngày hôm đó tôi nghị lực hơn, yêu đời hơn! Lại cảm thấy mình cứng cáp lên!

    Sang ngày thứ 5, tờ lịch hiện lên câu ngạn ngữ Ba Tư: “Lưỡi dài thu ngắn đời sống”. Ôi, quá chất lượng! Dân Ba Tư kinh nghiệm quá dày dặn! Nói lắm chỉ được cái “nguy to”, chỉ được cái “rước họa vào thân”! Còn nhớ trong ngày ấy, lúc nhậu cùng bạn bè, vậy mà tôi cũng ráng tịnh khẩu! Cứ sợ sa vào cái“vạ mồm”!
    Ðến ngày thứ 6, tờ lịch lấp lánh câu danh ngôn khác, thật cao siêu của Villier de l’Isle Adam: “Người nhục mạ bạn, họ chỉ nhục mạ ý nghĩ của họ có về bạn, tức là họ nhục mạ chính họ!”. Câu này trong tầng sâu là đúng, nhưng thực hiện quả làthiên nan vạn nan! Lên hàng thánh mới xài được! Tâm đắc lắm nhưng cứ cất yên đấy! Công lực chưa đủ, chờ thời gian nữa hẵng hay!

    Sáng ngày thứ 7, lại ló câu của Cervantes: “Ăn to thì di chúc nhỏ”. Úi cha! Cũng có lý quá! Tôi coi tiếp luôn ngày Chủ nhật xem sao… Ðó là câu của G. Herbert: “Ai cũng có một thằng điên trong ống tay áo”. Trời đất ! Lại cũng quá đúng! Những lúc bưng ly bia, cốc rượu chỗ đông người, trong ống tay áo tôi thường rớt ra thằng điên, thậm chí đôi lúc rớt ra hai thằng ! Say quá, có khi rớt tới ba thằng!
    Ôi chao! Riêng về phần danh ngôn, tờ lịch vậy mà hay! Một lần nữa xin cảm ơn, cảm ơn…tờ lịch gỡ mỗi ngày! Việc gì phải đi thư viện đọc sách hao thời gian, cứ lịch đấy mà học mãn đời không hết!…

    Mỗi ngày một câu thay cho mỗi ngày 1 cuốn sách ,ai áp dụng được sẽ an lạc 24/365
  8. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Thich Tanh Tue
    19 Tháng 8
    TU HẠNH NGƯỜI CÂM
    [​IMG]
    Trong chùa, có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta. Anh ta lo mấy sào vườn ở sau chùa, lúc thì trồng rau, lúc thì trồng đậu, làm việc rất là siêng năng. Lúcrảnh, anh ta vào bếp giã gạo và vào những ngày sóc vọng, chùa đông khách, anh ta giúp việc dưới bếp, và rửa bát ở bờ ao cạnh bếp.

    Vì anh ta câm, nên chẳng ai nói với anh và nếu có việc cần nói thì phải ra hiệu. Hết việc, tối nào anh cũng quanh quẩn ở trên chánh điện, quét dọn, lau chùi, và mỗi năm vào kỳ Kết hạ, mỗi lúc có khóa giảng thì anh ta cầm chổi đứng gần cửa phòng hội, ra vẻ đang quét nhà, nhưng thật ra là nghe giảng kinh ...

    Một ngày kia, không thấy anh, vị tri sự bước vào căn phòng nhỏ xíu của anh ở góc vườn, lúc đó mới biết rằng anh câm bị đau, sốt nặng không dậy được. Vị tri sự trình Tổ và mọi người thấy Tổ vào thăm anh câm. Ngài ngồi với anh rất lâu và khi Ngài trở về phòng, nét mặt trang nghiêm của Ngài thoáng vẻ hân hoan.

    Từ hôm ấy, chú tiểu ngày hai ba lần mang cháo vào cho anh câm và Tổ mỗi khi xuống thăm thì ngồi cả giờ, mọi người cho rằng anh câm có phúc, được Tổ thương và nếu có mệnh hệ nào thì được Ngài độ cho.

