Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

5375 người đang online, trong đó có 492 thành viên. 19:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 157734 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Đọc hai bài thơ "Thiền" của Trần Nhân Tông[​IMG]

    Bài 1:
    Thân như hơi thở qua buồng phổi
    Kiếp tựa mây luồn đỉnh núi xa
    Chim Quyên kêu rã bao ngày tháng
    Đâu phải mùa xuân dễ luống qua.


    Bài 2:
    Tuổi trẻ chưa từng lẽ sắc không
    Xuân sang hoa **** rộn tơ lòng
    Chúa Xuân nay đã từng quen mặt
    Thiền tọa ngồi yên, ngắm rụng hồng.


    (Theo "Thơ Văn Lý - Trần của Viện văn học, ủy ban KHXH VN)

    Trần Nhân Tông (1258-1308), nhà vua đời Trần, đi tu đắc đạo, trở thành Thiền sư; là vị sư tổ của Thiền phái Trúc Lâm. Ông để lại nhiều bài thơ giá trị nghệ thuật, mang đậm tư tưởng Phật giáo và triết lý nhân sinh. Theo cách gọi bây giờ, đây là dạng thơ "Thiền". Tuy nhiên, không chỉ bó hẹp trong lăng kính người tu hành, nhiều bài thơ của ông còn mở rộng, để người đời đọc cảm nhận nhiều điều ngoài chốn cửa Phật:

    "Thân như hơi thở qua buồng phổi
    Kiếp tựa mây luồn đỉnh núi xa
    Chim Quyên kêu rã bao ngày tháng
    Đâu phải mùa xuân dễ luống qua"


    Theo Hòa thượng Thích Giác Toàn về bài thơ, "Đây là một thái độ tỉnh giác trước vô thường, biết quý trọng và làm chủ tâm thức mình trước sự chuyển dịch của thời gian". Tuy nhiên ở đây, bên cạnh nhà sư, còn có một nhà thơ, một con - người - thơ nặng nghĩa đời. Bởi thế mới có chuyện, cái quy luật thời gian kia (mùa hè với chim quyên kêu rã) cũng chẳng hề tác động đến tâm tư, tình cảm con người. Ngược lại, mùa xuân (đồng nghĩa với những gì sinh khí, tình yêu) không dễ gì đi qua. Đây không chỉ là một cách nhìn sự vật, còn là một thái độ sống tích cực, nhất là khi nó được nói lên từ nhà sư. Đi tu đâu phải là hoàn toàn lẩn tránh cuộc đời. Với một tinh thần trách nhiệm sống cao cả, một tình yêu chúng sinh,Trần Nhân Tông đã sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm độc đáo, sáng tạo của Phật giáo Việt Nam. Đó là tư tưởng Đời luôn gắn kết với Đạo, song hành tồn tại. Tốt đời, đẹp đạo và ngược lại. Tất nhiên cần phải hiểu, ý nghĩa không từ bỏ cuộc đời ở đây không có nghĩa cả "tham, sân, si", nó chính là lòng yêu nước thương nòi của một vị minh quân.

    Cùng tư tưởng chủ đạo trên, bài thơ thứ hai lại nhìn cuộc đời ở một giác độ "tâm thế", chỉ ra một nhãn quan nhân sinh sâu sắc:

    "Tuổi trẻ chưa từng lẽ sắc, không
    Xuân sang hoa **** rộn tơ lòng
    Chúa Xuân nay đã từng quen mặt
    Thiền tọa ngồi yên, ngắm rụng hồng"


    Vẫn theo Hòa thượng Thích Giác Toàn, bài thơ đề cập "Thân phận con người, một hệ quả tất yếu trong đời sống hiện hữu. Giác ngộ làm chủ cuộc sống của chính mình, của một đời người không phải là điều dễ làm. Từ khi mới lọt lòng mẹ, cho đến khi trưởng thành, già yếu và mất đi... Một đời người chúng ta trải qua biết bao nỗi thăng trầm, khổ vui, được mất". Tuy nhiên, sau tất cả những gì nếm trải cuộc đời, đến cả "Chúa Xuân nay đã từng quen mặt", nhà thơ lại đưa ta trở về một triết lý thấm đẫm nhân sinh "ngắm rụng hồng". Phải chăng những cánh hoa rụng đâu chỉ là sự "mất đi", mà từ trong bản chất sự tàn lụi, lại mở ra những mầm sống mới. Nói như đạo Phật, đó là vòng luân hồi. Vấn đề là con người biết chấp nhận, làm chủ nó như một quy luật không? Và khi tỉnh giác, làm được việc đó, thì đó không chỉ là gia phong của chư phật, nó chính là mùa xuân miên viễn trong lòng người.

