Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

6748 người đang online, trong đó có 871 thành viên. 12:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 158827 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Gương nhẫn nhục của Đức Bổn Sư Thích Ca

    Sức chịu đựng của Đức Thích Ca trong bước đi tìm đạo của Ngài thật là một gương sáng cho chúng ta. Từ một vị Thái tử sống trong nhung lụa, Ngài trở thành một kẻ không nhà, lặn lội hết khu rừng nầy đến ngọn núi khác, chịu lạnh chịu nóng, nhịn đói nhịn khát, tìm học tất cả mọi người, không sợ nhục nhã, xấu hổ khi phải hỏi những điều mình chưa biết. Khi tu khổ hạnh với bọn ông Kiều Trần Như, thấy không có kết quả, Ngài rời họ, trở lại ăn uống như thường và đã bị họ chế giễu, khinh bỉ; nhưng Ngài vẫn điềm nhiên như không, chỉ một dạ quyết tâm tu học.

    [​IMG]Khi đắc đạo, trở thành một Đấng Chí-tôn, Ngài bị Đề Bà Đạt Đa nhiều lần quấy phá, nào thả voi dữ, nào lăn đá từ sườn núi cao xuống mình Ngài, nhưng không một lần nào Ngài tỏ ra vẻ phẩn nộ, bực tức. Khi bị thương nhẹ nơi chân vì hòn đá của Đề Bà Đạt Đa lăn xuống, Đức Phật đã điềm nhiên bảo các đệ tử rằng: Đề Bà Đạt Đa là thiện hữu tri thức của Ngài, nhờ Đề Bà Đạt Đa mà Ngài mau thành Phật. Khi bị ngoại đạo âm mưu sai người đến nhục mạ Ngài giữa đại chúng, Phật lặng thinh để cho người ấy nhiềc mắng. Cuối cùng, Ngài chỉ hỏi lại một câu nhưng hàm bao nhiêu ý nghĩa thâm thúy, mà chúng ta cần phải nhớ lấy nằm lòng trong khi tập tánh nhẫn nhục. Ngài hỏi người nọ:

    [​IMG]Khi người đem cho ai một món gì mà họ không nhận, thì người làm thế nào? [​IMG]
    Thì tôi đem về!
    [​IMG]Ở đây cũng vậy, ta không nhận những lời nhục mạ của người. Người hãy mang về đi!
    Hơn ai hết, Ngài hiểu rõ công dụng lớn lao của nhẫn nhục nên trước khi nhập Niết Bàn, Đức Phật đã dặn các đệ tử:
    "Nếu có người đến chặt tay chân các ông, hoặc xẻo mũi cắt tai v.v… các ông cũng phải nhiếp trì tự tâm, chớ nên móng niệm sân hận mà làm trở ngại đạo Bồ đề của các ông, và chớ thốt ra lời nói hung ác, mà bị lửa sân hận đốt thiêu rừng công đức của các ông…"

    [​IMG]Phật còn tán thán những người nhẫn nhục với một câu nói đẹp đẽ như sau:

    [​IMG]Người nào ngăn được phẩn nộ sắp phát ra, như dừng được chiếc xe đang chạy nhanh, như thế mới được gọi là thiện ngự, ngoài ra chỉ là kẻ cầm cương mà thôi".

    [​IMG]Người Phật tử phải nuôi dưỡng tánh nhẫn nhục như thế nào trong đời sống hàng ngày?

    Trước tiên, người dưỡng tánh nhẫn nhục phải nên nhớ luôn điều này: không phải vì để được người đời tán thán, khen ngợi mà ta nhẫn, không phải vì sợ sệt trước oai lực của kẻ khác mà ta nhẫn, không phải vì mong được chức tước quyền lợi mà ta nhẫn, không phải vì lười nhác, muốn buông xuôi tay cho khỏe trước cuộc đời bất công mà ta nhẫn, không phải vì không biết nhục nhã, thiếu nhân cách mà ta nhẫn. Nếu vì lý do trên mà ta nhẫn, thì cái nhẫn ấy còn nguy hại hơn sự phẫn nộ, vì nó là tay sai đắc lực của dục vọng: tham lam, kiêu mạn, hèn nhác, ích kỷ… Ta nuôi dưỡng tánh nhẫn nhục là vì một đại nguyện, một mục đích cao quý, một tình thương lớn lao, một trí tuệ sáng suốt. Ta nhẫn nhục là vì muốn trau giồi đức tánh, muốn đối trị cái bệnh nóng giận do tham lam, ích kỷ, ngạo mạn, si mê gây ra.

