Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

7880 người đang online, trong đó có 1068 thành viên. 10:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 158823 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. NameoftheRose

    NameoftheRose Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/04/2010
    Đã được thích:
    7
    Trong nhà Phật có nói,muốn đạt đến niết bàn thì phải bỏ hết mọi sự,dù là việc chí thiện hay chí ác,tâm ta không vọng thì mới có thể đạt đến niết bàn,không phải sa vào luân hồi.Vậy thì những sự việc nào làm tâm ta xúc động phải bỏ hết.Vậy ví dụ như trận động đất ở Nhật,đối với những người dốc lòng tu hành tìm cách đạt đến niết bàn thì họ có nên thương cảm không?Nếu thương cảm thì là tâm đã động rồi,tâm đã động thì làm sao có thể tìm thấy tánh không?Từ bi của Phật thật lớn,nhưng muốn có được sự từ bi đó thì trước hết ta phải đắc Đạo chăng?(Nếu không thì Tâm lúc nào cũng vọng động,không thể đạt đến niết bàn được)
    Theo kinh Phật,Phật muốn đạt đến niết bàn thì ngài phải trải qua vô lượng kiếp,đã tái sanh vào đủ mọi hình thái...Chỉ nghĩ đến vô lượng kiếp là ta thấy nản rồi,tu bao nhiêu kiếp mới tìm thấy tánh không đây?(Vì tất cả phải nhờ phước đức của nhiều kiếp hợp với Duyên thì mới thành).

    Có lẽ không có gì thoát ra ngoài cái Vô thường và duyên khởi:-??
    suutapdoco, kevin phamCatBuiTinhXa thích bài này.
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Cảm ơn bạn hữu đã vote và đàm đạo !Còn việc tâm có động hay ko trước nghịch cảnh thì rất khó cho chúng ta những Phật tử mới ở dạng i tờ ,việc "Chỉ nghĩ đến vô lượng kiếp là ta thấy nản rồi,tu bao nhiêu kiếp mới tìm thấy tánh không đây?" thì tôi ko nghĩ vậy ,mình quyết đi thì sẽ đến thôi mà ,cũng như khi ta vào vỡ lòng nếu ta ngại thì ko lên được hết phổ thông chứ đùng nói j` đến ĐH hay cao hơn , cuộc sống hàng ngày dù j` cũng cần phải sống ,nếu ta có 1 cái đích để dấn thân thì vẫn hơn là đi trong mông lung vô định !
    Chúc bạn hữu luôn tinh tấn tu tập để mỗ ngày đều an lạc ,tìm thấy Niết bàn ngay tại cõi Ta bà này !
    suutapdoco, kevin phamCatBuiTinhXa thích bài này.
  3. NameoftheRose

    NameoftheRose Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/04/2010
    Đã được thích:
    7
    Bác nói đúng.Đi mãi cũng phải tới.Cái quan trọng là ta có đủ nghị lực không thôi...Tôi thỉnh thoảng vẫn hay có sự thối tâm như vậy[-(Theo Đức Phật,chúng ta đang ở trong thời Mạt Pháp,còn khoảng hơn 30.000 năm nữa thì đạo Phật cũng hết.Trong khoảng 30.000 năm nữa với những tội lỗi,những nghiệp ác mà ta mang thì khoảng thời gian đó có đủ cho ta không?Phật cũng phải trải qua vô lượng kiếp,ta còn phải trải qua nhiều hơn cả Phật vì phước mỏng-nghiệp(ác) dày.Chỉ sợ là không đủ:-??
    Hihih,tôi chỉ nói đùa thế thôi[:p]:p.Bác nói đúng,chúng ta nên cần có 1 mục đích để sống,nhất là mục đích đúng đắn.Cứ đi mãi cũng tới:-bdChưa nói tới thành Phật,chỉ cần làm sao cho mỗi ngày an lạc là cũng tốt rồi.Đức Phật Câu Lưu Tôn có bài kệ :

    Kiến thân vô thực thị Phật thân
    Liễu tâm như huyễn thị Phật huyễn
    Liễu đắc thân, tâm bản tính không
    Tư nhân dữ Phật hà thù biệt.

    Cho nên cũng chả cần lo không đủ thời gian,mà chỉ lo là mình không đủ công phu tu tập mà thôi.
    Rất vui vì được giao lưu với bác[r2)]






    v\:-* {behavior:url(#default#VML);} o\:-* {behavior:url(#default#VML);} w\:-* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
    suutapdoco, kevin phamCatBuiTinhXa thích bài này.
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Cảm ơn bác nhiều ! Bác đã biết là có lúc thối tâm tức là tâm còn sáng ,bác sẽ điều chỉnh ngay thôi ,ai cũng thế mà ,dù chứng đang xuống ,tôi cũng đang mất tới mấy cái nhà ở TT này ,nên có lúc cũng buồn ,cũng tiếc nuối , phiền muộn...song rồi lại nghĩ :"của đi thay người " hay "số mình chỉ được hưởng đến thế thôi " .... và mỗi ngày đều cố gắng tu tập ,mỗi ngày đều đọc Chú Đại Bi ...nên thấy tâm vẫn thanh thản, nếu ko có tu tập thì ko chừng mồm đọc thơ chân đá ống bơ rồi đó bác [:p]
    Chúc bác 1 tuần giao dịch vui vẻ ,thành công !
    kevin phamCatBuiTinhXa thích bài này.
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Tặng các bác bài chú uống nước Của Phật Tổ Như Lai nhân thể mai 14 ,kia là Rằm để nhất cử lưỡng tiện kéo topic này lên chút nhé !

