Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

7098 người đang online, trong đó có 833 thành viên. 13:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 157726 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Giới thiệu về Mật Tông [​IMG] [​IMG] [​IMG] Tông Phái Phật Giáo - Mật Tông
    Viết bởi Lục Thạch
    Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ Pháp Môn là một trong những pháp thượng thừa của Mật giáo. Mật tông hay Kim Cương thừa được coi là phương tiện thù thắng có thể đốn ngộ ngay trong hiện kiếp để làm lợi lạc quần sinh. Tuy nhiên, ngày nay việc thực hành Mật giáo thường bị hiểu lầm. Vì vậy, trước khi đi vào pháp Ðộc Giác Kim Cương Ðại Phẫn Nộ, chúng ta nên lược qua sáu phần sau đây của Mật giáo:


    1. Giải thích tổng quát về Mật giáo và các pháp số đồng nghĩa

    2. Ðịnh nghĩa về bốn loại Nghi quỹ

    3. Các loại Nghi quỹ Du già tối thượng

    4. Các Nghi quỹ được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập như thế nào?

    5. Năm đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng

    6. Các đặc điểm của pháp Ðộc Giác Kim Cương Ðại Phẫn Nộ.


    * Giải Thích Tổng Quát Về Mật giáo Và Các Pháp Số Ðồng Nghĩa

    Hai dòng tu tập để đạt tới giác ngộ là Ba La Mật thừa và Kim Cương thừa. So với thừa trước thì thừa sau là thù thắng hơn cả. Sơ tổ Mật giáo Tây Tạng là Tông Khách Ba (Tsong Khapa) nói rằng:"

    "Lưỡng trình đi tới giác ngộ gồm Kim cương thừa thâm diệu và Ba La Mật thừa.
    Thần chú bí mật siêu diệu hơn Thừa Hoàn Hảo.
    Mọi người đều biết như vậy.
    Hiển nhiên như mặt trăng so với mặt trời."

    [​IMG]


    Do thực hành Kim Cương thừa, hành giả lợi căn có thể chứng ngộ trong hiện kiếp ngay cả ở thời mạt pháp này, mà không cần phải tu tập trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp. Hành giả thuộc loại bậc trung có thể chứng ngộ trong cõi trung giới sau khi sống hết kiếp này. Còn hành giả căn cơ thấp có thể chứng ngộ sau mười sáu kiếp. Vì những lý do đó, mà Kim Cương thừa được coi là siêu diệu.

    Ðể đạt giác ngộ chỉ bằng Ba La Mật thừa, hành giả phải tích lũy công đức và trí huệ trong ba đại a tăng kỳ kiếp. Nhưng cho dù tích lũy lâu dài đến như thế cũng không đủ để chứng ngộ. Hành giả có thể đạt tới hàng thập địa Bồ tát bằng Ba La Mật thừa, nhưng phải tu tập thêm Nghi quỹ Du già tối thượng để vượt qua những giai đoạn cuối cùng đi tới giác ngộ viên mãn.

    Tới điểm nào thì các Bồ tát Ba La Mật thừa, hay các Bồ tát thực hành các Nghi quỹ thấp bước vào giai đoạn thực hành Nghi quỹ Du già tối thượng? Phải chăng họ không cần phải bước vào giai đoạn phát sinh, cũng không ở giai đoạn thành tựu pháp cô lập ba nghiệp (thân, khẩu, ý), mà cũng không ở mức ảo thân bất tịnh? Vô số công đức mà họ tích lũy trong ba đại a tăng kỳ kiếp sẽ thay thế cho những cấp tu tập đó. Các Bồ tát này bước vào giai đoạn Tịnh quang nghĩa, nhưng chưa đạt Tịnh quang chơn nghĩa. Hàng Bồ tát thập địa của Ba La Mật thừa và của ba Nghi quỹ thấp cần phải được Bổn sư của họ làm lễ truyền pháp chơn trí (actual wisdom), và sau ba ấn chứng "sắc trắng", "sắc đỏ gia tăng” và “sắc đen gần đạt”, sẽ Thiền quán về trí giác tiên thiên (mind of pristine awareness) hoan lạc bất nhị và tánh không, tương đương với Tịnh quang nghĩa. Nói tương đương, vì đây là tâm tế vi có thể gián tiếp nhận biết tánh không.

    Ðây là bước vào giai đoạn Tịnh quang nghĩa. Tuy chưa đạt tới giai đoạn thành tựu Tịnh quang nghĩa nhưng qua quá trình tu tập họ sẽ dần dần đạt được. Các đại Bồ tát của Ba La Mật thừa và của ba Nghi quỹ thấp chỉ đạt trí huệ trực ngộ tánh không với tâm thức thô kệch. Còn các Bồ tát tu tập Nghi quỹ Du già đệ nhất tối thượng có thể trực ngộ tánh không với tâm cực vi tế cùng lúc phát sinh đại lạc.

    Ðạo sư Gyal Tsal nói:

    "Sau khi thành tựu việc tu tập Ba La Mật thừa trong ba đại a tăng kỳ kiếp, hành giả phải học ở các nguồn khác về phương pháp đạt sắc thân Phật”.

    Vậy, nếu muốn đạt tới giác ngộ viên mãn, chúng ta cần phải tu tập Kim cương thừa. Ðạo sư Nagabodhi nói:

    "Dù trong vô lượng kiếp,

    Bố thí đầu và mình,

    Ngọc quí, những thứ khác

    Sắc tướng còn bất tịnh

    Không thể đạt giác ngộ

    Dù trong vô lượng kiếp

    Trì giới và nhẫn nhục,

    Thực hành nhiều hạnh khác

    Sắc tướng còn bất tịnh

    Không thể đạt giác ngộ

    Dù trong vô lượng kiếp

    Thiền quán thân mật chú

    Sắc tướng còn bất tịnh

    Không thể đạt giác ngộ

    Nếu sắc được tịnh hóa

    Chắc chắn đạt toàn giác.

    Những người thực hành Ba La Mật thừa có thể tích lũy công đức bằng cách bố thí tay, chân, đầu và mình hay cúng dường vô số của cải. Nhưng như vậy, vẫn không thể chứng ngộ nếu ba sắc tướng chưa được tịnh hóa. Ba sắc hay ba ấn chứng này là tâm sắc trắng, tâm sắc đỏ gia tăng, và tâm sắc đen gần đạt, được tịnh hóa – trong hai giai đoạn phát sinh và thành tựu của Nghi quỹ Du già tối thượng. Khi những phương diện rất tế vi này của tâm được tịnh hóa thì hành giả sẽ đạt giác ngộ. Ba sắc này sẽ được giải thích chi tiết ở Chương 8.

    Kim cương thừa còn được gọi là Mật thừa, Mật chú thừa, hay Quả thừa. Ðược gọi là Mật thừa, vì giáo lý bí mật này không thể truyền trao cho những người không có căn cơ thích hợp, và vì luôn luôn được thực hành trong sự bí mật. Người tu không được phép phô bày Mạn Đà La và các vị hộ thần (Yidam) cho những người chưa nhập môn hay người đã từ bỏ không còn tu tập Kim cương thừa nữa. Hành giả Kim cương thừa phải phát nguyện không được tiết lộ các bí mật của phương pháp luyện tập thân thể cũng như các pháp liên quan khác, cũng không được phô bày các pháp khí như chày Kim cương và chuông Kim cương của mình. Nếu không giữ được các bí mật này thời sẽ không đạt được các quyền năng thông thường và tối thượng.

    Gọi là Mật chú thừa, vì thần chú có công năng “bảo hộ tâm thức”. Theo pháp tu tập ở giai đoạn phát sinh của Nghi quỹ đệ nhất Du già tối thượng, thì khi quán tưởng mình là vị thần với sự kiêu hãnh Kim Cương, tâm của hành giả sẽ được bảo vệ chống lại ảnh hưởng của sắc tướng thế gian và tạp niệm. Theo pháp tu tập ở giai đoạn thành tựu thì tâm đại lạc sẽ bảo hộ hành giả không bị ảnh hưởng bởi tâm sắc trắng, tâm sắc đỏ gia tăng và tâm sắc đen gần đạt, bằng cách làm cho chúng tan nhập vào Tịnh quang.

    Mật thừa được gọi là Quả thừa, còn Ba La Mật thừa được gọi là Nguyên Nhân thừa. Trước khi bước vào ngưỡng cửa của Kim Cương thừa, việc tiên khởi là hành giả phải tu tập thuần thục các pháp thuộc Ba La Mật thừa, như hạnh xả ly, Bồ đề tâm, và bát chánh đạo, v.v... nếu không, họ chớ mong đạt được sự giác ngộ của Ba La Mật thừa, nói gì đến việc đạt vô lậu học đạo của Kim cương thừa. Vì vậy, Ba La Mật thừa được gọi là Thừa Nguyên Nhân và Kim cương thừa được gọi là Thừa Kết Quả hay Quả thừa. Một lý do nữa là ở giai đoạn tu tập phát sinh của Kim Cương thừa, hành giả quán tưởng Mạn Đà La và vị thần bản mệnh của mình (Yidam) trong trạng thái giác ngộ. Ngoài ra, hành giả cũng thực hành quán tưởng một vị minh phi (consort), cúng dường, hóa hiện và làm tan biến các loại ánh sáng, mang lại lợi ích cho chúng sinh giống như mình đã đạt giác ngộ rồi.

    Ðạo pháp này được gọi là Kim Cương thừa, vì hành giả đồng thời quán tưởng hình ảnh vị thần và tánh không của hình ảnh quán chiếu đó. Quán tưởng rõ rệt hình ảnh của vị thần là pháp phương tiện. Thiền quán về tánh không là pháp trí huệ. Gom cả hai pháp này trong một tâm độc nhất thì gọi là Kim Cương thừa, vì một tâm như vậy có thể tiêu diệt được vô minh phiền não, chứ phiền não không thể bức hại được, giống như Kim Cương có thể cắt được các vật khác, còn các vật khác thì không thể cắt được Kim Cương. Ðạo sư Khedrup Je nói rằng tâm quán tưởng vị thần sẽ tích lũy được nhiều công đức, và chính tâm đó giác ngộ sự vô tự tính của hình ảnh vị thần, như vậy sẽ tích lũy được nhiều trí huệ. Ngài cũng nói rằng tâm giác ngộ tánh không, bằng cách trụ vào hình ảnh của vị thần sẽ chống lại tánh ngã chấp trăm lần mạnh hơn tâm giác ngộ tánh không bằng cách Thiền quán trụ vào đối tượng khác, như một cây non, chẳng hạn.