    [​IMG]
    Cái nhẫn trên lá cái nhẫn đê hèn, cái nhẫn dưới mới là nhẫn cao quý, đúng theo ý nghĩa của giáo lý. Cái nhẫn dưới mới là nhẫn mà chúng ta cần nuôi dưỡng hằng ngày. Mặc dù đứng trước một hoàn cảnh như thế nào, cử chỉ chúng ta luôn luôn dịu dàng, nhã nhặn, lời nói chúng ta luôn luôn ôn tồn, điềm đạm, ý nghĩ chúng ta luôn luôn sáng suốt để phân tách vì đâu có cảnh ấy, vì sao chúng ta không nên nóng giận. Ta phải luôn luôn vận dụng đến tình thương, là một thứ nước cam lồ có thể dập tắt bao nhiêu lửa dữ.

    Ở đời có hai nguyên nhân làm cho người ta dễ giận hơn ai hết, đó là tánh tham lam và kiêu mạn. Mất của, mất danh, mất ngủ… nên sanh ra giận; thấy người ta phạm đến lòng tự cao, tự đại, tự mãn, tự ái của mình, nên sanh ra giận. Cho nên, muốn nuôi dưỡng tánh nhẫn nhục thì trước tiên phải cảnh giác, đề phòng luôn luôn hai tánh xấu ấy. Phải tỉnh táo, đừng để mắc mưu chúng nó. Chúng rất quỷ quyệt, rất nhiều mưu mô. Có khi chúng mượn tiếng nói của bổn phận, danh dự, quyền lợi chung để bắt ta phải hờn giận oán thù, có khi chúng tỉ tê bên tai ta trong đêm vắng, có khi chúng to tiếng buộc tội hành động nhẫn nhục của ta là nhu nhược, hèn nhát, cho nên, chúng ta phải biết rõ hành tướng của những tánh xấu ấy, phải điều phục được chúng, mới có thể thực hiện tánh nhẫn nhục một cách có hiệu quả.

    Mỗi khi một nỗi bực bội, chán chường, oán tức sắp nổi dậy, chúng ta hãy bình tĩnh đọc đi đọc lại mấy câu thơ dưới đây:

    Nhẫn, nhẫn, nhẫn, trái chủ oan gia tùng thử tận!
    Nhiêu, nhiêu, nhiêu thiên tai vạn họa nhứt tề tiêu;
    Mặc, mặc, mặc, vô hạn thần tiên từng thử đắc;
    Hưu, hưu, hưu, cái thế công danh bất tự do".

    Nhẫn, nhẫn, nhẫn- thân nhẫn, miệng nhẫn, tâm nhẫn-thì những điều trái chủ oan gia từ đây đứt dây hết. Nhịn, nhịn, nhịn, thì ngàn tai muôn họa đều tiêu tan, Nín, nín, nín, thì cảnh giới thần tiên vô hạn cũng do đấy mà được, Thôi, thôi, thôi, thì những công danh lớn lao nhất trên thế giới cũng không làm gì được ta).

    Làm được như thế, trong mọi địa hạt, trong mọi hoàn cảnh, trong mọi thời gian thì tánh nhẫn nhục của Phật đã sẵn có ở trạng thái tiềm phục trong ta sẽ được hoàn toàn biểu lộ.

    [​IMG]
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    BÀI HỌC ĐẠO LÝ[​IMG]

    Người Phật tử phải nuôi dưỡng tánh nhẫn nhục như thế nào trong đời sống hàng ngày?

    [​IMG]
    Nhân nhục là một trong sáu hạnh tu tập lớn lao của người phát tâm Bồ-tát. Nhờ thực hành sáu đại hạnh này mà Bồ-tát có thể tự mình đến (tự độ) và đưa bao nhiêu người khác cùng đến (độ tha) bờ giác ngộ.