    Chú ướng nước

    Phật quán nhất bát thuỷ
    Bát vạn tứ thiên trùng
    Nhược bất tụng thử chú
    Như thực chúng sinh nhục

    Án phạ tất ba la ma ni sa bà ha (3 lần)
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .
    Nam Mô Đại Bii Hội thuwowngj Phật Bồ Tát.
    Nam Mô cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát .
    Cầu xin Chư Phật ,Chư Bồ Tát phù hộ độ trì cho các anh Linh của tất cả các người con của dân tộc Việt trên mọi nẻo đường được Siêu Sinh Tịnh độ nhân ngày Độc Lập và Quốc Tế Lao Động ![};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
    kevin phamCatBuiTinhXa thích bài này.
  7. huong_khue

    huong_khue Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2010
    Đã được thích:
    5
    Huong_khue xin gửi đến các phật tử trong top này Những câu niệm phật và thần chú linh ứng mình nhận từ chùa Quán Sứ Hà Nội
    ( nếu các bạn có in ra thì phải cẩn trọng đặt ở chổ thanh tịnh cao ráo sạch sẽ ko được để nơi ô uế )
    tốt nhất cho phật tâm là ăn chay mỗi tháng 2 ngày
    Trước tiên đọc ba lần chú tịnh tam nghiệp
    ÁN SA PHẠ,BÀ PHẠ,TRUẬT ĐÀ SA PHẠ
    ĐẠT MA SA PHẠ,BÀ PHẠ TRUẬT ĐỘ ÁM


    MÌNH SẼ GỬI TIẾP 12 CÂU NIỆM PHẬT SAU, CÒN TRÊN LÀ NIỆM CHÚ NHÁ
    CỐ GẮNG NGÀY NÀO CŨNG ĐỌC SẼ TỐT CHO MỌI THỨ TRONG CUỘC SỐNG !!!
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Điều ước của 3 cây cổ thụ




    Ở một khu rừng nọ có ba cây cổ thụ đang bàn luận về tương lai. Cây thứ nhất nói: “Một ngày nào đó tôi muốn được trở thành chiếc hộp đựng châu báu với hình dáng lỗng lẫy”. Cây thứ hai nói: “Tôi muốn trở thành con thuyền to lớn. Tôi sẽ chở đức vua và hoàng hậu đi khắp thế giới”. Và cây thứ ba: “Tôi muốn vươn dài để trở thành cây to lớn nhất trong khu rừng này. Mọi người nhìn lên đồi sẽ thấy tôi vươn xa, chạm đến bầu trời”.
    Một vài năm sau đó một nhóm người đặt chân đến khu rừng và cưa những thân cây. Cả ba đều mỉm cười hạnh phúc vì tin mong ước của mình sẽ thành hiện thực.
    Khi cây đầu tiên được bán cho chủ trại mộc, nó được tạo thành máng đựng thức ăn gia súc và đặt trong kho thóc phủ lên bởi một lớp cỏ. Cây thứ hai được bán cho một thợ đóng thuyền đóng thành một chiếc thuyền nhỏ để câu cá. Cây thứ ba bị chặt thành từng khúc và quẳng lại trong bóng đêm. Đây chẳng phải là những điều chúng hằng mong đợi.
    Một ngày nọ, một cặp vợ chồng đến kho thóc. Người vợ đã đến kỳ sinh nở, người chồng hi vọng tìm được một chiếc nôi cho đứa bé và máng cỏ đã trở thành chỗ ở ấm áp cho em. Cây thứ nhất cảm nhận được sự quan trọng của nó và hiểu rằng mình đang che chở một sinh linh bé nhỏ.
    Vài năm sau, một nhóm người đi đánh cá trên chiếc thuyền của cây thứ hai gặp phải một trận bão lớn. Những người trên thuyền đã rất mệt mỏi, nhưng cây thứ hai biết rằng nó có đủ sự vững chãi để giữ an toàn và sự bình yên cho chủ nhân. Với cây thứ ba, một ngày, có ai đó đã đến và nhặt những khúc gỗ. Trên đỉnh đồi, nó được đóng thành một hàng rào ngăn chặn thú dữ. Khi ánh mặt trời vừa ló dạng, cây thứ ba nhận ra rằng nó có đủ sức mạnh để đứng vững trên đỉnh đồi này.
    Khi sự việc xảy ra không theo như ý muốn, đừng tuyệt vọng vì mọi việc diễn ra đều có chủ đích. Cả ba cây cổ thụ đều thực hiện được những ước mơ của mình, dù cách thức để đạt đến đích cuối cùng không như mong đợi. Cuộc sống sẽ không phụ những kẻ có lòng.
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  9. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Hệ phái Khất Sĩ



    Quá trình hình thành phát triển của đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam

    Kích cỡ chữ: [​IMG] [​IMG]

    [​IMG] Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam được hình thành và lần lượt phát triển với chí nguyện nối ruyền Thích Ca chánh pháp

    I.- Khai nguồn

    Hệ phái Khất sĩ Việt Nam là một trong 9 tổ chức thành viên thống nhất thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Hệ phái Khất Sĩ do ***** MINH ĐĂNG QUANG sáng lập từ năm 1944 với chí nguyện: "Nối truyền Thích Ca chánh Pháp". Người sinh trưởng tại làng Phú Hậu, Tổng Bình Phú, quận Tam Bình tỉnh Vĩnh Long (tức Cửu Long ngày nay). Năm 1944 Đức Ngài được 22 tuổi rời gia đình xuất thân đi hành đạo tu tập từ Vĩnh Long đi Châu Đốc, Thất Sơn, HàTiên… Sau về tịnh tụ tại chùa Linh Bửu làng Phú Mỹ, tỉnh My Tho. Năm 1946, với Y Bát Pháp bảo tự ngộ, tự tu, tự chứng….Ngài khởi đi du hoá ở Mỹ Tho, Gò công, Long An, Thủ Thừa, Bến Lức, Phú Lâm, Chợ Lớn, Bà Chiểu, rồi đến các tỉnh miền Đông và đến ngày mồng 01 tháng 02 năm Giáp Ngọ (1954) vắng bóng đến nay.

