Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

4986 người đang online, trong đó có 491 thành viên. 18:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158842 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    http://www.thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=84662
    LÝ GIẢI CỦA CÁC CHUYÊN GIA

    Chuyện “ thánh thần nổi giận “ “ Vật “ chết cả mấy chục người ở Vân chuyện này, chúng tôi đã gặp người trong cuộc, lảnh đạo địa phương và cả những chuyên gia trong lảnh vực khá nhạy cảm này,,,

    Ông Chu Đức Nhân, nguyên Bí thư Đảng ủy phường Trung Hưng: Chuyện nhiều người đột tử là có thật, Ông Nhân mới nghĩ hưu năm 2010, Theo tìm hiểu của chúng tôi, khi người làng Vân Gia lâm nạn, đích than ông Nhân khi đó là Bí thư Đảng ủy phường đã cùng một cán bộ bên Ủy ban phường và đại diện của làng Vân Gia lặn lội xuống Hà Nội để mời cao tăng Thích Phúc Trí ra tay cứu khổ cứu nạn, Khi gặp chúng tôi, ông Nhân thừa nhận, chuyện ông theo người dân xuống mời cao tăng là có thật, Tuy nhiên, ông đi là để xem xét sự việc chứ không phải là đại diện cho chính quyền, Trở lại câu chuyện kinh hoàng vẫn còn nóng hổi trên, ông Nhân cho biết, tai ương đó là có thật và đa phần người dân tin chuyện “ thánh thần nổi giận, trừng phạt dân làng là có thật.

    Theo ông Nhân, làng Vân Gia ở trên thế đất linh thiêng, Trước đây, khi mới lập làng, thấy mây trời dầy đặc, người xưa đã đặt tên là làng Vân Gia, nghĩa là đám mây che phủ, Bởi là đất cổ nên những công trình, đình, chùa ở làng cũng được xây dựng từ rất lâu đời, Chùa Vân Gia là di tích đã được nhà nước xếp hạng và bởi là chùa cổ nên gia phả xây dựng đã thất lạc từ lâu, Theo những tài liệu mà dân làng tìm hiểu được thì đợt trùng tu sau cùng của ngôi chùa này đã từ thời Hậu Lê, Trước đây, Thượng Tọa Thích Viên Thành, Trụ trì Chùa Hương đã đến thăm ngôi chùa cổ kính này, Tại chuyến viếng thăm đó, thượng tọa cũng cho rằng, chùa Vân Gia ngự trên thế đất “ long nhập thổ “ nên vô cùng linh thiêng, Cách đây vài năm, dân làng đã đào rất nhiều đất ở quả đồi nơi chùa Vân Gia ngự, Có điểm, người dân còn đào khoét gần như cắt đôi thế đất, Khi sự việc khai đất trên diễn ra thì ở làng , nhiều người bỗng dưng đột tử một cách khó hiểu, Đa phần những người bất ngờ về “ bên kia thế giới “ đó là trai đinh ( con trưởng ) và nhiều cái chết diễn ra vào một ngày định kỳ là 22 âm lịch hang tháng, Sự trùng lặp khó tin trên đã khiến dân làng sợ hãi, hoảng loạn và nhiều người đã cho rằng, việc đào đất ở chùa là nguyên nhân dẫn đến những cái chết bất thường đó,

    Sau những cái chết khủng khiếp đó, dân làng hoảng loạn hệt như kiến bò trên chảo, Mọi người bủa xua khắp nơi để tìm thầy tướng hòng che chỡ cho mình, Bao công sức , tiền bạc bỏ ra mà chuyện hãi hung trên như một lập trình có sẵn, Cứ tuần tự diễn ra từ tháng này qua tháng khác, từ năm này qua năm khác, Hoang mang tột độ, người làng Vân Gia cảm tưởng như mình đang bị dồn vào ngõ cụt, đang sống trong những ngày tận thế, Không tìm được lối thoát, nhiều người đã gây sức ép cả với chính quyền,

    Theo ông Nhân,người dân đã nhiều lần đề nghị chính quyền tìm cách,,,cứu dân, Trước bức xúc đó,Đảng ủy, chính quyền phường không thể đứng ngoài cuộc, Ông Nhân cho biết, dù rất hiểu và lo lắng cho sự an nguy của người dân, thế nhưng, chính quyền phường không thể đứng ra đại diện cho người dân đi tìm ,,, thầy pháp, Bởi thế, việc ấy được giao cho cấp thôn cùng Ban người cao tuổi của làng đứng ra gánh vác, Sau khi bàn bạc thống nhất, theo ý kiến của nhiều bậc cao niên ở làng, mọi người đã quyết định mời cao tăng Thích Phúc Trí, Trụ trì chùa Mễ Trì lên để làm lễ trấn yếm, Việc này theo ông Nhân cũng chẳng phải dễ dàng gì, Bởi tuổi cao sức yếu và bởi nhiều nguyên do khó lý giải khác, mãi sau này thượng tọa Thích Phúc Trí mới về làng, Lạ lùng, sau lễ trấn yểm của thượng tọa, tai họa mấy năm dân làng hứng chịu đã thực sự nguôi ngoai,

    Ông Nhân cho biết , nhà ông đã sống 15 đời ở đất này, Thế nhưng, theo lời các cụ trong họ kể lại thì chưa bao giờ làng, thậm chí trên phạm vi cả phường ( trước đây là xã ) lại có nhiều người chết, như thời điểm vừa rồi, Trước đây, ở làng Thanh Trì kế bên cũng có nhiều người chết trẻ, thế nhưng những cái chết đó hoàn toàn là do bệnh dịch, Ông Nhân cho rằng, những tai ương tăng đột biến ở làng Vân Gia là khó lý giải, tuy nhiên, nhiều khả năng cũng chỉ là trường hợp ngẫu nhiên, Người dân cho rằng nguyên nhân dẫn đến những cái chết, những tai nạn bất thường là do việc khai thác đất chùa khiến động long mạch cũng có thể chỉ là” giải pháp tạm thời “ khi chưa có cách lý giải nào hợp lý hơn,

