Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

4718 người đang online, trong đó có 412 thành viên. 20:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 158042 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    PHẬT BỒ TÁT THỊ HIỆN CHỖ MÀ PHÀM PHU KHÔNG THỂ SUY ĐOÁN ĐƯỢC
    [​IMG]
    Phật Bồ Tát thị hiện ở thế gian chúng ta có làm sát đạo dâm vọng hay không, có lúc cũng có, các vị xem 53 tham, Thắng Nhiệt Bà La Môn, thì hiện ra ngu si cho chúng ta xem, Cam Lộ Hỏa Vương thị hiện ra là giết người, hung bạo, Phạt Tô Mật Đa Nữ thị hiện ra là kỷ nữ, đó là gì? Đều là Bồ Tát, Bồ Tát làm sát đạo dâm, cùng tướng của phàm phu là một tướng, bên trong thì sao? Bên trong thì không có thứ gì, không lưu dấu vết, sai cũng là đúng, chúng ta thì làm đúng làm đúng rồi thì lưu lại dấu vết, cho nên cũng là sai, chư Phật Bồ Tát thị hiện đến thế gian này, để phổ độ chúng sanh, chúng sanh này cần phương thức gì để độ họ, thì liền dùng phương thức đó để độ họ, liền có thể làm cho họ khai ngộ, liền có thể làm cho họ quay đầu, trong tâm trong sạch thanh tịnh không lưu lại dấu tích, dụng tâm giống như tấm kính, khi chúng ta làm thiện đều để lại dấu vết, phim gốc của máy chụp hình ghi lại một đống hổn độn, cho nên đúng rồi cũng là sai, Bồ Tát sai rồi cũng là đúng, Bồ Tát dụng tâm như tấm kính, không lưu lại dấu vết, không luận làm thiện làm ác, nhiễm tịnh đều không lưu lại dấu vết, cái đó của họ gọi là gì? Gọi là phương tiện khéo léo, chúng ta loại phàm phu này, phàm phu sáu cõi, nghiệp chướng thâm trọng, tập khí rất sâu, chỉ có thể học thiện, không thể học ác.

    Bồ Tát dùng phương pháp ác liệt để độ chúng sanh, chúng ta không thể học, chúng ta chỉ có thể học thiện, cái đạo lý này phải hiểu, đến lúc nào thì bạn mới có thể học Bồ Tát? tam muội hiện tiền, vẫn không đủ, trí tuệ hiện tiền thì được, do giới được định, do định khai huệ, trí tuệ khai rồi thì có thể học Bồ Tát, trí tuệ chưa khai thì không thể học, việc này chúng ta không thể không biết, đặc biệt là sơ học, lão sư sợ học trò sanh ra hiểu lầm, phương tiện khéo léo, đem những chân tướng sự thật này giảng rõ ràng, giảng tường tận, cho nên chúng ta tôn kính đối với vô số hành vi việc làm của Bồ Tát, chúng ta bội phục từ trong nội tâm, biết được hiện tiền chúng ta không thể học những thứ này, tu học phải an định thứ lớp


    Chúng ta phải biết, giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, làm thân Phật chảy máu, phá hòa hợp tăng, năm loại tội này là đọa địa ngục A-tỳ. Cho dù người xuất gia có lỗi lầm, đại sư Thanh Lương trong kinh Hoa Nghiêm Sớ Sao có giải thích việc này. Trong Hoa Nghiêm 40, chương Thập Tín sau cùng, Bồ-tát Văn Thù chỉ dạy Thiện Tài Đồng Tử đi tham học (người Trung Quốc gọi là tầm sư học đạo), dạy ông thái độ tham học, nói với ông là trong thiện tri thức có một số hành vi giống như là trái ngược đạo đức, tức là làm sát, đạo, dâm, vọng. Việc này ở trong 53 lần tham học là có thật, Ngài nói đó là thiện tri thức thật. Trong Phật pháp nói, cần dùng thân gì để độ thì các Ngài dùng thân ấy, cần dùng phương pháp gì độ được thì các Ngài dùng phương pháp đó. Người ưa thích đánh bạc thì hằng ngày vào sòng bạc, Bồ-tát muốn độ họ thì Bồ-tát cũng vào sòng bạc giống họ, đánh bạc chung với họ, vả lại mỗi ván đều thắng, mọi người đều nhìn vào Ngài hỏi: “Anh dùng phương pháp gì vậy?”, Ngài liền đem Phật pháp dạy cho họ. Đây là đại quyền thị hiện. Nếu như nhìn thấy người như vậy, họ là thiện tri thức thật mà bạn liền bỏ đi, không gần gũi họ, vậy thì thật đáng tiếc, pháp duyên của bạn bị đứt rồi. Đây là nói trong thế gian, Bồ-tát đại quyền thị hiện không phải chỗ phàm phu chúng ta có thể suy đoán được, cũng không phải chỗ mà phàm tình có thể lý giải được. Họ nhất định là vì lợi ích chúng sanh, quyết không phải tự tư tự lợi.