    Hai bài thơ "Thiền" trên của Trần Nhân Tông, rõ là của một vị sư tổ, song nó cũng mang đến cho người đời một triết lý nhân sinh, một tình yêu cuộc sống sâu sắc.

    NGUYỄN SIÊU VIỆT
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/giao-duc/2011/11/tro-ngheo-truong-amsterdam-viet-ve-dong-tien/
    Thư gửi mẹ

    Mẹ thân yêu của con !
    “Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .
    Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.
    Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.
    Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.
    Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.
    Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.
    Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …
    Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ ********* mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …
    Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …
    Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.
    Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.
    Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.
    Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.
    Đứa con ngốc nghếch của mẹ​
    Nguyễn Trung Hiếu
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  6. dungnanlamlai

    dungnanlamlai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Đã được thích:
    11.127
    Xin hỏi bạn ở SG hay HN vậy, Xin hỏi thêm bạn là nam hay nữ ? Rất quý bạn mong bạn PM.
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    'Làng thánh vật ngày 22': Sự trùng hợp hay có bàn tay 'trấn yểm'


    "Chuyện xảy ra những cái chết hàng loạt và chuyện múc đất ở làng Vân Gia có thể chỉ là sự trùng hợp. Tuy nhiên, không thể phán đoán một cách cảm tính mà phải có sự tham gia nghiên cứu của các nhà khoa học", GS.TS Trần Lâm Biền nhận định.