    Ông Phùng Văn Bình, Trưởng thôn 5: khó lý giải

    Cùng quan điểm với Ông Chu Đức Nhân là ông Phùng Văn Bình, Trưởng Thôn 5, Theo tìm hiểu của chúng tôi, ông Bình và ông Tuấn ( trưởng thôn 8 ) cùng các cụ trong Ban người cao tuổi được dân làng Vân Gia ủy thác, việc mời cao tăng Thích Phúc Trí, Trao đổi với chúng tôi, ông Bình cho biết, sự việc kinh hãi trên xãy ra vào năm 2009, Theo ông Bình sự việc trên là do “ thánh thần nổi giận “ hay là sự trùng hợp ngẫu nhiên đến giờ ông vẫn chưa thể lý giải, Tuy nhiên, việc đau long là làng bỗng dưng có nhiều người chết là có thật, và có thời điểm chỉ trong 3 tháng, làng có tới gần 20 người chết, chưa tính đến những người chết già, chết bệnh, Việc nhiều người chết một cách bất ngờ khiến dân tình thực sự hoang mang lo lắng,

    Theo ông Bình , tuy những người chết trên chỉ tập trung ở thôn 6 và 8, nơi gần khu đồi chùa, còn thôn 5 của ông không bị ảnh hưởng, Tuy nhiên ông lại là trưởng Ban tổ chức lễ hội của làng nên cũng phải có trách nhiệm trong việc đi tìm “ liều thuốc nhiệm màu “ để cứu dân qua cơn bĩ cực, Về cá nhân, ông Bình cho biết, ông là người theo chủ nghĩa duy vật nên ông không tin chuyện “ thánh thần “,,,” Vật “ dân, Tuy nhiên , với tất cả mọi chuyện đã diễn ra thì ông cũng bối rối không biết giải thích thế nào cho đúng, Ngay cả khi cao tăng Thích Phúc Trí ấn long mạch xong, những cái chết bất ngờ không xãy ra nữa cũng là một chuyện lạ lùng.

    Ông Phùng Ngọc Vinh, Chủ Tịch UBND phường Trung Hưng: Chính quyền địa phương đã tuyên truyền để trấn an dư luận

    Trao đổi với chúng tôi về chuyện khó tin này, ông Phùng Ngọc Vinh, Chủ tịch UBND phường Trung Hưng cho rằng , việc tranh cãi giữa duy tâm và duy vật vẫn còn đang bất phân thắng bại, Đây là việc tế nhị, khó nói, nhưng cá nhân ông Vinh thì không tin vào chuyện này, Dư luận đồn thổi, thêu dệt về chuyện này là có thực và khó kiểm soát, Theo ông Vinh, trước những hoang mang của người dân, khi ấy chính quyền xã đã kết hợp với chính quyền thôn, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền để người dân an tâm làm ăn sinh sống,

    Các chuyên gia nói gì về chuyện “ thánh thần nổi giận “ ở Vân Gia

    Xung quanh chuyện “ thánh thần nổi giận “ ở Vân Gia, phóng viên đã trao đổi với nhiều chuyên gia về văn hóa và tâm linh, Theo các chuyên gia này thì chuyện ở Vân Gia cần có một cái nhìn thận trọng chứ không thể phủ định sạch trơn,,,,,,,,,,,

    GSTS Trần Lâm Biền , nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam: Linh tại ngã, bất linh tại ngã,

    Trao đổi với phóng viên về chuyện “ thánh thần nổi giận vật chết người, ở Vân Gia, GSTS Trần Lâm Biền, cho rằng, trước một vấn đề, mỗi người có một cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau, Trong câu chuyện ở làng Vân Gia, người tin thì cho đó là “ sự nổi giận của thánh thần “, nhưng người không tin thì chỉ cho rằng đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên,

    Theo GSTS Trần Lâm Biền thì một cách nhìn nhận thong thường, người ta có thể cho rằng, những cái chết lien tiếp của người dân, và sự việc người dân múc đất ở chùa Vân Gia không có mối lien hệ nào mà đơn giản, đó chỉ là do trùng hợp, Cũng có thể đưa ra phán đoán, đất trên ngôi chùa là đất dữ, có chứa nhiều thành phần phức tạp, khi bị đào xới lên đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, gây ra bệnh tật hiểm nghèo hoặc những cái chết bất thường, Nhưng không thể đơn giản phán đoán câu chuyện theo một cách cảm tính mà phải mời các nhà khoa học về thổ nhưỡng, địa chất, vật lý lien quan vào cuộc, tiến hành điều tra rồi đưa ra kết luận chứ không nên khẳng định hay phủ định dứt khoát,

    Tôi thừa nhận có những sự việc rất khó để giải thích một cách khoa học, mà trong dân gian, có khi giải thích theo khoa học thì long dân cũng khó tin, Điều này có thể lý giải rằng, do một thời gian dài trong chiến tranh, cuộc sống của người dân đã xa rời tâm linh, nay khi “ quay trỡ lại “ , long tin của họ lại đi quá đà, Tất cả những điều không may mắn xãy ra một cách dồn dập, họ lại quy cả thành một khối cho rằng đó là thánh thần nổi giận, do ma quỷ true người mà nên,,,Người xưa đã có câu : “ Linh tại ngã, bất linh tại ngã “, thế nhưng long tin của con người không có bệ đỡ của trí tuệ thì sẽ dễ vượt ra ngoài và trôi nổi bởi sự huyễn hoặc, Trong giáo lý nhà Phật cũng dạy, phải lấy trí tuệ làm hàng đầu, không nên tin tưởng mù quáng mà gây hoang mang trong dư luận, GSTS Trần Lâm Biền kết luận,

    GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn Hóa Việt Nam : Chuyện “ thánh vật,,,” cần được nghiên cứu và thận trọng khi đưa ra kết luận,