    II.- Quá trình hình thành và phát triển

    A.- Thời kỳ khởi thuỷ - thập niên 1944- 1954

    Thời kỳ này gắn liền với cuộc đời hành đạo của Đức ***** MINH ĐĂNG QUANG dung hợp hai đường lối Nam – Bắc Tông Phật Giáo qua gương hạnh Sa Môn Khất Sĩ, hành Cụ Túc Giới, Tứ Y Pháp:

    Nhất biều thiên gia phạn

    Cô thân vạn lý du

    Dục cùng sanh tử lộ

    Khất hóa độ xuân thu

    Dịch nghĩa:

    Một bát cơm ngàn nhà

    Thân đi muôn dặm xa

    Muốn thoát đường sanh tử

    Xin độ… tháng ngày qua

    Sau muời năm hiện thân hoá đạo. Đức Ngài vắng bóng. Giáo lý cao thượng của Đức Phật được Ngài truyền đạt lưu lại cho môn đồ là bộ Chơn Lý .Tịnh xá có khoảng 20 ngôi gồm Tăng, Ni hơn 200 vị.

    B.- Thời kỳ phát triển thập niên 1954- 1964

    Sau khi ***** vắng bóng các Giáo đoàn Du Tăng được hình thành và phát triển:

    Giáo đoàn 1 khởi thuỷ do ***** MINH ĐĂNG QUANG thành lập (1944) và trực tiếp thu nhận Tăng Ni xuất gia, hướng dẫn hành đạo (1947). Sau khi ***** vắng bóng, Giáo đoàn vẫn tiếp tục hành đạo, mở đạo do quí Trưởng Lão Nhị Tổ Giác Chánh hướng dẫn đoàn Du Tăng khoảng 20 vị thực hiện hạnh nguyện du phương hoá duyên hành đạo suốt các tỉnh miền Trung (1956-1957); sau đó về các làng mạc vùng sâu, vùng xa một số tỉnh thành miền Đông và Tây Nam Bộ. Trưởng lão Trị sự Giác Như thì quán xuyến chư Tăng và các tịnh xá liên hệ các Giáo đoàn. Trưởng lão Giác Như (viên tịch tháng 04 Âl- 1983). Giáo đoàn 1 có 21 ngôi tịnh xá đều là thành viên các cấp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Đặc biệt Giáo đoàn 1 có 03 vị giáo phẩm là Hoà Thượng Giác Trang (Tp. Hồ CHí Minh); Hoà Thượng Giác Nhường (Tp. Cần Thơ) và Hoà Thượng Giác Thuận (tỉnh Sóc Trăng) là thành viên Hội Đồng Chứng Minh và Thượng Toạ Giác Giới (tỉnh Vĩnh Long) là uỷ Viên Hội Hồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

    Giáo đoàn 2 do Trưởng lão Giác Tánh và Trưởng lão Giác Tịnh đứng ra thành lập sau khi cùng Giáo đoàn Du Tăng đầu tiên hành đạo ra miền Trung. Bấy giờ, khi Giáo đoàn Du Tăng cùng Trưởng lão Nhị Tổ Giác Chánh quay về nam thì quý Ngài Trưởng lão Giác Tánh và Trưởng lão Giác Tịnh có duyên trụ lại, tiếp tục hành đạo thu nhận Tăng chúng xuất gia, thành lập Giáo đoàn 2 (1957- 1958). Phần nhiều do các tịnh xá do Giáo đoàn 2 dựng lập ở các tỉnh, thành như : Hàm Tân, Phan Thiết (Bình Thuận), Khánh Hoà, Quy Nhơn, Quãng Ngãi, Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế và Quảng Trị v.v.v. Giáo đoàn 2 gồm 15 ngôi tịnh xá, tịnh thất. Chư vị giáo phẩm tham gia Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam như sau:

    Thượng Toạ Giác Thường (Trị sự Giáo đoàn - trụ xứ tịnh xá Ngọc Đăng, Tp. Hồ Chí Minh) là Uỷ Viên Ban Nghi Lễ Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam .

    Hoà Thượng Giác Thìn (trụ trì tịnh xá Ngọc Giáng – Đà Nẵng) Phó Ban Trị sự Phật Giáo Đà Nẵng.

    Thượng Toạ Giác Thanh (trụ Trì tịnh xá Ngọc Nguyên – Buôn Mê Thuột) là Phó Ban Trị sự Tỉnh Hội Phật Giáo Daklak.

    Giáo đoàn 3 do trưởng lão Giác An thành lập. Cũng như chư vị tôn túc. Giáo đoàn 2, sau khi ***** vắng bóng, Trưởng lão đã tham gia Giáo đoàn Du Tăng hành đạo ra miền Trung. Khi Giáo đoàn quay về Nam thì Trưởng lão trụ lại, tiếp độ Tăng chúng và thành lập Giáo đoàn 3 (1957- 1958). Ngoài một số tỉnh duyên Hải miền Trung như: Phan Thiết (Bình Thuận), Nha Trang ( Khánh Hoà), Phú Yên, Sông Cầu, Bình Định, Tuy Phước…, Trưởng lão còn hướng dẫn Giáo đoàn đi hành đạo ngược lại các tỉnh Tây Nguyên như: Daklak, Gia Lai, Kontum…

    Năm 1971, ngay sau khi lễ Tự Tứ Tăng và Vu Lan Bồn, Trưởng lão Giác An, Đệ Nhất Trưởng lão Giáo đoàn 3 viên tịch tại tịnh xá Ngọc Cát, Phan Thiết. Hiện nay Giáo đoàn 3 do quý Thượng Toạ: Giác Dũng, Giác Đăng, Giác Thảo, Giác Phùng… cùng chung lo Phật sự. Một số vị Giáo phẩm tiêu biểu tham gia các cấp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam như sau:

    Thượng Toạ Giác Dũng. Trụ trì tịnh xá Ngọc Quang Tp. Buôn Mê Thuột, là Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật Giáo tỉnh Daklak, Uỷ viên Hội Đồng Trị sự Phật Giáo Việt Nam nhiệm kỳ IV (1997 - 2002 ) và V (2002 - 2007).