    NHẪN NHỤC trong Sáu Phép Qua Bờ (lục độ - lục ba la mật)

    Nhẫn nhục

    "Nhẫn nhục" là nhịn nhục, chịu đựng. Tục ngữ Việt-nam có câu: “Một câu nhịn chín câu lành.” Chữ “nhịn” ấy là nói lên đức tính nhẫn nhục của con người đức độ. Với đức tính này, hành giả có thể chịu đựng được mọi nghịch cảnh bất cứ từ đâu tới. Nhưng đừng hiểu lầm rằng, muỗi đốt thì cứ để yên cho muỗi đốt, không chống cự, thì gọi là chịu đựng! Trường hợp này, đức Phật có dạy bằng một câu chuyện ngụ ngôn như sau: Có một người ngu si, trông thấy đầu một vị sư không có tóc thì cho rằng đó là cái mõ, bèn lấy gậy đánh như đánh mõ. Trong lúc đó thì vị sư lại nghĩ rằng, đã là kẻ tu hành thì phải nhẫn nhục, rồi cứ đứng yên chịu đánh, cho đến khi bể đầu! Đó không phải là vị sư tu hạnh nhẫn nhục. Người đánh kia đã ngu si mà vị sư ấy cũng không sáng suốt hơn gì!

    [​IMG]Ý nghĩa của hạnh nhẫn nhục là khi gặp các nghịch cảnh như vậy thì hành giả không sinh tâm giận dữ, oán hận, than trách kẻ nghịch, nhưng cũng không âm thầm chịu đựng một cách khờ dại, thụ động, mà phải tìm cách hóa giải để hoán cải kẻ nghịch bằng tất cả tình thương, sự hiểu biết và lòng cởi mở của mình. Vì có tình thương và trí tuệ soi sáng, hành giả có thể chịu đựng được cảnh bất công, đàn áp, không kêu than, không thù hận, nhưng cũng phải vì mình và vì người, tìm mọi cách thay đổi tình trạng bất công, đàn áp ấy, để cho mọi người cùng có được đời sống công bằng, hạnh phúc. Mặt khác, người tu hạnh nhẫn nhục không những chỉ chịu đựng được nghịch cảnh mà còn chịu đựng được cả những sức tấn công của ái dục, giàu sang, danh lợi và địa vị, bởi vì thực chất của những thứ này vẫn chỉ là những nọc độc làm hại huệ mạng của hành giả. Không những thế, khi đạt được những thành quả tốt đẹp trong các công tác Phật sự, ngay cả khi chứng đắc những pháp môn đang tu tập, mà hành giả vẫn an nhiên, không kiêu căng, không tự mãn, không thấy mình có chứng đắc, đó là hành giả đang thực hành hạnh nhẫn nhục ở mức độ cao tột. Tóm lại, người có đức nhẫn nhục là người luôn luôn có thái độ hòa nhã, an nhiên, tự tại trong mọi trường hợp, nghịch cảnh cũng như thuận cảnh, thất bại cũng như thành công, chưa chứng đắc cũng như đã chứng đắc.

    Người Phật tử phải nuôi dưỡng tánh nhẫn nhục như thế nào trong đời sống hàng ngày? _"Thích Thiện Hòa"


    Nhẫn nhục

    Nhẫn nhục do chữ "Ksãnti" (sần đề) trong Phạn ngữ mà ra. Nhẫn là nhịn, là nín, là chịu đựng; nhục là sỉ nhục, là nhơ nhuốc, xấu hổ. Nhẫn nhục là nhịn nhục, chịu đựng những điều nhục nhã xấu hổ, lao khổ, cho đến độ cùng tột rốt ráo. Nhẫn nhục là đức tánh trái lại với tánh nóng giận, oán thù.

    Ơ đây, chúng ta không nên ngộ nhận chữ nhẫn nhục như người ta thường hiểu ở đời. Nhẫn nhục ở đời là thứ nhẫn nhục không rốt ráo, chỉ có hình thức bên ngoài, chứ không đi sâu vào bên trong, nghĩa là trước một sự bất công, một điều sỉ nhục, người nhẫn nhục không tỏ ra phản đối trong lời nói, trong cử chỉ, nhưng trong lòng họ vẫn không dằn được cơn tức giận phẫn uất; thứ nhẫn nhục ấy không phải là nhẫn nhục của đạo Phật.

