Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

3995 người đang online, trong đó có 324 thành viên. 08:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 158724 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    173.004
    Chị cũng ngủ muôn vậy ạ? Đi ngủ thôi chị. Mai em nghe bài này . Em chúc chị ngủ ngon nhe!@};->:D<
  2. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Chìa Khóa Mở Cửa Hạnh Phúc - Thích Trí Huệ
  3. quocdai307

    quocdai307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2009
    Đã được thích:
    4.034
    Câu hỏi: Kính bạch Thầy, trong khóa tu Thầy có dạy về giáo lý tha thứ, bao dung thật thâm sâu. Những lời dạy ấy đã giúp ích cho con rất nhiều. Con vô cùng biết ơn Thầy. Kính thưa Thầy, nhiều lần con nhận thấy người mà con khó tha thứ nhất lại là chính mình. Xin Thầy ban cho con những phương pháp thực tập để con có thể thực tập tha thứ chính mình một cách hữu hiệu?

    Thầy: Trong đời sống, có nhiều lúc vì thiếu chánh niệm, thiếu sự khéo léo, ta đã làm những điều gây khổ đau, đổ vỡ cho những người ta thương và nhiều người khác. Ta hối hận, cảm thấy tội lỗi và trở nên chán ghét chính ta, không có khả năng tha thứ cho chính mình. Nhưng ta không biết rằng chính mình cũng đã gây khổ đau, tàn hoại cho thân tâm mình rất nhiều. Sự thực là tất cả những khổ đau, hư hoại ta đang gánh chịu đều do chính mình tạo ra. Xin quý vị quán chiếu về điều này. Nếu nhìn kỹ lại, quý vị sẽ thấy rằng người làm mình khổ nhiều nhất lại chính là mình chứ không phải ai khác. Đây là sự thực hiển nhiên mà ta không hề hay biết.

    Vì vô minh, giận hờn, thù hận, kỳ thị và thiếu sự khéo léo, ta đã gây khổ đau, đổ vỡ cho chính ta và cho những người ta thương. Ta biết rằng năng lượng của tập khí chịu trách nhiệm về tình trạng khổ đau của ta. Đôi khi ta có đủ thông minh để biết rằng những lời nói hoặc hành động của ta sẽ gây khổ đau, nhưng năng lượng tập khí trong ta quá mạnh; nó sai khiến, thúc đẩy ta nói hoặc làm những điều mà ngay sau đó ta cảm thấy hối tiếc. Ta nguyện là lần sau ta sẽ không nói hoặc làm những điều như thế nữa, nhưng khi đụng chuyện, ta lại lặp lại giống hệt như lần trước. Con ma tập khí luôn mạnh hơn ta. Ta không có chủ quyền để làm chủ lấy năng lượng tập khí của ta.

    Đức Thế Tôn đã dạy chúng ta phương pháp thực tập nhận diện sự có mặt của năng lượng tập khí mỗi khi nó biểu hiện và làm chủ lấy nó, không để cho nó tác yêu tác quái ta, chỉ nhận diện đơn thuần và mỉm cười với nó, gọi đúng tên của nó, thì từ từ sức mạnh của nó sẽ bị yếu đi. Như chúng ta đã được học trong những lần trước, nếu ta biết cách chế tác và vun trồng năng lượng chánh niệm mỗi ngày, thì ta sẽ có khả năng nhận diện được năng lượng tập khí của ta một cách dễ dàng và nhanh chóng. Khi đã nhận diện được nó, ta có thể thầm nói: ''A! chào anh bạn tập khí. Tôi biết anh có mặt đó. Lần này anh không thể tác yêu tác quái được tôi đâu.'' Đó là chánh niệm, là Bụt, là năng lượng thánh thiện. Khi năng lượng chánh niệm có mặt, tức là Bụt có mặt thì ta được bảo hộ, che chở.