    * Ðịnh Nghĩa Bốn Loại Nghi quỹ

    Quyển Mật giáo Ðại Cương nói:

    "Trong bốn hạng hành giả phát nguyện giải thoát của ta,

    Với tất cả những ai đặt niềm tin vào Ðại thừa.

    Như Lai sẽ dạy thêm,

    Bằng việc tiết lộ mật chú"

    Giáo pháp bí mật của đức Phật được truyền trao cho những người nào trong bốn nhóm hành giả phát nguyện giải thoát có niềm tin vào Ðại thừa. Kim cương thừa sẽ không được truyền cho những người cũng thuộc trong bốn nhóm nhưng không có niềm tin vào Ðại thừa. Bốn nhóm này gồm Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, Sa di và Sa di ni.

    Có bốn pháp mật chú:

    1. Nghi quỹ Hành động (Kriya tantra)

    2. Nghi quỹ Thực hành (Charya tantra)

    3. Nghi quỹ Du già (Yoga tantra)

    4. Nghi quỹ Du già Tối thượng (Maha anuttarayayoga tantra)

    Nghi quỹ Hành động là loại mật điển chủ yếu dạy về các oai nghi và các hoạt động bên ngoài như tẩy tịnh, thọ thực và các việc khác.

    Nghi quỹ Thực hành là loại mật điển chú trọng đồng đều các hoạt động bên ngoài lẫn bên trong. Các hoạt động bên trong như pháp Thiền quán có đề mục hoặc không đề mục. Vì nhiều người có khuynh hướng tu tập cùng lúc cả hai loại hoạt động bên trong lẫn bên ngoài nên Ðức Phật dạy Nghi quỹ Thực hành.

    Nghi quỹ Du già là loại mật điển chủ yếu nói về các hoạt động bên trong. Vì lợi ích của những đệ tử có khuynh hướng tu tập các hoạt động bên trong mà Ðức Phật giảng giải các Nghi quỹ Du già.

    Nghi quỹ Du già tối thượng là mật điển dạy bất nhị đại lạc cùng lúc với trí huệ chứng ngộ tánh không. Ba Nghi quỹ thấp không có pháp đại lạc đồng thời, và dù có trí huệ chứng ngộ tánh không thì trí này vẫn là một tâm thức thô kệch, không phải là loại thức trí tinh tế của Nghi quỹ đệ nhất Du già tối thượng.

    Vì các đệ tử có khuynh hướng tu tập pháp bất nhị đồng thời đạt đại lạc và trí huệ chứng ngộ tánh không mà Ðức Phật dạy các Nghi quỹ Du già tối thượng.

    Bốn loại Nghi quỹ khác nhau ở cách tiếp cận các hoạt động thì cũng khác nhau ở cách dùng ái dục làm pháp tu tập.

    Bốn cách dùng ái dục làm pháp tu tập được giải thích trong mật điển "Samputa Tantra" như sau:

    "Cười, ngắm, nắm tay,

    Và hai người ôm là bốn điều

    Ðược giảng trong bốn Nghi quỹ theo cách côn trùng"


    [​IMG]Trong Mật giáo, việc dùng ái dục làm pháp tu tập được ví với loài côn trùng sinh ra trong gỗ, và ăn chính gỗ đã sinh ra chúng. Cũng vậy, ái dục được dùng để làm phát sinh những tâm thái có khả năng tiêu diệt chính loại ái dục đã phát sinh ra chúng.

    Bốn cách khác nhau của bốn loại Nghi quỹ để tiếp cận với pháp dùng ái dục phù hợp với bốn hạng hành giả sau đây. Trong "Ðại Diễn Giải Mật giáo", Ngài Tsongkhapa nói rằng những người căn cơ thấp có thể dùng ái dục làm pháp tu tập khi chỉ ngắm hình quán tưởng của một người phối ngẫu, và họ là những hành giả của Nghi quỹ hành động.

    Những người có căn cơ cao hơn, có khả năng chuyển hóa ái dục khi cười với hình quán tưởng của người phối ngẫu, là những hành giả của Nghi quỹ thực hành. Những người lợi căn hơn nữa, có khả năng chuyển hóa ái dục khi quán tưởng mình nắm tay người phối ngẫu, là những hành giả của Nghi quỹ Du già. Những người lợi căn nhất, có khả năng chuyển hóa ái dục bằng sự kết hợp hai bộ phận sinh dục, là những hành giả của Nghi quỹ Du già tối thượng. (* )

    Bốn loại Nghi quỹ này cũng khác nhau ở nghi thức truyền pháp và giới nguyện.

    Nghi quỹ hành động có lễ truyền pháp "nước" và lễ truyền pháp "vương niệm". Nghi quỹ thực hành có thêm "chày kim cương" và "chuông". Nghi quỹ Du già gồm các lễ truyền pháp "nước", "vương niệm", "chày kim cương", "chuông", và "Kim cương sư". Tất cả những nghi thức nói trên là lễ truyền pháp "bình", và như vậy ba Nghi quỹ thấp chỉ có ba loại nghi thức truyền pháp "bình", chứ không có các lễ truyền pháp cao cấp hơn của Nghi quỹ Du già tối thượng, đó là các lễ truyền pháp "bí mật", "trí huệ" và "lời".

    Về giới nguyện, thì hai loại Nghi quỹ hành động và thực hành chỉ cần có Bồ đề tâm nguyện trong lễ truyền pháp. Trong lễ nhập môn của hai Nghi quỹ Du già và Du già tối thượng, các đệ tử phát Bồ đề tâm nguyện cũng như giới nguyện Kim Cương thừa.

    Bồ đề tâm nguyện được coi là giới nguyện thông thường vì đều có trong Ba La Mật thừa và Kim cương thừa, cũng như trong tất cả các loại Nghi quỹ. Giới nguyện Kim cương thừa thì chỉ có trong Mật giáo, và đối với bốn loại Nghi quỹ, thì chỉ có trong hai Nghi quỹ cao, tức Nghi quỹ Du già và Nghi quỹ Du già tối thượng. Ðệ tử phát nguyện Kim cương thừa trong lễ truyền pháp Kim cương sư.

    Các pháp tu tập thuộc hai giai giai đoạn phát sinh và thành tựu của Nghi quỹ Du già tối thượng cũng khác với ba Nghi quỹ thấp. Ba Nghi quỹ thấp có các pháp Du già có đề mục và các pháp Du già không đề mục, giống giai đoạn thành tựu, nhưng ba Nghi quỹ này không có giai đoạn phát sinh và giai đoạn thành tựu thực sự của Nghi quỹ Du già tối thượng.

    Có điểm khác biệt lớn giữa sự chứng ngộ tánh không của Bồ tát Ba La Mật thừa và sự chứng ngộ tánh không của một Bồ tát tu tập Nghi quỹ Du già tối thượng. Bồ tát Ba La Mật thừa chứng ngộ tánh không với tâm thức thô, trong khi Bồ tát Nghi quỹ Du già tối thượng chứng ngộ tánh không với tâm thức rất tinh tế, tức tâm Tịnh quang. Trong tác phẩm “Tinh yếu của năm giai đoạn tu tập”, đạo sư Panchen Losang Chokyi Gyaltsan cũng so sánh ba Nghi quỹ thấp với nhau. Ngài nói rằng trí huệ của các Bồ tát thực hành ba Nghi quỹ thấp phát sinh từ pháp thần linh quán thì còn thô kệch hơn trí huệ đại lạc chứng ngộ tánh không rất tinh tế của một Bồ tát thực hành Nghi quỹ Du già tối thượng. Các Bồ tát của ba Nghi quỹ thấp dùng hoan lạc phát xuất từ ngắm, cười, hay nắm tay với hình quán tưởng của vị thần để chứng ngộ tánh không. Dù thô kệch hơn Nghi quỹ Du già cao nhất, nhưng đây cũng là tâm chứng ngộ tánh không tinh tế hơn tâm của các Bồ tát Ba La Mật thừa.

    * Các Loại Nghi Quỹ Du Già Tối Thượng

    Nghi quỹ Du già tối thượng có thể được chia thành hai giòng chính: Nghi quỹ cha và Nghi quỹ mẹ. Hai loại này giống nhau ở pháp tu tập hợp nhất phương tiện đại lạc và trí huệ chứng ngộ tánh không. Nếu các pháp phương tiện và trí huệ không được phối hợp với nhau, thì hành giả không thể chứng đắc, cũng như con chim không thể bay bằng một cánh. Còn khi phương tiện và trí huệ được kết hợp với nhau thì hành giả sẽ đạt giác ngộ, như con chim vươn hai cánh bay cao. Trong Nghi quỹ Du già tối thượng, nhất thiết phải có sự hợp nhất giữa phương tiện và trí huệ, đó là đại lạc xuất hiện cùng lúc với trí huệ chứng ngộ tánh không.

    Tất cả các Nghi quỹ Du già tối thượng đều có các pháp ảo thân và Tịnh quang. Nghi quỹ cha là một Nghi quỹ Du già tối thượng, chủ yếu giảng về pháp ảo thân. Các Nghi quỹ cha trình bày ảo thân thực thụ, nguyên nhân của ảo thân và kết quả của pháp ảo thân. Ảo thân thực thụ có hai loại: ảo thân bất tịnh và ảo thân thanh tịnh.

    Ảo thân bất tịnh là ảo thân chưa gạt bỏ được vô minh tiến tới giải thoát. Ảo thân thanh tịnh là ảo thân đã gạt bỏ được vô minh tiến tới giác ngộ. Các luồng khí cực vi tế, vốn là vật cưỡi của các Tịnh quang trong các pháp cô lập thân, cô lập khẩu và cô lập ý, là nguyên nhân của ảo thân bất tịnh. Còn khí nguyên thủy vốn là vật cưỡi của Tịnh quang là nguyên nhân của ảo thân thanh tịnh. Panchen Losang Chokyi Gyaltsan nói rằng Nghi quỹ Guhyasamaja và Nghi quỹ Yamantaka thuộc loại Nghi quỹ cha, Nghi quỹ phương pháp và Nghi quỹ của nam hành giả. Nghi quỹ phương pháp là một Nghi quỹ Du già tối thượng, chủ yếu nói về phương pháp đắc ảo thân. Các Nghi quỹ thấp cũng có nói về các pháp thực hành nhưng không có pháp ảo thân. Nghi quỹ phương pháp có ba loại: Nghi quỹ phương pháp "ưa", Nghi quỹ phương pháp "ghét", và Nghi quỹ phương pháp "không biết ưa hay ghét". Guhyasamaja là một Nghi quỹ phương pháp "ưa", Yamantaka là một Nghi quỹ phương pháp "ghét", và Vajraarala là một Nghi quỹ "không biết ưa hay ghét". Có ba Nghi quỹ phương pháp "ghét", đó là Dạ Ma Ta Ka (Yamantaka) Ðỏ, Dạ Ma Ta Ka Ðen, và Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka.