    [​IMG]
    Chùa Vân Gia.
    Theo người dân ở làng Vân Gia, kể từ khi được sư cụ Thích Phúc Trí "trấn yểm", những cái chết rùng rợn đã tạm lắng. Nỗi lo về "ngày 22 đen tối" vì thế cũng đã nguôi ngoai nhiều phần.
    Dân làng Vân Gia giờ đây lại trở về cuộc sống yên ả vốn có, tuy nhiên, câu chuyện "thánh thần nổi giận" vẫn là nỗi ám ảnh và khiếp đảm của làng, nhất là đối với những gia đình có người thọ nạn...
    Sư cụ Thích Phúc Trí sau khi giúp dân làng Vân Gia thoát cơn đại nạn, cũng đã làm một bài thơ "cứu thế":
    "Vân Gia đào đất gặp tai ương
    Đứt mạch thần rồng cũng tổn thương
    Bốn tám người dân đều bị chết
    Năm ba vật sống cũng tùy theo
    Nhân dân toàn thể lòng dao động
    Tới cảnh Thiền môn thỉnh độ sinh
    Cụ đã ra tay lòng cứu vớt
    Toàn dân thoát khỏi nỗi đau thương".
    [​IMG]
    Sư cụ Thích Phúc Trí.
    Chuyên gia nói gì?
    GS.TS Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu Văn hóa Việt Nam: “Không thể phán đoán một cách cảm tính”.
    Trước một vấn đề, mỗi người có một cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau. Trong câu chuyện về “thánh vật ở làng Vân Gia”, người thì tin thì cho đó là “sự nổi giận của thánh thần”, nhưng người không tin thì chỉ cho rằng đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
    Theo một cách nhìn nhận thông thường, người ta có thể cho rằng, những cái chết liên tiếp của người dân, và sự việc người dân múc đất ở chùa Vân Gia không có mối liên hệ nào mà đơn giản đó chỉ là do trùng hợp. Cũng có thể đưa ra phán đoán, đất trên ngôi chùa là đất dữ, có chứa nhiều thành phần phức tạp, khi bị đào xới lên đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, gây ra bệnh tật hiểm nghèo hoặc những cái chết bất thường. Nhưng không thể đơn giản phán đoán câu chuyện theo một cách cảm tính mà phải mời các nhà Khoa học về Thổ nhưỡng, địa chất, vật lý liên quan vào cuộc, tiến hành điều tra rồi đưa ra kết luận chứ không nên khẳng định hay phủ định dứt khoát.
    Dù rằng, tôi thừa nhận có những sự việc rất khó để giải thích một cách khoa học, mà trong dân gian, có khi giải thích theo khoa học thì lòng dân cũng khó tin.
    GS Ngô Đức Thịnh, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn Hóa Việt Nam: “Không nên kết luận một cách dễ dãi”
    Quan điểm về long mạch và chuyện trấn yểm để quyết định đời sống của một cộng đồng dân cư là có tồn tại. Trong dân gian cũng truyền tụng rất nhiều các câu chuyện về trấn yểm từ thời An Dương Vương xây thành cổ loa hay việc trấn yểm phía Tây thành Thăng Long… Ngay cả trong cuộc sống hiện đại, rất nhiều người vẫn tin vào việc trấn yểm để xua đuổi tà khí mang lại điều tốt đẹp cho gia chủ, chính vì lẽ đó, hiện vẫn tồn tại rất nhiều “thầy phong thủy” và các “dịch vụ phong thủy” nở rộ. Bản thân tôi đã từng chứng kiến không ít chuyện trấn yểm khi xây dựng chùa chiền, nhà cửa… Tuy nhiên, việc đúng - sai hoặc có - không chuyện trấn yểm hay long mạch có linh nghiệm không, ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của nhân dân, đến giờ phút này chưa một ai có đủ tri thức hoặc thẩm quyền để khẳng định.
    Nhưng có một sự thật cần thừa nhận là đời sống tâm linh trong nhân dân đang trỗi dậy mạnh mẽ và cần được tôn trọng. Người dân có quyền bày tỏ niềm tin của mình trước những vấn đề mang tính tâm linh, tín ngưỡng; nhưng đối với các ngành khoa học thì chuyện "thánh vật" cần được tiếp tục nghiên cứu và thận trọng khi đưa ra những kết luận. Tôi thấy xung quanh chuyện này có nhiều dư luận trái chiều, nhiều người mặc dù không nói là không có trấn yểm nhưng cách nói và hướng nhìn nhận sự việc thực chất là phủ định. Tôi nghĩ không nên vội vã và dễ dãi như thế.
    Cư sỹ Lương Gia Tĩnh, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam: “Chuyện trấn yểm và long mạch có tồn tại trong tín ngưỡng của người Việt”
    Trong giáo lý của phật giáo không nói đến chuyện trấn yểm hay hàn gắn long mạch. Tuy nhiên, thực tế, ở Việt Nam, Trung Quốc và một số quốc gia khác nó vẫn tồn tại trong đời sống tín ngưỡng. Ở một nước người ta gọi hiện tượng này là Phật giáo phát tông hay Đại thừa phật giáo… Trong lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận, việc trấn yểm tồn tại trong thời Lý, Trần khi xây dựng chùa chiền hay cất đất làm nhà để tránh tà ma, xua đuổi tà khí và quan niệm đó vẫn lưu truyền trong dân gian cho đến ngày nay. Xét về mặt tín ngưỡng, nó hoàn toàn được chấp nhận và không có gì sai trái hay mê tín dị đoan cả.
    Tuy nhiên, việc trấn yểm thực sự có linh nghiệm hay không thì chưa ai có thể khẳng định được, nhưng phải thừa nhận một điều rằng, nó đã mang lại cho con người sự an tâm, thanh thản về mặt tâm lý. Trong sự việc ở làng Vân Gia, sư cụ Thích Phúc Trí bằng việc trấn yểm, “ấn long mạch rồng” đã giúp trấn an lòng dân, không còn lo sợ, hoang mang, những hoang mang, hoảng loạn trong tâm lý nhân dân vì thế cũng giảm bớt. Khi tâm yên ổn, cuộc sống của người dân vì lẽ đó cũng được an bình hơn chăng?
    [​IMG]
    Làng Vân Gia giờ đây đã trở lại nét thanh bình vốn có.
    Thạc sỹ tâm lý Phạm Mạnh Hà, Giảng viên khoa tâm lý ĐHKHXH và NV:
    Trong cuộc sống có không ít những điều xảy ra ngẫu nhiên, mà đã là sự việc ngẫu nhiên thì rất khó để giải thích một cách khoa học. Nhưng con người luôn muốn hoặc cố gắng nắm bắt, tìm hiểu mọi sự vật, hiện tượng mà họ không giải thích nổi, chính vì vậy, nó hướng suy nghĩ đến thế giới siêu nhiên. Nó cũng có quá trình tương tự như thần thoại học: Khi con người không thể hiểu được tại sao mặt trời lại mọc và lặn mỗi ngày, họ đã nghĩ rằng có một chiếc xe ngựa đã kéo mặt trời qua thiên đàng. Những truyền thuyết trăm trứng nở trăm con giải thích sự hình thành của loài người, Sơn Tinh – Thủy Tinh giải thích thiên tai… cũng là lẽ đó.
    Đây là đồ tạo tác do khao khát của bộ não chúng ta tạo ra để tìm ra nguyên nhân cũng như hệ quả. Khả năng dự đoán tương lai chính là cái khiến con người chúng ta trở nên ‘nhanh trí’ nhưng nó cũng mang lại hậu quả phụ như bệnh mê tín dị đoan và niềm tin vào những điều khác thường. Điều này hay xảy ra ở một cộng đồng thiếu thông tin hoặc kém phát triển.
    Sự việc được coi là “Thánh vật chết mấy chục trai đinh” xảy ra ở làng Vân Gia, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội cũng là một trường hợp như vậy. Đây sự việc này có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống nên buộc người dân phải lý giải bằng cách quy gắn với một hiện tượng siêu linh nào đó, cụ thể ở đây là long mạch, thánh thần. Trong khi thực sự, có thể nó chỉ đơn giản chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi.
    Xem thêm tại đây:
    http://www.thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=84662
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Từ quan đến dân ,ai khôn ngoan thì đọc ,ai dại thì thôi :
    Kinh Hiền Nhân
    KINH CHÉP : Sau khi Phật nhập diệt, Ngài Ca-diếp triệu tập đại hội kiết tập Kinh điển. Ông A-nan lên pháp tòa thuật lại những lời Phật dạy. Kinh này do Đức Phật nói và lời ông A-nan thuật lại.
    Hòa Thượng Thích Hành Trụ dịch