    Mỗi khi ta nhận diện được sự có mặt của năng lượng tập khí, tập khí sẽ yếu dần yếu dần đi. Nếu ta tiếp tục thực tập nhận diện đơn thuần như thế nhiều lần, thì một ngày nào đó nó sẽ không đủ sức để khống chế, sai sử ta, thúc đẩy ta nói hoặc làm những điều gây khổ đau, đổ vỡ nữa. Có thể năng lượng tập khí ấy đã được trao truyền cho ta qua nhiều thế hệ của tổ tiên. Vì vậy ta không nên tự trách mình, cảm thấy tội lỗi với chính mình; mà phải thấy rằng mình chỉ là nạn nhân của sự trao truyền. Nếu không học cách nhận diện và chuyển hóa năng lượng tập khí ấy thì ta sẽ tiếp tục là nạn nhân của nó và ta sẽ trao truyền lại cho con cháu của ta và các con em của họ trong nhiều thế hệ tương lai.

    Ta không phải là người duy nhất gánh chịu trách nhiệm về những năng lượng của tập khí ấy; ta phải thấy rằng nó là sản phẩm chung của rất nhiều thế hệ tổ tiên và xã hội của ta. Nếu thấy được năng lượng tập khí của ta đã được trao truyền từ ông bà, cha mẹ và tổ tiên, ta sẽ không còn cảm thấy tội lỗi, ta không tự hành hạ, trách phạt mình nữa. Khi có cơ duyên gặp được chánh pháp và học được những phương pháp thực tập chánh niệm quý vị nên biết rằng quý vị đã được trao truyền những khí cụ có khả năng giúp mình chuyển hóa năng lượng tập khí ấy. Khi quý vị chuyển hóa được chính mình thì tất cả các thế hệ tổ tiên cũng đều được chuyển hóa, bởi vì quý vị là sự tiếp nối của ông bà tổ tiên. Làm được như thế, quý vị có thể lấy đi được mặc cảm tội lỗi và oán hận chính mình. Quý vị chạm tới được bản chất đích thực của mình - bản chất tương tức tương nhập, bản chất của an lạc, hạnh phúc thật sự. Khi có năng lượng của niềm vui và hạnh phúc trong lòng, quý vị tự khắc có đủ sức mạnh để tiếp tục làm công việc chuyển hóa và trị liệu. Quý vị biết rằng năng lượng tự trách phạt, hối hận và chán ghét chính mình đã được trao truyền lại từ ông bà, cha mẹ và tổ tiên. Khi thấy năng lượng tập khí này cũng thuộc về họ, quý vị có thể nói: ''Chào bà nội! Cháu biết bà đang có mặt đó.'' Ngay lúc đó mình và bà nội đều được cứu thoát. Quý vị đang làm công việc chuyển hóa không phải cho bản thân mà cho tất cả dòng họ tổ tiên và cho các thế hệ tương lai của quý vị nữa.

    xin mọi người đọc thêm tại đây
  4. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    173.004
    Bài Học Ngàn Vàng

    Ngày xửa ngày xưa ở vương quốc nọ có một đức vua trên đường vi hành tình cờ đã nghe được một ông lão rao rằng: “Có một bài học đáng giá nghìn vàng, ai bỏ ra một nghìn lượng vàng thì ta sẽ bán cho cái đạo lý đó…" Nhiều người nghe thấy lạ thì tò mò đi theo dò hỏi, tuy nhiên gạn hỏi thế nào ông lão cũng chỉ nói: "Ai trả đủ một nghìn lượng vàng thì kẻ đó mới được biết bí mật của bài học”. Bởi vậy nhiều người cho là lão bị điên vì họ nghĩ chẳng có bài học nào đắt đến như vậy.