    Nghi quỹ mẹ là một loại Nghi quỹ Du già tối thượng, chủ yếu nói về Tịnh quang Trí. Có hai loại: Tịnh quang Mô phỏng và Tịnh quang Nghĩa. Tịnh quang Mô phỏng là loại tâm thức cực tinh tế gián tiếp chứng ngộ tánh không, tức sự vô tự tánh của các pháp. Tịnh quang mô phỏng được chia làm bốn loại: Tịnh quang mô phỏng của pháp cô lập thân, Tịnh quang mô phỏng của pháp cô lập khẩu, Tịnh quang mô phỏng của pháp cô lập ý, và Tịnh quang mô phỏng của giai đoạn thứ ba (tức pháp thứ ba trong năm giai đoạn. Xem chương 14). Tịnh quang nghĩa cũng là loại tâm thức cực tinh tế trực tiếp chứng ngộ tánh không. Tịnh quang nghĩa cũng có bốn loại: Tịnh quang nghĩa trực trừ vô minh chướng ngại đi tới giải thoát, Tịnh quang nghĩa đã đoạn lìa vô minh đi tới giải thoát, Tịnh quang nghĩa trực trừ vô minh chướng ngại đi tới toàn giác, Tịnh quang nghĩa đã đoạn lìa vô minh chướng ngại đi tới toàn giác. Cả Tịnh quang mô phỏng lẫn Tịnh quang nghĩa nhất thiết đều là trí huệ về đại lạc và tánh không hợp nhất. Các Nghi quỹ Diệm nhiên vương (Heruka), Kim cương Du già nữ (Vajrayogini) và Hắc Luân (Kalachakra) là những Nghi quỹ mẹ, Nghi quỹ trí huệ và Nghi quỹ của nữ hành giả.

    Các học giả cho rằng Nghi quỹ cha là pháp về nam thần, còn Nghi quỹ mẹ là pháp về nữ thần. Nói như vậy là không đúng, vì Kalachakra và Heruka là những nam thần nhưng vẫn là thần của các Nghi quỹ mẹ.

    Tất cả các Nghi quỹ Du già tối thượng đều là những Nghi quỹ bất nhị, là đề tài chính của chúng là sự hợp nhất phương tiện và trí huệ, tức đại lạc xuất hiện đồng thời với trí huệ chứng ngộ tánh không. Nhưng “phương tiện” của Nghi quỹ bất nhị khác với "phương tiện" của Nghi quỹ phương tiện, là thân giả ảo hay ảo thân. Tương tự như vậy, "trí huệ" của Nghi quỹ bất nhị khác với "trí huệ" của Nghi quỹ trí huệ. "Trí huệ" của Nghi quỹ bất nhị là trí huệ chứng ngộ tánh không, còn trí huệ của Nghi quỹ trí huệ là trí huệ về Tịnh quang.

    * Tất Cả Các Nghi Quỹ Ðược Bao Gồm Trong Năm Giai Ðoạn Tu Tập Như Thế Nào?

    Có nhiều cách phân loại các pháp tu tập thuộc hai giai đoạn phát sinh và thành tựu của Nghi quỹ Du già tối thượng. Giai đoạn phát sinh có những cách phân loại như sáu nhánh thuộc giai đoạn phát sinh trong Nghi quỹ Guhyasamaja và mười một pháp trong hệ thống Vajrayogini được liệt kê ở Chương 7. Trường Mật giáo Gyumay có một hệ thống gồm tám nhóm các kỹ thuật tu luyện ở giai đoạn thành tựu. Cũng có những cách phân loại các giai đoạn thành tựu của Nghi quỹ Guhyasamaja thành sáu, năm, và bốn, được liệt kê ở chương 14.

    Tuy vậy, các cách liệt kê khác nhau đó không hề mâu thuẫn nhau. Chúng chỉ là những cách phân loại khác nhau. Sự thật là các pháp tu tập thuộc giai đoạn phát sinh và giai đoạn thành tựu của tất cả các Nghi quỹ Du già tối thượng có thể được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập được đề ra trong quyển “Minh Ðăng” của luận sư Nguyệt Xứng (Chandrakirti) nói về Nghi quỹ Guhyasamaja:

    "Ðể đạt thân mật chú trọn vẹn

    Giai đoạn phát sinh là thứ nhất

    Chỉ quán sát tâm

    Thì đó là giai đoạn thứ nhì.

    Cho thấy chân lý thông thường

    Là giai đoạn thứ ba hấp dẫn

    Sự thanh tịnh của chân lý thông thường

    Là giai đoạn thứ tư

    Còn sự hợp nhất hai chân lý

    Thì là giai đoạn thứ năm

    Thần chú, thân và tâm

    Thanh tịnh và hợp nhất

    Do hiểu được yếu nghĩa

    Của năm giai đoạn, hãy thực hành sáu điểm.”


    Năm giai đoạn tu tập là:

    1. Giai đoạn phát sinh thần chú (Hệ thống Guhyasamaja gọi là giai đoạn phát sinh)

    2. Giai đoạn quán sát tâm (Cô lập ý, gồm cả cô lập thân và cô lập khẩu)

    3. Giai đoạn ảo thân thông thường (Bỏ thân bất tịnh)

    4. Giai đoạn Tịnh quang tối thượng (Tịnh quang nghĩa, tức thực thụ)

    5. Giai đoạn hợp nhất bất nhị (Hợp nhất)


    Những tên gọi này sẽ được giải thích ở Chương 14.

    Tại sao tất cả các cách phân chia các giai đoạn tu tập của các Nghi quỹ Du già tối thượng đều có năm giai đoạn, lý do là vì tất cả các Nghi quỹ Du già tối thượng đều ca tụng pháp hợp nhất ở giai đoạn vô học đạo chính là Phật quả. Hợp nhất vô học đạo phát xuất từ nguyên nhân của nó là pháp hợp nhất hữu học. Pháp hữu học tùy thuộc nguyên nhân của nó là Tịnh quang nghĩa. Tịnh quang nghĩa tùy thuộc nguyên nhân của nó là ảo thân bất tịnh. Ảo thân bất tịnh tùy thuộc nguyên nhân của nó là cô lập ý. Cô lập ý tùy thuộc cô lập khẩu. Cô lập khẩu tùy thuộc nguyên nhân của nó là pháp cô lập thân ở giai đoạn thành tựu. Cô lập thân ở giai đoạn thành tựu tùy thuộc pháp tu tập ba thân ở giai đoạn phát sinh. Pháp này lại tùy thuộc lễ truyền pháp và giữ giới nguyện Kim cương thừa. Những pháp này đều được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập. Năm giai đoạn tu tập bao gồm tất cả các pháp Nghi quỹ Du già tối thượng. Năm giai đoạn này lại được chia thành hai giai đoạn, là giai đoạn phát sinh Nghi quỹ Du già tối thượng và giai đoạn thành tựu Nghi quỹ Du già tối thượng.

    Tất cả các pháp tu tập Kinh điển và Mật điển được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Guhyasamaja đều có nét tương đồng về nội dung cũng như công dụng.

    Sáu Pháp Chuẩn Bị của Nghi quỹ Du già tối thượng Kalachakra cũng được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Guhyasamaja do có sự tương đồng. Dù có cấu trúc và tên gọi khác, các pháp tu tập của Nghi quỹ Kalachakra cũng tương tự như năm giai đoạn tu tập của Nghi quỹ Guhyasamaja. Nội dung các pháp tu tập của mọi Nghi quỹ Du già tối thượng khác đều có trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Guhyasamaja.

    Về mặt công dụng, tất cả các pháp tu tập của ba Nghi quỹ thấp cũng được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Guhyasamaja. Ðó là vì tất cả bốn loại Nghi quỹ đều có công dụng phát sinh các thành tựu thông thường và tối thượng. Bởi lý do này mà Nghi quỹ Guhyasamaja được coi là gốc rễ (root) của tất cả các Nghi quỹ, ví như rễ cây là căn bản của cành và lá.

    Tương tự như vậy, tám vạn bốn ngàn pháp môn của đức Phật có thể được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Guhyasamaja về mặt công dụng, vì công dụng của tám mươi tư ngàn pháp môn này là mang lại thành tựu giải thoát và đại giác ngộ. Nghi quỹ Guhyasamaja đặc biệt giải thích rõ ràng về việc đắc pháp thân có nguyên nhân từ Tịnh quang Mô Phỏng và Tịnh quang Nghĩa, và đắc hai sắc thân (báo thân và hóa thân) từ nguyên nhân Ảo Thân Bất Tịnh và Ảo Thân Thanh Tịnh. Hệ thống Guhyasamaja được coi là rễ của mọi Nghi quỹ, và cũng là đỉnh của mọi Nghi quỹ.

    * Năm Ðạo Của Nghi Quỹ Du Già Tối Thượng

    Hai giai đoạn phát sinh và thành tựu bao gồm năm đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng. Ðó là:

    1. Ðạo tích lũy của Nghi quỹ Du già tối thượng.

    2. Ðạo chuẩn bị của Nghi quỹ Du già tối thượng.

    3. Kiến đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng.

    4. Tu đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng.

    5. Vô học đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng.

    Tất cả các pháp thực hành ở giai đoạn phát sinh là thành phần của đạo tích lũy thuộc Nghi quỹ Du già tối thượng. Tất cả các pháp thực hành ở giai đoạn thành tựu được bao gồm trong đạo chuẩn bị, kiến đạo, và tu đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng. Vô học đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng không phải là thành phần của giai đoạn thành tựu, vì giai đoạn thành tựu nhất thiết phải là một pháp tu tập, hay Du già, trong dòng tâm thức của một hành giả hữu học, chưa thuộc giai đoạn vô học. Trong “Tinh Yếu Của Năm Giai Ðoạn Tu Tập”, đạo sư Panchen Losang Chokyi Gyaltsan đã luận giải Nghi quỹ Guhyasamaja. Ngài định nghĩa giai đoạn thành tựu là một pháp Du già trong dòng tâm thức của một hành giả đang học, hay hữu học, phát xuất từ việc hành giả đã làm cho các luồng chân khí (hay tinh lực) đi vào, trụ lại và tan hòa trong kinh mạch trung ương bằng lực Thiền quán. Từ việc tu tập các pháp thông thường kết hợp với việc phát Bồ đề tâm của Nghi quỹ Du già tối thượng, tất cả các pháp tu tập phát sinh trước khi bước vào giai đoạn thành tựu được gọi là đạo tích lũy của Nghi quỹ Du già tối thượng. Nghĩa là từ khi phát nguyện đạt sự hợp nhất vô học đạo cho tới khi các luồng khí lực cao và thấp đi vào, trụ lại và tan hòa trong kinh mạch trung ương bằng lực Thiền quán trong giai đoạn thành tựu được gọi là đạo tích lũy của Nghi quỹ Du già cao nhất.

