Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

6376 người đang online, trong đó có 752 thành viên. 12:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158832 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    bác tư vấn thêm việc dương sao ( gọi như vậy theo người trung) đêm giao thừa giúp, cái này em cũng thấy nhiều người làm nhưng chưa rõ~X
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    to: hailua!"bác tư vấn thêm việc dương sao ( gọi như vậy theo người trung) đêm giao thừa giúp, cái này em cũng thấy nhiều người làm nhưng chưa rõ~X"

    Mình ko biết là hàng năm cúng đêm Giao Thừa đã đúng chưa ,chỉ là làm theo chỉ dẫn của người lớn và làm theo nhiều năm nay :

    Trưa 30 sau khi dọn nhà thật sạch lần cuối thì mình cúng mâm cỗ Tất Niên ,cỗ này mình cúng cả chay cả mặn để ai ăn chay ăn mặn đều được .
    Đêm 30 sau 11 h là mình bày 1 mâm lễ tùy tâm và tùy vào năm đó gia đình có những j`... gồm hoa quả bánh trưng ,chân giò hoặc gà ... với 1 đĩa gạo muối . bộ mũ áo ,hài của quan Thần linh và tiền âm ,dương ra ngoài Trời để tiễn quan năm cũ và nghênh đón quan năm mới .Đến đúng giao thừa thì cả nhà mình đi ra ngoài đem theo đĩa gạo muối + ít tiền lẻ để rắc ra các hướng trước ngả đường ,rồi quay về hóa vàng và mũ mão Thần lình ,cả nhà chúc Tết nhau rồi đi ngủ.
    Sáng 1 Tết mình dậy sớm làm 1 mâm cỗ chay cúng Tân niên ,rồi cả nhà dậy sẽ chúc Tết nhau ,lì xì nhau ,rồi xin lộc mâm cỗ chay và ăn chay ,sau đó cả nhà đi đến Lễ Chùa (thường là Chùa Quán Sứ ) rồi về nhà bố mẹ 2 bên chúc Tết gia đình sau đó mới đi đâu tùy ý .

    Lưu ý các bạn :
    Nếu ai ăn chay được ngày 1 Tết với tâm từ bi ,coi như ăn chay cả năm đó nha ,sẽ bớt được nghiệp và tăng Phước Thọ!
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Gửi các bạn mấy bài Chú rất cần nha!


    Bài chú Lên Chùa

    Nhược đắc kiến Phật
    Đương nguyện chúng sinh
    Đắc vô ngại nhãn
    Kiến nhất thiết Phật

    Án a một lật đế hồng phấn tra(3 lượt)



    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Bài chú thắp hương


    Nhật nhật phần hương thấu cửa thiền
    Kim thần đệ tử tiến hương tiền
    Thử hương biến mãn thông thiên giới
    Cúng dàng chư Phật cập chư Thên

    Nam mô hương cúng dàng Bồ Tát ma ha tát(3 lần)



    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Chú thắp đèn


    Nhất điểm bát phong suy
    Thốn tâm vạn kiếp trấn tràng minh
    Tây Phương Phật Pháp sư tương truyền
    Đại địa Chúng Sinh tiêu hắc ám

    Án tam muội hỏa quang minh sa hạ. (3 lượt)



    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Chú tắt đèn


    Nhất thiết hứu vi Pháp
    Như mộng huyễn bào ảnh
    Như lộ diệc như điện
    Ứng tác như thị quán
    Chư hành vô thường
    Thị sinh diệt Pháp
    Sinh diệt diệt dĩ
    Tịnh diệt vi lạc
    Án diệt đăng, diệt đăng, sinh Thiên tiên, hoàn Thiên tiên, ngũ kim diệt đăng dị duệ sa hạ. (7 lượt)



    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
    Bài chú bao sái tượng Phật

    Ngã kim quán mục dục chư Như Lai
    Tịnh chú trang nghiêm công đức tụng
    Ngữ trược chúng sinh linh ly cấu
    Đồng chứng Như Lai tình Pháp thân

    Nam mô ly Cấu Địa Bồ Tát ma ha tát. (3 lần)
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036

    Chúc Mừng Năm Tân Mão
    !!!