    [​IMG]Vậy tánh chất của nhẫn nhục trong đạo p như thế nào, chúng ta xin trình bày ở đoạn dưới đây.

    [​IMG]Nhẫn nhục theo giáo lý Phật Đà phải gồm đủ ba phần là: thân nhẫn, khẩu nhẫn, ý nhẫn. Nghĩa là ở nơi thân thì cam chịu đau khổ mà không đối phó lại bằng cử chỉ, hành động trả thù; ở nơi miệng không thốt ra những lời hung ác, nguyền rủa, và nhất là ở trong lòng thì cũng phải dẹp xuống, đánh tan cơn tức giận, nỗi oán thù, không cho nó vươn lên, vùng dậy. Nếu không dẹp được sự giận dữ, phẩn uất ở trong lòng thì chưa gọi được là nhẫn nhục theo nghĩa trong đạo Phật.

    [​IMG]Hơn nữa, người theo pháp nhẫn nhục phải luyện cho đến trình độ không thấy có người làm mình khổ nhục, có nỗi khổ nhục, và người chịu khổ nhục. Nhẫn nhục ở đây có tánh cách bao la rộng lớn, không phân chia biên giới, vì nó bắt nguồn từ lòng từ bi, từ trí tuệ và bình đẳng tuyệt đối của Phật tánh. Cho nên người dưỡng tánh nhẫn nhục, muốn thành tựu phải dựa lên ba đức tính trên làm căn bản.

    [​IMG]
    Công năng của nhẫn nhục

    Một trong những đại họa của cõi đời là tánh giận dữ, oán thù. Có thể nói một cách không quá đáng rằng lửa giận đã đốt thiêu một nữa cõi đời, một nửa công lao của loài người, từ ngày có nhân loại đến nay. Cho nên tánh nhẫn nhục là một phương thuốc thần diệu để dập tắt lửa sân hận.

    Về phương diện cá nhân, người nhẫn nhục làm cho người chung quanh cảm mến, vì nét mặt hiền dịu, vì lời nói hòa nhã, vì cử chỉ khoan hòa. Người nhẫn nhục tâm trí được sáng suốt, xét đoán phải lẽ, không mắc những sai lầm lỗi đáng tiếc vì thiếu bình tĩnh. Thân tâm người nhẫn nhục luôn luôn được an lạc, nhẹ nhành, và do những điều trên, người nhẫn nhục dễ thành tựu trong mọi công việc, trong đời mình.

    Về phương diện gia đình, nếu mọi người trong nhà đều nhẫn nhục thì cảnh gia đình luôn luôn được hòa thuận, tin yêu, ấm cúng. Người ta thường nói:"Thuận vợ thuận chồng thì tát biển đông cũng cạn". Thiếu đức tính nhẫn nhục, sự hòa thuận trong gia đình không bao giờ có thể thực hiện được. Và không hòa thuận, thì gia đình trở thành một cảnh địa ngục nho nhỏ, mà mọi người đều muốn đạp đổ để thoát ra.

    [​IMG]Về phương diện xã hội, nhẫn nhục làm cho mọi đoàn kết có thể thực hiện được, sự chung sống được êm đẹp, chiến tranh không xảy ra, hòa bình được củng cố, cõi đời sẽ trở thành một lạc địa.

    [​IMG]
    Về phương diện tu hành, nhẫn nhục như là một hòn đá thử vàng, như là một lò luyện kim khí, nó làm cho người tu hành luôn luôn phải cảnh giác, đề phòng trước những nghịch cảnh. Nó bắt buộc kẻ tu hành luôn luôn phải vận dụng lòng từ bi, ánh sáng trí tuệ, tinh thần bình đẳng để phá tan giận dữ, oán thù. Nó dẹp dần ngã mạn, ngã ái và công phá luôn thành trì cuối cùng của chúng sanh là cái ngã. Do đó, người tu hành chứng được vô ngã vô sanh.[​IMG]
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Mất Đi Sự Kiên Nhẫn

    Ngày xưa có một cậu bé xấu tính. Bố cậu đưa cho cậu một túi đinh và bảo cậu cứ mỗi lần cậu mất kiên nhẫn và/hoặc cãi nhau với ai, thì đóng một cái đinh vào hàng rào.