    Sau đó lại nói, cho dù họ là thật thì người cầu học chúng ta cũng cần nên chân thành, cung kính học tập theo họ. Ta học tập mặt tốt này của họ, mặt không tốt ta không học, vậy bạn mới có thể gần gũi thiện tri thức thật trong thiên hạ. Đây là dạy chúng ta tâm trạng cần phải có khi tầm sư học đạo. Hay nói cách khác, chư Phật Bồ-tát thị hiện ở thế gian, trong cửa Phật thường nói là “rồng rắn hỗn tạp”. Tại sao Bồ-tát Phổ Hiền dạy chúng ta “lễ kính chư Phật” vậy? “Lễ kính chư Phật” là chắc chắn không có phân biệt. Người thiện, người ác đều có Phật tánh, chúng ta nên xem họ là Phật thật để đối xử thì chúng ta mới có thể thành Phật được. Nếu như trong tâm chúng ta còn xen tạp một số bất thiện, thì chúng ta không thể thành tựu. Đây là cửa ải lớn nhất mà chúng ta tu hành có thể thành tựu hay không, cũng chính là điều mà trong Đàn kinh gọi là: “Nếu người chân thật tu hành, không thấy lỗi thế gian”.

    (Pháp sư Tịnh Không)
  2. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Thờ Phật Tại Nhà Cần Phải Biết Những Điều Kiêng Kị
    [​IMG]
    Tục lệ tín ngưỡng của dân gian thường có rất nhiều điều kiêng kị, nhưng đó không phải là tín ngưỡng Phật giáo chân chính mà chỉ là những điều kiêng kị bị ngộ nhận là của Phật giáo.
    Ví dụ như những cây hương thừa trong bát hương nếu hàng ngày không thu gọn thì trở nên dơ bẩn và dễ gây cháy rất nguy hiểm. Cho nên các bát hương đặt trước các tượng Phật trong chùa, hàng ngày vào lúc sáng sớm đều cần phải thu gọn, giữ cho bát hương luôn luôn sạch sẽ như mới thắp hương lần đầu.
    Các nữ tín đồ thờ Phật tại nhà đến kỳ kinh nguyệt thì không dám tới chùa lễ Phật, thậm chí không dám đến trước bàn thờ Phật để thắp hương tụng kinh, tọa thiền, niệm Phật.
    Kỳ thực đó là điều kiêng kị của hàng quỷ thần cấp thấp. Vì quỷ thần sợ máu bẩn nên hễ thấy máu bẩn thì dễ nổi giận. Quỷ thần nghiện ăn máu, thấy máu là dấy lòng tham, nhưng máu kinh nguyệt không phải là máu tươi nên quỷ thần có phản ứng như bị người ta đùa bỡn làm nhục.
    Do vậy, phụ nữ khi hành kinh vào các đền, miếu, điện thờ quỷ thần thì có thể bị hậu quả không tốt.
    Còn như các Sa-di ni, Tỳ kheo ni, cùng các Ưu bà di (nữ cư sỹ) ở gần đều sinh hoạt tại chùa, cùng các phụ nữ tu hành hàng ngày làm bạn với kinh sách, tượng Phật và các pháp vật khác của nhà chùa, từ xưa đến nay chưa từng thấy ai bị tai họa bởi vấn đề xung khắc do kinh nguyệt gây ra cả.
    Những người thờ Phật tại gia khi lập bàn thờ Phật trước hết phải nhờ người làm lễ khai quang các tượng Phật, Bồ Tát, lại phải chọn ngày tốt, hướng tốt. Đó cũng là do tín ngưỡng dân gian hoặc phong tục dân gian.
    Theo quan điểm “nhập gia tùy tục” mà nói thì tục lệ đó cũng không có gì sai trái lắm. Làm lễ khai quang là để tỏ ý thận trọng, chọn ngày chọn hướng là để tỏ ý cầu mong tốt lành.
    Nhưng theo quan điểm Phật giáo thì chư Phật, Bồ Tát có ở khắp mọi nơi, không một chỗ nào không ứng hiện. Tất cả mọi hướng đều có chư Phật, Tam bảo, Long thiên hộ pháp.
    Như vậy, đương nhiên là không hề có những vấn đề do tín ngưỡng dân gian tưởng tượng ra. Chỉ cần chọn một chỗ nào mình cho là tôn quí nhất, rồi với tình cảm thành kính nhất và chọn một thời điểm thích đáng nhất để đặt tượng thờ Phật là được.
    Có người cho rằng có những bài chú, bài kinh nào đó thì người tu tại gia không được niệm, hoặc có những bài chú, bài kinh nào thì không được niệm vào một giờ nào đó.