    Vào đúng giờ Ngọ hôm đó, người ta thấy Tổ chậm rãi bước ra khỏi phòng anh câm và khi Tổ nhận thấy mọi người chắp tay vây quanh thì Tổ nói rất ngắn: “Ngài đã viên tịch rồi”.

    Ai ai cũng tỏ vẻ ngạc nhiên: Tổ gọi anh câm cuốc vườn là Ngài! Tổ là một thiền sư đạo hạnh nổi tiếng không những trong vùng, mà ngay cả ở chốn kinh kỳ xa xôi nữa. Nhưng không ai dám hỏi Tổ cả.

    Cho đến khi làm lễ hoả thiêu xong, bài vị của anh câm đã được đặt trên chùa, và khóa cầu siêu thường lệ chấm dứt, mọi người được nghe Tổ nói như sau:
    “Thật ra, vị chấp tác làm vườn ở chùa ta là một vị tăng, không những là một vị tăng ở kiếp này, mà là từ kiếp trước. Kiếp trước, Ngài tu hành tinh tấn, nhưng Ngài vẫn tái sinh làm kiếp người, chưa lên được cõi trên vì nghiệp của Ngài còn nặng. Kiếp này, Ngài lại tu nữa, và do ta giúp đỡ, Ngài biết rằng Ngài chưa xóa được khẩu nghiệp. Vì thế Ngài phát nguyện tu tịnh khẩu nghiệp. Ngài tịnh khẩu, ai cũng tưởng là Ngài câm. Đến nay thân, khẩu, ý của Ngài đều đã thanh tịnh nên Ngài đã ngộ, vì thế ta mới nói rằng Ngài tịch diệt. Bàn thờ Ngài ở kia, có thể bỏ đi được, nhưng thôi hãy cứ để đấy, không phải là để cúng Ngài, mà chính là để nêu cái gương tu hành cho mọi người.”

    Người nghe chuyện, ai ai cũng yên lặng cúi đầu, nghiền ngẫm về sự tu hành. Từ ngày đó, trong chùa, không ai bảo ai, người ta chỉ nói vừa đủ, những mong đến lúc nào đó tịnh được khẩu nghiệp, thoát khỏi sinh tử luân hồi như vị bồ-tát đóng vai anh câm làm việc sau chùa.

    Nam Mô A Di Đà Phật
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Bài này rất hay và hữu ích ,giải thích được rất nhiều câu hỏi của các P tử này :