    Quan điểm về long mạch và chuyện trấn yểm để quyết định đời sống của một cộng đồng dân cư là có tồn tại, Trong dân gian cũng truyền tụng rất nhiều các câu chuyện về trấn yểm từ thời An Dương Vương xây thành cổ loa hay việc trấn yểm phía Tây thành Thăng Long,,,Ngay cả trong cuộc sống hiện đại, rất nhiều người vẫn tin vào việc trấn yểm để xua đuổi tà khí mang lại điều tốt đẹp cho gia chủ, chính vì lẽ đó, hiện vẫn tồn tại rất nhiều “ thầy phong thủy “ và “ các dịch vụ phong thủy “ nỡ rộ, Bản thân tôi đã từng chứng kiến không ít chuyện trấn yểm khi xây dựng chùa chiền, nhà cửa,,,Tuy nhiên, việc đúng – sai hoặc có – không chuyện trấn yểm hay long mạch có linh nghiệm không, ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của nhân dân, đến giờ phút này chưa có ai có đủ tri thức hoặc thẩm quyền để khẳng định, Nhưng có một sự thật cần thừa nhận là đời sống tâm linh trong nhân dân đang trỗi dậy mạnh mẽ và cần được tôn trọng, Người dân có quyền bày tỏ niềm tin của mình trước những vấn đề mang tính tâm linh, tín ngưỡng: nhưng đối với các ngành khoa học thì chuyện “ thánh vật “ cần được tiếp tục nghiên cứu và thận trọng khi đưa ra những kết luận, Tôi thấy xung quanh chuyện này có nhiều dư luận trái chiều, nhiều người mặc dù không nói là không có trấn yểm nhưng cách nói và hướng nhìn nhận sự việc thực chất là phủ định, Tôi nghĩ không nên vội vã và dễ dãi như thế,

    ( còn tiếp )


    ( SƯU TẦM )
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    (tiếp theo)
    http://www.thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=84662

    Cư sỹ Lương Gia Tĩnh, Phó Viện Trưởng Học viện Phật Giáo Việt Nam: Ấn long mạch giúp dân ổn định tâm lý.

    Trong giáo lý của Phật không nói đến chuyện trấn yểm hay hàn gắn long mạch. Tuy nhiên , thực tế, ở Việt Nam, Trung Quốc và một số quốc gia khác nó vẫn tồn tại trong đời sống tín ngưỡng. Ở một số nước người ta gọi hiện tượng này là Phật giáo phát tong hay Đại thừa Phật giáo,,,Trong lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận, Việc trấn yểm tồn tại trong thời Lý, Trần, khi xây dựng chùa chiền hay cất đất làm nhà để tránh tà ma, xua đuổi tà khí và quan niệm đó vẫn lưu truyền trong dân gian cho đến ngày nay, Xét về mặt tín ngưỡng, nó hoàn toàn được chấp nhận và không có gì sai trái hay mê tín dị đoan cả, Tuy nhiên, việc trấn yểm thực sự có linh nghiệm hay không thì chưa ai có thể khẳng định được, nhưng phải thừa nhận một điều rằng nó đã mang lại cho con người sự an tâm, thanh thản về mặt tâm lý, Trong sự việc ở làng Vân Gia, sư cụ Thích Phúc Trí bằng việc trấn yểm, “ ấn long mạch rồng “ đã giúp trấn an long dân, không còn lo sợ, hoang mang, những hoang mang hoảng loạn trong tâm lý nhân dân vì thế cũng giảm bớt, Khi tâm yên ổn, cuộc sống của người dân cũng vì lẽ đó cũng được an bình hơn chăng ???



    Trỡ về từ Vân Gia, ngôi làng mang nhiều tai ương bất hạnh, chúng tôi đã về chùa Thiên Trúc ở Mễ Trì Thượng ( Từ Liêm Hà Nội ) những mong diện kiến thượng tọa Thích Phúc Trí, hiện đang trụ trì ngôi chùa ngàn tuổi thâm nghiêm này,,,

    Khi còn ở Vân Gia, ông Phùng Văn Sơn, Trưởng ban của người cao tuổi hé lộ, sau khi trấn yên đại nạn ở làng, cao tăng Thích Phúc Trí có làm bài thơ thất ngôn bát cú nói về việc làm phi phàm đó của mình, Bài thơ đó nhiều người ở làng thuộc làu làu và giử như tài sản quý hiếm, Nhiều người còn để bài thơ đó trên bàn thờ như một bùa phép những mong uy lực của “ thơ thần “ đuổi xua tà khí xuôi xẻo,

    Mấy lần tìm đến chùa Thiên Trúc, thế nhưng ước nguyện của chúng tôi không thành, Năm nay đã 95 tuổi, sức khỏe của cao tăng có phần suy kiệt, Mấy vãi ở chùa bảo, độ này sư cụ yếu lắm, không thể tiếp chuyện được bất cứ ai, Biết có nài thì việc gặp được ngài cũng là không thể nên lần nào chúng tôi cũng phải lũi cũi ra về,

    Mới đây, lại một lần nữa chúng tôi thữ,,,vận may của mình, Thế nhưng, khi đến chùa thì mới giật mình khi biết, thượng tọa đã không còn ở ngôi chùa này nữa, Theo chỉ dẫn của những người ở lại thì thượng tọa đã xuống tu hành ở một ngôi chùa khuất nẻo thuộc phường Dương Nội, Hà Đông, theo tìm hiểu, Chúng tôi được biết, bởi tuổi cao sức yếu và nhiều lý do khác nữa, thượng tọa đã quyết định về đó “ bế quan “, ẩn dật, Nhiều công kiếm tìm thì được biết, nơi tu hành mới của vị cao tăng mang nhiều bí hiểm là chùa Thiên Vũ ở làng La Dương, Cũng như nhiều lần khác, chúng tôi tìm đến ngôi chùa cổ kính nằm ngay cạnh đường tàu ấy với một hy vọng,,,rất đổi mong manh, Và đúng như dự cảm, lại một lần nữa chúng tôi không thể diện kiến được ngài, Theo các vãi ở đây thì mấy hôm nay sư cụ mệt lắm, Mấy người dân đến từ sáng sớm những mong được ngài gỡ rối chuyện nọ, chuyện kia , ngồi chầu chực chán rồi ủ dột ra về,

    Chờ mọi người về vãn, níu một vãi lại, chúng tôi hỏi thăm sức khỏe của thượng tọa, Vãi này cho biết, từ sang, đã mấy lần vãi vào phòng thượng tọa để nói chuyện, người này, người kia mong gặp, Thế nhưng vẽ mệt mõi, thượng tọa chỉ lắc đầu bảo rằng hẹn người ta khi khác, “ Sư cụ nhiệt tình lắm, ngài đã chối nghĩa là ngài đang rất mệt,Thôi để khi khác các anh đến vậy,” Vẻ cảm thong, bà vãi ấy nói với chúng tôi, Biết không thể gặp được ngài trong thời gian này, chúng tôi đành dò hỏi bài thơ mà cao tăng đã viết khi giúp dân làng Vân Gia thoát khỏi kiếp nạn rợn người, Vừa nghe chúng tôi nói thế, bà vãi ấy đã thay đổi sắc mặt, Hồ Hỡi bà bảo: “ Thế mà các anh không nói sớm, Chuyện ấy thì tôi giúp được, Tôi sẽ vào thưa với cụ tặng các anh quyển thơ có bài thơ đó “,