    Thượng Toạ Giác Đăng, trụ trì tịnh xá Ngọc Pháp, Tp. Nha Trang, là Phó Ban Trị sự Tỉnh hội Phật Giáo tỉnh Khánh Hoà.

    Thượng Toạ Giác Thành, trụ trì tịnh xá Ngọc Phúc, Tp. Pleiku, là Phó ban Tỉnh Hội Phật Giáo tỉnh Gia Lai.

    Ngoài ra, Trưởng lão Giác An khi quy tịch cũng đã chấp nhận cho một số vị Ni xuất gia. Hiện nay, Ni chúng trực thuộc Giáo đoàn 3 đã có hơn trăm vị trụ xứ tại các tịnh xá .

    Giáo đoàn 4 do Hoà Thượng Pháp sư Giác Nhiên làm trưởng Giáo đoàn. Hoà Thượng Pháp sư là một trong những đại đệ tử của ***** MINH ĐĂNG QUANG. Sau ngày ***** vắng bóng, Hoà Thượng Pháp sư đã hai lần tham gia Giáo đoàn Du Tăng hành đạo ra miền Trung và khi trở về Nam thì Hoà Thượng Pháp sư đứng ra thành lập Giáo đoàn 4 (1957). Các tịnh xá được hình thành phần nhiều tại các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai. Bình Dương, Tây Ninh, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang…Đặc biệt là tại Tp. Hồ Chí Minh, Giáo đoàn 4 có nhiều cơ sở tịnh xá liên hệ ở các quận như: quận 2, Thủ Đức, Bình Chánh, Hóc Môn và Bình Thạnh…..

    Tịnh xá Trung tâm toạ lạc tại số 21 ( số cũ 7) đường Nguyễn Trung Trực, P5 , Q. Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh. Từ khi được xây dựng, tháng 04 năm 1965, đã là trụ xứ gốc của Giáo đoàn 4, nhưng đến khi Giáo hội Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam được thành lập thì tịnh xá Trung Tâm là trụ sở của Giáo Hội Tăng Già Khất sĩ Việt Nam (1966 - 1981) và từ năm 1981 đến nay, tịnh xá Trung Tâm cũng là một trong những đạo tràng tiêu biểu của hệ phái và Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Hàng năm, từ 16 tháng 04 ÂL đến Rằm Tháng 07 ÂL, tịnh xá Trung Tâm là điểm An Cư Kiết Hạ của Chư Tăng hệ Phái Khất Sĩ trong suốt 24 năm qua (1980 - đến nay). Đồng thời cũng là nơi trụ xứ của tăng sinh theo học tại các trường, lớp trung cấp Phật học, cao đẳng Phật học, Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh và hai lớp đào tạo Trung - Cao cấp giảng sư. Hiện nay, tại tịnh xá Trung Tâm còn có thêm một lớp sơ cấp Phật học cho Tăng sinh tân học xuất gia. Đồng thời cũng là nơi tu tập Bát Quan Trai và Thuyết giảng kinh Pháp hàng tuần cho Phật Tử tại gia.

    Giáo đoàn 4 hiện do Hoà Thượng Giác Phúc kế nhiệm Trưởng Giáo đoàn, Hoà Thượng Giác Ngộ và Thượng Toạ Giác Toàn là Phó Trưởng Giáo đoàn . Về cơ sở tịnh xá, tịnh thất có 32 ngôi. Một đặc điểm là từ năm 1965 đến nay Giáo đoàn 4 cũng là nơi nương tựa y chỉ về mặt tinh thần tu học cho 2 phân đoàn Ni giới của Ni Trưởng Ngân Liên và Ni Truởng Trí Liên với các tịnh xá , tịnh thất liên hệ với các khoảng 40 ngôi. Chư vị giáo Phẩm Giáo đoàn 4 đã và đang tham gia các cấp Giáo hội như sau:

    Hoà Thượng Giác Phúc, Đệ nhị Trưởng Giáo đoàn là Phó Ban Trị sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam nhiệm kỳ VI và V: (1997 - 2007).

    Thượng Toạ Giác Toàn là Uỷ Viên Ban Thường Trực Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (các nhiệm kỳ :I, II, III, IV và V 1981- 2007) và Trưởng Ban Kinh tế Tài Chánh Trung Ương nhiệm kỳ V.

    Giáo đoàn 5 do trưởng lão Giác Lý đứng ra thành lập từ năm 1960 và làm Đệ nhất Trưởng Giáo đoàn. Trưởng lão Giác Lý sinh trưởng tại Gò Công, Tiền Giang. Năm 1952, Trưởng lão đã có duyên lành diện kiến TỔ SƯ MINH ĐĂNG QUANG khi Ngài hành đạo đến vùng đất Gò Công và được Tổ Sư tiếp độ xuất gia. Sau khi ***** vắng bóng, Trưởng lão cùng Giáo đoàn 5, tiếp độ tăng chúng và dựng lập tịnh xá từ 2 miền Trung – Nam như: Quảng Nam (Hội An), Cam Ranh, Tháp Chàm, Bình Long, Bà Rịa -VũngTàu, Tp. Hồ Chí Minh, Bến Tre, Vĩnh Long và ngay tại quê hương Gò Công… Giáo đoàn 5 có hơn 20 tịnh xá, tịnh thất do Trưởng lão Giác Lý trực tiếp chứng minh dựng lập sau 15 hướng dẫn Giáo đoàn hành đạo. Ngài viên tịch tháng 02 năm 1973 tại tịnh xá Trung Tâm, Phú Lâm, quận 6, Tp. Hồ Chí Minh. Chư vị giáo phẩm tham gia Phật sự tại các Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam như sau:

    Hiện nay Thượng Toạ Giác Hà, trụ trì tịnh xá Trung Tâm, quận 6, là Uỷ Viên Ban Trị sự Thành Hội Phật Giáo Tp. Hồ Chí Minh; Phó Ban Từ Thiện xã hội Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam .

    Thượng Toạ Giác Cầu, trụ trì tịnh xá Ngọc Thạnh, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu, là Phó Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

    Thượng Toạ Giác Tràng, trụ trì tịnh xá Ngọc Cẩm, Hội An, là Phó Ban Trị sự - Tỉnh Hội Phật Giáo tỉnh Quảng Nam.

    Thượng Toạ Giác Nhân, trụ trì tịnh xá Trung Tâm, quận 6 là Uỷ viên Ban hướng dẫn Phật tử Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam .

    Thượng Toạ Giác Nhân, trụ trì tịnh xá Ngọc Lợi, Phó Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo tỉnh Tiền Giang.

    Giáo đoàn 6 do Hoà Thượng Giác Huệ đứng ra thành lập từ năm 1962 đặt trụ xứ gốc tại giảng đường Lộc Uyển, quận 6,Tp. Hồ Chí Minh tham gia Giáo đoàn Du Tăng hành đạo miền Trung (1957 – 1958 - 1960). Năm 1962 được sự giúp sức của chư tôn đức Tăng Ni… Hoà Thượng đứng ra thành lập Giáo đoàn 6 làm trưởng Giáo đoàn . Giáo đoàn 6 hiện có 18 ngôi tịnh xá, tự viện và tịnh thất.

    Ngoài ra còn có một số Giáo đoàn Ni giới Khất sĩ do Ni Trưởng Thích Nữ Huỳnh Liên là Trưởng Tử Ni của ***** MINH ĐĂNG QUANG đứng ra thành lập. Buổi đầu, hàng Ni Giới do ***** tiếp độ và giáo dưỡng đến khi ***** vắng bóng , năm 1956, quý Ni sư kế thừa trực tiếp lãnh đạo và thành lập Giáo hội Ni Giới Khất sĩ Việt Nam, đặt trụ sở tại tịnh xá Ngọc Phương, quận Gò Vấp, Gia Định, nay là Tp. Hồ Chí Minh.

    Giáo đoàn Ni Giới do Ni Thích Nữ Huỳnh Liên và Ni Trưởng Thích Nữ Bạch Liên trực tiếp hướng dẫn nối gót Giáo đoàn Du Tăng, thực hiện gương hạnh Thầy Tổ đi hành đạo suốt hai miền Nam - Trung (và cao nguyên), thu nhận nhiều giới tử phát tâm xuất gia vào các Giáo đoàn Ni và cư sĩ Phật tử tại gia hộ trì Tam bảo. Đồng thời, quý Ni trưởng cũng đứng ra dựng lập hàng trăm ngôi đạo tràng tịnh xá để Ni giới có nơi dừng chân tu học, giáo hoá cư gia và thiện tín có nơi nương tựa, tin tấn thọ học, tích tụ phước duyên, tăng trưởng đạo lành. Từ Sài Gòn - Gia Định, các tỉnh miền Đông, miền Tây - Đồng Bằng Nam Bộ… đến các tỉnh miền Trung, Cao Nguyên…. Nơi nào cũng có hình bóng Tăng Ni Du Tăng Khất sĩ hoá duyên hành đạo, thể hiện tâm nguyện Tổ Thầy. Suốt nhiều chục năm dài tận tuỵ, năm 1987, Ni Trưởng thọ bệnh và viên tịch. Hiện nay, Giáo đoàn Ni giới do Ni trưởng Ngoạt Liên kế thừa trong hàng Ni giới Khất sĩ. Giáo đoàn Ni giới có 164 ngôi tịnh xá, tịnh thất và tự viện có trú xứ tu học hàng năm từ 16 tháng 04 ÂL đến rằm tháng 07 ÂL, tại tịnh xá Ngọc Phương đều có tổ chức Khoá An Cư Kiết Hạ để chư Ni các miền tịnh xá được tập trung về thọ học Kinh Luật Luận và tinh tấn tu học.

    C.- Thời kỳ Hiệp Nhất về Pháp Lý thập niên 1964- 1974

    Được sự khuyến khích hỗ trợ của Tăng tín đồ. Hoà Thượng giác Nhu (viên tịch 02 tháng 09 năm 1997) và Hoà Thượng Giác Thường thuộc Giáo đoàn 1 đứng ra làm sáng lập viên vận động thành lập Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam có tư cách pháp nhân, pháp lý đương thời.

    Thượng tuần tháng 05 năm 1966 đại hội đầu tiên được triệu tập để thành lập Ban Trị sự Giáo hội Tăng Già Khất sĩ Việt Nam, nhiệm kỳ I (1966 - 1969). Đến năm 1971, do yêu cầu phát triển tổ chức Khất sĩ thành lập hai viện:

    Viên chỉ đạo gồm quý Trưởng lão tôn đức lãnh đạo.

    Viên hành đạo gồm quý Thượng Toạ, Đại Đức có năng lực. Sự kiện này được thực hiện có tính cách nội bộ cho đến ngày đất nước hoà bình độc lập và thống nhất.

    Thập niên thứ ba, tịnh xá Tăng từ 100 ngôi lên đến 150 ngôi, chư Tăng từ 300 vị lên hơn 500 vị.

    D.- Thời kỳ trụ xứ và thập niên 1975 - 1984

    Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 đất nước hoà bình, chư Tăng Ni Khất sĩ dừng chân du hoá an tịnh thường trú tại những ngôi tịnh xá được thành lập trước đây tiếp tục con đường tu hành theo lối giáo huấn của ***** “Nên tập sống chung tu học, cái sống là phải sống chung, cái biết là phải học chung và cái linh là phải tu chung” với bản năng sẵn có của con Phật “Dĩ hoà vi Quí, dĩ nông vi Thiền, dĩ tâm vi Phật” Tăng Ni Khất sĩ đã ứng hiệp làm tròn bổn phận “Tác như lai sứ, hành như lai sự” tại mỗi quốc độ đạo tràng tuỳ duyên hoan hỷ tham gia, các công trình lao động, sản xuất tiểu thủ công nghiêp, trồng chế biến thuốc dân tộc Đông Y, châm cứu, nông nghiệp v.v.v.