    Ngày đầu tiên, cậu đóng 37 cái đinh vào hàng rào. Cách tuần sau, cậu biết cách tự kềm chế, nên số đinh đóng vào hàng rào bớt dần , ngày qua ngày : cậu đã khám phá ra là tự kềm chế thì dễ hơn là đóng đinh.

    [​IMG]
    Cuối cùng, đến một ngày kia, cậu không phải đóng cái đinh nào vào hàng rào nữa.
    Thế là cậu đi gặp bố và thưa rằng hôm nay cậu không phải đóng cái đinh nào


    Ông bố mới bảo cậu là cứ ngày nào cậu không mất kiên nhẫn, thì nhổ một cái đinh khỏi hàng rào. Ngày lại ngày trôi qua, và cuối cùng cậu bé có thể nói với bố là cậu đã nhổ mọi cái đinh khỏi hàng rào

    Ông bố dẫn cậu con ra trước hàng rào và bảo:
    Con này, con đã xử sự tốt rồi, nhưng con nhìn tất cả các cái lỗ đinh trên hàng rào đi.

    Hàng rào này sẽ không bao giờ như trước được nữa. [​IMG]Khi con cãi nhau với ai và nói điều gì xấu xa, con đã để lại cho người ấy một vết thương như vết đinh này. Con có thể đâm con dao vào một người rồi rút dao ra, nhưng sẽ mãi mãi còn một vết thương. Con có xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương vẫn còn đó.

    Một vết thương do lời nói cũng làm đau như một vết thương trên thân thể.
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Câu Chuyện Của Dòng Sông
    Thích Nhất Hạnh
    (Trích "An Lạc Từng Bước Chân")


    Có một dòng sông rất đẹp chảy qua núi đồi và đồng cỏ xanh tươi. Dòng sông ca hát nhảy nhót tung tăng từ trên núi xuống đồng bằng. Xuống đồng bằng, dòng sông chảy chậm lại, mặt nước trong xanh êm mát. Lúc ấy dòng sông còn trẻ lắm, và dòng sông muốn chảy mau ra biển cả. Dòng sông càng lớn càng đẹp ra, lượn khúc yêu kiều ven đồi và bờ lúa.
    Một ngày kia dòng sông chú ý đến sự có mặt của những đám mây trong lòng nước. Mây đủ màu sắc, hình thể, đẹp quá chừng, nên suốt ngày dòng sông cứ miệt mài chạy đuổi theo những đám mây, mong bắt được một đám mây cho riêng mình. Nhưng mây cứ lơ lửng tầng cao khó mà bắt được, nhất là mây cứ thay hình đổi dạng không ngừng. Vì mây vô thường như vậy nên dòng sông rất đau khổ. Chạy đuổi bắt theo mây thì vui nhưng sau đó thì dòng sông đầy thất vọng, u sầu và tức giận.

    Một ngày kia, một cơn gió lớn đi qua, quét sạch mây trên trời. Bầu trời trở nên quang đãng không còn một bóng mây. Dòng sông não nề tuyệt vọng, không còn muốn sống nữa. "Không còn mây để chạy theo, ta sống để làm gì?" Tối hôm đó, lần đầu tiên trong đời, dòng sông quay trở về tiếp xúc với chính mình. Lâu nay dòng sông chỉ đuổi theo những cái bên ngoài mà không bao giờ thấy được chính mình. Tối hôm đó, lần đầu tiên dòng sông nghe tiếng mình khóc, âm thanh sóng vỡ vào bờ. Dòng sông lắng nghe tiếng của mình và khám phá ra một điều rất quan trọng.

    Dòng sông nhận ra rằng cái mà lâu nay mình theo đuổi đã nằm sẵn trong lòng mình. Tưởng mây là gì, đâu ngờ mây cũng chỉ là nước. Mây sinh ra từ nước và bây giờ mây trở lại thành nước. Và dòng sông tự bao giờ cũng vẫn là nước như một đám mây.