    Nói chưa dứt câu, vãi đi thẳng vào hậu viên của chùa, nơi thượng tọa đang nghĩ dưỡng, Lát sau, vãi tất tưởi ra, trên tay là 2 quyển thơ màu vàng được đóng xén cẩn trọng, Theo bà vãi này thì mấy năm gần đây, cứ mỗi lần hành đạo giúp dân ở đâu thì thượng tọa đều có thơ về việc làm đó, Ngài làm thơ nhanh và súc tích lắm, điều đó chứng tỏ tuổi cao chẳng ảnh hưởng gì đến sự mẫn tuệ của ngài,

    Đúng như những gì ông Phùng Văn Sơn đã nói, quả là thượng tọa đã làm thơ về “ sự kiện Vân Gia “, Trong tập thơ ấy, bài “ Cứu Thần, Rồng ở làng Vân Gia” nằm ở gần giữa, Chúng tôi xin gởi đến bạn đọc nguyên văn bài thơ này :

    Bài thơ cứu nạn ở Vân Gia của sư cụ Thích Phúc Trí

    Vân Gia đào đất bị tai ương

    Đứt mạch Thần, Rồng cũng tổn thương

    Bốn tám người dân đều bị chết

    Năm ba vật sống cũng tùy theo

    Nhân dân toàn thể long dao động

    Tới cảnh Thiền môn thỉnh độ sinh

    Cụ đã rat ay long cứu vớt

    Toàn dân thoát khỏi nổi đau thương.

    --------hết-----------

    ( SƯU TẦM )

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
    Con Kính Lạy Chư Tăng Thích Phúc Trí !
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    KINH PHẬT DẠY LẦN CUỐI
    KHI SẮP NHẬP NIẾT BÀN


    HT. Thích Trí Tạng dịch

    nguồn dữ liệu Thư viện Hoa sen

    Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc bắt đầu chuyển pháp Luân (Dhammachakhappavattanasoutta) độ cho tôn giả A Nhã Kiều Trần Như (Ajnata Kaundinya); lần giảng Pháp cuối cùng, độ cho trưởng lão Tu Bạt Ðà La (Subhadra). Và những ai mong cầu được cứu độ, Ðức Phật đều bình đẳng hóa độ cho hết cả. Ngay khi Phật sắp tịch diệt (niết bàn) ở rừng Sa La song thụ; lúc ấy khoảng nửa đêm, bầu trời tịch mịch, không một âm vang, Ðức Phật vì lòng thương các đệ tử mà lược thuyết những Pháp Yếu như sau :

    * Các thày Tỷ khưu, sau khi Ta tịch diệt, các thày hãy trân trọng tôn kính TỊNH GIỚI, như đêm tối gặp ánh sáng, như người nghèo được của báu. Phải coi giới luật là bậc đại sư của các thày cũng như lúc Ta còn ở đời, không khác. Mà giữ tịnh giới, các thày không được buôn bán, đổi chác, tạo lập vườn nhà làm của riêng, chứa chấp kẻ tôi đòi, cùng chăn nuôi các loại sinh động vật.
    Cho đến các thứ báu vật đều nên tránh xa như tránh xa lò lửa. Cũng không được phá hủy cây cối, khai khẩn ruộng đất, xem tướng lành dữ, coi sao, đoán điềm, lấy số, bói toán … đều là những việc không nên làm. Hãy tiết chế thân tâm, ăn ngủ đúng giờ, giữ gìn đời sống thanh tịnh. Ngoài ra, các thày còn không nên dự vào các công việc thế tục, như nhận lĩnh sứ thần, thông báo tin tức, luyện chú, vẽ bùa, làm giả thuốc thánh, kết bạn với người quyền quý, thân cận kẻ càn dỡ, xấc láo. Phải đoan tâm chính niệm để cầu tự độ. Không được bên trong thì dấu nhẹm thói xấu của mình, mà bề ngoài lại giả vờ đạo đức, hòng lừa bịp quần chúng. Ðối với bốn món cúng dường2 chỉ cần “vừa đủ”, không nên chứa góp khi được cúng dường. Ðấy là lược thuyết về tướng trạng của sự giữ giới.


    1) “Giới” là đường chính, nẻo thuận, và là gốc của giải thoát, cũng gọi là Ba -la- đề- mộc -xoa (Pratimoksha).

    2) Bốn món của đàn việt cúng dường chư Tăng là : các thức ăn uống, quần áo, chăn màn và thuốc thang.

    Muốn dứt trừ khổ đau, thủ đắc phép thiền định để đạt được trí tuệ, ta không thể không nương vào sự giữ giới mà có. Nên các thày phải giữ tịnh giới, không được lơ là, hủy phạm. Ai chuyên giữ tịnh giới ắt hưởng mọi pháp lành; nếu tịnh giới không giữ, thì các công đức tốt đẹp không thể nảy sinh. Phải biết rằng : giới là nơi trú ngụ an ổn công đức đệ nhất.

    * Các thày Tỷ khưu, đã hay giữ tịnh giới ; còn cần phải biết cách tự chế, không cho năm căn3 dông dỡ đuổi theo năm dục vọng4 . Cũng như người chăn trâu, cầm roi trông chừng,là cốt giữ trâu khỏi ăn lúa mạ nhà người ta. Nếu bỏ mặc năm căn, thì chẳng những năm dục vọng sẽ vô cùng bừa bãi, mà còn không thể chế ngự được và, như vậy, khác gì con ngựa dữ, không có dây cương kìm hãm, có lúc nó sẽ kéo người ta sa xuống hố hầm. Tuy (việc đó) có bị bức hại, cũng chỉ trong một đời; chứ bọn giặc năm căn thì gieo tai vạ cho nhiều đời !