    Nhiều tiền của để gia đình luôn sung túc.
    Nhiều hạnh phúc để tâm luôn ngọt ngào.
    Nhiều khát khao để cuộc đời không lặng lẽ.
    Nhiều sức khoẻ để có thể rong chơi.
    Nhiều thảnh thơi để thấy mình sung sướng.
    Nhiều hi vọng để giữ trọn niềm tin.
    Nhiều tự tin để tiến lên phía trước.
    Nhiều hài hước để cuộc đời đáng yêu !


    :x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x
    [rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose]
  5. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    cung chúc tân xuân...
    giới thiệu bác tham khảo:
    Danh sách 10 tác phẩm Phật giáo hay nhất trong năm 2010

    08/12/2010 06:50:00 Trí Tánh Đỗ Hữu Tài
    Đã đọc: 1430 Cỡ chữ: [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]



    Những tác phẩm nầy giải thích đạo Phật cho độc giả Tây phương hiện đại. Những độc giả nầy thường chú trọng đến những khía cạnh thực tiễn của đạo Phật là làm sao sống tốt lành và thực hành thiền định như thế nào

    Khi khởi đầu trang (điện tử trên Internet) nầy, tôi căn cứ trên tác phẩm nào được bán trên Amazon.com và tác phẩm nào được bình chọn cao. Tuy nhiên, một năm sau đó, tôi cập nhật danh sách nầy bằng cách xem tác phẩm nào được bán nhiều nhất. Điều nầy có nghĩa là thứ tự “hay nhất” có thay đổi, và đó đây, có những tác phẩm đã ra khỏi danh sách “Top 10” nầy
    1- Tâm điểm lời Phật dạy (The Heart of the Buddha's Teaching )
    Thich Nhat Hanh
    [​IMG]
    Thầy Thích Nhất Hạnh giải thích những lời dạy căn bản của đạo Phật. Tuy tác giả đề cập đến những chủ đề truyền thống (như Tứ Diệu đế, Bát Chánh đạo, Thập nhị Nhân duyên, …), nhưng phong cách giải thích của tác giả thì tươi mát và thực tiễn.
    2- An bình trong từng bước đi – Con đường Tỉnh thức trong Đời sống hàng ngày (Peace Is Every Step - The Path of Mindfulness in Everyday Life)
    Thich Nhat Hanh
    [​IMG]
    Là một trong hai vị Thầy dạy đạo Phật được ưa thích nhất hiện nay (chỉ đứng sau Đức Đạt Lai Lạt ma), Thầy Thích Nhất Hạnh dạy bằng một phong cách rất đơn giản nhưng lại truyền đạt những chân lý thực tiễn và sâu sắc nhất về sự vận động của cuộc sống, và làm thế nào để chúng ta tìm được an bình cho bản thân và yêu thương cho mọi chúng sanh.
    3- Đạo Phật đơn sơ và giản dị (Buddhism Plain and Simple)
    Steve Hagen
    [​IMG]