    Nhà vua cho cận thần theo dõi và được mật báo rằng ông lão có hành tung như một vị hiền triết – cốt cách khoan thai, đời sống chuẩn mực, đàng hoàng, lời ăn tiếng nói không thừa một chữ, biểu hiện của người siêu phàm, thoát tục…

    Nhà vua cả mừng bèn giả dạng thường dân đến gặp và hỏi ông lão rằng bài học gì mà lão rao bán đến một nghìn lượng vàng? Ông lão nói: "Đây là bài học mà có thể làm cho người ta thoát khỏi những đau khổ của cuộc đời, vượt qua khỏi những lầm lỗi và có thể đạt tới tột đỉnh vinh quang…"

    Nghe xong, nhà vua vẫn còn bán tín bán nghi nên bỏ về, nhưng lòng cứ ray rứt bởi sức hấp dẫn của ý nghĩa bí ẩn của bài học đáng giá ngàn vàng ấy.

    Rồi nhà vua quyết định mở ngân khố lấy ra một nghìn lượng vàng rồi hạ chỉ mời ông lão vào hoàng cung. Ông lão cả mừng vì nhận ra đức vua chính là người hôm trước đã gặp và hỏi lão về bí mật của bài học đáng giá ngàn vàng. Vua nói: Ta chấp nhận hoặc bị lừa mất một nghìn lượng vàng hoặc thật sự sẽ được một bài học vô giá.

    Nói đoạn, nhà vua truyền cho quan Thủ ngân chất đủ một ngàn lượng vàng trước mặt ông lão. Nhân đủ số vàng, ông lão cung kính dâng lên đức vua một vuông lụa viết vỏn vẹn mấy chữ: “Phàm làm việc gì, suy nghĩ đến hậu quả của nó”.

    Đọc xong dòng chữ ấy, đức vua có cảm giác như mình đã bị lừa, nhưng lời vua nặng tựa Thái Sơn, nên không kịp rút lại, đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Còn ông lão thì lặng lẽ chất vàng vào túi vải, cung kính vái tạ vua rồi rời khỏi kinh thành.

    Từ đó nhà vua cứ bị ám ảnh bởi mấy chữ: “Phàm làm việc gì phải suy nghĩ đến hậu quả”. Nếu nhà vua chỉ mua câu nói này với một lượng vàng thì chắc hẳn người đã quên bài học này từ lâu. Nhưng đằng này, mỗi chữ trị giá tới 100 lượng vàng. Nghĩ vậy, đức vua vừa tức giận, vừa tiếc công quỹ và câu nói nặng ngàn vàng đó đã nhập vào tâm nhà vua tự bao giờ để rồi mỗi khi nhà vua làm việc gì đều suy nghĩ đến hậu quả của nó.

    Từ khi đức vua mua “bài học ngàn vàng” thì cả triều đình nhận ra nhà vua thay đổi từng ngày. Đức vua trầm tĩnh hơn, khôn ngoan hơn, công tư phân minh, phân định mọi việc sáng suốt, ngồi trên ngai vàng trong hoàng cung mà đoán định tình hình ở biên cương như thần…Đất nước từ đó bắt đầu cường thịnh.

    Thần dân thì mừng vui vì đời sống được an lành, thịnh vượng. Nhưng chính nhà vua lại không nhận ra điều đó, ông chỉ bị ám ảnh bởi bài học ngàn vàng và người luôn tự nhủ: Phàm làm việc gì cũng phải suy nghĩ đến hậu quả của nó! Nhờ vậy mà nhân cách nhà vua được tu chỉnh, đức vua không còn là một vị vua tầm thường kế vị ngai vàng, thích hưởng thụ như ngày xưa mà giờ đây làm việc gì người cũng suy nghĩ cho dân, cho nước.

    [​IMG]
  5. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
  6. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Thich Tanh Tue
    2 Tháng 9 lúc 5:47 ·
    Đừng vội phán đoán...