    Có sự khác biệt giữa Bồ đề tâm của các Bồ tát Ba La Mật thừa và Bồ đề tâm của các Bồ tát Nghi quỹ Du già tối thượng. Bồ đề tâm Ba La Mật thừa là ý nguyện đạt giác ngộ để có thể làm lợi ích cho chúng sanh, còn Bồ đề tâm Nghi quỹ Du già cao nhất là ý nguyện đạt sự hợp nhất vô học vì lợi ích của chúng sanh. Bồ đề tâm Nghi quỹ Du già tối thượng được coi là sâu hơn vì sự hợp nhất vô học rất thâm sâu. Ðó là sự hợp nhất của Tịnh quang và ảo thân.

    Vậy, khi ba pháp tu tập chính được thực hành với Bồ đề tâm Ba La Mật thừa thì chúng không phải là thành phần của đạo tích lũy trong Nghi quỹ Du già tối thượng. Nếu chúng được thực hành với Bồ đề tâm Nghi quỹ Du già tối thượng, thì những pháp xả ly, phát Bồ đề tâm vì lợi ích chúng sanh, và những pháp khác sẽ là thành phần của đạo tích lũy thuộc Nghi quỹ Du già tối thượng. Sự hợp nhất vô học chính là sự giác ngộ của Nghi quỹ Du già tối thượng. Bồ đề tâm Nghi quỹ Du già tối thượng thì thâm diệu hơn, ích lợi hơn Bồ đề tâm của Ba La Mật thừa và ba Nghi quỹ thấp rất nhiều, và cũng mang lại kết quả lớn hơn bội lần.

    Các giai đoạn từ lúc bắt đầu tu tập các pháp thuộc giai đoạn thành tựu cho tới khi đạt giai đoạn thành tựu thứ tư Tịnh quang nghĩa, được vào đạo chuẩn bị của Nghi quỹ Du già tối thượng. Vậy, đạo chuẩn bị Nghi quỹ Du già tối thượng gồm các pháp cô lập thân, cô lập khẩu, cô lập ý, và ảo thân bất tịnh. Giai đoạn thành tựu thứ tư, tức Tịnh quang nghĩa, là kiến đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng và cũng là địa vị Bồ tát thứ nhất (Sơ địa Bồ tát). Ảo thân bất tịnh ngừng lại và kiến đạo thường trực sẽ là pháp đối trị mọi vô minh cản trở giải thoát. Ðồng thời hành giả đạt sơ địa Bồ tát và cấp Ðại Bồ tát Nghi quỹ Du già tối thượng. Mọi pháp từ sự hợp nhất của hành giả hữu học cho tới sự hợp nhất vô học được coi là tu đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng. Sự hợp nhất vô học là vô học đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng. (Hợp nhất tức Du già, hay pháp tu luyện).

    * Những Ðặc Ðiểm Của Pháp Ðộc Giác Kim Cương Ðại Phẫn Nộ

    Vào đêm trước ngày gặp đạo sư Tsong Khapa trong lần đầu tiên, Ngài Khendrup Je nằm mộng thấy mình đi lạc trong bóng đêm tăm tối. Rồi đột nhiên mặt trời nhô lên, ánh bình minh rực rỡ xua tan bóng tối, và ở trong ánh sáng đó, đức Văn Thù (Manjushri) trẻ đẹp xuất hiện với hào quang ngũ sắc. Ðức Văn Thù có màu vàng cam, ngồi thế Kim cương, với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp. Thân quang minh của Ngài trông trẻ trung và lôi cuốn, vẻ mặt hơi phẫn nộ. Tay phải cầm gươm trí huệ phát ra lửa, tay trái cầm quyển kinh Bát Nhã để nơi tim.

    Sau đó đức Văn Thù tan nhập vào Khendrup Je. Ngay khi ấy, Ngài nhận biết rằng đạo sư Tsong Khapa là một trong những hóa thân của đức Văn Thù. Ngày hôm sau khi Khendrup Je gặp Tsong Khapa, do nhân duyên từ vô số kiếp trước hai người vốn đã có mối quan hệ sư đệ với nhau, và Ngài cảm thấy rất ấm lòng. Khendrup Je thỉnh vấn đạo sư Tsong Khapa về nhiều đề mục của Kinh điển và Mật điển. Sau khi thuyết giảng xong, đạo sư Tsong Khapa hỏi duyên do từ đâu mà Khendrup Je lại có những hiểu biết sâu xa về giáo pháp như vậy. Khendrup Je đáp rằng tự bản thân học hỏi rất nhiều về Kinh điển lẫn Mật điển, cũng như đã cầu nguyện đạo sư và bổn tôn (hộ thần Yidam), ngộ rằng hai vị này bất khả phân. Ðạo sư Tsong Khapa hỏi: "Vị hộ thần của ông là ai?" Khendrup đáp rằng mình đã thực hành pháp Văn Thù và Hồng Dạ Ma Ka Ta (yamankata đỏ).

    Ðạo sư Tsong Khapa phán: "Thực hành các pháp Dạ Ma Ka Ta Ðỏ, Ðen, và Xanh Ðen sẽ đưa hành giả tới gần với đức Văn Thù. Nhưng truyền thống của ta là thực hành pháp Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka Xanh Ðen và pháp này có năm đặc điểm lớn. ”

    Khendrup Je liền dâng một Kim Mạn Đà La và thỉnh cầu Ngài Tsong Khapa giảng giải năm đặc điểm.

    Năm đặc điểm đó là:

    1. Vào thời ngũ trược năm điều xấu ác đang hoành hành. Con người giải đãi, ít có trí huệ, không giữ phạm hạnh và không phát nguyện. Họ chất chứa tà kiến, không hiểu ý nghĩa của kinh sách, không tôn sư và trọng bạn đồng tu, và không có nhiều lòng từ bi. Họ không biết tàm, quý, xa rời giáo pháp, kiêu mạn, và rơi vào vực thẳm tà kiến vì kiêu ngạo với ý tưởng tự ngã thường tồn của họ. Họ điên loạn với tham dục và do đó tạo nghiệp xấu. Họ ít có công đức và tuổi thọ ngắn. Xứ xứ và con người trở nên bại hoại. Khi lực tà trược quá mạnh, nếu không tìm sự an trú nơi pháp Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka thì việc tu tập của chúng ta không có kết quả. Ðặc điểm thứ nhất của pháp Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka là nhờ dựa vào oai lực siêu diệu của Ngài mà việc tu tập của chúng ta sẽ thành tựu, kể cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.

    2. Hình ảnh Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka cầm những khúc ruột ở bàn tay trái thứ bảy và một lò lửa ở tay trái thứ mười hai cho thấy pháp tu tập của Ngài gồm hai pháp thâm diệu là Ảo thân và Tịnh quang, như được giảng giải trong Nghi quỹ Guhyasamaja. Ruột tượng trưng ảo thân, và lò lửa tượng trưng Tịnh quang.

    3. Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka cầm dao găm thiêng (khatvanga) ở bàn tay phải thứ mười cho thấy một pháp đặc biệt về luồng hỏa hầu (lửa tam muội), vốn thường không được đề ra trong các Nghi quỹ cha, là một thành phần của pháp Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka.

    Ðiều này cho thấy Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka cũng có các pháp hoan lạc bất nhị và tánh không, vốn là đặc điểm của các Nghi quỹ Hevajra, Heruka và Vajrayogini.

    4. Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka cầm một xác người bị cắm trên một cái cọc ở bàn tay trái thứ mười một, cho thấy pháp chứng ngộ đó độ được những kẻ đại ác, phạm tội ngũ nghịch, phạm thập thiện giới, lìa bỏ chánh pháp, và những việc xấu khác.

    5. Thông thường ba pháp Dạ Ma Ta Ka, tức Ma Ta Ka đỏ, Dạ Ma Ta Ka Ðen, và Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ, đều là những hóa thân phẫn nộ của đức Văn Thù.

    Dạ Ma Ta Ka Ðỏ là hóa thân hơi phẫn nộ, Dạ Ma Ta Ka Ðen là hóa thân khá phẫn nộ, Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ là hóa thân cực kỳ phẫn nộ. Dạ Ma Ta Ka Ðỏ và Dạ Ma Ta Ka Ðen có khuôn mặt thật của đức Văn Thù hiền hòa trong giai đoạn là Nhân Kim cương Thủ (the causal vajra holder) nhưng không có bộ mặt thật của đức Văn Thù trong giai đoạn là Quả Kim cương Thủ (the resultant vajra holder). Còn Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ thì có khuôn mặt thật của đức Văn Thù trong cả hai giai đoạn Nhân Kim cương Thủ và Quả Kim cương Thủ. Ðiều này cho thấy Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ có đặc điểm là: một pháp phối hợp hiền hoà và phẫn nộ. Pháp này được tượng trưng bằng Văn Thù trẻ trung có nét mặt hơi phẫn nộ. Với Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ Pháp Môn, hành giả gần gũi đức Văn Thù hơn và dễ nhận được sự gia hộ của Ngài.


    (Trích Biển Phương Tiện Và Trí Huệ Bất Khả Phân)

    (Ocean of indivisble method and wisdom)

    của đại sư Geshe Acharya Thubten Loden


    Việt dịch: Lục Thạch

    (*) Ghi chú:

    Có lẽ đây là một trong các phép quán ráo riết nhưng cũng vô cùng nguy hiểm để triệt tiêu triệt để ái dục theo thứ tự từ thấp đến cao:

    - Quán tưởng “Ngắm” hay “Cười” hay “Nắm Tay” với những cám dỗ từ thấp đến cao đều với tâm không dính mắc.

    - Quán tưởng “Kết hợp hai bộ phận sinh dục” để hiển lộ pháp môn Bất Nhị, trong đó hành giả không còn dính mắc vào bất cứ thế giới nhị nguyên nào (phải trái, đúng sai, sinh diệt, đẹp xấu, vui buồn …) hầu thể nhập được tánh “Chân Không Diệu Hữu”.
    Lục Thạch


    CatBuiTinhXa thích bài này.
  2. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Chuyện về cây đại thụ

    Vuot len chinh minh Vượt qua sự lo âu, phiền muộn
    19-06-2008
    [​IMG]Tác giả/Người gửi: Hữu Hưng

    Bài sưu tầm
    Nguồn: Quẳng gánh lo đi và vui sống - Dale Carnegie
    Người sưu tầm: huuhung


    Lời giới thiệu:

    Nội dung:

    [​IMG]
    Trên sườn núi Long’s Peak ở Colorado có một cây đại thụ khổng lồ bị tàn phá còn trơ lại mỗi một khúc thân. Những nhà thực vật học đoán cây đó sống khoảng 400 năm. Hồi Columbus đặt chân lên đất El Salvador nó đã có rồi và khi những tu sĩ tới gây dựng sự nghiệp ở Plymouth, nó mới sống được nửa đời của mình.