    Trong tác phẩm nầy, Steve Hagen trình bày tinh túy của Thiền Phật giáo bằng những ngôn từ đơn giản – đơn giản một cách đáng ngờ. Mỗi ngày đọc một trang thì sẽ không ít đâu. Hãy để những con chữ thấm vào ta thay vì đọc hết trang nầy sang trang khác như đọc một cuốn truyện.
    Steve dạy đạo Phật như nhiều người trong chúng ta thích thấy như thế: như một hệ thống tâm linh thực tiễn chứ không phải một hệ thống tín điều hay một tôn giáo.
    4-Đạo Phật cho Người mới nhập môn (Buddhism for Beginners)
    Thubten Chodron
    [​IMG]
    Là tác giả nữ thứ nhì trong danh sách – và lần nầy cũng là một giảng sư Phật học, Thubten Chodron giới thiệu đạo Phật, và xua tan nhiều ngộ nhận về Phật giáo. Cho nên có lẽ không phải tình cờ mà Thubten Chodron và Pema Chodron đều xuất thân từ cùng một dòng Phật giáo Tây Tạng.
    5- Từ điển Bách khoa có Minh họa về Trí tuệ Phật giáo - Một dẫn nhập toàn diện vào những Nguyên lý và Hành trì trong đạo Phật (The Illustrated Encyclopedia of Buddhist Wisdom - A Complete Introduction to the Principles and Practices of Buddhism)
    Gill Farrer-Halls
    [​IMG]
    Gill Farrer-Halls trình bày một dẫn nhập xuất sắc về Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa. Từ “Từ điển Bách khoa” có lẽ dùng không được chỉnh lắm, nhưng ngoài chuyện đó, những độc giả của tôi đã có lý do đúng đắn dể cuối cùng mua tác phẩm nầy. Nhiều bức minh họa cũng đã làm cho tác phẩm bìa cứng nầy trở thành một món quà tuyệt vời
    6- Từ lời Phật dạy - Một Hợp tuyển vĩ đại những bài Pháp từ Tạng Pali (In the Buddha's Words - A Great Anthology of Discourses from the Pali Canon)

    Editor/Biên tập: Bhikkhu Bodhi, Foreword/Dẫn nhập: The Dalai Lama
    [​IMG]
    Trích dẫn lời Phật dạy từ Tạng Pali (vốn là bản kinh Phật giáo cổ nhất) được sắp xếp theo đề mục. Tác phẩm nầy sẽ giúp bạn đọc đến gần nhất những gì Phật thật sự giảng dạy về các chủ đề quan trọng như phiền não, nhận thức, đạo đức, thiền định và trí huệ.
    7- Đánh thức vị Phật bên trong – Trí huệ Tây Tạng cho Thế giới Tây phương (Awakening the Buddha Within - Tibetan Wisdom for the Western World)
    Surya Das
    [​IMG]
    Lạt ma Surya Das viết một tác phẩm cổ điển để giúp phổ biến đạo Phật vào thế giới Tây phương. Tác phẩm nầy thường được trích dẫn và vẫn là một dẫn nhập tuyệt vời về cốt lõi thiền định của đạo Phật cho người bình thường trong thế giới hiện đại.
    8- Đạo Phật cho người Mẹ – Một tiếp cận Êm đềm để Săn sóc Mẹ và Con (Buddhism for Mothers - A Calm Approach to Caring for Yourself and Your Children)

    Sarah Napthali
    [​IMG]
    Sarah Napthali viết về kinh nghiệm trong những nỗ lực của bà khi vừa hành trì Phật pháp vừa nuôi con. Bà tìm ra cách để dỗ dành con bà trong một siêu thị, nhưng bà cũng chia sẽ với chúng ta về nỗi bực mình phải mất mấy giờ để vui đùa với con. Nội dung tác phẩm thì thực tiễn, thú vị và là một niềm hứng khởi cho bất kỳ bậc cha mẹ nào (vâng: mẹ HAY cha).
    9- Nhãy tới trước: Giải thoát chúng ta khỏi Thói quen và Sợ hãi (Taking the Leap: Freeing Ourselves from Old Habits and Fears)
    Pema Chodron
    [​IMG]
    Tác phẩm để động viên một cách nhẹ nhàng nầy của Thầy Chodron nỗi tiếng (với các tác phẩm When Things Fall Apart; The Places That Scare You) đã áp dụng trí tuệ Phật giáo để giải quyết những vấn đề nãy sinh từ các phản ứng đã ăn rễ quá sâu trong tâm thức. Là một Ni sư Phật giáo Mỹ trong dòng tu Tây Tạng của ngài Chogyam Trungpa, tác giả cho rằng chúng ta đã có những gì chúng ta cần để thay đổi và trị liệu. Tác giả Chodron chú trọng đến giai đoạn chưa thốt thành lời - tiếng Tây Tạng gọi là shenpa – khi mà mỗi cá nhân còn bị dính vào những chuyện, những xúc cảm và những hành động tác hại trong dòng chảy kinh nghiệm của họ. Những mô tả rõ ràng về quy trình vận động (của dòng chảy đó) như thế nào, kèm theo những kỹ thuật đơn giản để bẽ gãy chu trình nầy. Cuốn sách chỉ dẫn ngắn nầy cung cấp các công cụ quý giá để chúng ta thay đổi trong thời đại bất trắc hôm nay.
    10- Hành trì như thế nào: Con đường dẫn đến một Đời sống có Ý nghĩa (How to Practice : The Way to a Meaningful Life )