    Ách nạn ấy mới thật khủng khiếp, há lại không thận trọng ư? Cho nên người có trí sáng, phải chế ngự nó mà không dễ dãi, và đề phòng nó như bọn giặc, chớ để buông thả! Nếu để buông thả năm căn, chẳng bao lâu chúng sẽ tác hại. Mà năm căn, tâm là chủ động : các thày phải khéo léo lắm mới chế ngự nổi nội tâm. Cái ” tâm ” thật đáng sợ, đáng sợ hơn rắn độc, thú dữ, oán tặc. Và cả lửa cháy phừng phừng nữa cũng chưa thể đem so sánh được với tâm. Như một kẻ tay cầm bình mật, chân bước đi vội vã, chỉ biết có bình mật mà không thấy được hố sâu ! Như con voi điên dại không có khóa chân ; con vượn, con khỉ leo trèo, nhảy nhót trên cành cây, khó mà cấm cản nổi chúng. Phải gấp điều phục chúng. Chớ có buông xuôi, bỏ mặc ….. Ai bỏ mặc cho tâm chạy theo sở thích, người ấy đã đánh mất hết mọi sự tốt lành.

    Nhưng nếu biết chế ngự nội tâm, mọi việc sẽ chu toàn cả. Do đấy, là Tỷ khưu, các thày phải siêng năng tinh tiến, cần chiết phục được nội tâm mình.

    3) Năm căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân.

    4) Năm món ham muốn : tiền của, nữ sắc, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ.

    * Các thày Tỷ khưu, khi thụ dụng thức ăn uống, nên coi như dùng thuốc, ngon hay không ngon, cũng không ăn thêm lên hoặc ăn bớt đi. Mà chỉ coi sự ăn uống cốt sao để nuôi thân khỏi đói khát, thế thôi. Như con ong hút nhụy hoa mà không làm tổn hại đến sắc hương, Tỷ khưu cũng nên như thế : khi nhận món cúng dường của thí chủ, các thày nên coi đó như liều thuốc dùng để chữa bệnh tật, không được tham cầu quá mức khiến cho tâm thiện bị hủy hoại. Cũng như người có trí tuệ, lường biết sức lực con bò chở được nhiều hay ít; không để bò chở quá nặng đến phải kiệt sức.

    * Các thày Tỷ khưu, ban ngày cần để tâm siêng năng tu tập pháp lành, chớ bỏ phí thì giờ! Ðầu hôm, sớm mai cũng đừng bỏ phí! Nửa đêm thì tụng kinh để tiêu trừ phiền não. Không vì chút lý do ngủ nghỉ làm hỏng cả cuộc đời, đến trở thành vô ích! Phải luôn suy niệm về lẽ vô thường, và coi đó như ngọn lửa đốt cháy thế gian mà gấp lo tu tập bản thân. Chớ có ham ngủ nghỉ. Bọn giặc phiền não thường rình rập ám hại người,thực nguy hiểm, nguy hiểm còn hơn cả oán thù truyền kiếp. Các thày há lại lấy sự ngủ nghỉ làm trọng mà không sớm tỉnh thức đó sao? – “Phiền não” chính là con rắn độc ở ngay nội tâm các thày, cũng như con rắn đen núp trong căn buồng nơi các thày thường ngủ. Các thày hãy lấy lưỡi câu giới luật mà sớm trừ diệt nó đi. Chỉ chừng nào bọn giặc phiền não ra khỏi nội tâm rồi, ta mới được tự tại, nghỉ ngơi. Nếu biết chúng còn ẩn núp ở đâu đó mà vẫn yên ngủ, thì đấy hẳn là người không biết hổ thẹn là gì! Người biết hổ thẹn khác nào mặc chiếc áo đẹp nhất trong các đồ trang sức. Sự biết thẹn ví như lưỡi câu thép ngăn ngừa người ta không phạm những điều phi pháp.

    Này, Các thày Tỷ khưu, các thày hãy thường xuyên biết hổ thẹn, chớ có coi thường, quên lãng, xa lìa lòng hổ thẹn, tức tự mình đã đánh mất hết công đức rồi vậy. Người biết hổ thẹn ắt được hưởng mọi pháp lành. Người không biết hổ thẹn, đâu có khác gì loài cầm thú.

    * Các thày Tỷ khưu, nếu có người từ đâu đến đánh gãy chân tay…, các thày hãy nén lòng tức giận, cũng như hãy giữ gìn miệng lưỡi, chớ có buông ra những lời chửi rủa. Còn để tâm tức giận là trái với đạo giải thoát, mất hết các công đức – Công đức của nhẫn nhục hơn cả trì giới và khổ hạnh. Ai có năng lực thực hành hạnh nhẫn nhục, thật xứng đáng là bậc đại nhân. Người nào không biết vui vẻ chịu đựng những lời xỉ vả ác độc như uống nước cam lộ, thì không thể gọi là người trí tuệ hiểu đạo. Vì sao? – Vì tức giận sẽ phá hoại các pháp lành, làm tổn thương đến thanh danh, người đời nay và người đời sau không ai còn muốn nhìn thấy mình nữa. Nên biết rằng : tâm tức giận còn độc hại hơn lửa nóng! Hãy đề phòng, gìn giữ, chớ để cho chúng len lỏi, đột nhập trong người ta. Bọn giặc cướp lấy công đức, vẫn không nguy hiểm bằng tức giận. Người tại gia đam mê sắc dục bởi họ không phải là người hành đạo, không có phương pháp để kiềm chế, nên có tức giận còn có thể tha thứ, chứ người xuất gia hành đạo, là người từ bỏ dục vọng, mà vẫn chứa trong lòng sự tức giận, thì không nên vậy. Cũng như áng mây trắng hiền hòa đang trôi lơ lửng giữa bầu trời trong xanh, bỗng nhiên ầm ầm nổi cơn sấm sét, hẳn không thể nào thích hợp.

    * Các thày Tỷ khưu, khi cạo bỏ mớ tóc trên đầu, xa lìa mọi thứ trang sức ở đời, khoác trên vai tấm áo hoại màu, tay cầm bình bát, đi khất thực để tự nuôi sống; đã biết thực hiện như thế mà còn khởi tâm kiêu mạn, thì hãy sớm trừ diệt đi. Ðến như người tại gia còn không nên kiêu mạn thay, huống nữa, người xuất gia hành đạo, đã tự hạ mình đi khất thực, chỉ vì mưu cầu giải thoát? …

    * Các thày Tỷ khưu, tính nịnh bợ, quanh co là trái với lẽ đạo, thế nên các thày cần giữ tâm ngay thẳng. Phải nhớ rằng : nịnh bợ, quanh co là một thủ đoạn để lừa dối kẻ khác; người hành đạo thì không thể như thế. Cho nên điều căn bản mà các thày phải giữ, đó là : LÒNG NGAY THẲNG THẬT THÀ.