    Thich Thuong Tue

    15 Tháng 8
    HIỆN TƯỢNG "VONG NHẬP"
    Nam Mô A Di Đà Phật! Phật tửHoa Hồ- Diệu An hỏi các câu hỏi về vấn đề Vong Nhập, hôm nay Thầy trả lời các câu hỏi như vầy"
    1. Trên tinh thần Phật giáo có hiện tượng người đã chết mượn xác người sống hay vong nhập hoặc ma, quỷnhập hay không?
    Trong bài này Thường Tuệ chỉ luận bàn theo tinh thần Phật giáo, các hình thức khác thì không có đề cập. Theo quan điểm của Phật giáo, con người sau khi chết không phải là mất hẳn, đó chỉ là Một Trạng Thái Biến Dạng Của Nghiệp Thức, có 03 trường hợp Tâm Thức qua Nghiệp lực dẫn dắt vẫn tiếp tục tìm về cảnh giới tương ứng:
    - Một là tái sinh tức thời,
    - Hai là tái sinh qua giai đoạn chuyển tiếp “thân trung ấm” tùy theo Nghiệp lực của mỗi chúng sinh. Quan điểm này cho rằng có một số trường hợp phải qua giai đoạn chuyển tiếp, ở đó chúng sinh mang dạng “thân trung ấm” lưu lại trong khoảng thời gian từ 01 đến 07 tuần lễ.
    - Ba là bị chết oan, chết thê thảm, do oan trái chưa trả hết cho nên có thể sinh ở cõi âm, và tiếp tục vòi vĩnh, đòi hỏi đối với con người (cõi dương) mà thông thường, chúng ta gọi đó là Ma Nhập.
    Trong trường hợp 2 và 3 các vong hồn chưa tái sinh được nên có thể nhập vào xác người cõi dương, đây là hiện tượng Vong Nhập. Hiện tượng này là có thật nguyên nhân là do còn vương vấn Nghiệp với người cõi dương như oan gia trái chủ, trả thù do chết oan, Nghiệp ở cõi dương chưa trả hết mà chết bất đắc kỳ tử .v.v… Vong Nhập là hiện tượng “hồn” của một người nhập vào người khác. Kết quả người bị nhập tự xưng là một người hoàn toàn khác: giới tính và nhân thân khác, tính cách và học vấn khác, thói quen và phương ngữ khác. Để phân biệt vong nhập đúng là người nhà hay là vong giả thì chúng ta hỏi vong trả lời đúng chính xác các vật dụng trong nhà, cha mẹ, cô chú, anh em…v..v… đều nhận biết tường tận. Vong giả thì không thể trả lời được. Bản thân của Thầy đã chứng kiến rất nhiều trường hợp Vong Nhập.
    Hiện tượng Vong Nhập rồi tự xưng là Bồ Tát, Thần thánh ..v.v…đều là giả vì sao? Vì căn cứ vào lịch sử Phật giáo thì chưa có một ai tự xưng mình là Phật, chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni mà thôi, chưa có một vị Phật thứ 2 ở cõi Ta Bà này. Đối với Bồ Tát cũng vậy. Khi Phật còn tại thế, chỉ có một BồTát là Di Lặc, được Phật thọ ký, sau đây 56 ức vạn năm sẽ thành vị Phật thứ hai ở cõi Ta Bà.
    Hiện tượng Vong Nhập là hiện tượng tâm linh cho nên các nhà Khoa học không có cách nào nghiên cứu ra được. Đây chính là hạn chế của con người thế gian. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy: “Ngoài cõi Ta Bà này còn có Tam Thiên Đại Thiên thế giới”. Các nhà Khoa học chỉ khám phá ra được một số nào đó thôi. Vào thời Đức Phật Thích Ca, Tôn giả Mục Kiền Liên là một trong 10 Đại Đệ tử của Phật, đã chứng được Thần Thông Đệ Nhất, Ngài đã nhìn thấy rất nhiều Vong hồn rồi bạch Phật, Phật giảng cho nghe về các chuyện Nhân Quả cho nên các Vong hồn chưa được tái sanh mà thành Ma, Quỷ. Khi nghe Phật giảng về các hiện tượng này toàn thể thính chúng đều phát tâm Tu tập, có người trở thành Tăng Ni, có người trở thành Phật tử tại gia.