    The Dalai Lama
    [​IMG]
    Đức Đạt Lai Lạt Ma, một vị thầy tuyệt diệu, trình bày một con đường gọi là trung đạo, nhưng con đường nầy không bắt buộc phải là một con đường dễ dàng. Tại vì vị lãnh đạo tâm linh của Phật giáo Tây Tạng nầy có một khả năng tự nhiên cũng như có những nguồn lực diễn tả và phổ biến làm cho những lời dạy của Ngài trở nên gần gũi, [nên] nhiều khi làm ta dễ dàng quên đi tính nghiêm mật và độ sâu sắc của những lời dạy nầy. Cũng vậy, Phật giáo thường xuất hiện ở phương Tây như một hệ thống ứng xử và thực hành đời thường, làm cho ta dễ bỏ qua những thách đố tri thức dục dã mà giáo pháp nầy trình bày cho một sự thông hiểu thực tế theo cung cách Tây phương. Ngài bắt đầu cuốn sách bằng những khái niệm nền móng quen thuộc của Phật giáo (như đạo đức của hành động, khổ, từ bi) rồi hết chương sách nầy đến chương sách khác, Ngài thêm [nội dung của] học thuyết và sự phức tạp cho đến khi những lời dạy từ tầm cao của các Tantra giàu tưởng tượng và những thần ý Yoga Tây Tạng được giải thích rõ ràng.
    Cho những độc giả chưa được khai tâm, [đọc cuốn sách nầy] như trèo một con dốc, và cho những ai đi tìm một chỉ dẫn đạo đức chung chung, họ nên tìm những cuốn viết dễ hơn (Ngài cũng có viết loại dễ đọc nầy nữa). Tuy nhiên, cho những ai nghiêm túc hơn, Ngài diễn tả một cách thanh lịch sư trong sáng về những nghịch lý tâm điểm của Phật giáo, kể cả Tâm Kinh, hữu tướng vô tánh, và sự phức tạp tri thức của giáo pháp nhà Phật.

    ■ Trí Tánh Đỗ Hữu Tài
    California 12/2010​
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    To: Hailua!