    Một con tàu du lịch gặp nạn trên biển, trên thuyền có một đôi vợ chồng rất khó khăn mới lên đến trước mũi thuyền cứu hộ, trên thuyền cứu hộ chỉ còn thừa duy nhất 1 chỗ ngồi. Lúc này, người đàn ông để vợ mình ở lại, còn bản thân nhảy lên thuyền cứu hộ.

    Người phụ nữ đứng trên con thuyền sắp chìm, hét lên với người đàn ông một câu…………..

    Kể đến đây, thầy giáo hỏi học sinh: “Các em đoán xem, người phụ nữ sẽ hét lên câu gì?”

    Tất cả học sinh phẫn nộ, nói rằng: “Em hận anh, em đã nhìn nhầm người rồi.”

    Lúc này thầy giáo chú ý đến một cậu học sinh mãi vẫn không trả lời, liền hỏi cậu bé. Cậu học sinh nói: “Thầy ơi, em nghĩ người phụ nữ sẽ nói: Chăm sóc tốt con của chúng ta anh nhé!”

    Thầy giáo ngạc nhiên hỏi: “Em nghe qua câu chuyện này rồi ư?”

    Học sinh lắc đầu: “Chưa ạ, nhưng mà mẹ em trước khi mất cũng nói với bố em như vậy.”

    Thầy giáo xúc động: “Trả lời rất đúng.”

    Người đàn ông được cứu sống trở về quê hương, một mình nuôi con gái trưởng thành. Nhiều năm sau, anh ta mắc bệnh qua đời, người con gái lúc sắp xếp kỷ vật, phát hiện quyển nhật ký của bố. Hóa ra, lúc mẹ và bố ngồi trên chiếc tàu ấy, người mẹ đã mắc bệnh nan y, trong giây phút quyết định, người chồng đã dành lấy cơ hội sống duy nhất về phần mình. Trong nhật ký viết rằng : “Anh ước gì anh và em có thể cùng nhau chìm xuống đáy biển, nhưng anh không thể. Vì con gái chúng ta, anh chỉ có thể để em một mình ngủ giấc ngủ dài dưới đáy đại dương sâu thẳm. Anh xin lỗi.”

    Thiện và ác trên thế gian, có lúc lắm mối rối bời, khó lòng phân biệt, bởi vậy đừng nên dễ dàng nhận định người khác.