    Sáng hôm sau, khi mặt trời lên cao, dòng sông khám phá ra thêm một điều thật đẹp. Ðây là lần đầu tiên dòng sông thấy được bầu trời xanh thẳm. Lâu nay dòng sông chỉ chú ý đến mây, không chú ý đến bầu trời. Bây giờ sông mới hiểu rằng bầu trời là quê hương của các đám mây. Mây luôn luôn thay đổi nhưng bầu trời không bao giờ thay đổi. Và bầu trời cao đã có mặt trong lòng sông tự thuở nào. Cái thấy này đem lại cho dòng sông một nguồn an lạc lớn. Dòng sông hiểu rằng bao giờ bầu trời xanh còn có mặt, niềm an lạc của dòng sông sẽ mãi mãi vững bền.

    Trưa hôm đó, các đám mây lại lục tục trở về nhưng dòng sông không còn có nhu yếu muốn đuổi bắt nữa. Ðám mây nào đi qua, dòng sông cũng thấy đẹp và cũng vẫy tay chào. Dòng sông không còn thấy buồn tủi hay lưu luyến. Bởi đám mây nào cũng là một dòng sông, chẳng còn phải chọn lựa. Một niềm an vui hài hòa đã kết hợp mây và sông.

    Tối hôm đó một điều thật tuyệt diệu đã xảy ra. Dòng sông mở rộng lòng đón mặt trăng rằm -- mặt nguyệt tròn vành vạnh và sáng rực rỡ như một viên bảo châu trong dòng nước trong vắt. Có một bài kệ miêu tả hình ảnh đẹp đó :

    Bụt là vầng trăng mát
    đi ngang trời thái không
    hồ tâm chúng sanh lặng
    trăng hiện bóng trong ngần

    (Bồ tát Thanh Lương nguyệt
    Du ư tất cảnh không
    Chúng sanh tâm cấu tận
    Bồ đề ảnh hiện trung)

    Dòng sông trong vắt đã làm hiện rõ bóng trăng và trăng đã cùng mây nước dắt tay nhau đi thiền hành về biển cả.

    Chẳng có gì phải chạy đuổi theo. Chỉ cần trở về với mình, trở về với hơi thở và nụ cười, trở về nơi mình ở, nơi có thông reo, chim hót và nắng ban mai, còn nơi nào đẹp hơn nữa?

    Thích Nhất Hạnh (1995)

    __________________
    Con Nguyện Cầu
    Mười Phương Chư Phật Nhiêm Mầu Khai Tâm
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    [​IMG] Los Angeles, Hoa Kỳ - Mỗi khi đức Dalai Lama, lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng công du phương Tây, thì y như rằng, chuyến công du ấy của ngài liền b&

    Đức Dalai Lama: “90% thời gian và năng lượng của tôi đã dành cho tâm linh”
    [24.02.2010 17:24] - Quần Anh lược dịch

    [​IMG]