    "
    Có mười sự chứng tỏ đó là người trí : Một là biết kẻ hiền người ngu; hai là biết kẻ sang người hèn; ba là biết kẻ giàu người nghèo; bốn là biết việc nào khó việc nào dễ; năm là biết việc nào đáng bỏ việc nào nên làm; sáu là biết nhiệm vụ của mình; bảy là vào nước nào biết được phong tục của nước ấy; tám là biết được chỗ trở về; chín là học rộng hiểu nhiều; mười là biết được túc mạng. Mười việc đó chứng tỏ người có trí."

    http://www.thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=27001
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Tiếp:
    2)http://www.thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=84662

    3)http://www.thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=84662

    THỰC HƯ CHUYỆN “ THÁNH THẦN “ NỔI GIẬN “ VẬT “ CHẾT MẤY CHỤC NGƯỜI Ở HÀ NỘI

    “ Ăn vạ “ nhà Phật:

    Đúng như những gì cao tăng Thích Phúc Trí đã nói, chỉ sau 2 tháng được sống trong yên lành thì chuyện khủng khiếp trên lại xảy ra, Kinh hoàng hơn, chuyện khổ đau mất mát ấy lại được chính cao tăng thông báo, Ông Sơn kể, sau khi làm lễ dưới chùa thì những cái chết bất thường, bí hiểm diễn ra vào ngày “ ngày tai ương “ 22 âm lịch hang tháng đã không còn nữa , Thế nhưng niềm vui đó chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 2 tháng, Theo ông sơn, đầu tháng giêng, chính ông nhận được lời cảnh báo từ vị hòa thượng đáng kính ấy, Gọi điện cho ông cao tăng bảo, dân làng chuẩn bị tinh thần, lại sắp có chuyện chẳng lành xảy ra, Nghe điện, ông đã cố gắng hỏi xem tai họa cụ thể thế nào ?, có cách nào tránh được không ?, thế nhưng cao tăng đã vội cúp máy,