    [​IMG]
    __(())__
    --- Gộp bài viết, 05/09/2014, Bài cũ: 05/09/2014 ---
    Vì Sao Ở Ác Gặp Lành Ở Hiền Gặp Dữ?
  7. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    NGUỒN GỐC CỦA BỆNH TẬT.
    Trong tất cả mọi bệnh tật, chúng ta biết nguồn gốc của bệnh tật quy nạp lại không ngoài ba phương diện:
    - Thứ nhất là ăn uống sinh hoạt không điều độ, ngày nay chúng ta gọi là không vệ sinh, dẫn đến bệnh tật. Bệnh này là phải tìm thầy thuốc, thuốc men có thể giúp đỡ được.
    - Thứ hai là oan gia trái chủ tìm đến. Giống như quốc sư Ngộ Đạt bị mụt ghẻ hình mặt người, đây là thuộc loại này. Trong Phật pháp gọi là “phi nhân”, người thế gian gọi là bị oan quỷ nhập. Chúng tôi ở trong và ngoài nước thường hay gặp sự việc này, họ đến tìm tôi. Gặp phải trường hợp này thì phải làm thế nào? Bị những loại oan quỷ này nhập, chúng ta phải hòa giải. Phàm là gặp phải loại này, đi khám bệnh uống thuốc chỉ là giúp được chút ít thôi, chắc chắn không thể trị khỏi. Việc quan trọng nhất là tụng kinh bái sám để hòa giải, như “Lương Hoàng Sám”, “Từ Bi Tam Muội Thủy Sám”, những loại này là thuộc về hòa giải. Nếu đối phương tiếp nhận hòa giải thì họ liền đi, bệnh của bạn sẽ khỏi ngay.
    - Thứ ba là bệnh nghiệp chướng. Đây không phải oan gia đối đầu, mà là bản thân tạo tội nghiệp quá nhiều nên bị nghiệp báo. Bệnh này rất phiền phức, thuốc men không thể chữa trị, hòa giải cũng không được. Phật dạy chúng ta sám hối, trong Thập Đại Nguyện Vương, Bồ-tát Phổ Hiền nói là “sám trừ nghiệp chướng”. Sám từ đâu vậy? Sám từ trong tâm, đoạn ác tu thiện, sửa chữa lỗi lầm, thì bệnh này liền có cơ hội chuyển biến, chuyển nguy thành an.
    Hai loại bệnh phía sau này, dùng phương pháp đoạn ác tu thiện đều vô cùng có hiệu quả. Đặc biệt một người thật sự quay đầu, biết được mình khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đã sai rồi, triệt để sửa chữa lỗi lầm thì bệnh nghiệp chướng sẽ được tiêu trừ, tức là oan gia trái chủ cũng sẽ không tìm bạn kiếm chuyện nữa. Người thiện thì mỗi niệm vì xã hội, mỗi niệm vì chúng sanh, cho nên “phi nhân” cũng được phước. Họ không những không hại bạn mà còn đến bảo vệ bạn. Cho nên, trong đồng tu chúng ta khi đang niệm Phật, tụng kinh, cảm giác bên cạnh có những phi nhân này, thậm chí là tự mình thấy sởn tóc gáy thì không nên sợ hãi. Quả thật là bên cạnh bạn có, có thể cũng không phải là ít, nếu ít, bạn sẽ không có cảm giác rõ rệt như vậy. Vào lúc này, bạn chân thành niệm Phật, tụng kinh hồi hướng cho họ, chính là bạn đang siêu độ họ. Đọc kinh cho họ nghe, họ nghe xong sẽ giác ngộ. Giống như trước đây, Thiền tông Đại sư Huệ Năng tình cờ đi ngang qua cửa sổ nhà người ta, trong nhà có người tụng kinh Kim Cang, Ngài vừa nghe qua liền hiểu rõ, Ngài liền giác ngộ. Trong cõi quỷ, có rất nhiều quỷ thần thích nghe kinh, cho nên bạn sẽ thường được sự bảo vệ của thiên địa quỷ thần, trong cửa Phật chúng ta nói là thần hộ pháp, thần hộ pháp phù hộ bạn.