    Đặc biệt trong mười năm nay, dù an trú mỗi đạo tràng, nhưng tinh thần hoà hợp, đoàn kết Tăng Ni Khất sĩ ngày càng được củng cố thể hiện thực sự.

    III Tạm Kết

    Dòng thời gian mỗi ngày mỗi trôi qua.

    Trang Đạo mỗi ngày sẽ ghi thêm nhiều nét mới

    Cầu nguyện Chư Phật, Chư Tổ chứng minh, Chư Thiên hộ pháp hộ trì những dòng sử Khất Sĩ nối tiếp sẽ luôn luôn tươi đẹp, thiền tịnh trang nghiêm như những bước chân hoá đạo chân hoá đạo hiền hoà của Chư Tỳ Kheo, Sa Môn Khất sĩ trong thời chánh Pháp.


    NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT



    Sa môn Thích Giác Toàn
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  10. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Pháp môn Tịnh Độ trong kinh điển Pàli [​IMG] [​IMG] [​IMG] Tông Phái Phật Giáo - Tịnh Độ Tông
    Viết bởi Toại Khanh
    [​IMG] Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh Độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitàbhasutra và Sukhavativyùhasutra ) từ Hán Tạng, vốn được phiên dịch từ kinh điển Sanskrit. Ở đó, cõi Tịnh Độ hay Cực Lạc (từ Phạn ngữ là Sukhavatì) được mô tả là một cảnh giới tuyệt vời với tất cả những thứ du dương, mát mẻ, thơm ngát và không có chuyện đói lạnh. Con đường dẫn đến cõi này có thể chỉ gói gọn trong công phu trì niệm hồng danh Phật Di Đà. Ngoài sự thanh tịnh có được từ việc nhất tâm trong lúc niệm Phật Di Đà, oai lực của Ngài cũng thừa sức tiếp dẫn vong linh đương sự (tức người niệm Phật) vãng sinh về thế giới Tịnh Độ của Ngài để họ tiếp tục tu hành trong điều kiện thuận lợi hơn xưa gấp triệu lần. Trên ấy giữa người với người không hề biết tương tranh, thù hận vì ở đó không có chuyện chiếm hữu lợi danh như ở cõi Sa Bà nhiều kiếp nạn này.
    Nhưng đó là theo Hán tạng, nguồn giáo lý chủ đạo của hệ Phật giáo Bắc truyền. Trong bài viết này ta thử tìm hiểu vấn đề qua kinh điển Pàli, nguồn giáo lý căn bản của Phật Giáo Nam phương, xem sao. Dĩ nhiên, trong Tam Tạng Pàli cũng có khái niệm Tịnh Độ (nếu ta muốn gọi thế) với những những trình bày thật rõ ràng về cảnh giới này, những cư dân ở đó và con đường dẫn đến cảnh giới Tịnh Độ, tức phép cầu vãng sanh theo kinh điển Nam Truyền.
    I- CÕI TỊNH ĐỘ THEO KINH ĐIỂN PÀLI
    Trước hết, cõi Tịnh Độ được biết đến trong kinh điển Pàli qua danh từ Suddhàvàsa, còn được dịch là Tịnh Cư, theo lối chiết tự Suddha (thanh tịnh) và Àvàsa (chổ ở ). Vậy Suddhàvàsa cũng có thể được dịch là Tịnh Độ, Tịnh Thổ. Thậm chí chữ Pàli này còn gần gũi với chữ Tịnh Độ, Tịnh Thổ hơn là Sukhavati (Chốn An Lạc), một chữ chỉ có thể xem là tương đương với từ Sugati (Lạc Cảnh, Thiện Thú) trong kinh điển Pàli, chỉ chung cho các cõi nhân thiên.
    Theo các Chú Sớ A Tỳ Đàm, có tất cả 5 cõi Tịnh Độ, nằm trong 16 cõi Phạm thiên Hữu Sắc, và là chổ tái sanh của các bậc Thinh Văn Bất Lai hay còn gọi là A-Na-Hàm (Anàgàmi, Người-Không-Còn-Trở-Lại-Các-Cõi-Dục-Giới). Tuy cảnh giới này chỉ gồm toàn các vị Bất Lai và La Hán (chứng La Hán sau khi sanh về đây), nhưng trên căn bản vì vẫn là cõi Hữu Sắc nên ở 5 cõi Tịnh Độ này vẫn có những lâu đài, hoa viên rất trang nghiêm, dĩ nhiên không phải là nơi chốn hưởng thụ, mà đó chỉ là những dấu vết tối thiểu của một cõi Ngũ Uẩn
    [*]
    . Về tuổi thọ, chư thánh Bất Lai ở cõi thấp nhất trong 5 cõi Tịnh Độ là cõi Vô Phiền (Avihà) có thọ mạng 1000 đại kiếp, cõi kế đến là Vô Nhiệt (Àtappà) có thọ mạng 2000 đại kiếp, cõi thứ ba là Thiện Hiện (Sudassà) có thọ mạng 4000 đại kiếp, cõi thứ tư là Thiện Kiến (Sudassì) có thọ mạng 8000 đại kiếp và cõi Sắc Cứu Cánh (Akanittha) có thọ mạng 16000 đại kiếp.
    Do có những lúc trãi qua một thời gian quá dài không có chư Phật ra đời độ sinh, nhân số trên 5 cõi Tịnh Độ chỉ có giảm mà không được bổ sung nên cũng có những thời điểm 5 cõi này không tiếp tục tồn tại.
    II -CƯ DÂN TỊNH ĐỘ THEO KINH ĐIỂN PÀLI