    Kỳ thực, với tấm lòng cung kính, tất cả mọi bài kinh, chú đều có thể tụng niệm ở bất cứ nơi nào thanh tịnh. Tốt nhất là trước khi tụng niệm nên rửa tay, súc miệng rồi đứng trước bàn thờ thắp hương lễ Phật mà tụng niệm nhưng không nên nói người tu tại gia không được tụng kinh nào đó hoặc không được niệm chú nào đó, trừ những pháp môn quy định đặc biệt của Mật Tông thì không kể.
    Trong một nhà cũng có thể có người tin Phật, có người tin Thần, phải chăng có thể thờ chung cả Thần và cả Phật trong cùng một bàn thờ ? Điều đó nên coi là không có vấn đề gì.
    Nên thờ Phật ở chính giữa, cúng Bồ Tát ở hai bên, cúng các Thần ngoài cùng, coi là kẻ bảo vệ bên ngoài cho Tam bảo, cũng nên để cho các Thần gần gũi với Tam bảo để tu học Phật pháp, gây thần nhân duyên với đạo Phật.
    Nếu đạt được sự thỏa thuận của cả nhà, sau khi đã đổi ý mà tin theo Phật thì sẽ làm lễ cúng Thần, khấn cáo với Thần rồi đem tượng (và đồ thờ) Thần cất đi, để tránh cúng thờ ngẫu tượng quá nhiều sinh ra tạp loạn.
    Có nhiều người không hiểu đối với tro hương cùng các kinh sách, tượng và các pháp vật bị hư hỏng thì sẽ xử lý như thế nào? Thậm chí có người mang đến giao cho nhà chùa.
    Kỳ thực thì chỉ cần chọn chỗ đất trống và đồ đựng sạch sẽ, bỏ các thứ đó vào rồi châm lửa đốt đi, đốt xong đào lỗ chôn xuống đất là được. Những thứ làm bằng kim loại không đốt được thì tìm chỗ cất kín, một thời gian sau sẽ xử lý thải bỏ như đối với đồ đạc cũ kỷ rách nát khác.
    Các vật cúng bày trên bàn thờ Phật như hoa, quả, nước trà v.v… thuộc các loại phẩm vật tiêu hao thì phải thay đổi hằng ngày. Những thứ gì còn có thể dùng được, ăn được thì nên đem dùng vào việc khác hoặc đem cho người nhà ăn dùng, không nên vứt đi. Những thứ bị ôi thiu, hư nát thì phải đổ bỏ đi như đổ rác. Còn như phẩm vật bày cúng nên bày cúng đơn chiếc hay bày một đôi thì không có hạn chế gì cả.
    Xét về mỹ quan đối xứng mà nói thì nên dùng một cặp đôi. Nhưng nếu vì tiền nong vật phẩm có hạn, hoặc do vị trí chỗ bày biện không tiện, chỉ bày cúng đơn chiếc thì cũng không có gì là không được. Còn về đồ cúng là những món gì, về nguyên tắc là tùy theo chỗ tiền nong chi tiêu mà mình có thể lo liệu được, không bày biện rườm rà mà cũng không cần phải phô trương.
    Thời gian tu hành tại nhà thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm và buổi tối, lúc đó nhờ thân tâm thanh tịnh, thoải mái. Như vậy mới có thể chuyên chú, thành tâm mà tu tập.
    Nếu vì tính chất công việc làm ăn thì đương nhiên có thể chọn những thời gian khác nhau. Tốt nhất là không lập bàn thờ trong phòng ngủ, không nên ngồi tọa thiền, lễ Phật, tụng kinh ở trên giường.
    Nhưng nếu nhà ở chỉ có một phòng thì tốt nhất là lúc bình thường lấy vải khăn che phủ tượng Phật. Khi nào lễ Phật thì xếp dọn giường chiếu chỉnh tề, sạch sẽ rồi mới mở khăn tượng Phật ra. Nếu giường làm lễ cúng được, coi đó cũng là một nơi để tu hành.
    Nói tóm lại, lấy cái tâm thanh tịnh, cung kính để biểu thị mức độ trang trọng, nghiêm túc làm nguyên tắc.
    Sau khi đã quy y Tam Bảo thì không được quy y một tôn giáo nào khác, không được thờ phụng một đền miếu, đạo tràng nào của tín ngưỡng dân gian. Tuy vậy vẫn phải giữ thái độ tôn kính đối với các tín ngưỡng đó.
    Khi đi vào các nhà thờ, đền miếu, đền thần phải cúi người chắp tay chào hỏi. Không được coi việc thờ phụng đó là đối tượng tín ngưỡng của mình, mà coi đó là cử chỉ để giữ quan hệ hữu nghị.
    Trước khi chưa có nhận thức xác thực đối với Phật pháp thì không được đọc sách báo ngoại đạo, nếu không sẽ dẫn đến sự chỉ dắt sai lầm về phương hướng.
    ................
    Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
  3. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    [​IMG]