    Hiện tượng “Cầu Hồn người chết” về nhập vào người “ngồi đồng” là không có thật. Tại sao? Vì khả năng của con người không thể áp Vong vào người khác được, họ không có Tu Tập đạt được Thần Thông thì làm sao họ có khả năng đó. Vì vậy các Phật tử và Facebook’s Friends không nên đi Cầu Hồn khi hiểu được ý nghĩa này, đừng vì quá thương người thân đã mất mà mù quáng rồi sanh ra mê tín. Chúng ta nên làm Lễ Cầu Siêu đúng với Tinh Thần Phật giáo (Xem bài Cầu Siêu Theo Tinh Thần Phật Giáo mà Thầy đã post trên Facebook).
    Khi người thân của chúng ta bị Vong Nhập thi chúng ta nên đem về Chùa gặp các Thầy, Cô tu hành chân chánh, nhờ các Thầy, Cô đó giảng giải, tụng kinh, trì chú cho Vong nghe rồi từ từ Vong sẽ đi. Đó là do sự gia hộ của Tam Bảo và đức độ của Vị Thầy, Cô chú nguyện.
    Để tránh bị Vong Nhập thi chúng ta nên Quy Y Tam Bảo, tu học chân chánh theo giáo lý của Phật, làm các điều lành, tránh các điều dữ, nên ăn Chay thanh tịnh, tụng kinh Sám Hối mỗi ngày để Nghiệp của mình được tiêu trừ, giải oan gia trái chủ.
    2. Ý nghĩa của lễ dẫn vong,vớt vong trong Nghi Lễ Phật giáo?
    Theo tinh thần Phật giáo Đại thừa trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện là “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” không phân biệt màu da, chủng loại, còn sống hay đã khuất đều độ khắp qua nhiều phương tiện mà Lễ Dẫn Vong -Vớt Vong là một trong những phương tiện ấy. Chúng sanh khi còn sống đã tạo nhiều Nghiệp thì khi chết cũng xảy ra nhiều hình thức: chết nước, xe cộ, trong chiến tranh, bị đâm chém, uống thuốc độc, loài khác cắn, té sông biển, sụp hầm… bằng nhiều cách như thế nên chưa được siêu thoát, vất vưởng đó đây, qua nhiều hình thái khác nhau. Nguyên nhân của các Nghi Lễ Phật như Lễ Dẫn Vong -Vớt Vong, Cầu Siêu Bạt Độ, ….là do câu chuyện sau đây:
    “Một đêm khuya vắng nọ, Ngài A Nan đang ngồi tu tịnh, bỗng thấy một con quỷ gọi là Diệm Khẩu, miệng đỏ rực lửa, thân hình quái dị, bảo Ngài A Nan rằng: “Trong ba ngày nữa ông sẽ chết”. Ngài A Nan nghe vậy quá hoảng hốt. Sáng hôm sau, Ngài A Nan đem việc ấy trình Đức Phật và hỏi nguyên do. Đức Phật giải thích xong dạy ngài A Nan phương pháp cứu giúp”.