    Trước tiên là vài hàng trình bày đại lược về 4 tầng Thánh Trí làm nên 4 bậc thánh nhân và chính đức Phật cũng được kể vào đó. Sơ Quả hay Tu Đà Huờn (Sotàpatti, Dự Lưu ), còn được gọi là Thất Lai, người không thể tái sanh quá 7 lần, là vị đã chấm dứt hoàn toàn 3 thứ phiền não Thân Kiến (nôm na là chấp kiến trong 5 Uẩn), Hoài Nghi (nghi ngờ về Phật Pháp nói chung) và Giới Cấm Thủ (chấp trước các tín điều mù quáng). Ở một số vị, thánh trí Sơ Quả chỉ là một giai đoạn thoáng qua trước khi hoàn tất các tầng thánh trí cao hơn. Như trường hợp đức Phật hoặc các vị Thinh Văn tốc chứng. Nhưng cũng có lúc giai đoạn này kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày, nhiều năm hoặc vài kiếp sống (dĩ nhiên không quá 7 kiếp). Sớ Giải Trường Bộ ghi rằng thiên vương Đế Thích hiện nay là một vi thánh Sơ Quả. Khi hết tuổi thọ, ngài sẽ sinh xuống nhân gian làm Chuyển Luân Vương và chứng đắc Nhị Quả Tư Đà Hàm. Sau đó sanh lên Đao Lợi Thiên chứng Tam Quả A Na Hàm và lần lượt tái sanh ở đủ 5 cõi Tịnh Độ, bắt đầu là cõi Vô Phiền. Cuối cùng ngài sẽ chứng quả La Hán và nhập diệt ở cõi Sắc Cứu Cánh.
    Tầng thánh trí thứ hai là Nhị Quả Tư Đà Hàm. Ngoài 3 phiền não đã chấm dứt ở tầng thánh trước, quả vị này còn làm giảm nhẹ Dục Ái và Sân Hận. Do chỉ còn có thể tái sanh cõi Dục Giới một lần nữa thôi, nên quả vị này còn được gọi là Nhất Lai (Sakadàgàmì).
    Tầng thánh thứ ba là Tam Quả A na Hàm, chữ phiên âm từ tiếng Pàli là Anàgàmi, nghĩa là bậc Bất Lai, người không còn trở lui các cõi Dục Giới nữa ( có tất cả 11 cõi Dục Giới). Theo A Tỳ Đàm Tạng Pàli thì do đã chấm dứt Dục Ái (niềm tham luyến trong ngũ trần) và Sân Hận nên vị thánh Tam Quả trong trường hợp không thể chứng La Hán rồi nhập diệt ngay đời này thì chỉ có hai con đường để đi:
    A- Nếu đã chứng đắc Ngũ Thiền thì sẽ tùy theo khả năng mạnh yếu của Ngũ Quyền (Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ) mà sanh về cõi nào đó trong 5 cõi Tịnh Độ. Tín Quyền nổi trội thì sanh về cõi Vô Phiền, Tấn Quyền hùng hậu thì về cõi Vô Nhiệt, Niệm Quyền hùng hậu về cõi Thiện Hiện, Định Quyền hùng hậu thì về cõi Thiện Kiến, Tuệ Quyền thâm hậu thì sanh về cõi Sắc Cứu Cánh (Pàli gọi là Akanittha, Không-Thứ-Gì-Yếu-Kém). Ở cõi Tịnh Độ thứ năm này toàn bộ Ngũ Quyền đều được sung mãn, vì đây là nơi chốn sau cùng để một vị Bất Lai chứng quả La Hán và nhập diệt.
    B- Trong trường hợp vị thánh Bất Lai chưa chứng qua một tầng thiền định nào, tức chỉ có trí tuệ Thiền Quán (Vipassanà) mà không từng tu tập thiền Chỉ (Samatha) thì lúc mạng chung, vị này do khả năng ly dục vô sân tuyệt đối nên tối thiểu cũng thành tựu Sơ Thiền trước khi mạng chung ở cõi Dục giới và như vậy cũng đủ để sanh về cõi Phạm Thiên thấp nhất là Phạm Thiên Sơ Thiền.
    Do túc duyên và trình độ tu chứng có khác nhau nên giữa các bậc thánh Tam Quả cũng có vài sai biệt, theo Manorathapurani, Chú Sớ Tăng Chi Bộ (Phần Tika):
    - Antaràparinibbàyì (Tiền Bán Niết Bàn): vị Bất Lai chứng La Hán khi chưa sống hết phân nửa thọ mạng cõi Tịnh Độ nào đó trong 5 cõi.
    -Upahaccaparinibbàyì (Hậu Bán Niết Bàn): Chứng La Hán sau khi sống hơn nửa thọ mạng ở cõi Tịnh Độ nào đó.
    - Uddhamsoto Akanitthagàmì (Luân Lưu Niết Bàn): Do căn tánh không xuất sắc, có vị Bất Lai phải lần lượt sanh đủ 5 cõi Tịnh Độ mới chứng quả La Hán rồi nhập diệt ở cõi Tịnh Độ cao nhất.
    - Asankhàraparinibbàyì (Bất Lao Niết Bàn): Vị Bất Lai có thể chứng La Hán mà không cần nhiều cố gắng.
    - Sasankhàraparinibbàyì (Cần Lao Niết Bàn): Vị Bất Lai phải nhiều nổ lực mới có thể chứng La Hán.