    Los Angeles, Hoa Kỳ - Mỗi khi đức Dalai Lama, lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng công du phương Tây, thì y như rằng, chuyến công du ấy của ngài liền bị cho là có liên quan đến chính trị. Đó là vì Trung Quốc, vốn tuyên bố Tây Tạng là một phần của lãnh thổ của họ, đặc biệt nhạy cảm với các nhà lãnh đạo phương Tây tiếp đón đức Dalai Lama như là nhà lãnh đạo “chính trị”.
    Khi đức Dalai Lama gặp Tổng thống Obama tuần qua, Nhà Trắng đã cẩn thận miêu tả cuộc gặp này là cuộc gặp với một nhà lãnh đạo “tôn giáo”. Nhưng điều đó vẫn không ngăn cản việc Trung Quốc xỉ vả người mà họ gọi là “con sói mặc áo thầy tu”, và cảnh báo hậu quả tiêu cực có thể xảy ra, khi ám chỉ rằng cuộc hội kiến vào mùa xuân giữa Hoa Kỳ và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo có thể bị hủy.
    Một phần của vấn đề mà lãnh tụ tinh thần Tây Tạng đề nghị là cái mà ngài gọi là “Con đường Trung đạo - The Middle Way", một tiêu chuẩn về quyền tự trị chính trị và quyền bảo vệ lớn hơn cho văn hóa và tôn giáo Tây Tạng.
    Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Renee Montagne của Đài Phát thanh Công cộng Quốc gia (NPR) tại thành phố Los Angeles, đức Dalai Lama nói ngài bị cam kết thúc đẩy giá trị nhân bản và sự hài hòa tôn giáo. “Mối quan tâm chính của tôi là những quyền căn bản của 6 triệu người dân Tây Tạng cũng như văn hóa và ngôn ngữ của họ,” đức Dalai Lama nói. “Tương lai của tôi không quan trọng. Nếu 6 triệu dân Tây Tạng được thỏa mãn và có những quyền cơ bản … thì tôi sẽ chẳng còn phải bận tâm làm gì nữa.”
    Đặt trọng tâm vào tâm linh
    Khi Tổng thống Obama hội đàm với đức Dalai hôm thứ năm tuần qua, người Tây Tạng đã đốt pháo chúc mừng cuộc gặp này. Đức Dalai Lama nói “lúc đầu, người Tây Tạng chỉ phấn khích một phần nhỏ nào đó thôi” về cuộc gặp này. Người Tây Tạng biết người Mỹ quý trọng “thể chế dân chủ và quyền tự do.”
    Nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có một phản ứng khác về cuộc gặp này. Mặc dù đức Dalai Lama bị Bắc Kinh coi là một nhà lãnh đạo gây chia rẽ, nhưng ngài nói rằng, 90% thời gian và năng lượng của ngài đã dành cho tâm linh. “Tôi nghĩ tầm quan trọng chính của Dalai Lama về chính trị chủ yếu do chính quyền Trung Quốc vẽ ra,” đức Dalai Lama tâm sự.
    Đức Dalai Lama nhắc lại rằng ngài ủng hộ quyết định không gặp ngài của Tổng thống Obama trước chuyến thăm Trung Quốc trên cương vị tổng thống đầu tiên của Obama vào mùa thu năm ngoái. Việc trì hoãn cuộc gặp cho đến khi Tổng thống Obama hội đàm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cho phép tổng thống “dàn xếp các vấn đề với Trung Quốc một cách hiệu quả hơn nhiều,” đức Dalai Lama nói.
    Vấn đề bổ nhậm Dalai Lama trong tương lai
    Hiện nay, đức Dalai Lama đã 74 tuổi, nên đã có những suy đoán về việc ai sẽ là người kế thừa ngài. Trong vấn đề này, nổi lên những quan ngại cho rằng Trung Quốc sẽ chọn ứng cử viên của riêng họ, nhưng đức Dalai Lama nói để tùy mọi người quyết định việc bổ nhậm này (institution) có nên tiếp tục nữa hay không. “Nếu mọi người cảm thấy rằng việc bổ nhậm Dalai Lama chẳng còn ý nghĩa gì nữa, thì việc bổ nhậm này sẽ hủy – không sao cả. Hình như Trung Quốc quan tâm tới vấn đề bổ nhậm này nhiều hơn tôi,” đức Dalai Lama nói.
    Dĩ nhiên, tại thời điểm này trong lịch sử, đa số người dân Tây Tạng đều biểu lộ một cách rõ ràng rằng họ rất muốn việc bổ nhậm Dalai Lama tiếp tục. Đó là việc thích hợp để giữ một nhân vật đã được hàng triệu người tôn kính vân du thế giới trong thời gian tới.


    Quần Anh lược dịch (Theo NPR)​
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    I.Ðại Cương

    Giác ngộ Niết Bàn là một quá trình tu tập lắm chông gai với nổ lực và kiên nhẫn lliên tục cho đến chí đạo. Những sự hành trì giới luật nghiêm minh, đoạn trừ những tham dục của tự ngã, diệt tận các lậu hoặc và phải rèn luyện trí tuệ để soi sáng sự vô minh che mờ tâm trí là gốc sanh tử luân hồi. Chứng đắc niết bàn là một kỳ tích mà đức Phật mở ra con đường sáng để chúng sanh noi theo đó tu tập. Duyên khởi từ niết bàn tập được giải thoát khỏi dòng tâm thức vẩn đục trong cõi dục giới và sắc giới vốn làm cho chúng sanh lặn ngụp trong chốn trầm luân của thế giới vô thường. Muốn đạt được trạng thái Chân Không theo ngài Long Thọ gọi là “Trung Không Diệu Hữu” nghĩa là trong nguyên lý Chân Không, thế giới Niết Bàn hiện diện một cách mầu nhiệm, phải học kỹ lời dạy của đức Phật trong Kinh Niết Bàn mà hành trì không thối chuyển ắt không thất vọng.
    [​IMG]
    Tượng đá - Phật Nhập Niết Bàn (Nguồn: internet)​
    II. Nội Dung Kinh