    Trong kinh A-hàm có kể lại thế này. Một hôm sau khi đức Phật thọ trai xong, có năm bảy vị Bà-la-môn tới hỏi:
    - Thưa ngài Cồ-đàm, đệ tử Ngài khi chết, Ngài cầu cho họ sanh về cõi trời được không ? Phật không trả lời mà hỏi lại:
    - Nếu đệ tử các ông chết, các ông có cầu cho họ sanh về cõi trời được không ? Các vị Bà-la-môn đáp:
    - Được. Phật liền dùng ví dụ thế này để hỏi các thầy Bà-la-môn:
    - Như có người lăn một cục đá to xuống giếng, sau đó họ yêu cầu các thầy chấp tay cầu nguyện cho cục đá đừng chìm, các thầy làm được không ? Các thầy Bà-la-môn đáp:
    - Không được.
    - Tại sao ?
    - Vì đá nặng quá, rớt xuống giếng nhất định chìm, cầu cách chi cũng không thể nào nổi được. Phật lại nói:
    - Giả sử có người đem dầu đổ lên mặt nước, sau đó yêu cầu các thầy chấp tay cầu nguyện cho dầu chìm tận đáy giếng được không ? - Không được.
    - Tại sao ?
    - Vì dầu nhẹ nhất định phải nổi lên trên mặt nước, có cầu mấy cũng không chìm được. Phật nói:
    - Cũng vậy, người làm nghiệp ác phải đọa, các ông cầu sao cho khỏi đọa. Còn người làm nghiệp thiện dù các ông có ác ý muốn cầu họ đọa, họ cũng sanh lên cõi trời như thường. Qua ví dụ này chúng ta nghĩ sao ? Nghiệp thiện nghiệp ác là nhân chủ yếu để sanh lên hay đọa xuống, chớ không phải do cầu mà được.
    (Hòa Thượng Thích Thanh Từ)
    P/S của Tu :
    Đạo Phật là "Tối tối Thượng Thừa" Tu theo Chính Pháp ,Theo Hiền Tăng sẽ xóa bỏ mọi vấn đề gai góc nhất trong cuộc đời !
  4. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Nụ cười
    [​IMG]
    [​IMG]