    Đạo Phật là Đạo Từ Bi nên Đạo Phật không những độ sanh mà còn độ tử. Chúng sanh bị đọa vào địa ngục nếu không có phương pháp cứu tế thì bao giờ mới thoát khỏi mọi đau khổ, sẽ chìm đắm địa ngục mãi. Trong Kinh Địa Tạng dạy: “Người nam người nữ nào, lúc sanh tiền không tu tạo phước lành mà tạo nhiều tội lỗi, sau khi chết, hàng thân quyến vì người chết mà tu tạo phước lợi làm tất cả việc Thánh Đạo, thì trong 07 phần, người chết hưởng 01 phần để siêu thoát, 06 phần còn lại, người sống hưởng ” (phẩm thứ 7). Do vậy, độ sanh là trách nhiệm, độ tử là một hạnh nguyện của người con Phật, của tinh thần ĐẠI TỪ ĐẠI BI, ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐẠO PHẬT. Chính vì thế, Ngài Địa Tạng là một vị Bồ Tát đã phát nguyện: “Khi nào độ hết chúng sanh khổ đau nơi địa ngục, Ngài mới thành Phật”. Muốn cứu độ chúng sanh phải dùng phương tiện, giống như muốn có cơm ăn no khỏi đói, khỏi đau bụng thì phải dùng lửa, điện… hạt gạo mới chín thành cơm để ăn. Cũng thế, Chư Phật, Bồ Tát muốn cứu giúp chúng sanh còn sống hay đã chết, quý Ngài dùng nhiều phương tiện để “âm dương lưỡng lợi” người sống an lòng việc mình đã làm đối với người đã khuất, người chết nhờ công đức này thoát cảnh đau khổ. Cho nên, Lễ Vớt Vong – dẫn vong, Trai đàn Bạt độ, .v.v… chư hương linh, Chẩn tế cô hồn là một việc làm cần có đối với người con Phật. Tuy nhiên, việc làm Lễ phải đúng Pháp không nên bày vẽ những hình thức phí tiền của như đốt vàng bạc, làm hình nộm thế thân, tất cả những việc ấy không đúng tinh thần Phật dạy. Đúng Pháp ở đây cần nêu lên vài điều căn bản như: Chư Tăng chứng minh thực hành lễ tế độ phải thanh tịnh chí tâm. Lòng thành người lập đàn phải chí thành. Thiết trí phải trang nghiêm, khuôn viên lễ phải sạch sẽ, không ồn ào.
    Chính nhờ những điều căn bản trên, Lễ Vớt Vong – dẫn vong, Trai đàn Bạt độ sẽ có kết quả, chư hương linh, cô hồn, ngạ quỷ nương nhờ công đức này mà được siêu thoát hướng tâm tu thiện, cải tà quy chánh, quy kính Tam Bảo. Người con Phật làm được hạnh nguyện này là Pháp Bố Thí rất lớn, tạo được Thiện Nghiệp, Bồ Đề Tâm mở rộng, Đạo nghiệp sáng trong, trí tuệ phát triển. Trong vòng sanh tử, tử sanh bất tận của mỗi kiếp người không ai không có bà con quyến thuộc. Kiếp sống một chúng sanh nào đó, họ chưa có duyên lành gặp Phật Pháp, chưa rõ lẽ Nhân Quả, Nghiệp Báo, nên khi chết làm sao tránh khỏi sự đọa lạc nơi chốn đau khổ, cực hình, đói khát vô cùng, vất vưởng đó đây, hang cùng hẻm nọ. Chỉ có Đức Phật, Chư Bồ Tát chứng ngộ mới thấy rõ Nghiệp Lành, Dữ của chúng sanh mà dạy lại chúng ta. Chúng ta chưa chứng ngộ làm sao thấy được sự đau khổ của họ! Vì vậy, với lòng thương vô hạn những kẻ chết nhiều nghiệp khác nhau, chúng ta làm Lễ Vớt Vong, lập đàn Bạt độ, chẩn tế, giúp người đã khuất mau thoát cảnh cực hình. Cho nên, những người làm con, làm cha mẹ, làm anh chị không thể làm ngơ trước cảnh người thân mình rên siết khổ đau nơi tăm tối. Hơn nữa, trong kinh Pháp Cú, Đức Phật cũng đã dạy:
    “Ý dẫn đầu các pháp,
    Ý làm chủ, ý tạo;
    Nếu với ý ô nhiễm,
    Nói lên hay hành động,
    Khổ não bước theo sau,
    Như xe, chân vật kéo.