    * Các thày Tỷ khưu, cần nên biết rằng : người càng nhiều dục vọng, thì sự tham cầu lợi lộc càng lắm và khổ não cũng rất nhiều.

    Người ít dục vọng không tham cầu, không ham muốn, nên không bị khổ đau. Thực vậy, tâm ít dục vọng còn phải tu tập, huống chi tính ít dục vọng thường hay sinh ra các công đức. Người ít dục vọng không nịnh bợ, quanh co để mong thu phục lòng người, cũng không bị “các căn” 3 lôi kéo. Người càng ít dục vọng thì tâm lúc nào cũng thanh thản, không bợn chút lo âu, sợ hãi, gặp khi hữu sự vẫn thừa sức đối phó, mà lúc bình thường sống rất đạm bạc, đơn sơ. Người ít dục vọng có cảnh vui của niết bàn, như thế mới thực đúng với ý nghĩa của chữ “thiểu dục”.

    * Các thày Tỷ khưu, nếu muốn thoát các khổ não, cần phải “biết đủ” (tri túc). BIẾT ÐỦ LÀ PHƯƠNG PHÁP HOÀN HẢO AN VUI NHẤT MÀ NGƯỜI TA CẦN LẤY ÐÓ LÀM NƠI TRÚ ẨN. Người biết đủ tuy nằm trên đất cũng vẫn sung sướng. Người không biết đủ dẫu ở thiên đường mà vẫn thấy không vừa ý. Người không biết đủ tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ tuy nghèo mà giàu. Người không biết đủ thường làm nô lệ cho năm dục vọng4, thực đáng để cho người biết đủ xót thương… Ðó gọi là biết đủ

    * Các thày Tỷ khưu, muốn trọn hưởng niềm vui trong sáng của niết bàn, cần nên tránh xa những chỗ ồn ào, tìm ở nơi thanh vắng. Người nào thường ở nơi thanh vắng, dẫu là vua Ðế Thích hay chư thiên đều phải kính trọng. Lý do : vì những người này đã thoát ly hẳn đồ chúng5 của mình và người, một mình ở nơi thanh vắng, cốt để suy tư về cỗi rễ của sự diệt khổ. Thật vậy, càng ở chỗ đông người, càng dễ bị người ta quấy phá. Như cây to lớn, các loài chim rủ nhau về đậu, tất cây phải héo gẫy. Người đời thường bị ràng buộc, đắm chìm trong những nỗi khổ … đâu có khác gì con voi già yếu đi trên bùn lầy, mà không thể gỡ chân ra nổi. Người tỉnh thức hãy sớm tránh xa chỗ huyên náo.

    Năm món ham muốn : xem chú thích trang 25.

    5. Ðồ chúng : Sự : Chỉ cho hết thảy sự huyên náo. Lý : tức thân ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) và mọi phiền não.

    3 Năm căn : xem chú thích trang 25.

    * Các thày Tỷ khưu, người siêng năng tinh tiến bất cứ công việc gì cũng làm xong, mà không coi là khó. Bởi thế, các thày hãy siêng năng tinh tiến! Ví như dòng nước chảy không dừng, dẫu là đá cũng có lúc bị xoi mòn. Nếu tâm người tu hành thường chán nản, lười biếng, khác nào khi dùi lửa, chưa được nóng đã thôi, lúc ấy dù muốn lấy lửa cũng không thể nào có được. Ðó gọi là “tinh tiến”.

    * Các thày Tỷ khưu, cầu có bạn hiền, cầu được sự hỗ trợ không gì bằng đừng quên mất chính niệm. Nếu không tự đánh mất chính niệm (bất vong niệm), thì bọn giặc phiền não không thể nào thẩm nhập tâm hồn. Do đó, các thày phải luôn luôn giữ cho tâm chính niệm. Ðể mất chính niệm, bao nhiêu công đức sẽ mất hết. Chính niệm là sức mạnh vạn năng sẽ giúp ta thắng lướt được đám giặc ngũ dục, không bị chúng bức hại. Như người mặc áo giáp ra trận, không hề biết sợ hãi là gì. Ðó gọi là “bất vong niệm”.

    * Các thày Tỷ khưu, nếu ai nhiếp phục được tâm thì tâm an định. Tâm định nên bất cứ tướng trạng sinh diệt của bất cứ vật thể nào hiện có ở thế gian cũng thấy biết cả. Vì thế, các thày hãy tinh tiến tu tập pháp định. Người đắc định thì tâm không bao giờ tán loạn. Cũng như muốn chứa giữ nước, phải biết ngăn be bờ đê. Hành giả cũng thế, muốn cho suối nguồn trí tuệ không bị rỉ cạn, phải siêng năng tu phép thiền định. Ðó gọi là tu “định”.

    * Các thày Tỷ khưu, người có trí tuệ thì không còn tham đắm. Các thày hãy tỉnh táo, tự soát xét mình, đừng bao giờ nhầm lỗi. Nếu thực hành đúng như thế, các thày đã sống trong giáo pháp của Ta, ắt được giải thoát. Nhược bằng trái lại, các thày đã chẳng xứng đáng là người xuất gia nữa – cũng chẳng phải cư sĩ, không biết nên gọi các thày là hạng người nào? !

    Người có trí tuệ, như con thuyền bền chắc vượt thoát khỏi bể sinh tử luân hồi ; là ngọn đèn lớn chiếu sáng bức màn vô minh đen tối ; là phương thuốc hay chữa lành hết mọi tật bệnh ; là nhát búa sắc bén chặt đứt hết cây phiền não; do đó, các thày phải lấy ba môn học căn bản là : VĂN (nghe), TƯ (nhớ), và TU mà trau dồi trí tuệ ngày thêm tiến ích. Người nào có ánh sáng trí tuệ, tuy mang đôi mắt thịt, nhưng lại là người minh kiến, có tầm vóc nhìn xa thấy rộng. Ðó gọi là “trí tuệ”.