    Một nụ cười sẽ chẳng làm chúng ta tốn thêm bao nhiêu sức lực, nhưng nó đem đến cho những người xung quanh bạn tràn đầy tình yêu thương và ấm áp...
    Đừng cố tỏ ra mình là người quan trọng, hãy là người luôn thân thiện, luôn sẵn sàng giúp đỡ và trao nụ cười đến bất kỳ ai...nhân quả của việc làm cho người khác vui làm chính bản thân ta luôn có được tâm bình an, cơ thể ta tràn đầy sức sống, khuôn mặt ta hiền hậu và đẹp lên theo từng ngày. Tự nhiên chúng ta sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ khi ta gặp khó khăn trong cuộc sống.
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  6. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    170.048
    CÓ VÀ KHÔNG

    Chớ vương vào có, mơ có có !

    Học đạo không không, phải thật không

    Có có mà chi đeo với có !

    Đã không, thì chớ cột vào không.

    Luân hồi sanh tử, ôi có có !

    Bỏ hết trần lao, lặng lẽ không.

    Có không, có có, không không có.

    Bạn đã thấy gì, lẽ có không ?

    Cái có chơn thường, là có có

    Cái không không thiệt, lại không không.

    Tất cả đều không, không thật có;

    Hiểu rồi, thật có với thật không.

    Không như sừng thỏ, là không có !

    Có tợ chiêm bao, ấy có không !

    Chẳng chấp vào không, chấp vào có,

    Thong dong tự tại kể gì "Có Không".

    HT Thích Huyền Tôn
    [​IMG]
  7. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    170.048
    Đi giữa cuộc đời là bước qua nhiều điều xấu ác.
    Ta không thể thờ ơ bỏ mặc bóng tối tràn lan,
    Vì một ngày kia chính ta cũng sẽ khóc than
    Khi điều xấu đã lan tràn cả thế giới.

    Đi giữa cuộc đời là đừng phân vân chờ đợi.
    Phải dấn thân đem điều thiện lợi đến mọi người
    Vì người vui là ta cũng được vui
    Ngọn đèn sáng thì nơi nơi đều rạng rỡ.

    [​IMG]
  8. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Xin cho con 2 chữ bình an - GS Thích Trí Huệ !
  9. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    170.048
    CÁI VUI CỦA NGƯỜI TỈNH THỨC

    Muốn làm người biết tu tỉnh trong mọi hoàn cảnh, trước tiên ta phải biết trong mỗi con người chúng ta ai cũng có đôi mắt sáng để nhìn thấy hình ảnh mọi sự vật một cách rõ ràng. Nếu chúng ta để mắt sát vào một tấm gương thì ta sẽ không thấy gì hết, mà đứng quá xa tầm mắt thì cũng không thể thấy. Cho nên, chúng ta cần đứng một khoảng cách vừa phải, không quá xa mà cũng không quá gần mới có thể nhìn thấy rõ ràng mọi hình ảnh, sự vật được phản ảnh đầy đủ trong tấm gương. Trước nhất, ta phải biết lòng từ bi là chất liệu sống để giúp chúng ta biết thương yêu, kính trọng tất cả mọi người một cách bình đẳng, nhất là với những người hay gây khó khăn cho ta, thường chống đối và phản bác ta, không theo ý muốn như ta hằng mong đợi. Trong kinh hay nói người hằng mong sống được thanh tịnh nên lúc nào cũng thể hiện phép lành. Phép lành ở đây là sự rèn luyện, học tập của ta để ngày càng hoàn thiện chính mình. Khi bắt đầu học Phật, chúng ta cần phải luyện tập những kỹ năng sống cho đến khi thuần thục. Việc buông xả các thói quen xấu được vận dụng trong 4 oai nghi đi-đứng-nằm-ngồi giúp ta có kỹ năng sống có nghệ thuật trong học tập và rèn luyện. Đây là lời dạy chân chính ai cũng có thể lắng nghe và hiểu biết, dù là người mới học đạo hay đã huân tập lâu ngày đều có thể tìm thấy được lợi ích trong khi học tập, rèn luyện chuyển hoá nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc.