    Trong đời sống dài đằng đẵng suốt bốn thế kỷ đó, nó bị sét đánh 14 lần và trải qua biết bao lần tuyết băng, giông tố mà vẫn sống.

    Về sau, nó bị một đàn sâu đục khoét hết lớp vỏ này đến lớp vỏ khác, mỗi ngày gặm nhấm từng chút một liên tiếp không ngừng. Dần dần cây cổ thụ trở nên mục ruỗng và ngã đổ.

    Thành thử một cây cổ thụ khổng lồ chống chọi nổi với thời gian, với sấm sét, với giông tố mà rốt cuộc lại bị hạ vì những con sâu tí hon, nhỏ xíu tới nỗi có thể bẹp nát giữa hai đầu ngón tay người...

    Nhiều người chúng ta cũng từng vinh quang chiến thắng được sấm sét, giông tố, vượt qua cả trời long đất lở trong đời, để rồi bị những phiền muộn, giận hờn vặt vãnh, tầm thường đánh gục.

    Những điều vụn vặt ấy có khác chi những con sâu nhỏ kia có thể phá hủy cuộc sống chúng ta từng ngày.

    Vì thế, đừng bao giờ để những con sâu ấy len lỏi trong tâm hồn, khi chúng ta có thể bóp bẹp chúng chỉ bằng hai đầu ngón tay!




    CatBuiTinhXa thích bài này.
  3. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Chuyện Của Dòng Sông

    Thích Nhất Hạnh


    Có một dòng sông rất đẹp chảy qua núi đồi và đồng cỏ xanh tươi. Dòng sông ca hát nhảy nhót tung tăng từ trên núi xuống đồng bằng. Xuống đồng bằng, dòng sông chảy chậm lại, mặt nước trong xanh êm mát. Lúc ấy dòng sông còn trẻ lắm, và dòng sông muốn chảy mau ra biển cả. Dòng sông càng lớn càng đẹp ra, lượn khúc yêu kiều ven đồi và bờ lúa.
    Một ngày kia dòng sông chú ý đến sự có mặt của những đám mây trong nước. Mây đủ mầu sắc, hình thể, đẹp quá chừng, nên suốt ngày dòng sông cứ miệt mài chạy đuổi theo những đám mây, mong bắt được một đám mây cho riêng mình. Nhưng mây cứ lơ lững tầng cao khó mà bắt được, nhất là mây cứ thay hình đổi dạng không ngừng. Vì mây vô thường như vậy nên dòng sông rất đau khổ. Chạy duổi bắt theo mây thì vui nhưng sau đó dòng sông đầy thất vọng, u sầu và tức giận.
    Một ngày kia một cơn gió lớn đi qua, quét sạch mây trên trời. Bầu trời trở nên quang đãng không còn một bóng mây, dòng sông não nề tuyệt vọng, không còn muốn sống nữa. Không còn mây để chạy theo ta sống để làm gì ?" Tối hôm đó, lần đầu tiên trong đời, dòng sông quay trở về tiếp xúc với chính mình. Lâu nay dòng sông chỉ đuổi theo những cái bên ngoài mà không bao giờ thấy được cái chính mình. Tối hôm đó, lần đầu tiên dòng sông được nghe tiếng mình khóc, âm thanh sóng vỗ vào bờ. Dòng sông lắng nghe tiếng của mình và khám phá ra một điều rất quan trọng. Dòng sông nhận ra rằng cái mà lâu nay mình theo đuổi đã nằm sẵn trong lòng mình. Tưởng mây là gì, đâu ngờ mây chỉ là nước. Mây sinh ra từ nước và bây giờ mây trở thành nước. Và dòng sông tự bao giờ cũng vẫn là nước như một đám mây.
    Sáng hôm sau khi mặt trời lên cao, dòng sông khám phá ra thêm một điều thật đẹp - đây là lần đầu tiên dòng sông thấy được bầu trời xanh thẳm. Lâu nay dòng sông chỉ chú ý đến mây, không chú ý đến bầu trời. Bây giờ sông mới biết rằng bầu trời là quê hương của các đám mây. Mây luôn luôn thay đổi, nhưng bầu trời không bao giờ thay đổi. Và bầu trời cao đã có mặt trong dòng sông tự thủa nào. Cái thấy này đem lại cho dòng sông một nguồn an lạc lớn. Dòng sông hiểu rằng bao giờ bầu trời xanh còn có mặt, niềm an lạc của dòng sông sẽ mãi mãi vững bền.
    Trưa hôm đó, các đám mây lại lục tục trở về nhưng dòng sông không còn tha thiết muốn đuổi bắt nữa. Đám mây nào đi qua, dòng sông cũng thấy đẹp và cũng vẫy tay chào. Dòng sông không còn thấy buồn tủi hay lưu luyến. Bởi đám mây nào cũng là một dòng sông, chẳng còn phải chọn lựa. Một niềm an vui hài hòa đã kết hợp mây và sông. Tối hôm đó một điều thật tuyệt diệu đã xảy ra. Dòng sông mở rộng lòng đón mặt trăng rằm - mặt nguyệt tròn vành vạnh và sáng rực rỡ như một viên bảo châu trong dòng nước trong vắt. Có một bài kệ miêu tả hình ảnh đẹp đó : "Bồ tát Thanh Lương nguyệt, Thường du ư tất cảnh không, Chúng sanh tâm cấu tịnh, Bồ đề ảnh hiện trung ." (Bụt là vầng trăng mát đi ngang trời thái không, hồ tâm chúng sanh lặng, trăng hiện bóng trong ngần.) Dòng sông trong vắt đã làm hiện rõ bóng trăng và trăng đã cùng mây nước dắt tay nhau đi thiền hành về biển cả. Chẳng có gì phải chạy đuổi theo. Chỉ cần trở về với mình, trở về với hơi thở và nụ cười, trở về nơi mình ở, nơi có thông reo, chim hót và nắng ban mai, còn nơi nào đẹp hơn nữa?
  4. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    http://langmai.org/thien-duong/copy_of_thien-tap-cho-nguoi-ban-ron

    Bạn đang ở: Trang chủThiền đường › Thiền tập cho người bận rộn








    Info Thiền tập cho người bận rộn

    [​IMG]




    Thức dậy vào mỗi buổi sáng
    Ngay khi mới thức dậy, bạn có thể mỉm cười liền lập tức, nụ cười này mang tính giác ngộ: bạn ý thức là một ngày mới được bắt đầu và hăm bốn giờ tinh khôi là món quà mà sự sống đang hiến tặng cho bạn. Đó là tặng phẩm quý giá nhất. Bạn có thể đọc thầm hoặc đọc lớn tiếng bài thơ này:

    Thức dậy miệng mỉm cười
    Hăm bốn giờ tinh khôi
    Xin nguyện sống trọn vẹn
    Mắt thương nhìn cuộc đời.

    Bạn có thể vẫn nằm yên trên giường, buông thẳng hai tay và hai chân một cách thoải mái trong khi đọc bài thi kệ ấy. Thở vào, đọc thầm câu đầu. Thở ra, đọc thầm câu thứ hai. Thở vào, đọc câu thứ ba. Thở ra, đọc câu thứ tư. Và với nụ cười, bạn ngồi dậy, quơ dép và đi vào phòng rửa mặt.
    (>>về đầu trang>>)




    Múc nước đổ vào chậu, thau hay vặn nước máy để rửa mặt
    Bạn có thể có nhiều hạnh phúc trong thời gian rửa mặt, súc miệng. chải đầu, cạo râu hay tắm, nếu bạn biết đem ý thức chiếu rọi vào những gì bạn đang làm. Ví dụ khi mở nước, bạn biết là nước bắt đầu chảy ra từ vòi nước và bạn cũng biết được là nước từ đâu chảy tới tận phòng rửa mặt của bạn. Bạn có thể thầm đọc bài thi kệ sau đây:

    Nước từ nguồn suối cao
    Nước từ lòng đất sâu
    Nước mầu nhiệm tuôn chảy
    Ơn nước luôn tràn đầy.

    Bài thi kệ này giúp bạn thấy được nước từ đâu tới, biết được nước từ đâu tới. Cái thấy đó đã là thiền quán. Bạn cũng biết rằng bạn đang may mắn, vì nước không bị cúp. Cái biết đó đem lại cho bạn hạnh phúc. Cái biết đó là chánh niệm. Chánh niệm là ý thức, là khả năng nhận diện được cái gì đang xảy ra ở đây trong giây phút này. Cái đang xảy ra là bạn đang mở nước và có nước đang chảy ra. Ở làng Mai bên Pháp thỉnh thoảng cũng bị cúp nước. Mỗi lần như thế mình biết được cái khổ khi không có nước và hạnh phúc khi có nước. Cái hạnh phúc chỉ được nhận diện khi mình nhớ tới cái đau khổ! Tôi thường mở nước nhẹ thôi và lấy bàn tay hứng nước mát lạnh phải vào hai mắt. Bên này mùa Đông nước lạnh lạnh lắm! Cái cảm giác do nước lạnh gây nên trên ngón tay, trên hai mắt và trên gò má rấtdễ chịu. Bạn hãy nhận diện cảm giác đó. Bạn tỉnh hẳn ra do cảm giác đó. Bạn hãy tận hưởng cái cảm giác đó. Bạn hạnh phúc cũng nhờ bạn biết trân quý nước và nhờ tâm niệm biết ơn của bạn.

    Lấy gáo múc nước trong chum hay trong vại để đổ vào thau rửa mặt cũng thế, bạn hãy để tâm ý vào từng động tác, đừng suy nghĩ đến những chuyện khác và quan trọng nhất là phải thấy có niềm vui trong từng động tác, đừng làm hấp tấp cho mau xong. Thiền là như thế ! Thiền là có mặt thực sự cho mình trong từng giây phút của sự sống, và khả năng nhận diện rằng mỗi giây phút của sự sống là một tặng phẩm của sự sống, một tặng phẩm của đất trời. Cái hạnh phúc này được gọi là thiền duyệt (The joy of meditation).
    (>>về đầu trang>>)






    Chải răng
    Đây là một thử thách cho bạn. Bạn có một tới hai phút để chải răng. Làm sao để bạn có hạnh phúc trong thời gian ngắn ngủi ấy? Đừng hấp tấp, đừng cố chải răng cho mau xong. Phải đem hết tâm ý đặt vào việc chải răng. Bạn có thì giờ để chải răng. Bạn có bàn chải, có kem và có răng để chải. Tôi đã trên tám mươi tuổi, vậy mà mỗi khi chải răng tôi đều có hạnh phúc: tôi thấy đến tuổi này mà còn có mấy mươi cái răng để chải là cũng mầu nhiệm lắm. Đây là sự thách thức: chải răng như thế nào để bạn có được thảnh thơi và hạnh phúc trong thời gian từ một phút đến hai phút chải răng. Làm được như thế là có thiền, là thành công rồi đấy.
    Đây là một bài kệ bạn có thể sử dụng trong khi chải răng:

    Chải răng và súc miệng
    Cho sạch nghiệp nói năng
    Miệng thơm lời chánh ngữ
    Hoa nở tự vườn tâm.