    Sách của Thầy Nhất Hạnh có rất nhiều sách hay đã được xuất bản tại VN ,mình đọc nhiều ,thấy hay ,nhẹ nhàng và rất hữu ích ,có thể mua tại quầy sách Chùa Quán Sứ hoặc ra Nguyễn Xí cũng có thể có mà lại rẻ hơn .
    Như :
    " Thả một bè lau - Truyện Kiều dưới cái nhìn thiền quán "
    " Đường xưa mây trắng"
    "Giận "....
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  7. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    cám ơn bác,cuốn " Đường xưa mây trắng" chắc tuyệt
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Rất tuyệt ,chỉ cần đọc quyển này thì ai cũng hiểu được rất nhiều về nguồn gốc ,về cách tu tập ...qua cách giảng về cậu bé chăn Trâu ,qua cách giảng cho La Hầu La về hạnh tu như Đất ,Nước ,Gió ,Lửa...
    Cuốn sách dù cũng đủ dày mà đọc xong vẫn muốn đọc đi đọc lại
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Theo Phật giáo, Giáo pháp của Đức Phật Thích Ca sẽ trải qua ba thời kỳ: Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp.
    1. Thời kỳ Chánh pháp: kể từ lúc Đức Phật nhập diệt cho đến 500 năm sau. Giáo pháp của Phật được các đệ tử giữ gìn nguyên vẹn, nên số người tu đắc đạo rất nhiều.
    Trong Luật Tạng có ghi mấy lời của Đức Phật Thích Ca như vầy: Nền Chánh pháp của ta đáng lẽ trụ thế 1000 năm hoặc lâu hơn nữa, nhưng trót vì ta đã cho hàng phụ nữ xuất gia, nên nền Chánh pháp bị giảm bớt, chỉ trụ thế 500 năm mà thôi. (Trích Phật Học Từ Điển I của Đoàn Trung Còn, trang 375)
    2. Thời kỳ Tượng pháp: (Tượng là giống)
    Trong khoảng 1000 năm tiếp theo sau thời kỳ Chánh pháp là thời kỳ Tượng pháp, giáo lý của Phật có bị sửa đổi nhưng vẫn còn giống với giáo pháp ban đầu, nên số người tu đắc đạo khá nhiều, nhưng ít hơn thời kỳ Chánh pháp.
    3. Thời kỳ Mạt pháp:
    Trong khoảng 1000 năm tiếp theo sau thời kỳ Tượng pháp là thời kỳ Mạt pháp, giáo lý của Phật lần lần bị sửa cải nên sai lạc gần hết, không còn giống với Chánh pháp ban đầu. Người tu không biết sai lạc chỗ nào, cứ theo đó mà tu nên đi vào chỗ lầm lạc, tu nhiều mà đắc đạo rất ít.
    "Trong Kinh Luật có ghi ba thời kỳ: Chánh pháp, Tượng pháp, và Mạt pháp, đặng cho biết rằng:
    - Trong thời kỳ Chánh pháp, dễ tu chứng và rất nhiều người tu chứng vì Chánh pháp đương thạnh hành.
    - Trong thời kỳ Tượng pháp, hơi khó tu chứng và số người tu chứng ít hơn vì đạopháp mường tượng với Chánh pháp.
    - Đến thời Mạt pháp, rất khó tu chứng và rất ít người tu chứng, vì là lúc cuối cùng của nền Đạo."
    Mạt: Cái ngọn, cuối, hết, hèn mọn. Pháp: giáo lý của một nền tôn giáo.
    Mạt pháp là thời kỳ cuối cùng của một nền tôn giáo mà lúc đó, giáo lý bị sửa cải sai lạc, thất chơn truyền, làm cho người tu lầm lạc và không thể đắc đạo.