    “Ý dẫn đầu các pháp,
    Ý làm chủ, ý tạo;
    Nếu với ý thanh tịnh,
    Nói lên hay hành động,
    An lạc bước theo sau,
    Như bóng, không rời hình.
    Với tâm thiện lành từ đây chắc hẳn vong linh thoát khỏi cảnh khổ phiêu bồng.
    3. Khi thời gian bước qua ngày Vu Lan tháng Bảy, Thầy có những lời dặn dò hoặc dạy bảo chúng con sau câu hỏi này như thế nào?
    Nhân Mùa Vu Lan, Thường Tuệ chúc Quý Thầy, Cô, các Phật tử và Facebook’s Friends hưởng một mùa Báo Hiếu thật là ấm áp và ý nghĩa! Nhân đây, Thầy nhắc lại chuyện Mục Liên Thanh Đề để tất cả chúng ta có cái nhìn đúng đắn về Mùa Vu Lan báo hiếu, câu chuyện như vầy:
    “Vào thời Phật tại thế, ở thành Vương Xá, có người trưởng giả tên là Phó Tướng. Ông có vợ tên là Thanh Đề và có 01 con trai tên là La Bốc. Sau khi cha chết. La Bốc thưa với mẹ, xin chia tài sản ra làm 03 phần. Một phần xin dâng mẹ, một phần để cúng dường Tam Bảo và phần còn lại ông lấy làm vốn đi buôn.
    Khi La Bốc đi rồi, thì bà Thanh Đề chẳng những không cúng dường Tam Bảo, mà còn dặn tôi tớ, “Nếu có thấy Chư Tăng đến thì vác gậy đuổi đánh. Số tiền dành cúng Trai tăng để mua gà, vịt, heo, bò, dê, ngựa, giết để tế thần rối ăn cho sướng cái miệng. Tội gì phải cúng Tăng!”
    Sau ba năm, La Bốc buôn bán phát tài, giàu to, quay trở về. Tới ngoại thành, ông chưa vội về nhà mà cho gia nhân về trước, thông báo. Tỳ nữ báo tin cho Bà Thanh Đề hay. Bà lập tức sai người bày biện phan, phướn, bàn, ghế như đã cúng Trai Tăng. Thấy gia nhân, bà Thanh Đề hỏi con bà đang ở đâu? Gia nhân trả lời là còn đang ở ngoại thành. Bà nói với gia nhân là sau khi La Bốc và ngươi đi rồi, ta liền thết tiệc đã Chư Tăng hơn 500 vị. Gia nhân bước vào nhà lại thấy phan, phướn, giường, chiếu, chén bát còn ngổn ngang đó, nên vội quay lại báo với chủ. La Bốc hết sức vui mừng, vội vã trở về nhà, vừa đi, vừa lạy.
    Họ hàng quyến thuộc thấy vậy ngạc nhiên hỏi La Bốc: “Trước không có Phật, sau không có Tăng, ông lạy ai ?” La Bốc trả lời là “Tôi lạy mẹ tôi, vì khi tôi đi rồi mẹ tôi đã Thiết Trai, cúng dường hơn 500 vị Tăng”.
    Họ hàng cho biết: “Khi ông đi rồi thì mẹ ông chỉ gây nghiệp. Đánh đuổi Tăng chúng. Hàng ngày giết trâu, bò, gà, vịt, tế thần rồi ăn”. La Bốc nghe vậy té xỉu, giây lâu mới tỉnh.
    Bà Thanh Đề nghe vậy chạy tới cầm tay con thề: “Trời cao lồng lộng, biển rộng thênh thang. Nếu sau khi con đi rồi mà mẹ không có Thiết Trai cúng dường Chư Tăng thì xin về nhà liền bị bệnh chết. Sau khi chết bị đọa Địa Ngục, chịu mọi tội báo”. Nghe vậy La Bốc mới chịu về nhà.
    Về đến nhà, Bà Thanh Đề lâm trọng bệnh, chỉ trong 07 ngày là qua đời. La Bốc chôn mẹ, rồi cất chòi ở cạnh mộ mẹ trong 03 năm. Cúng dường tượng Phật. Thắp hương lễ kính. Thọ trì, tụng niệm kinh kệ hồi hướng mẫu thân. Sau đó ông đến núi Kỳ Xà Quật xin Phật cho xuất gia. Phật đặt Pháp danh cho ông là Mục Kiền Liên.