    Những bài thi kệ giúp ta đưa ý thức trở về với những gì trong giây phút hiện tại. Ta đừng bị kẹt vào những bài thi kệ, nếu ta có niệm, có định, nếu ta an trú được trong hiện tại thì ta cũng không cần đến những bài thi kệ ấy lắm đâu.

    Tắm dưới gương sen, gội đầu, chải đầu, cạo râu, mặc áo
    Trong khi kỳ cọ, xoa xà phòng, cạo râu, chải đầu, mặc áo, ta đều có thể thực tập như khi ta chải răng. Ta để tâm ý hoàn toàn vào cái ta đang làm. Ta làm cho thong dong, cho hạnh phúc, như thể cạo râu, chải tóc, cạo đầu là việc quan trọng nhất trên đời. Đừng để suy tư kéo ta đi về quá khứ, đi về tương lai hay làm ta kẹt vào những lo lắng, sầu khổ, giận hờn. Bạn tập đi, vài ba ngày sẽ thấy tiến bộ, giống như tập đàn, chơi bóng bàn, tập hát... Bạn hãy tập sống sâu sắc và thảnh thơi mỗi giây phút của đời sống hàng ngày. Mà muốn được như vậy, tâm ý phải rời bỏ quá khứ, rời bỏ tương lai và rời bỏ ưu tư để trở về với giây phút hiện tại. Giây phút hiện tại là giây phút duy nhất chứa đựng sự sống với tất cả những mầu nhiệm của nó.
    (>>về đầu trang>>)


    Làm thức ăn sáng
    Làm thức ăn sáng cũng là thiền tập! Nấu nước sôi, pha trà, lọc cà-phê, nấu cháo trắng, nướng bánh mì, chiên cơm nguội, sắp đặt bàn… tất cả những việc đó đều có thể được làm trong chánh niệm, nghĩa là trong ý thức sáng tỏ rằng bạn đang làm cái đó, bạn đang vui khi làm cái đó, cái đó đang xảy ra trong giây phút hiện tại. Chánh niệm là năng lượng thắp sáng ý thức chiếu rọi vào những gì đang xảy ra bây giờ và ở đây. Chánh niệm là trái tim của thiền tập. Khi pha trà mà bạn ý thức rằng mình đang pha trà, không nghĩ tới quá khứ, không nghĩ về tương lai, tâm mình đặt hết vào việc pha trà, như thế là bạn đang có chánh niệm. Chánh niệm giúp ta sống sâu sắc từng giây phút của cuộc sống hằng ngày! Ai cũng có khả năng chánh niệm, nhưng với người thực tập chánh niệm hùng hậu hơn, và người ấy có khả năng an trú trong hiện tại nhiều hơn.

    Thời gian làm thức ăn sáng có thể được biến thành một buổi thiền tập, vui lắm. Nếu có người khác đã xuống bếp rồi và đang chuẩn bị làm thức ăn sáng, bạn cũng nên đi xuống bếp và giúp người ấy, mời người ấy cùng làm trong chánh niệm, cả hai thực tập sống trong giây phút hiện tại, biến thời gian làm thức ăn sáng thành một niềm vui.
    (>>về đầu trang>>)



    Ăn sáng
    Bạn có thể sắp đặt để buổi ăn sáng được thảnh thơi và yên vui. Đừng đọc báo, đừng mở máy truyền hình, đừng nghe đài phát thanh. Ngồi thẳng, nhìn thức ăn trên bàn, nhìn mọi người, thở và mỉm cười, để nhận diện và trân quý. Bạn có thể nói một câu gì đó với người ngồi trước mặt bạn. Ví dụ: Có mẹ đang ngồi ăn sáng với con, con hạnh phúc quá! Hoặc: Hôm nay trời nắng đẹp, bố nhớ ra thăm vườn và nằm võng cho con nhé. Hoặc: Hôm nay anh sẽ thu xếp về sớm một chút để có dịp giúp em làm cơm chiều, v.v… Những câu nói như thế là để công nhận sự có mặt quý giá của những người thương, đó là sự thực tập chánh niệm. Có chánh niệm thì tất cả những trao đổi trong bữa ăn sáng đều có công năng giúp bạn và những người khác nhận diện và trân quý những điều kiện hạnh phúc mình đang có. Rửa bát, dọn bàn sau khi ăn sáng có thể trở thành niềm vui như vào một ngày đẹp trời.
    (>>về đầu trang>>)


    Ngồi thở
    Có người ngồi thiền mỗi lần nửa giờ, bốn mươi lăm phút hoặc nhiều hơn. Ở đây tôi chỉ xin bạn ngồi hai hoặc ba phút. Nếu sau này thấy ngồi thiền dễ chịu, bạn cứ việc ngồi thêm, ngồi bao lâu cũng được.

    Nếu trong nhà bạn có bàn thờ Phật thì bạn có thể ngồi trước bàn Phật. Nếu không, bạn chọn một nơi nào thích hợp, có thể là trước cửa sổ, ngồi nhìn ra ngoài trời. Sắm một cái gối nhỏ, dày chừng mười tới mười lăm phân, kê dưới mông; hai bàn chân xếp lại đầu gối đặt xuống bên ngoài chiếc gối nhỏ, như vậy mông và đầu gối trở thành thế ba chân vạc, ngồi rất vững, không kẹt, có thể ngồi lâu không tê chân. Chọn chiếc gối nhỏ có chiều dày thích hợp với bạn. Bạn cũng có thể đốt một cây nhang cho khung cảnh được thanh thoát hơn. Tay cầm cây nhang cho khoan thai, tập trung tâm ý vào việc đốt nhang và cắm nhang vào bình. Làm sao cho có chú tâm (niệm) và tập trung (định) trong khi đốt nhang. Tâm ý hoàn toàn có mặt trong khi đốt nhang. Ngồi xuống, để lưng và đầu thành một đường thật thẳng, thẳng mà không cứng. Thở vào và chú ý tới tác động của hơi thở vào nơi bụng và nơi ngực. Thở ra và chú ý tới tác động của hơi thở ra nơi bụng và nơi ngực.


    "Thở vào, tôi để ý tới tác động của hơi thở vào nơi bụng tôi và ngực tôi.
    Thở ra, tôi để ý tới tác động của hơi thở ra nơi bụng tôi và ngực tôi."

    "Thở vào, tôi ý thức được sự có mặt của toàn thân tôi.
    Thở ra, tôi mỉm cười với toàn thân tôi."

    "Thở vào, tôi ý thức về sự có mặt của những căng thẳng và đau nhức trong toàn thân tôi.
    Thở ra, tôi buông thả những căng thẳng và đau nhức trong toàn thân tôi."

    "Thở vào, tôi thấy dễ chịu trong khi thở vào.
    Thở ra, tôi thấy thoải mái trong khi thở ra."

    Bài tập này nếu muốn, bạn có thể thực tập nhiều lần trong ngày, ngay cả ở sở làm, để có thể dừng lại, thư giãn, và nhiều tươi mát hơn.
    (>>về đầu trang>>)




    Đi cầu, đi tiểu
    Bạn cũng có thể tập thiền khi đi cầu hay đi tiểu. Đi cầu và đi tiểu cũng quan trọng như thở, như đi, như ngồi, như ăn, như uống, như thắp hương. Phải có sự sống, phải có niềm vui trong khi đi cầu hay đi tiểu. Phải sống sâu sắc trong giờ phút đi cầu hay đi tiểu. Để hết tâm ý vào việc đi cầu và đi tiểu. Buông thư, có mặt hoàn toàn, và cảm thấy thoải mái, thích thú khi đi cầu hay đi tiểu. Nghĩ đến những trường hợp táo bón, nhiễm trùng đường tiểu, đi cầu đi tiểu không được, hoặc rất đau, bạn mới thấy đi cầu đi tiểu không có vấn đề là một lạc thú. Bạn có cần một bài thi kệ không? Nó đây:

    Không dơ cũng không sạch
    Không bớt cũng không thêm,
    Bát Nhã Ba La Mật
    Không có pháp nào trên.

    Trong khi đi cầu hoặc đi tiểu, cũng như trong khi chải răng hoặc bước đi, bạn có thể đầu tư 100% thân tâm của bạn vào những việc ấy. Đó là Thiền!
    (>>về đầu trang>>)
  5. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Những câu hỏi đáp rất hữu ích cho tất cả phật tử :

    http://langmai.org/tham-van-duong/t...h-ve-cuc-lac-khong-va-phat-nguyen-nhu-the-nao

    Con có phải phát nguyện sinh về Cực Lạc không và phát nguyện như thế nào?

    Con xin được hỏi:

    Kính thưa quý thầy, quý sư cô!