    * Các thày Tỷ khưu, nếu còn hay hý luận, ắt tâm bị rối loạn, dẫu là người xuất gia cũng không bao giờ đạt được giải thoát. Là Tỷ khưu, các thày hãy gấp từ bỏ hý luận, giữ tâm không loạn động. Nếu muốn hưởng trọn vẹn niềm vui an tịnh, cách tốt nhất, các thày phải mau chóng trừ diệt tai họa hý luận kia đi. Ðó gọi là “bất hý luận”.

    * Các thầy Tỷ khưu, trong khi tu tập công đức, các thày hãy nhất tâm từ bỏ các tính phóng túng dông dỡ như tránh xa oán tặc. Giáo pháp của Ðấng đại bi Thế Tôn hoàn toàn có những lợi ích thiết thực. Các thày nên lấy đó làm mẫu mực cho sự tu hành của mình : dù ở núi rừng, bên bờ suối, dưới gốc cây, hay trong tĩnh thất, hay ở bất cứ nơi nào thanh vắng, các thày hãy luôn nhớ nghĩ giáo pháp của Ta, chớ có lãng quên. Phải luôn luôn cố gắng tinh tiến tu hành. Nếu không làm gì…, chết uổng, chỉ kết liễu trong ân hận hối quá! Ta như vị lương y, coi bệnh cho thuốc, uống hay không uống, không phải lỗi ở lương y. Lại như kẻ dẫn đường giỏi, dắt loài người về nẻo chiùnh, nghe mà không chịu đi theo thì đó không phải là lỗi của kẻ dẫn đường.

    * Các thày Tỷ khưu, như pháp Tứ Ðế (Catvàriaryasatyanu)6 đã giải rõ những nỗi khổ và sự diệt khổ, nếu còn chỗ nào khả nghi hãy gấp hỏi đi, không nên mang trong lòng sự ngờ vực mà không yêu cầu giải quyết.

    Trong khi Ðức Thế Tôn cao giọng nói như thế ba lần, nhưng không một vị nào “thỉnh vấn” – Vì sao ? Vì trong đại chúng không ai còn điều gì đáng nghi ngờ nữa cả.

    6. Bốn Sự Thật :
    - Sự thật thứ nhất : Sự khổ.
    - Sự thật thứ hai : Nguyên nhân sự khổ.
    - Sự thật thứ ba : Sự khổ tiêu diệt (giải thoát)
    - Sự thật thứ tư : Phương pháp diệt trừ nguyên nhân sự khổ.


    Ngay lúc ấy, Tôn giả A – Nâu – Lâu – Ðà (Anusudha) liền quan sát tâm tư đại chúng, rồi bạch với Ðức Phật rằng : Kính lạy Ðức Thế Tôn, mặt trăng có thể nóng, mặt trời có thể lạnh, chứ chân lý Tứ Ðế không thể nào khác được. Như Ðức Phật dạy : KHỔ đế, sự thật là khổ, hẳn không có gì vui sướng cả. Mà chính TẬP đế là nhân (nguyên nhân gây ra mọi khổ đau), hẳn không có nhân nào khác. Vậy DIỆT khổ tức là diệt trừ nguyên nhân. Nhân mà diệt thì quả cũng bị diệt. ÐẠO DIỆT KHỔ TỨC LÀ CHÍNH ÐẠO, NGOÀI RA KHÔNG CÒN ÐẠO NÀO KHÁC NỮA! Thưa Thế Tôn, các Tỷ khưu quyết không còn điều gì nghi ngờ đối với pháp Tứ Ðế cả. Nhưng, giả thử trong đại chúng đây, có vị còn chưa hoàn thành đạo nghiệp mà Ðức Phật đã diệt độ, hẳn phải buồn rầu? Nhưng có vị chỉ mới vào đạo, nghe Ðức Phật thuyết pháp, liền được cứu độ. Ví như trong đêm tối chợt hiện ra ánh sáng, tức là thấy đạo. Cũng có vị đã HOÀN THÀNH ÐẠO NGHIỆP và ÐÃ ÐƯỢC CỨU ÐỘ thoát khỏi bể khổ, thì lại nghĩ rằng : sự diệt độ của Ðức Thế Tôn sao đến mau quá !
    Tôn giả A – Nâu – Lâu – Ðà vừa thốt ra lời ấy thì trong đại chúng thảy đều LIỄU NGỘ chân nghĩa Tứ Ðế. Ðức Thế Tôn lại một lần nữa, vì muốn cho đại chúng có tâm bền vững, nên đã rủ lòng đại bi mà ân cần dạy bảo thêm :


    * Các thày Tỷ khưu, không nên mang lòng buồn thương sầu não, nếu Ta có ở đời thêm chừng một kiếp, rồi cũng tất phải chia ly! Hội tụ mà không chia ly thật chưa từng thấy bao giờ! Những việc “tự lợi, lợi tha” Ta đều đã dạy đầy đủ trong kinh điển, nếu có trụ thế lâu hơn nữa cũng chẳng ích gì! Những ai cần cứu độ, dù chư thiên hay loài người, đều đã được cứu độ, và những ai chưa được cứu độ cũng đều đã gây nhân duyên để được cứu độ. Từ nay về sau, các đệ tử của Ta phải biết triển chuyển thực hành, thì đó các thày đã làm cho pháp thân thường trụ của Như Lai không bị hủy diệt! Tuy nhiên, cũng cần nên nhớ : Cuộc đời là vô thường. Hễ có hội tụ ắt có chia ly. Ðừng ôm lòng sầu thảm. Tất cả sự tướng ở đời là như thế đó. Phải siêng năng tinh tiến mà sớm cầu giải thoát. Hãy lấy ánh sáng trí tuệ để diệt trừ mê tối. Cuộc đời thực là nguy khốn, không có chi bền chắc cả! Ta nay đã diệt trừ hẳn mọi nỗi nguy khốn, như trừ diệt cơn ác bệnh, và coi đấy như trút bỏ được hết tội ác mà : (giả danh) gọi là cái “xác thân” cứ mãi bị đắm chìm trong bể lớn sinh, già, ốm, chết! Huống nữa, người có trí sáng, đã trừ diệt ” mọi nỗi nguy khốn ” như trừ diệt oán tặc, làm sao lại không vui mừng cho được ?

    * Các thày Tỷ khưu, phải một lòng siêng năng tu đạo “xuất thế”, sớm cầu ra khỏi những nỗi nguy khốn kia đi. Hết thảy sự tướng của các “Pháp”, dù động hay bất động7 hiện có ở thế gian, đều hủy hoại, bất an. Các thày, tới đây tạm chấm dứt, không nhắc lại nữa. Giờ đã điểm, Ta sắp diệt độ đây. Và đây là LỜI DẠY CUỐI CÙNG Ta trao lại cho các thày.