    Tất cả chúng ta không phân biệt trình độ căn cơ, ai cũng có thể nghe và lãnh hội để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta học Phật pháp cũng lại như thế, phải biết cách buông xả từ từ cho đến khi nào ta cảm nhận được bình yên, hạnh phúc hoàn toàn; và rõ ràng sự bình yên đó không phải do ai ban tặng mà chính ta đã tự nỗ lực để sống được những giây phút an nhiên, tự tại, không thể có bình yên thật sự do một đấng tối cao nào ban phát cho mình cả. Để có được lòng từ bi rộng lớn, Phật đã chỉ cho ta biết cách tự hoàn thiện chính mình theo từng cấp độ từ thấp đến cao, những đức tính đó phải do mình nỗ lực chứ không phụ thuộc vào người khác. Tự lực là vấn đề then chốt căn bản trong quá trình học tập, rèn luyện để có thể giác ngộ, giải thoát. Khi ta đã được bình yên, hạnh phúc thì mình mới có thể mở lòng thương yêu người khác bình đẳng; ngược lại, nếu ta còn nương nhờ, phụ thuộc vào sự giúp đỡ, hỗ trợ, của người khác thì ta cũng không thể giải thoát được.
    Chúng ta muốn có một đời sống an vui, hạnh phúc theo người biết tu tỉnh, trước tiên chúng ta phải biết pháp lành, tức là những việc làm thiện ích được thể hiện qua thân-khẩu-ý; như vậy thì thiện nghiệp, thiện tâm của chúng ta sẽ được tôi luyện, huân tập một cách cụ thể và nhờ vậy mới được tăng trưởng. Người có khả năng lúc nào cũng thấy mình có đủ niềm tin về nhân quả, tin chính mình, nên hay làm một cái gì đó để cống hiến cho đời. Khi chúng ta thương người, thương đời thì chúng ta cảm thấy mình có niềm tin nhiều về khả năng của mình. Ở trong niềm tin mạnh mẽ như vậy, trong chính khả năng của mình, chúng ta mới nghĩ đến việc giúp đỡ và sẻ chia cho người khác. Những tâm hồn yếu đuối, bạc nhược không bao giờ biết trang trải lòng từ bi cho một người nào khác.

    Người Phật tử chân chính trước tiên cần phải có sự chất phác, nghĩa là có một tâm hồn đôn hậu, thuần phác, giản dị. Chữ “chất phác” ở đây không phải đi đôi với chữ “thật thà” như ta thường nghĩ. Chất phác ở đây là tâm hồn không máy móc. Một người thật thà, chất phát là một người hiền đến độ có thể ngu ngơ, không biết gì. Sự đôn hậu, thuần phác mà Phật dạy ở đây là mình không quá tính toán, so đo một cách máy móc. Chúng ta có thể sống, có thể nhìn thấy cái tốt của người khác mà quên đi cái xấu của họ. Ðó là ta đã biết thông cảm và tha thứ. Một người tánh tình dễ dàng là người biết mở rộng vòng tay để bao dung và độ lượng với người khác. Ðiều này có nghĩa là hễ tâm hồn chúng ta máy móc quá thì tình thương yêu chân thật không thể phát sinh. Chúng ta tính toán nhiều quá thì chúng ta khó mà phát triển lòng từ bi, không thể nhìn đời với một cặp mắt ôn nhu, thuần hòa, chất phác. Do đó, chữ “chất phác” ở đây không có nghĩa là thật thà mà là một tâm hồn rộng lớn. Muốn có được tấm lòng trước tiên cần phải có sự chất phác. Người chất phác không chỉ nói lời chân thật mà cũng không tìm cách lợi dụng người khác hoặc làm việc gì để thủ lợi cá nhân. Chất phác là biểu hiện của người biết sống chân thật, chỉ nói và làm những điều dựa vào sự hiểu biết của mình chứ không phải làm để vừa lòng người khác. Người chất phác là người biết tôn trọng sự thật và nói lời thành thật nên lúc nào tâm cũng được bình yên, hạnh phúc.
    ( ST)

    [​IMG]
    Last edited: 14/09/2014
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036

Chia sẻ trang này