    Là người tu tại gia, gia đình chúng con đã thờ Bụt được mười năm và cả nhà đều ăn chay trường. Chúng con được nghe Sư Ông chỉ dạy thực tập làm chủ hơi thở và chánh niệm trong tứ oai nghi: đi đứng nằm ngồi. Tuy chúng con thực tập chưa thuần thục nhưng chúng con cũng thấy thảnh thơi, an lạc. Con xin được hỏi:
    Chúng con ở tại gia, công việc bừa bộn lại phải tiếp xúc với bên ngoài nên chúng con dùng câu niêm Nam Mô A Di Đà Phật và tụng chú Đại Bi có được không? Chúng con có phải phát nguyện sinh về cõi Cực Lạc không và nên phát nguyện như thế nào? Con nghe nói: thiền định mà không phát nguyện sinh về Cực Lạc thì dù quả báo có được hưởng ở các cõi trời thì khi hết phước vẫn bị đoạ.
    Kính xin quý thầy cô khai thị cho chúng con


    Sư cô Lĩnh Nghiêm xin chia sẻ:
    Chào chị!
    Thật mừng cho gia đình chị khi tất cả mọi thành viên trong gia đình đều nhất tâm đồng lòng hướng về quy y Tam Bảo, đã ăn chay trường và làm việc thiện hơn mười năm nay.
    Mặc dù nếp sống tại gia bận rộn, lại luôn phải tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhưng gia đình chị vẫn giữ được nếp sống tâm linh bằng cách quay về niệm Phật và tụng chú Đại Bi mỗi ngày. Đó là một việc vô cùng thiện lành, rất đáng khen ngợi.
    Chị niệm hồng danh đức Phật A Di Đà cũng chính là đang thực tập chánh niệm. Vì lúc ấy đối tượng chánh niệm của chị là câu niệm Phật. Nhưng niệm thì phải niệm cho có phẩm chất, tức là niệm bằng tất cả thân tâm của mình, chứ không nên niệm tràng giang đại hải, vừa niệm vừa suy nghĩ hết chuyện này tới chuyện khác, như thế thì chẳng có phước đức gì hết, niệm kiểu đó thì dù niệm bao nhiêu năm phiền não vẫn ngập tràn, mà phiền não còn thì làm sao về Tịnh Độ được? Niệm Phật, điều cần thiết là phải nhất tâm, chuyên chú chứ không phải là niệm cho mau, cho nhiều. Khi niệm phải kết hợp câu niệm với hơi thở. Thở vào niệm Nam Mô, thở ra niệm A Di Đà Phật. Hơi thở chậm đều và bình an. Nếu niệm Phật kết hợp với hơi thở thì chỉ qua vài câu niệm là hành giả lập tức nếm được an lạc.
    Trong khi đang nóng giận, lo buồn, sợ hãi… mà biết sử dụng câu niệm Phật kết hợp với hơi thở thì chỉ sau năm, mười phút những tâm hành tiêu cực lập tức lắng dịu. Lúc ấy, nếu có cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên, hoặc ở một nơi yên tĩnh thì quá trình chuyển hoá còn diễn ra nhanh chóng hơn. Chị có thể thực tập niệm Phật kết hợp với hơi thở ở bất cứ nơi nào, ngoài chợ, tại nơi làm việc v.v…, trong mọi tư thế: đi, đứng, nằm,ngồi đều được. Đặc biệt, trước khi đi ngủ mà nằm buông thư, thực tập niệm Phật kết hợp với hơi thở thì giấc ngủ sẽ rất sâu và nhẹ nhàng. Những người bị bệnh mất ngủ có thể sử dụng phương pháp này sẽ thấy rất hiệu quả. Khi niệm Phật thì chỉ nên chú tâm tới câu niệm Phật và hơi thở vào - ra: vào Nam Mô, ra A Di Đà Phật, mà không nghĩ ngợi vẩn vơ. Và đến khi tâm an tịnh rồi thì nên buông câu niệm xuống chỉ chú tâm vào hơi thở thôi. Tụng chú Đại Bi cũng vậy, khi tụng thì phải nhất tâm.
    Tu tập mà có phát nguyện thì đường tu sẽ vững chắc hơn. Nếu muốn, chị có thể phát nguyện sinh về nước Tịnh Độ, nhưng bên cạnh đó chị nên phát nguyện thêm rằng: Con nguyện từ nay sẽ không nói và làm gì có thể gây tổn thương tới người khác. Nguyện không làm việc gì chỉ mang lại lợi ích cho gia đình con mà làm thiệt hại tới cộng đồng xung quanh. Con nguyện sẽ thường xuyên đem tài vật của mình chia sẻ bớt cho những người nghèo khổ, thiếu thốn. Nguyện sẽ đem thì giờ, năng lực của con để giúp đỡ những người đang gặp khó khăn. Nếu chị quán nguyện như vậy mỗi ngày thì một thời gian sau tâm chị rất thanh.
    Bụt có dạy rằng: “Tịnh Độ vốn sẵn nơi chân tâm. Niết bàn hiện ra từ tự tánh”. Tức là Tịnh Độ không nằm ở phương Đông hay phương Tây mà nằm trong tâm mình. Khi nào tâm thanh tịnh, không lo lắng, buồn phiền, tâm chan chứa từ bi thì khi ấy chị đang thực sự tiếp xúc với thế giới Cực Lạc, chứ không phải đợi tới khi chết mới sinh về Tịnh Độ. Hãy là Bồ Tát ngay trong kiếp này đi, đừng có mang tư tưởng, đợi con về cõi Cực Lạc con tu cho vững rồi con sẽ trở lại độ chúng sinh. Chỉ cần chị nhìn người khác với ánh mắt từ ái, nói một câu có nghĩa có tình làm cho người kia vui thì đó đã là một hành động tự lơi, lợi tha rồi.
    Định có chánh định và tà định. Chánh định là sự định tâm kiên cố có được nhờ thực tập chánh niệm và trí tuệ. Còn tà định là sự định tâm có được không phải do chánh niệm và trí tuệ đem lại, vì vậy định này không kiên cố, nó có thể mất bất cứ lúc nào. Chánh định thuộc về phước vô lậu, còn tà định là phước hữu lậu. Nếu không muốn phát nguyện sinh về cõi Cực Lạc, thì có thể phát nguyện trở thành một vị bồ tát ngay trong kiếp này, làm nhiều việc thiện giúp đỡ mọi người vơi bớt khổ đau. Giống như một người được cha mẹ để lại một gia sản lớn, nếu người ấy không lo làm ăn mà chỉ biết hưởng thụ thì tài sản đó trước sau gì cũng hết. Còn nếu tài sản ấy được trao cho một người con tài ba, chí thú làm ăn thì số tài sản đó ngày càng sinh xôi nảy nở. Cho nên, đừng có sợ rằng kiếp này mình tu, đến kiếp sau mình hưởng phước, kiếp sau nữa hết phước bị đoạ lại. Một cái cây bị nghiêng, khi một cơn bão tới quật ngã thì cái cây sẽ đổ về hướng nào? Tất nhiên là cây nghiêng về phía nào thì sẽ đổ về hướng đó. Độ nghiêng của cái cây ẩn dụ cho nghiệp lực, nghiệp tức là thói quen. Nghiệp có nghiệp thiện và nghiệp ác (thói quen tốt và thói quen xấu). Một thói quen khi đã mạnh thì rất khó thay đổi, huống nữa mình lại không muốn thay đổi nó mà lại muốn nó vững bền hơn. Chị đã ăn chay trường mười năm, thì chắc chắn năm thứ mười một chị sẽ tiếp tục ăn chay trường, chị không thể ăn mặn nổi, vì không quen. Cũng như vậy, kiếp này chị đã quy y Tam Bảo, đã thiết tha cầu giải thoát, thì sang kiếp sau chị vẫn giữ được thói quen đó – khao khát tu tập mong thoát khỏi vòng sinh tử luôn hồi. Hễ có cảm thì có ứng. Miễn là mình luôn nghĩ tưởng tới Tam Bảo, thì chắc chắn mình sẽ được gần gũi Tam Bảo. Trong kinh có dạy: “Bụt thương chúng sinh như mẹ hiền thương con đỏ, con có thể quên mẹ chứ mẹ có phút nào mà không nghĩ tưởng đến con. Chỉ cần con quay đầu là thấy mẹ”.
    Hy vọng rằng chị sẽ đồng cảm được với những lời chia sẻ vụng về của chúng tôi. Kính chúc chị và gia đình vững tâm tu tập. Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ cho gia đình chị luôn an lành.
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    [FONT=&quot]Mừng ngày [/FONT]Phật Đản
    Thích Như Điển
    Cứ mỗi năm vào độ trăng tròn tháng tư âm lịch, mọi người con Phật khắp nơi trên thế giới đều cử hành trang trọng ngày Đản Sanh của đức Từ Phụ Thích Ca, vị đại đạo sư xuất hiện nơi cõi Ta Bà nầy, tính đến nay (2005)đã 2549 năm . Đây là một đức Phật lịch sử, có sanh ra, lớn lên, lập gia đình, xuất gia, tu khổ hạnh, hành thiền, thành đạo, thuyết pháp trong 49 năm và đến tuổi 80 Ngài thị tịch Niết Bàn.
    Chúng ta vẫn thường hay nghe hoặc đọc thấy những kinh sách như: Kim Cang, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Đại Bát Niết Bàn v.v... Đức Phật bảo rằng: “Thật ra trong 49 năm ấy ta đã chẳng nói lời nào“: Vì sao vậy? Vì những gì đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói trong đời nầy thì những vị Phật trong quá khứ đã nói và các đức Phật trong tương lai khi ra đời cũng sẽ lập lại như thế thôi. Trong kinh Kim Cang có định nghĩa về hai chữ Như Lai như sau:
    “Như Lai giả vô sở tùng lai diệc vô sở khứ cố danh Như Lai“ nghĩa là “Như Lai không từ đâu đến, lại cũng chẳng đi về đâu, nên gọi là Như Lai“ Như thế đủ rõ trong ba ngàn Đại thiên thế giới nầy, nơi nào cũng có sự hiện hữu của Như Lai, nhưng chúng ta vì bị vô minh che lấp nên vẫn còn lang thang trong sáu nẻo luân hồi. Chứ thật ra, Như Lai ở khắp nơi cùng chốn, chứ không phải chỉ mỗi năm đản sanh một lần, mà bất kỳ ở đâu hay lúc nào cũng đều có sự hiện hữu của Như Lai vậy.
    Tâm của chúng ta cũng giống như một ngôi nhà tối tăm trong bao nhiêu năm tháng, bây giờ chính ta hoặc nếu có ai đó đốt lên một ngọn đuốc sáng rọi chiếu vào căn phòng tối tăm ấy. Khi ánh sáng chiếu rọi khắp gian phòng bóng tối tự nhiên biến đi. Cũng tương tự như thế khi tâm ta, lòng từ bi hiện diện, thì hận thù không còn nơi để trú ngụ nữa. Tuy nhiên, ánh sáng ấy hiện hữu và tiếp tục sáng đến bao lâu, chính là nhờ vào công năng dụng công tu học của mỗi người. Chính sự tu và học để cho Như Lai, tức ánh sáng giác ngộ ấy, luôn luôn hiện hữu trong tâm thức của ta.
    Rõ ràng, khi ánh sáng đến, bóng tối phải lùi xa ra. Cũng thế, Phật tánh của mỗi chúng sanh đều có sẵn, nên khi vừa phát khởi một niềm tin, chân lý giác ngộ tức tốc hiện về. Chỉ có khi nào ta đánh mất Phật tánh, chứ Phật tánh không rời khỏi nơi ta. Ta không nhận ra bản lai diện mục của chính mình chứ “đồng thể Phật bảo“ vẫn tự có nơi ta tự ngàn xưa rồi. Do vậy mà kinh Kim Cang nói rằng “không từ đâu đến“ là ý nầy vậy.
    Song nói: “Phật đến từ Đẩu Suất Thiên Cung là thế nào?
    Việc nầy nói về tướng thị hiện, như trong kinh Pháp Hoa Phật đã dạy: “Phật ra đời chỉ vì một đại sự nhân duyên, đó là mở bày cho chúng sanh vào nơi tri kiến Phật“ Thế thì đức Như Lai có mục đích rất rõ ràng khi Ngài thị hiện vào thế giới Ta Bà nầy. Nhờ nguyện lực cao cả ấy mà chúng sanh trong cõi đời nầy mới có cơ hội ân triêm công đức hoằng Pháp của Như Lai và tu tập Giáo pháp Như Lai kể từ ngày ấy cho đến ngày nay, nhưng đứng về mặt bản tánh thanh tịnh của Như Lai, Phật đến không từ đâu cả, mà Phật cũng chẳng đi về đâu. Vì sao vậy?
    Vì Vô Dư Y Niết Bàn vốn là chốn không có thật tướng. Ba cửa giải thoát để vào cõi Niết Bàn là: Không, Vô Tướng, và Vô Tác hay Vô Nguyện. Đã không thì có thể và dụng ở đâu để mà lập. Nhất là không theo tinh thần Bát Nhã: “bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm... thị chư Pháp không tướng“. Còn cái Không theo tinh thần Trung Quán: “không tăng, không giảm, không một, không khác, không đến, không đi, không thường, không đoạn“. Với kinh Kim Cang, cái thấy vượt lên trên tất cả, để thấy tất cả các pháp đều do sự giả lập mà thành. Vì tất cả các pháp hữu vi đều bị vô thường chi phối. Cho nên ai dùng hình tướng để thấy Phật, ai dùng âm thanh để cầu Phật đó là những người hành tà đạo, không bao giờ thấy được thật tướng của Như Lai cả.
    Vô tướng là Niết bàn, vô ngã là Niết bàn và vô tác cũng như vô nguyện cũng là Niết Bàn, cho nên Niết Bàn không có thật tướng của sắc, thanh, hương, vị, xúc, của sanh, già, bệnh, chết. Nơi đó, không có tướng nam, tướng nữ. Đây là mười điểm căn bản của vô tướng. Khi ngôn ngữ còn dùng được để diễn tả, quả là còn đối đãi, cho nên ngôn ngữ chỉ là một phương tiện mà thôi. Phương tiện ấy cũng giống như đức Thích Ca Như Lai đã dùng phương tiện nầy trong suốt 49 năm để thuyết pháp độ sanh, nhưng thật ra Phật đã không nói một lời nào là nhắm vào ý nầy vậy.
    Đất trời có xuân, hạ, thu, đông, trăng có khi tròn, khi khuyết. Tuy nhiên, bản thể chân như của mặt trời và mặt trăng là ánh sáng. Dẫu cho trăng có tròn có khuyết, thì ánh sáng ấy vẫn là ánh sáng của mặt trăng, là Như Lai tạng, là tánh chơn như diệu hữu của chúng sanh trong kiếp sanh tử, tử sanh nầy.
    Quá khứ chư Phật: Tỳ Bà Thi, Thi Khí, Tỳ Xá Phù, Câu Lưu Tôn, Câu Na Hàm Mâu Ni, Ca Diếp và Thích Ca Như Lai, tất cả bảy vị Phật trong quá khứ ấy ra đời, ở mỗi vị có một cách thị hiện khác nhau và lời thệ nguyện độ sanh ấy đi vào đời cũng không giống nhau. Rồi trong bao nhiêu triệu năm sau nữa, Ngài Di Lặc từ Đẩu Suất thiên cung giáng trần xuống cõi Ta Bà nầy cũng chừng ấy ý nghĩa mà thôi. Đó là hình tướng và thuộc về sự đối đãi. Còn thật tướng thì chư Phật không đến, không đi, không còn, không mất v.v....