    Trích Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh giảng giải_ Tập 17.
    Pháp Sư: HT. Tịnh Không.
  8. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    QUÁN NGON CAO CẤP (Trích Báo Ứng HIỆN ĐỜI TẬP 2)
    [​IMG]
    Tại đại lộ Tung Sơn của thành phố Đài Bắc phồn hoa. Có một tiệm vịt quay nổi danh khắp xa gần, tên là “Quán ngon cao cấp”, làm ăn rất phát đạt, khách ra vào tấp nập, cửa tiệm rộng lớn, thiết kế sang trọng, nhân viên nam nữ phục vụ trong quán đều trẻ trung, mặc toàn tây âu trắng. Bếp trưởng đội nón trắng tinh, tay luôn đeo găng, chứng tỏ mình cực kỳ vệ sinh sạch sẽ.
    Nhân viên trong quán từ khuya đến tối bận rộn như con quay để tiếp đãi, bưng bê phục vụ thực khách. Còn vị chủ quán họ Thái, tuổi ngoài 50, béo tròn phục phịch, mặc tây âu, mặt mày hớn hở ngồi nơi quầy thu ngân sau máy đếm tiền, tay đeo đồng hồ vàng chói, cười toe toét, vui tới không thể khép miệng lại…
    Trước cửa tiệm là quầy hàng bán lẻ, phía sau tiệm là xưởng giết mổ, lò quay nước vịt. Bảo đảm thịt vịt luôn tươi mới thơm ngon, hấp dẫn thực khách ăn rồi còn muốn ghé nữa, vì vậy mà tiệm buôn ngày càng phát.
    Mấy năm gần đây tiệm lập chi nhánh các nơi, chủ quán ngày càng mở rộng nghề sát sinh và bạn bè giao tế thù tạc càng nhiều. Trong đây không thể thiếu các thực khách của tửu gia, vũ trường, tiệm vàng, sòng bạc v.v… Phải nói đây cũng là thời kỳ ông hưởng thụ tiêu xài vô cùng mãn ý, biết thế nào là cực khoái của kiếp nhân sinh.
    Mỗi năm, khi mùa xuân đến, nhà nhà hộ hộ thảy đều cần sắm hàng tết, thân hữu đa số đều muốn biếu xén quà, thì quán cao cấp việc làm ăn càng phất lên như thủy triều dâng. Khách quen muốn mua được vịt quay mới ra lò, phải sắp hàng chờ đợi từ 3 đến 5 tiếng. Nhân viên phục vụ tất bật tới nửa khuya, quán phải mướn thêm người phụ lâm thời, mà vẫn bận tít mù không thể nghỉ ngơi. Vì vậy mà phải tổng động viên toàn gia, cả nhà đều lao vào cuộc, bận rộn buôn buôn bán bán.
    Hôm nọ, cũng giống như mọi ngày, tiệm đang buôn bán rôm rả, huyên náo ồn ào, thì trong khoảnh khắc, bỗng nghe có tiếng vịt rống rất to, lớn vang dội, trấn áp hết mọi tạp âm trong tiệm, vì vậy mà thu hút trọn sự chú mục của bao người. Thế nhưng, ai chứng kiến cũng đều đứng sững, đứng như bị trời trồng. Giây phút này mọi người chỉ biết kinh ngạc giương mắt ngó lão chủ quán đang nằm dài trên đất, hình trạng giống y con vịt, miệng lão không ngừng kêu lên tiếng cạp cạp, không những giống như vịt mà còn to hơn vạn bội. Mọi người đều xúm lại, vây quanh nhìn, và không ngớt bàn tán xôn xao, bỗng có một bà béo mập, hét thật lớn, nói :
    - Ôi trời ơi ! Lão này giết vịt nhiều quá nên bị quả báo đó! Đáng sợ quá! Tôi không dám ăn thịt vịt nữa đâu!
    Mọi người bấy giờ mới tỉnh hồn trở lại, không hẹn mà đồng một mục đích, xúm nhau chạy ra khỏi tiệm giống như bầy ong vỡ tổ.
    Bà giám đốc phu nhân vội mời bác sĩ đến chữa trị, nhưng dù bác sĩ tài ba đến mấy, cũng không thể nào khiến ông ngừng kêu tiếng cạp cạp quái gỡ kia. Ông cứ kêu như thế suốt ba ngày ba đêm, cho đến lúc kiệt sức không còn kêu được nữa, thì hai mắt ông mở to, thất khiếu ọc máu, và ông tắt hơi trong thống khổ tận cùng.
    Kể từ hôm đó tấm bảng hiệu “Quán ngon cao cấp” bị tháo dở, các chi nhánh khắp nơi cũng đóng cửa, dòng tộc họ Thái cũng giấu luôn tung tích, không biết họ dời đi cư trú ở đâu?
    --- Gộp bài viết, 05/09/2014, Bài cũ: 05/09/2014 ---
    [​IMG]
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Thượng tọa Thích Thọ Lạc: 'Tượng thú dữ là trái tinh thần Phật giáo'
    Nhà chùa là chốn từ bi, thân thiện với con người, thiên nhiên, việc đặt tượng thú dữ canh cửa là phản cảm, không phù hợp - Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Phó ban Văn hóa trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, khẳng định.
    - Nhiều đền, chùa, di tích đặt tỳ hưu, sư tử đá có tạo hình theo phong cách Trung Quốc, châu Âu. Xin Thượng tọa cho biết, những con vật này vào chùa như thế nào?