    Nhận được lời cảnh báo ấy, ông đã định không nói với ai bởi sợ mọi người hoang mang, hoảng loạn, Thế nhưng, nghĩ kỷ lại thì nên nói với mọi người, vì biết đâu,khi đã cẩn trọng trong đi lại, sinh hoạt thì sẽ qua được mệnh trời, Đúng như ông nghĩ, sau khi biết tin đó, mọi người đã vô cùng sợ hãi, Chẳng ai bảo ai nhưng tất cả những việc làm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng đều tạm thời dừng lại, Ra đường ai cũng trông trước ngó sau và tránh xa những phương tiện có thể gây thương vong tới mình, Nín thở chờ đợi, nín thở lo sợ,

    Nhưng rồi, tất cả những sự cẩn trọng, cảnh giác của mọi người cũng chẳng thể xua đuổi được chuyện kinh hãi chẳng ai muốn ấy, Như đã nói, ngày 22 âm lịch, một thanh niên ở thôn B bất ngờ bị tai nạn xe máy, một phần sống, chin phần chết , Ngày 23 ông Phùng Văn Hiển bổng dưng lăn ra chết, sau khi đi tập thể dục buổi sang về, Ngày 24 tháng sau, cậu thanh niên bị tai nạn xe máy cũng không qua khỏi

    Sau những cái chết kinh dị đó, không còn chỗ bấu víu, Ông Sơn lại được giao nhiệm vụ xuống Hà Nội cậy nhờ cao tăng Thích Phúc Trí, Chuyến đi ấy ông Sơn kể, ông và mọi người trong đoàn đã phủ phục ở chùa như người,,,ăn vạ, Và may mắn, cao tăng đã nhận lời về làng trừ họa, Trên đường về làng, cao tăng đã nói với ông, chấp nhận đi là ngài đã chấp nhận những điều tồi tệ nhất, có thể đến với mình,

    Về tời đầu làng thì mọi người ra đón đông nghịt , Trước lúc đi, cao tăng có nói chỉ làm trong nũa giờ là phải trỡ về Hà Nội ngay nên khi tới nơi, ngài bắt tay ngay vào việc, Theo lời cao tăng thì ngài sẽ xử dụng công lực tu luyện gần trăm năm của mình để ấn long mạch chìm sâu xuống thêm 7 tầng đất nữa, Và, để làm được việc đó thì dân làng phải chuẩn bị cho ngài 5 con ngựa ngũ phương, 5 bộ quần áo ngũ phương cùng 1 dĩa xôi, 1 dĩa thịt, Khi mọi thứ đã được chuẩn bị xong, ngài trãi chiếu ra chỗ người ta lấy đất,bày lễ rồi bắt tay ngay vào việc,

    NHƯ GIẤC CHIÊM BAO

    Chẳng thông báo nhưng đồi chùa hôm đó có cả thẩy mấy trăm ngàn người chen lấn đến xem, Thấy cao tăng không lập đài, không mâm cao cổ đầy, không khói hương nghi ngút, mà chỉ đơn giản có vậy nên nhiều người đã ì xèo, lo lắng rằng không biết làm vậy sau này tai ương có hết ?, đại họa có yên ?, Thậm chí, khi đó, có người còn nghi ngờ cả pháp thuật của ngài, nói là ngài làm cho xong việc, Thế nhưng, khi vào lễ thì những nghi ngờ trên đã bay mất, thay vào đó là sự kinh ngạc đến rụng rời,

    Vào lễ, khi nến và nhang được thắp lên, cao tăng ngồi trên chiếu chắp tay niệm chú, Khi nhang cháy được chừng một phần ba thì bất ngờ ngài đứng phắt dậy, dậm chân mấy cái xuống đất, Vừa dậm chân, mắt nhắm nghiền ngài vừa lẩm nhẩm niệm chú với vẽ mặt vô cùng căng thẳng, Dân làng quây kín xung quanh dõi theo từng biến động trên nét mặt của ngài, Khi ngài vừa trừng mắt thì kỳ lạ thay, gió bổng nổi lên, mây đen không biết từ đâu ùn ùn kéo tới, Gió thổi mạnh tới nổi người đứng trên đồi như xiêu như vẹo,Mấy cây đại thụ gần đó lá khua ràn rạt, Nhìn trời đất như thế ai cũng nghĩ sẽ có một trận mưa lớn ập về,