    7) Pháp động và bất động : cõi DỤC có 6 tầng trời thuộc pháp động. Cõi SẮC có 18 và VÔ SẮC có 4, cộng 28 cõi. Những cõi trời này, kiếp sống dài lâu, ngoại đạo chấp là thường, nên gọi là pháp động.

    NAM MÔ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

    Mời đọc thêm :
    http://namo84000.wordpress.com/2010/12/25/phật-học-phổ-thong-ht-thich-thiện-hoa-trọn-bộ/
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Lời Khấn Nguyện






    Kính lạy mười phương Phật.
    Kính lạy mười phương Pháp
    Kính lạy mười phương Tăng

    Xin chứng giám lòng con
    Với tất cả Tâm thành
    Dâng lên lời khấn nguyện
    Xin cho con mãi mãi
    Lòng tôn kính vô biên
    Hơn núi biển mênh mông
    Dâng lên mười phương Phật
    Xin cho con mãi mãi
    Lòng thương yêu không cùng
    Trải thế giới Tam Thiên
    Đến chúng sanh vô tận
    Xin cho khắp muôn loài
    Sống yên lành bên nhau
    Không ganh ghét oán thù
    Không chiến tranh giết chóc
    Xin cho kẻ bất thiện
    Biết tin có luân hồi
    Có nghiệp báo trả vay
    Để hồi đầu hướng thiện
    Xin kẻ mù được sáng
    Kẻ điếc lại được nghe
    Kẻ nghèo được ấm no
    Kẻ ốm đau bình phục
    Xin cho loài cầm thú
    Thoát được nghiệp ngu si
    Tái sanh vào cõi người
    Biết tu theo Phật Pháp
    Các vong linh vất vưởng
    Trong cõi giới u huyền
    Thoát nghiệp đói triền miên
    Quy y và siêu thoát
    Xin cho nơi địa ngục
    Chúng sinh đang đoạ đầy
    Khởi được Tâm Từ Bi
    Để xa lìa cảnh khổ
    Cúi xin mười phương Phật
    Chư Bồ Tát Thánh Hiền
    Đem chánh Pháp thiêng liêng
    Sáng soi nghìn thế giới
    Cho chúng con mãi mãi
    Dù sinh về nơi đâu
    Đều gặp Pháp nhiệm mầu
    Để nương theo tu tập
    Cho con biết khiêm hạ
    Biết tôn trọng mọi người
    Tự thấy mình nhỏ thôi
    Việc tu còn kém cõi
    Cho tay con rộng mở
    Biết san sẽ cúng dường
    Biết giúp đỡ thương yêu
    Đến những người khốn khó
    Xin cho con bình thản
    Trước nghịch cảnh cuộc đời
    Dù bị mắng bằng lời
    Hay bằng đều mưu hại
    Xin Tâm con sung sướng
    khi thấy người thành công
    Hoặc gây tạo phước lành
    như chính con làm được
    Cho con biết im lặng
    Không nói lỗi của người
    Chỉ lặng lẽ dùng lời
    cầu cho người hết lỗi
    Xin vòng dây Tham-Ái
    rời khỏi cuộc đời con
    Để cho trái tim con
    biết yêu thương tất cả
    Cúi lạy mười phương Phật
    Đau khổ quá nhiều rồi...
    Vô lượng kiếp luân hồi
    đắng cay và mỗi mệt
    Nay con dâng lời nguyện
    Giải thoát quyết tìm về
    Giác ngộ quyết lìa mê
    Độ sinh đền ơn Phật
    Xin cho con giữ vững
    được chí nguyện tu hành
    không 1 phút buông lơi
    Không 1 giờ xao lãng
    Xin vẹn toàn giới hạnh
    với thiền đinh lắng sâu
    Với trí tuệ nhiệm mầu
    Xoá tan dần chấp Ngã
    Xin cho Con tỉnh táo
    không kêu mạng tự hào
    Dù tu tiến đến đâu
    vẫntự tìm chỗ dỡ
    Nguyện cho con đi mãi
    Không dừng lại giữa đường
    Đến tuyệt đối vô biên
    Tầm đồng Tâm chư Phật
    Rồi trong muôn vạn nẻo
    Của sinh tử luân hồi
    Con mãi mãi không thôi
    Độ sinh không dừng nghĩ

    Cúi lạy 10 phương Phật
    Xin chứng giám lòng con
    Lời khấn nguyện sắt son
    Dâng lên ngôi Tam Bảo

    Nam Mô A Di Đà Phật !
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Chúc mừng năm mới!
    [};-[};-[};-2012[};-[};-[};-


    Tân Mão đi qua.
    Nhâm Thìn bay tới.
    Long, Phượng tụ hội.
    Cung chúc tân niên.
    Già trẻ đoàn viên.
    Xum vầy hạnh phúc.
    Năm mới sung túc.
    Bạc tiền đầy kho.
    Tiêu tan nỗi lo.
    Tràn đầy sức sống.
    Danh cao trọng vọng.
    Thọ tỉ Nam sơn.
    Gia quyến cát tường.
    An khang - Thịnh vượng.
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    [​IMG]Giá trị của sự đau khổ?Dec 21, '10 10:56 PM
    for everyone
    [​IMG]

    “ Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát và hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát đều lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng.


    Đúng lúc đó có một hạt cát đồng ý, các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh mặt trời, trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối, ướt lạnh, cô đơn, rất đau buồn, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán thán.

    Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát”.


    Nếu nói trên thế gian này có “phép biến đá thành vàng” thì đó là “gian nan và đau khổ”. Những thành quả huy hoàng, sự nghiệp vĩ đại của loài người, đều phải trải qua những vất vả, gian nan mới đạt được, đó chính là giá trị của sự đau khổ.

    Theo Bài học thành công


    Tags: the values of life
    Prev: Giá trị của những ước mơ!

    Hi vọng năm nay các ACE theo nghiệp chứng đã qua nhiều gian khổ được chứng kiến màu xanh non của cây lá đến màu tím thủy chung ngay từ những ngay đầu Xuân này [};-[};-[};-[r2)][r2)][r2)]
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036

Chia sẻ trang này