    [​IMG]
    Thượng toạ Thích Thọ Lạc, Phó ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ảnh: Quý Đoàn.

    - Phần lớn những con vật ấy do người dân có cảm tình với Phật giáo tiến cúng. Người ta thường đặt chúng ở ngoài cổng, cửa để trấn áp điềm dữ. Tuy nhiên, đó là quan niệm của người đời thường thôi chứ việc đem những con vật dữ dằn vào đình, chùa là không phù hợp tư tưởng, tinh thần Phật giáo.

    - Những con vật ấy không phù hợp ở điểm nào, thưa thượng tọa?

    - Thứ nhất, các con vật dù bên ngoài dữ dằn nhưng khi đến nhà Phật đều mang dáng vẻ hiền lành bởi đã được Đức Phật từ bi, có tấm lòng “thương người như thể thương thân” cảm hóa. Ví dụ con rắn độc bình thường có thể cắn chết người nhưng thấy Đức Phật ngồi thiền dưới mưa nó đã xòe mang ra che cho ngài. Đó là hành động rất thiện, hiền từ. Con rồng ở môi trường khác có thể dữ dằn nhưng khi Bồ Tát Quan Âm đi cứu chúng sinh ngoài biển, nó tự nguyện giơ đầu ra để Bồ Tát đứng lên. Con sư tử cũng thế, khi đến với nhà Phật nó rất hiền lành, trở thành đệ tử, hộ pháp cho Bồ Tát Sư Lợi Văn Thù (Bồ Tát tiêu biểu cho trí tuệ) đi phổ độ chúng sinh.

    Thứ hai, những con vật dữ dằn như sư tử tạo hình của Trung Quốc giơ nanh, giương vuốt là thể hiện sự quyền uy, không phù hợp với nhà chùa. Bởi đạo Phật gần gũi, từ bi, thân thiện với con người, động vật, thiên nhiên. Kiến trúc nhà chùa vì thế cũng rất mềm mại, uyển chuyển. Mái chùa cong một cách nhẹ nhàng, từ tốn chứ không nhọn hoắt đáng sợ.

    Thứ ba, nhà chùa là nơi người giàu sang, nghèo khó, chúng sinh muôn loài đều có thể đến. Đặt những con dữ dằn canh cửa sẽ khiến người ta nghĩ chùa chiền cũng như chốn công quyền, họ sợ không dám vào. Không chỉ con người mà cả thế giới vô hình như quỷ dữ cũng sợ không dám đến nữa. Đạo Phật từ bi có cấm những con đó đâu. Tối nhà chùa còn thỉnh chuông, cúng cháo mời chúng đến ăn mà.

    Tóm lại, những gì mang tính chất uy mãnh quá thì không phù hợp với chốn thiền nhang. Do đó, khi tiếp nhận đồ cúng tiến, các trụ trì cần nhận thức đầy đủ hiện vật đó có phù hợp với giáo lý nhà Phật và văn hoá truyền thống Việt Nam không. Nếu không hiểu, sư thầy nên tham khảo ý kiến của Giáo hội. Với các di tích thì nguyên tắc quản lý, vị trụ trì phải thống nhất với Ban quản lý di tích trước khi tiếp nhận vật cúng tiến.

    Một ngôi chùa Việt cổ kính mà bỗng xuất hiện cặp sư tử đá với đường nét lạ hoắc, tạo hình dữ dằn, mang phong cách của nền văn hoá khác thì rất phản cảm.

    [​IMG]
    Sư tử đá tạo hình kiểu Trung Quốc được đặt ngay lối vào sau cổng chùa Chân Tiên (phố Bà Triệu, Hà Nội). Ảnh: Quý Đoàn.