    Ngài Mục Kiền Liên chuyên tu Thiền Định, đắc thần thông rất cao. Muốn báo ân mẹ, Ngài lên các cõi trời tìm mà không gặp. Xuống các cõi địa Ngục cũng không thấy mẹ đâu. Ông buồn rầu tới bạch Phật. Phật cho biết, mẹ ông lúc sống không tin Tam Bảo, lại bỏn xẻn, nên khi chết phải đọa Địa Ngục rất nặng. Ngài Mục Kiền Liên trở xuống các Địa Ngục mà không thấy mẹ, lại thấy các tội nhân chịu hành hình rất đau khổ. Ngài thưa với Chúa Ngục xin chịu thay. Nhưng Chúa Ngục bảo: “Tội ai làm nấy chịu, không thể chịu thay được”. Mẹ Ngài lại bị giam trong một ngục mà phải mượn gậy, áo, bát của Phật mới vô được.
    Khi Ngài tới, Chúa Ngục tra sổ sách và gọi Bà Thanh Đề, báo cho biết là có con là Mục Kiền Liên đến thăm. Nhưng gọi mà bà không lên tiếng. Chúa Ngục hỏi vì sao thì bà bảo: “sợ chịu quả báo nên không dám nói, vì lúc còn sống bà có một người con, nhưng mang tên khác”. Sau khi Chúa Ngục hỏi lại, thì Ngài Mục Liên bảo khi còn cha mẹ Ngài tên La Bốc. Khi cha mẹ mất, Ngài mới xuất gia và có tên là Mục Liên. Bà Thanh Đề lúc đó mới dám nhận.
    Khi Chúa Ngục dắt Bà Thanh Đề ra, Ngài Mục Kiền Liên thấy mẹ bị dao đâm khắp mình, toàn thân có lửa cháy, mình mang gông sắt… thì khóc lóc nói với mẹ: “Thiết Trai Tăng gồm 500 vị, tưởng đã sinh thiên, nào ngờ gặp mẹ ở đây. Ba Thanh Đề nghẹn ngào nói: “Tưởng là mẹ con không bao giờ còn gặp nhau nữa”. Mục Kiền Liên hỏi: “Con ở dương gian làm mọi Phật Sự sớm tối không ngơi, trai nghi cúng mẹ có ích gì không?” Bà Thanh Đề trả lời: “Cúng tế vô ích. Có ăn được đâu. Phải lập công đức mới cứu được mẹ. Mẹ không tu phúc, nhưng nói dối với con nên ngày nay phải đọa Địa Ngục khổ sở vô cùng”. Bà kêu Ngài Mục Kiền Liên bạch Phật để tìm cách cứu mình.
    Ngài Mục Liền Liên về bạch Phật xin tìm cách cứu mẹ. Cảm động trước tấm lòng hiếu tử. Phật cùng đệ tử đi lên hư không, phóng hào quang xuống làm cho dụng cụ hành hình biến thành hoa quả. Giường sắt biến thành giường sư tử. Tất cả đại chúng thấy được thân Phật liền được thoát khổ. Nhưng Bà Thanh Đề vừa thoát ngục này liền sinh xuống địa ngục khác. Ngài Mục Kiền Liên lại tìm mẹ. Gặp được mẹ liền dâng cơm. Nhưng cơm chưa tới miệng bà Thanh Đề đã biến thành lửa. Ngài Mục Kiền Liên lại bạch Phật. Phật dạy: “Thỉnh các Đại Đức đã tu đắc đạo, đã chứng Thiền Định, thiết La Bồn Trai, cúng dường Tam Bảo, Sám Hối thay mẹ”. Ngài Mục Kiền Liên làm theo, sau đó Bà Thanh Đề được sinh lên cõi thiên”.
    Xem lại câu chuyện này, chúng ta thấy rằng Nhân Quả rất rõ ràng như là:
    1. Bà Thanh Đề đã nhận 1/3 gia sản với lời giao ước dùng đó để cúng dường Tam Bảo. Nhưng bà đã không làm, nên dù đã chết, bà vẫn nhớ là còn mang món nợ đó.