    Sau thời kỳ Mạt pháp là thời kỳ diệt vong.
    Hiện nay đang là thời kỳ Mạt pháp của Tam giáo: Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo.
    Đức Chí Tôn mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trong thời kỳ Mạt pháp của Tam giáo là để chấn hưng Tam giáo trở lại cho hoàn toàn.
    TNHT: Thời kỳ Mạt pháp nầy, khiến mới có Tam Kỳ Phổ Độ, các sự hữu hình phải hủy phá tiêu diệt.
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Phật Nói:
    Kinh Pháp Diệt Tận
    Như vầy tôi nghe, một thời Đức Phật ở thành Câu-thi-na. Như Lai nói sẽ nhập niết-bàn trong vòng ba tháng nữa, nên các tỷ-khưu, tỷ-khưu ni cũng như vô số các loài hữu tình đến để cung kính đảnh lễ. Thế tôn tĩnh lặng , ngài không nói một lời và hào quang không xuất hiện. Ngài A-nan cung kính đảnh lễ và hỏi:
    “Bạch Thế tôn, từ trước đến nay bất lúc (kỳ khi) nào Thế tôn thuyết pháp, ánh sáng oai nghi của Thế tôn đều tự nhiên xuất hiện, nhưng hôm nay trong đại chúng, không thấy ánh hào quang ấy từ Thế tôn tỏa ra nữa, chắc hẳn có nhân duyên gì, chúng con mong muốn nghe Đức Thế tôn giảng giải.”
    Đức Phật vẫn im lặng không trả lời, cho đến khi A-nan cầu thỉnh đến ba lần, lúc đó Đức Phật mới bảo A-nan:
    “Sau khi Như Lai nhập niết-bàn, khi giáo pháp bắt đầu suy yếu, trong đời ngũ trược ác thế, ma đạo sẽ rất thịnh hành, ma quỷ biến thành sa-môn, xuyên tạc phá hoại giáo pháp của ta. Chúng mặc y phục thế tục , ưa thích y phục đẹp đẽ, cà sa sặc sỡ; uống rượu, ăn thịt; giết hại sinh vật tham đắm mùi vị; không có lòng từ, thường mang sân hận, đố kỵ lẫn nhau.
    “Vào lúc ấy, sẽ có các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán hết sức tôn kính, siêng năng tu đức, được mọi người kính trọng tiếp đãi., họ đều giáo hóa bình đẳng. Những người tu đạo này thường cứu giúp kẻ nghèo, quan tâm người già, cứu giúp người gặp cảnh nghèo cùng khốn ách. khuyến khích mọi người thờ phượng, hộ trì kinh tượng. Họ thường làm công đức, hết lòng từ bi làm lành, không hại kẻ khác. hy sinh giúp đỡ không tự lợi mình , thường nhẫn nhục nhân hòa.
    “Nếu có những người như vậy, thì các tỷ-khưu tà ma đều ganh ghét họ, ma quỷ sẽ nổi ác phỉ báng , xua đuổi trục xuất các vị tỷ-khưu chân chính ra khỏi tăng viện. Sau đó, các tỷ-khưu ác ma này không tu đạo đức , chùa chiền tu viện sẽ bị hoang vắng, cỏ dại mọc đầy. Do không chăm sóc bảo trì, chùa chiền trở thành hoang phế và bị lãng quên, các tỷ-khưu ác ma sẽ chỉ tham lam tài vật tích chứa vô số của cải không chịu buông bỏ, không tu tạo phước đức.
    “Vào lúc đó các ác ma tỷ-khưu sẽ buôn bán nô tỳ để cày ruộng, chặt cây đốt phá núi rừng, sát hại chúng sanh không chút từ tâm. Những nam nô trở thành các tỷ-khưu và nữ tỳ thành tỷ-khưu ni không có đạo đức, dâm loạn dơ bẩn, không cách biệt nam nữ. Chính những người này làm đạo suy yếu phai dần. Những người chạy trốn luật pháp sẽ tìm đến quy y trong đạo của ta, xin làm sa-môn nhưng không tu giới luật. Giữa tháng cuối tháng tuy có tụng giới, nhưng chỉ là trên danh nghĩa. Do lười biếng và phóng dật, không còn ai muốn nghe nữa. Những ác sa-môn này sẽ không muốn tụng toàn văn bản kinh, tóm tắt đoạn đầu và cuối bản kinh theo ý của họ . Chẳng bao lâu, việc tụng tập kinh điển cũng sẽ chấm dứt. Cho dù vẫn còn có người tụng kinh, nhưng họ lại không hiểu câu văn. vẫn khăng khăng cho họ là đúng, tự phụ, kiêu căng mong cầu danh tiế ng , ra vẻ tao nhã để mong cúng dường.