    - Vậy những linh vật ngoại lai hiện diện trong đền, chùa Việt Nam nên được ứng xử hoặc thay thế như thế nào?

    - Sư tử thực chất ít xuất hiện trong đền, chùa Việt Nam vì đạo Phật chủ trương không sát sinh. Loài vật này chỉ xuất hiện một ít ở thời Lý - Trần, nhưng có lẽ không phù hợp nên các thời kỳ sau không được phát huy. Bộ tứ linh gồm: Long - Ly - Quy - Phượng được chuộng hơn, có thể dùng thay thế. Đó là những con vật linh thiêng, gần gũi với nhà Phật, hay giúp đỡ người nên được trân trọng.

    Ở Việt Nam, con nghê chính là biến dạng của con ly (tên gọi khác là kỳ lân), có dáng vẻ hiền lành, thân thiện, thường hộ trì Phật pháp làm việc có ý nghĩa cho đạo, cho đời. Trong kiến trúc đạo Phật, tốt nhất nên hạn chế linh vật hoặc nếu có thì để nó ở trạng thái hiền lành. Nên sử dụng những loài ăn cỏ, mang tinh thần từ bi hỉ xả, hạn chế loài ăn mặn, sát sinh.

    - Giáo hội Phật giáo Việt Nam có động thái gì trước công văn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch khuyến cáo di dời, không sử dụng hay tiến cúng biểu tượng, sản phẩm, linh vật, vật phẩm lạ không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam ra khỏi di tích, đền chùa, nơi công cộng?

    - Di dời các linh vật, vật phẩm lạ, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam ra khỏi di tích, đền, chùa là việc nên làm. Khi nhận được công văn của Bộ, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ phải họp bàn để thống nhất phương án rồi ban hành rộng rãi để mọi người cùng áp dụng.

    Bất cứ thay đổi gì cũng cần thời gian để mọi người nhận thức, hiểu ra cái đúng và từ đó không làm sai nữa. Nếu người dân chưa thông suốt mọi chuyện mà bị thúc ép, họ sẽ phản ứng lại.

    Quỳnh Trang thực hiện
  10. quocdai307

    quocdai307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2009
    Đã được thích:
    4.034
    Nam mô A Di Đà Phật

    BẢY BÀI HỌC.
    Bài một là nhận lỗi lầm
    Lỗi mình mình nhận chứ đừng trách ai
    Lỗi mình mà đổ cho người
    Chính là một lỗi tầy trời thấy không ?
    Bài hai là phải gắng công
    Nhu hòa mềm mỏng mới mong sống đời
    Cái răng già cũng rụng thôi
    Mềm như cái lưỡi sống hoài với ta
    Nhẫn nhục là bài thứ ba
    Trời cao biển rộng bao la quanh mình
    Nhẫn đi thì sóng lặng yên
    Chuyện chi lớn nhỏ cũng thành như không
    Bài tư là phải một lòng,
    Hòa đồng thông cảm sống cùng với nhau
    Vị tha hai chữ làm đầu
    Thị phi tranh chấp là câu bỏ ngoài
    Bài năm là bước đường đời
    Đi sao cho nhẹ chớ hoài cưu mang
    Trên vai hành lý nhẹ nhàng,
    Thả buông vướng mắc để lòng nhẹ tênh
    Bài sáu là học chữ tình
    Đem lòng Bồ Tát động tâm nghe người
    Nghe rồi chia sẻ ngọt bùi
    Có nghe mới hiểu chuyện đời khổ đau
    Bài bảy là sống với nhau
    Phải lo thân thể chuốt chau vẹn toàn
    Trước là khỏe mạnh cho mình
    Sau là khỏi để gia đình phải lo !!!
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật...
    Nam Mô A Di Đà Phật...
    --- Gộp bài viết, 08/09/2014, Bài cũ: 08/09/2014 ---

Chia sẻ trang này