    55. KINH NIẾT-BÀN

    Tôi nghe như vầy:
    Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
    Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
    “Niết-bàn có tập chứ không phải không tập. Tập của Niết-bàn là gì? -Giải thoát là tập.
    “Giải thoát cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của giải thoát là gì? Vô dục là tập.
    “Vô dục cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của vô dục là gì? Yếm ly là tập.
    “Yếm ly cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của yếm ly là gì? Thấy như thật, biết như chơn là tập.
    “Thấy như thật, biết như chơn cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của thấy như thật, biết như chơn là gì? Định là tập.
    “Định cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của định là gì? Lạc là tập.
    “Lạc cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của lạc là gì? Chỉ là tập.
    “Chỉ cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của chỉ là gì? Hỷ là tập.
    “Hỷ cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của hỷ là gì? Hân hoan là tập.
    “Hân hoan cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của hân hoan là gì? Không hối hận là tập.
    “Không hối hận cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của không hối hận là gì? Hộ giới là tập.
    “Hộ giới cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của hộ giới là gì? Thủ hộ các căn là tập.
    “Thủ hộ các căn cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của thủ hộ các căn là gì? Chánh niệm chánh trí là tập.
    “Chánh niệm chánh trí cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của chánh niệm chánh trí là gì? Chánh tư duy là tập.
    “Chánh tư duy cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của chánh tư duy là gì? Tín là tập.
    “Tín cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của tín là gì? Khổ là tập.
    “Khổ cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của khổ là gì? Già chết là tập.
    “Già chết cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của già chết là gì? Sanh là tập.
    “Sanh cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của sanh là gì? Hữu là tập.
    “Hữu cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của hữu là gì? Thủ là tập.
    “Thủ cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của thủ là gì? Thọ là tập.
    “Thọ cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của thọ là gì? Xúc là tập.
    “Xúc cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của xúc là gì? Sáu xứ là tập.
    “Sáu xứ cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của sáu xứ là gì? Danh sắc là tập.
    “Danh sắc cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của danh sắc là gì? Thức là tập.
    “Thức cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của thức là gì? Hành là tập.
    “Hành cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của hành là gì? Vô minh là tập.
    “Như vậy, duyên vô minh có hành; duyên hành có thức; duyên thức có danh sắc; duyên danh sắc có sáu xứ; duyên sáu xứ có xúc; duyên xúc có thọ; duyên thọ có ái; duyên ái có thủ; duyên thủ có hữu; duyên hữu có sanh; duyên sanh có già chết; duyên già chết có khổ. Tập khổ mới có tín; tập tín mới có chánh tư duy; tập chánh tư duy mới có chánh niệm chánh trí; tập chánh niệm chánh trí mới có thủ hộ các căn, hộ trì giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Có tập giải thoát mới chứng đắc Niết-bàn”.
    Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
    .......
    Kết Luận

    Muốn giải thoát khỏi bộc lưu sanh diệt,thì hư không hóa mọi hữu tồn dầu tâm hay vật để trong sạch dòng tâm thức, không còn duyên sanh diệt tức thì vạn hữu trở về tự tánh không. Hửu Dư Niết Bàn là trạng thái vô ngã vô dục, nên các nhân sanh tử đã dứt, còn quả khổ ngũ uẫn vẫn chưa hết; chỉ khi thân ngũ uẫn chết thì quả khổ mới thật sự chấm dứt và lức đó mới chứng đắc Vô Vi Niết Bàn, nơi không còn nhân quả, không còn sanh tử luân hồi.

    http://tuvienhuequang.com/phat-hoc/...niet-ban-trang-thai-cua-ban-chat-van-huu.html
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  10. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    :-bd

Chia sẻ trang này