Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

5037 người đang online, trong đó có 504 thành viên. 18:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158841 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Xin chúc bác @phongthuyBDS một năm mới an lạc , hạnh phúc vạn sự như ý .

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Người con gái Việt mang hương đất Việt tỏa đến sứ chồng ,thật đáng trân trọng !

    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/xuan-que-huong/2012/01/mon-tet-viet-dai-chong-tay/
    Món Tết Việt đãi chồng Tây

    Hàng năm cứ đến Tết, tôi lại được dịp trổ tài nấu các món ăn Việt để thết đãi anh xã Tây và lúc nào cũng được chồng "nịnh đầm" rằng món ăn Việt là số một và vợ Việt Nam cũng luôn là số một. (Loan Zaunders, Australia)
    > Gửi bài dự thi Xuân Quê hương


    [​IMG]
    Đây là những thứ tôi chuẩn bị để cúng Giao Thừa. Chè nếp đậu đỏ và xôi nếp đậu xanh, những món rất quen thuộc của gia đình mà tôi thường giúp mẹ nấu để cúng Giao Thừa. Đấy cũng chính là kỷ niệm của tôi thuở xưa khi mẹ tôi còn sống. Có lẽ nó cũng sẽ theo tôi suốt cuộc đời để làm sống lại trong tôi những khoảnh khắc thuở nào bên mẹ, cũng là để giữ gìn nét đẹp truyền thống gia đình.


    [​IMG]
    Món ăn được trang trí bằng những cây tre khỏe khoắn và xanh tốt tượng trưng cho sự mộc mạc của làng quê Việt Nam và cũng đã đi vào huyền thoại qua câu chuyện “Thánh Gióng nhổ tre diệt giặc” mà tôi đã được học thuở bé. Đây cũng sẽ là câu chuyện mà tôi kể lại cho con cháu mình để các cháu biết thêm về lịch sử của dân tộc Việt Nam. Món ăn này tôi gọi là “Gà rô ti” chay. Trông cũng không đến nỗi nào phải không các bạn?


    [​IMG]
    Đây là món ăn chơi ngày Tết mà tôi tình cờ học được trên trang báo Ione.net. Món này gọi là món “Ngô cà rốt cưỡi phồng tôm du xuân”. Hình ảnh mà tôi chọn để trang trí cho món ăn là gia đình Thiên Nga trắng đầm ấm hạnh phúc bên nhau tượng trưng cho sự sum họp đoàn tụ gia đình trong ngày Tết truyền thống.


    [​IMG]
    Đây là món “Gỏi nấm kim châm” mà tôi cũng học được trên báo Ione đấy các bạn. Tôi trang trí hình Rồng để đón chào năm mới Nhâm Thìn 2012.


    [​IMG]
    Mâm cỗ của hai vợ chồng ngày mùng 2 Tết, vì̀ ngày này là ngày truyền thống họp mặt của gia đình tôi từ xưa đến giờ. Mặc dù bây giờ tôi đang sống ở Australia nhưng tôi vẫn giữ ngày truyền thống này. Đây là tổng hợp của những món kể trên, ngoài ra có thêm bánh Tét, dưa món, súp nấm. Mâm cỗ này là mâm cỗ chay vì hai vợ chồng tôi đều ăn chay.
    Loan Zaunders
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Ăn Chay
    Mở Ðề