    Thế nhưng,kinh ngạc thay, khi cao tăng vừa thu mình ngồi xuống chiếu thì gió lại ngưng, mây cũng tan đâu hết, Ngồi chắp tay bắt ấn một lát thì cao tăng quay mặt về phía ông Sơn khẽ gật đầu, ý là việc đã xong, Khi mọi người xúm vào đỡ cao tăng đứng dậy thì nét mặt ngài đã thư thái, khoan nhẹ như lúc bình thường, Mọi người nhanh chóng đưa ngài trỡ về nhà thờ tổ của chùa Vân Gia ở ngay gần đó,

    Khi vào chùa Vân Gia, dân làng lại được một phen kinh hãi nữa khi tận thấy pháp thuật kỳ diệu của bậc chân tu đắc đạo,Ông Sơn kể,khi vừa bước vào gian thờ tổ, cao tăng bỗng sửng người rồi bất thần quay sang hỏi mọi người : “ Nhà chùa mới lấy bát hương ở nơi khác về ? “, Nghe cao tăng hỏi vậy, sư trụ trì chùa và mấy cụ tiên chỉ của làng đều gật đầu đáp : “ Dạ thưa, đúng vậy, bát hương kia chúng tôi mới lấy ở ngoài khuôn viên chùa đấy ạ “, Chả là cách đó mấy tháng, nhà chùa cho máy ủi mỡ rộng con đường lên chùa để tiện đi lại, Trong quá trình mỡ đường đó, máy ủi đã vô tình húc phải một bát hương bằng đá, đường kính chừng hơn một gang tay, Thấy bát hương đẹp, họa tiết cầu kỳ, lại tìm thấy trong khuôn viên chùa nên được sự đồng ý của dân làng, sư trụ trì đã đặt bát hương đó ở nhà thờ tổ,

    “ Phải chôn bát hương lại chỗ cũ ngay thôi, nguy hiểm lắm, bát hương đó là nơi ẩn nấp của con tinh đá, để ở chùa không tốt đâu” Thấy cao tăng nói vậy, ai cũng hoảng hốt và lại khẩn cầu cao tăng chuyển bát hương đi hộ,

    Ông Sơn kể, nghĩ ngơi vài phút, cao tăng đã nhờ ông thắp cho 2 cây nến để ngài làm phép đuổi tinh đá, Cây nến to cỡ ngón chân cái được thắp lên, Trong gian nhà thờ tổ, cao tăng đứng chắp tay niệm chú cách chừng 3 thước, Niệm chú xong, cao tăng bỗng quát : “ Nếu đồng ý đi thì nến lên “ , Vừa nói, cao tăng vừa phẩy tay về phía 2 ngọn nến, Kỳ lạ thay, cao tăng vừa dứt lời thì ngọn nến đang cháy leo lét bỗng bốc cao hơn nữa thước, Làm như thế đúng 3 lần thì cao tăng dừng lại, Tưởng thế là xong thì bất thần ngài lại gọi : “ Đồng ý nữa thì nến chạy “ , Cũng như lần trước, những người chứng kiến đã không thể lý giãi được chuyện gì đang diễn ra trước mắt của mình,

    Đứng xa ngọn nến mấy mét mà chỉ bằng cái phất tay, ngọn lửa đang cháy ở tâm nến bỗng tách hẳn ra, “ chạy “ thành vòng tròn xung quanh thành nến, Ông Sơn kể, nhìn cảnh tượng ấy, ông cứ tưởng mình,,,đang mơ,

    Khi rời làng Vân Gia, cao tăng đã dặn lại mọi người, ngay sau khi ông về thì làng phải làm lễ yên vị để cảm tạ long thần, Lễ cũng rất đơn giản, chỉ là đĩa xôi, đĩa thịt và thắp hương tỏ lòng thành kính ở ngay nơi mà cao tăng vừa làm lễ ấn trạch trước đó, Theo ông Sơn, từ khi mới được cao tăng Thích Phúc Trí lên ra tay trừ họa, ( khoảng đầu tháng 5-2009) thì mọi việc có vẻ tạm yên, Không còn những cái chết bất ngờ, và đặc biệt tai họa cũng không tìm đến vào “ ngày đen đủi “ 22 âm lịch hàng tháng nữa.

Chia sẻ trang này