    Thành Ca Tỳ La Vệ và vườn Lâm Tỳ Ni ngày nay vẫn còn in dấu chân của Thái Tử Tất Đạt Đa và ai đến nơi đó cũng mũi lòng, vì chốn hoàng cung ngày xa xưa ấy chắc là huy hoàng tráng lệ lắm, nhưng bây giờ chỉ còn là một không gian trầm lắng và lâu đài cung điện đã đổ nát từ lâu rồi, chỉ còn lại những đống gạch vụn trơ gan cùng tuế nguyệt để chứng kiến bao cảnh phế hưng của lịch sử mà thôi. Tuy ở cái nhìn thế đế là như vậy, nhưng nhờ chơn đế bất di bất dịch. Do vậy mà người Phật tử ngày nay khắp năm châu vẫn còn hướng vọng về ý nghĩa thị hiện của Ngài. Đây cũng là bản hoài của chư Phật theo tinh thần Pháp thân huệ mạng của một bậc Đại Giác Thế Tôn.
    Báo Tâm Giác tại München do sự chủ trương của Đại Đức Thích Đồng Văn và Ban Biên Tập càng ngày càng khởi sắc và cũng muốn cho vườn hoa muôn màu ấy càng rạng rỡ hơn, nên nhân ngày đản sanh của đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni lần thứ 2549 năm, tôi xin đóng góp phần mình một chút ý niệm về việc nầy, nên đã viết một bài ngắn để tưởng niệm đến sự giáng trần và thị hiện của đức Bổn Sư Thích Ca và mong rằng mọi người sẽ được lợi lạc khi ánh từ quang và giáo lý giác ngộ, giải thoát ấy được dọi thẳng vào lòng người của mỗi chúng ta để tánh Phật kia càng được rạng rỡ nhiều hơn.








    ---o0o---
    Trình bày: Phổ Trí

    Cập nhật : 11-12-2005
  7. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Các đệ tử Phật nên biết :
    8 quy tắc phong thủy khi treo gương trong nhà
    Một tấm gương là vật không thể thiếu trong nhà bạn, nhưng một mảnh gương sẽ mang lại điềm xấu cho gia chủ, kể cả những mảnh gương nhỏ trang trí.


    Thuật phong thuỷ đánh giá khá cao vai trò của gương trong bài trí nhưng cũng đưa ra những khuyến cáo để tránh gây tác động không mong muốn đối với cuộc sống của gia chủ:

    [​IMG]
    Nên đặt gương lớn ở phòng khách.
    1. Không treo gương đối diện với cửa toilet hay những góc có cạnh sắc của phòng bởi như thế sẽ kích thích các luồng khí vận động quá nhanh và mạnh.
    2. Gương sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất khi được dùng trong phòng khách hay phòng ăn do nó giúp cải thiện dương khí. Một tấm gương treo tường sẽ có tác dụng rất tốt đối với mỗi thành viên khi gia đình quây quần bên nhau dùng bữa.
    Ở những khu vực nói trên, bạn có thể treo gương lớn để mang khung cảnh thiên nhiên bên ngoài vào phòng, mở ra không gian thoáng hơn. Những hình ảnh cây cối, sinh vật sống bên ngoài còn đưa thêm nguồn năng lượng sạch vào không gian sống của gia đình bạn.
    3. Gương nên được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi phòng ngủ. Việc lắp đặt gương trong phòng ngủ theo phong thuỷ là điều tối kỵ. Đặc biệt, khi được đặt đối diện với giường, nó sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ.
    4. Gương là phụ kiện không thể thiếu trong phòng tắm. Nó không chỉ phục vụ những mục đích sử dụng đơn thuần của con người mà còn làm phòng tắm sáng hơn, thu hút nhiều vượng khí hơn cho cả ngôi nhà. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không treo gương đối diện với cửa ra vào, không dùng loại gương cỡ lớn.
    5. Gương là một giải pháp hoàn hảo cho những không gian nhỏ hẹp, chật chội. Hiệu ứng trực quan mà gương có thể tạo ra là rất đáng kể. Bạn có thể dùng gương để cải thiện nguồn năng lượng ở những góc, lối đi nhỏ, hẹp của ngôi nhà.
    6. Không để gương phản chiếu những hoá đơn thanh toán, bếp đun và những chồng sách báo cũ bởi đó là những thứ không nên “nhân đôi”.
    7. Một tấm gương là vật trang trí không thể thiếu trong nhà bạn nhưng một mảnh gương sẽ mang lại điềm xấu cho gia chủ, kể cả những mảnh gương nhỏ trang trí, bạn nên loại bỏ hoàn toàn chúng ra khỏi không gian căn hộ của mình.
    8. Một tấm gương lớn đặt ở phòng ăn có thể “nhân đôi” đồ ăn được bày trên đó, cũng tượng trưng cho việc “nhân đôi” sự thịnh vượng của gia đình bạn. Nhưng đồng thời nó cũng phản chiếu bộ mặt ngoại thất.
    Vì thế, bạn cũng nên chăm chút cho ngoại thất được sạch sẽ gọn gàng. Nếu điều đó nằm ngoài khả năng thì những tấm rèm sẽ là phụ kiện cần thiết đối với gia đình bạn.
    Màu sắc phòng ngủ theo phong thủy học
    Theo Cẩm nang Gia đình
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  9. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    http://www.duongvecoitinh.com/index...i-cam-phan-thi-bich-hang-noi-ve-coi-am-video/Nhà Ngoại Cảm Phan Thị Bích Hằng Nói Về Cõi Âm [video]

    [​IMG] Đăng ngày 23 07 2010 | Có 6 hồi đáp [​IMG]
    [​IMG] Theo quan điểm của các nhà ngoại cảm thì khi người ta chết đi linh hồn còn tồn tại trong thế giới vô hình hay còn gọi là cõi âm, những linh hồn ấy sẽ còn tồn tại cho đến khi siêu thoát về cõi vĩnh hằng hay hồi sinh về các cõi khác…
    Người thường không thể nhìn thấy được nhưng những nhà ngoại cảm có thể nhìn thấy và giao lưu được với những linh hồn ở các giới: Thượng giới, trung giới, hạ giới hay còn gọi là cõi âm.
    Sau đây là 2 phần video nói về chủ đề nghiên cứu “ngoại cảm”, đây là bộ môn khoa học ” Cận tâm lý hiện đại” Chương trình Ánh sáng Phật Pháp đã được tổ chức tại Chùa Hoằng Pháp, nhà ngoại cảm Phan Thị Bính Hằng giải đáp những điều bí ẩn về cõi âm, chính “Cô” tìm được hơn 10000 hài cốt của các anh hùng liệt sỹ vô danh và những hài cốt mất tích lâu năm.
    Chúng tôi giới thiệu với các bạn video này để các bạn hiểu rõ hơn những bí ẩn thuộc về thế giới vô hình – Cõi tâm linh.


  10. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Phan Thị Bích Hằng nói chuyện về cõi âm.

Chia sẻ trang này