    Khi mạng căn của các ma ác tỷ-khưu này chấm dứt, thần thức của họ liền đọa vào địa ngục A-tỳ. Đã phạm phải 5 tội trọng, nên họ phải tái sinh liên tục chịu khổ trong loài quỷ đói và súc sinh. Họ sẽ nếm những nỗi thống khổ trong vô số kiếp nhiều như cát sông Hằng. Khi tội h ết, họ sẽ tái sinh ở những vùng biên địa, nơi không có Tam bảo lưu hành.
    “Khi chánh pháp sắp biến mất, phụ nữ sẽ trở nên tinh tấn và thường làm việc công đức. Đàn ông sẽ trở nên lười biếng và sẽ không còn ai giảng pháp . Những vị sa-môn chân chính sẽ bị xem như đất phân và không ai tin ở các vị ấy nữa. Khi chánh pháp sắp suy tàn, chư Thiên sẽ bắt đầu khóc lóc, sông sẽ khô cạn và năm thứ cốc loại không chín (mất mùa, đói kém). Bệnh dịch thường xuyên xảy ra, cướp đi vô số mạng người. Dân chúng phải làm việc cực khổ, quan chức địa phương mưu tính lợi riêng, không thuận theo đạo lý, đều ưa thích rối loạn. Người ác gia tăng nhiều như cát dưới biển, người thiện rất ít, hầu như chỉ có được một hoặc hai người.
    “Khi kiếp sắp hết, vòng quay của mặt trời và mặt trăng trở nên ngắn hơn và mạng sống của con người giảm lại. Bốn mươi tuổi đầu đã bạc . Đàn ông dâm dục, cạn kiệt tinh dịch nên sẽ chết trẻ, thường là trước 60 tuổi. Khi mạng sống của nam giới giảm, thì mạng sống cuả nữ giới tăng đến 70, 80, 90 hoặc đến 100 tuổi.
    «Những dòng sông lớn sẽ dâng cao bất thường không đúng với chu kỳ tự nhiên, nhưng con nguời không để ý hoặc không quan tâm. Khí hậu khắc nghiệt được xem là điều bình thường. Người các chủng tộc lai tạp lẫn nhau không phân quý tiện, chìm đắm, trôi nổi như cá rùa kiếm ăn .
    «Lúc đó các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán bị chúng ma xua đuổi tr ục xuất không còn cùng dự trong chúng hội . Giáo lý Tam thừa vẫn được lưu hành ở vùng hẻo lánh, những người tu tập vẫn tìm thấy sự an lạc và thọ mạng kéo dài. Chư thiên sẽ bảo vệ và mặt trăng sẽ chiếu sáng họ, giáo pháp Tam thừa sẽ có dịp hòa nhập và chính đạo sẽ hưng thịnh. Tuy nhiên, trong năm mươi hai năm , kinh Thủ-lăng-nghiêm và Kinh Bát-chu Tam-muội sẽ bị sửa đổi trước tiên rồi biến mất. Mười hai bộ kinh sau đó sẽ dần dần bị tiêu trầm cho đến khi hoại diệt hoàn toàn và không bao giờ xuất hiện lại nữa. Văn tự kinh điển sau đó hoàn toàn không được biết đến , giới y của sa-môn sẽ tự bị biến thành màu trắng.
    «Khi giáo pháp của ta sắp biến mất, cũng giống như ngọn đèn dầu tỏa sáng lên trong chốc lát trước khi tàn lụi, chánh pháp cũng bừng sáng rồi suy tàn, Từ đó về sau khó nói chắc được điều gì sẽ xảy ra.
    «Thời kỳ này sẽ kéo dài suốt mười triệu năm. Khi Đức Di-lặc sắp thị hiện ở thế gian để thành vị Phật tiếp theo, các cõi nước đều được hoàn toàn an vui. Khí độc sẽ bị tiêu tán, mưa nhiều và đều đặn, n ăm thứ cốc loại tươi tốt , cây cối sum suê cao lớn, và loài người sẽ cao đến tám trượng (hơn 24 mét, ) tuổi thọ trung bình của con người sẽ đến 84.000 năm, chúng sanh được độ khó có thể tính đếm được.»
    Ngài A-nan thưa thỉnh Đức Phật :
    «Bạch Thế tôn, chúng con nên gọi Kinh này là gì, và làm thế nào để phụng trì kinh ấy?»
    Đức Phật bảo :
    «Này A-nan, kinh này gọi là Pháp Diệt Tận. Hãy dạy cho mọi người truyền bá rộng rãi kinh này. Những ai truyền bá kinh nầy, công đức của những người ấy không thể nghĩ bàn, không thể nào tính đếm được.»
    Khi bốn chúng đệ tử nghe nói kinh này rồi, họ đều rất đau lòng và buồn tủi, mỗi người đều phát tâm tu đạo để đạt đến quả vị Thánh tối thượng, họ cung kính đảnh lễ Đức Phật rồi lui ra.
    http://www.youtube.com/watch?v=soEYxfHtGO4
    CatBuiTinhXa thích bài này.

Chia sẻ trang này