    2. Thiếu ai thì trả nấy. Nợ thứ gì thì trả thứ đó. Bà Thanh Đề không có nợ Phật. Nên Phật không thể cứu bà được, dù Ngài sẵn sàng cùng Thánh Chúng lên hư không rưới nước tắt lửa Địa Ngục. Nhưng Bà thoát Địa Ngục đó lại sinh vào Địa Ngục khác. Cho tới khi Ngài Mục Liên làm Trai Tăng thì bà mới được giải thoát.
    3. Tội ai làm nấy chịu. Ngài Mục Kiền Liên không thể chịu tội thay, dù đó là mẹ ruột.
    4. Trong Kinh đã dạy rất rõ ràng khi bà Thanh Đề nói: “Cúng tế vô ích, có ăn được đâu” để nhắc nhở chúng ta đừng bày mâm cao, cổ đầy cúng người đã khuất đã tạo Nghiệp bị đọa Địa Ngục cho phí tiền, mà nên thiết Lễ Cầu Siêu đúng theo tinh thần Phật giáo.
    Việc báo hiếu đối với cha mẹ đã qua đời là trách nhiệm, bổn phận làm con của người con Phật, nhưng mà báo hiếu cho cha mẹ lúc còn sống thì quan trọng hơn. Chúng ta nên chăm sóc, yêu thương lúc cha mẹ đang sống, hướng dẫn cha mẹ Quy Y Tam Bảo khi cha mẹ chưa có duyên với Phật pháp. Một miếng ngon, chút sự quan tâm khi trái nắng trở trời là đã có thể làm ấm lòng cha mẹ. Nhất là người già không bịnh nọ, cũng tật kia. Cha mẹ đã một đời hy sinh, gian khổ vì chúng ta rồi, cho nên chúng ta phải làm tròn Bổn Phận của người Phật tử tại gia. Đạo Phật cũng không dạy người tu làm gì khác hơn là giữ trọn đạo làm người, vì Bốn Trọng Ân mà Phật dạy người tu phải báo đền, thì Ân Cha Mẹ đứng hàng đầu. Bởi hơn ai hết, Đức Phật Thích Ca quán sát các pháp một cách hết sức tinh tế, vì vậy mà phương tiện Ngài lập ra cũng không ngoài cách dạy con người phải cư xử đúng Đạo Làm Người với lòng hiếu kính, đó chính là nền tảng vững chắc của tình gia tộc, là nguồn sống an lành hạnh phúc thiêng liêng của gia đình, là nguồn sống tinh thần của cả một dân tộc. Tất cả những hậu quả tốt xấu, thành bại của con người hầu hết bắt đầu từ nền tảng của lòng hiếu kính. Có hiếu thì có lòng nhân. Bất hiếu thì bất thành nhân. Nên Thái tử Tất Đạt Đa sau khi tu hành thành đạo giác ngộ hiệu là Phật Thíchc Ca Mâu Ni, Ngài trở lại hoàng thành thăm viếng hoàng tộc, và an ủi thuyết pháp cho phụ vương nghe, nhờ đó mà vua Tịnh Phạn giác ngộ đạo lý Vô Thường, trước khi nhắm mắt lìa đời. Không những thế, Ngài đã nghiêng vai khiêng quan tài vua cha đến nơi an nghỉ cuối cùng.
    Vài lời nhắn gửi Nhân Mùa Vu Lan Báo Hiếu, mong rằng tất cả hãy thực hành lòng hiếu kính cha mẹ đúng theo Bổn Phận của người con Phật! Mong thay!
    Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát!
    P/S
    Thich Thuong Tue Nam Mô A Di Đà Phật! Là người Phật tử thì chúng ta phải Tu học theo giáo lý của Đức Phật, nêu cao Chánh Kiến để tu tập và hành đạo đúng như Chánh pháp. Những ai chân chính tu học theo Chánh pháp thì không nên theo công việc chuyên trị tà ma của thầy pháp và tuyệt không tin vào phán quyết của đồng bóng. Phật tử nên gieo duyên với các Chư Tăng (Tăng và Ni) tu học Chân Chánh và nghe theo những lời khuyên của những vị ấy. Vì Chư Tăng tu học Chân Chánh luôn dạy các Phật tử trải lòng Từ Bi, dùng Trí Tuệ quán chiếu sự việc nên chúng ta không bị lầm đường lạc lối. Tu học Phật Pháp thì chúng ta phải luôn có Chánh Kiến khi làm bất cứ việc gì, được như vậy thì chúng ta sẽ không rơi vào trường hợp mê tín, tin vào những người không có Xuất gia theo Phật. Điều quan trọng, Thầy nhắc lại là: lúc Quy Y Tam Bảo Quý Thầy, Cô đều nói với các Phật tử rằng: “Quy y Phật thì không quy y trời thần quỷ vật” vì họ vẫn còn bị trong vòng lưới Nghiệp. Bản thân của họ còn lo chưa xong thì hỏi làm sao họ có thể trừ được tà ma. O đây, Thầy chỉ nhắc nhở các Phật tử như vậy thôi, không luận bàn sâu vào vấn đề. Con của Phật thì chỉ nên luận bàn về Phật Pháp, không nên bàn về các vấn đề ngoại đạo. Như vậy là Diệu An –Hoa Hồhiểu rồi nhé!
  10. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    [​IMG]
    Ôi vô lượng, ôi ơn đời vô lượng!
    Mà một lần sao nói hết '' Tạ ơn!''
    Bao hạnh phúc.. chỉ cần ta nhận diện
    Hạt bụi này ơn vũ trụ, giang sơn..

    - Xin lặng lẽ dập đầu chân đức Phật
    Nén nghẹn ngào dâng một chút tâm hương
    Tạ ơn Phật đã mang về Chân lý
    Đưa nhân sinh qua bóng tối đêm trường.

    Tạ ơn Đạo, Tạ ơn Đời, tất cả..
    Ơn vạn loài chan chứa một Tình thương.

    Thích Tánh Tuệ

Chia sẻ trang này