    Tầng thánh trí thứ tư chính là quả vị La Hán, người chấm dứt toàn bộ phiền não. Theo A Tỳ Đàm Pàli thì có 3 quả vị La Hán: Chư Phật Chánh Đẳng Giác (sammàsambuddha hay Sabbannubuddha - Toàn Giác) cũng là những vị La Hán nhưng do tự mình chứng đắc và là đạo sư hướng dẫn cho những người hữu duyên chứng đắc La Hán. Những vị La Hán đệ tử này được gọi là Thinh Văn Giác (Sàvakabuddha). Quả vị La Hán thứ ba là Độc Giác Phật (Paccekabuddha), những vị tự mình chứng ngộ La Hán nhưng không thể hướng dẫn người khác chứng ngộ La Hán. Kinh điển Hán Tạng còn gọi Độc Giác Phật là Duyên Giác Phật vì cho rằng các ngài nhờ liễu ngộ nguyên lý Duyên Khởi mà giác ngộ (cách nghĩ này bắt nguồn từ những giai thoại về chư Phật Độc Giác trong Chú Sớ Tiểu Bộ Kinh, một trong những bộ phận kinh điển từng làm nền tảng cho nhiểu kinh luận hậu tác, ai từng đọc kỹ các bộ A Hàm sẽ thấy rõ điều này). Kỳ thực, nếu đọc kinh Đại Duyên trong Trường Bộ Kinh, ta sẽ thấy lý Duyên Khởi và lý Tứ Đế (vẫn bị hiểu lầm là dành riêng cho Thinh Văn) vốn dĩ chỉ là một. Trong Trung Bộ Kinh, đức Phật đã xác định ai thấy lý Duyên Khởi chính là thấy Pháp và ngược lại. Đồng thời, không hề có chuyện một người giác ngộ lý Tứ Đế mà lại mơ hồ về lý Duyên Khởi hay ngược lại. Tất cả quả vị La Hán vừa nêu trên đây luôn giống nhau về khiá cạnh giác ngộ các pháp cần yếu (như Tứ Đế, Duyên Khởi,..), chỉ khác ở hai điểm chính: Tự mình hiểu ra hay phải nhờ thầy hướng dẫn, và điểm thứ hai là ngoài trí tuệ giác ngộ có còn khả năng hiểu biết sâu rộng những gì nằm ngoài lý tưởng giác ngộ hay không. Xét về khía cạnh này, chỉ có chư Phật Chánh Đẳng Giác là viên mãn. Trong bài viết này chúng ta chỉ đặc biệt nhấn mạnh quả vị Bất Lai, vì đề tài ở đây là các cõi Tịnh Độ.
    III- PHÉP VÃNG SANH TỊNH ĐỘ THEO KINH ĐIỂN PÀLI
    Vãng sanh vẫn được dùng song song với chữ siêu sanh, nhưng theo tinh thần A Tỳ Đàm Pàli mà nói thì Siêu Sanh còn có thể được hiểu là vượt thoát tái sanh, một điều chỉ thực hiện được bởi một vị La Hán. Như vậy trong trường hợp vị Bất Lai sanh về các cõi Tịnh Độ chỉ có thể gọi là Vãng Sanh. Và nếu phải trả lời câu hỏi về con đường vãng sanh Tịnh Độ, thì như tất cả những gì vừa nêu phần trên, ta hoàn toàn có thể nói rằng Vãng Sanh Tịnh Độ chỉ là một phần đường trên hành trình giải thoát của một vị Thinh Văn, và như thế cái gọi pháp môn Tịnh Độ hay con đường vãng sanh trong trường hợp này cũng đồng nghĩa với hành trình Tam Học, hành trình Tứ Niệm Xứ, Bát Chánh Đạo, nói chung là hành trình 37 Bồ Đề Phần. Các pháp trong 37 Bồ Đề Phần đối với nhau chỉ là mối quan hệ Tương Tức: Cái này chính là cái kia, trong cái kia có cái này.
    Đã nói rõ ràng như vậy thì lời đáp cho câu hỏi về con đường vãng sanh lúc này đã là toàn bộ những gì mà ta vẫn gọi là Phật Pháp và theo cách hiểu này, pháp môn Tịnh Độ cần thiết cho tất cả mọi người, chỉ trừ những vị nuôi hạnh Bồ Tát, muốn trở thành một đức Phật Chánh Đẳng Giác trong tương lai. Một khi đã chấp nhận ghé bến Tịnh Độ thì không thể đi xa hơn nữa. Bởi theo kinh điển Pàli chỉ có hàng Thinh Văn mới có thể rơi vào trường hợp kéo dài thời gian sau khi chứng ngộ một quả vị Hữu Học nào đó, chỉ vì khiếm khuyết túc duyên. Bởi rõ ràng 5 cõi Tịnh Độ chỉ là trạm trung chuyển cho những người chậm bước và điều này dĩ nhiên không thể xảy ra đối với chư Phật.
    Đồng thời, chiếu theo tinh thần căn bản của Phật Giáo mà nói thì khi nhắc đến pháp môn Tịnh Độ, ta còn phải định nghĩa lại chữ CẦU trong CẦU VÃNG SANH vì Cầu Vãng Sanh không hề có nghĩa là chờ đợi sự tiếp dẫn của bất cứ ai, mà phải là sự lên đường bằng chính đôi chân của mình. Vì sao lại thế? Xin thưa: Khi ta nói ai đó đã sáng thế có nghĩa là ta đang gián tiếp nguyền rủa kẻ đã tạo nên một thế giới khổ nhiều hơn vui, và khi ta cường điệu cái gọi là oai lực gia trì của chư Phật có nghĩa là ta đang thầm trách các Ngài khi Phật lực thì trùng trùng nhưng người khổ vẫn cứ điệp điệp. Mong thay!
    TOẠI KHANH
    FLORIDA, MÙA TỰ TỨ 2005​

    [*] Theo A Tỳ Đàm Pàli, trong cái gọi là thế giới này gồm có 31 cõi với 11 cõi Dục giới (có đủ 5 uẩn), 16 cõi Sắc giới (trong đó có cõi Vô Tưởng, chỉ có Sắc uẩn mà thôi), và 4 cõi Vô Sắc (chỉ có 4 uẩn Thọ, Tưởng, Hành, Thức).
    TÀI LIỆU THAM KHẢO​
    Xin xem thêm trong các sách Abhidhammatthasangaha (Thắng Pháp Tập Yếu Luận, bản dịch của ngài Minh Châu), The Essence Of Buddha Abhidhamma của giáo sư Mehm Ti Mon (sách miễn phí trên Internet), Chúng Sanh và Sinh Thú của ngài Jotikàcariya (bản tiếng Việt của Toại Khanh)…
    CatBuiTinhXa thích bài này.

Chia sẻ trang này