    Ăn Chay Là Một Phương Pháp Tu Hành Của Người Phật Tử
    Vấn đề ăn uống là một vấn đề quan trọng đối với tất cả mọi người, mọi chúng sanh. Nếu sống mà không cần ăn, thì tất cả chúng sanh đều thành Thánh cả rồi. Ðức Phật Thích Ca, khi còn là một vị Thái Tử, đã nói một câu đầy ý nghĩa: “Sự sống sống bằng sự chết”. Hãy nghĩ lại mà xem: từ khi lọt lòng mẹ đến bây giờ, để được sống, mỗi chúng ta đã làm chết bao nhiêu sinh vật rồi? Chúng ta ăn, chúng ta uống, chúng ta thở, chúng ta nằm, chúng ta đứng, chúng ta đi, mỗi mỗi động tác như thế, đều đã gây bao tang tóc cho những sinh vật ở chung quanh chúng ta! Ðó là chưa kể những kẻ hung ác, giết để được thích thú, được tiền tài, danh vọng…Nếu sự sống mà không làm *ai chết ai cả, thì cuộc đời sẽ đẹp đẽ biết bao nhiêu ! Sự ước ao này có thể thực hiện được một phần lớn, nếu chúng ta áp dụng phương pháp ăn chay mà Phật đã chế ra.
    Như thế, ăn chay đối với người Phật tử không phải là một sự hiếu kỳ, một sự hiếu danh, một cách đổi món ăn cho ngon miệng, một cách kiêng cữ theo lời dặn của bác sĩ. Ăn chay chính là một phương pháp tu hành rất quan trọng, mà người Phật tử thực hành được nhiều chừng nào thì được nhiều kết quả tốt đẹp chừng ấy.
    Chánh Ðề
    Ðịnh Nghĩa
    Ăn chay, hay ăn lạt, nghĩa là ăn những loài thảo mộc: hoa quả, rau cải, không ăn những món ăn thuộc loài động vật như thịt, cá, tôm, cua, sò, ốc những vật hữu tình, biết tham sống sợ chết như người.
    Lý Do Ăn Chay
    1. Vì lòng từ bi và bình đẳng
    Khi đức Phật còn tại thế, một hôm Ngài A Nan hỏi Phật rằng:
    -Bạch Phật , tại sao trước kia, Phật cho các Ðệ tử ăn ngũ tịnh nhục (Ngũ tịnh nhục là năm thứ thịt thanh tịnh: a) Thịt ăn mà không thấy người giết. b) Thitc ăn mà mình không nghe tiếng con vật bị giết kêu. c) Thịt ăn mà mình không nghi người ta giết cho mình. d) Thịt con thú tự chết. đ) Thịt con thú khác ăn còn dư), mà nay Ngài lại cấm tuyệt ăn thịt cá?
    Phật trả lời Ngài A Nan: Vì trình độ các ông trong buổi sơ cơ còn thấp kém, chưa có thể lãnh thọ giáo pháp Ðại Thừa, thực hành đúng lý đặng, nên khi ta còn nói pháp Tiểu Thừa, phương tiện cho các ông tạm dùng ngũ tịnh nhục. Ðến nay trình độ các ông đã cao, lãnh thọ được giáo pháp Ðại Thừa, nên ta cấm tuyệt ăn thịt cá. Còn ăn thứ ấy, thì còn phạm giới sát sanh, nếu không trực tiếp sát thì cũng gián tiếp sát, làm mất hạt giống từ bi bình đẳng, không thể nào tu hành thành Phật được.
    Lời Phật dạy đã rõ ràng: Ăn chay là cốt yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng.
    Thật thế, Phật tử là người đã theo đạo từ bi, thì không lý nào lại không thực hành đức từ bi trong đời sống của mình từ ý nghĩ, lời nói, cho đến cách ăn uống.
    Nếu chúng ta vì muốn ăn cho khoái khẩu, sướng bụng, mà nhẫn tâm nhìn cảnh chặt đầu, lột da những con vật hiền lành vô tội, nhẫn tâm bịt tai giả điếc trước những kêu la thảm thiết của những con vật đang giẫy giụa trêm tấm thớt, trên bàn thịt, thì sao được gọi là Phật tử.
    Nếu không có một lòng thương xót trước những cảnh giết chóc như thế, thì hạt giống từ bi mỗi ngày mỗi héo khô, cằn cỗi, và công phu tu hành, tụng kinh niệm Phật của chúng ta trở thành vô ích.
    Ðạo Phật là đạo Từ Bi mà cũng là đạo Bình Ðẳng. Phật dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh như nhau”. Vậy thì người Phật tử dưới tầm con mắt của mình, không nên thấy *Người và vật khác nhau, mà chỉ đồng một tri giác bình đẳng, ẩn trong thân hình sai biệt. Nói rằng: “Vật dưỡng nhơn” là một quan niệm rất sai lầm, do sự ích kỷ và ngạo mạn của người sinh ra. Quan niệm ấy dung túng cho người ta thẳng tay giết hại sanh vật, và tạo ra một tình trạng bất bình đẳng, thì không bao giờ cõi đời có thể yên ổn, hòa bình được.
    2. Vì muốn tránh quả báo luân hồi
    Phật dạy: “Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, cứ tạo nhân tội ác, sát hại ăn thịt lẫn nhau, nên bị ác quả, là sanh tử luân hồi mãi trong sáu đường”. Kinh Lăng Nghiêm nói: “H giết một mạng thì hãy trả lại một mạng; tâm giết hại chẳng dứt trừ, thì không thể nào ra khỏi trần lao được.” Vậy muốn tránh oan báo luân hồi, tránh các điều tội lỗi thuộc về giới sát. Phật tử phải ăn chay. Nếu ăn mặn hoài thì không thể nào hết nợ thân mạng và nợ xương thịt, máu huyết được.
    3. Vì hợp vê sinh
    Không phải mới từ nay mà từ ngàn xưa, một triết gia, ông Senèque, đã nói rằng: “Mỗi bữa ăn, người ta dùng thịt là tự đầu độc, thành thử con người tự sát ngấm ngầm mà không hay biết, do đó con người bị mạng yểu, chết sớm”. Thật thế, ngày nay những nhà y khoa bác sĩ trứ danh như ông Soteyko, Varia Kiplami có nói: “Trong các thứ thịt, có nhiều chất độc rất nguy hiểm cho sức khỏe con người”. Bằng chứng cụ thể là rau cải để lâu ngày thì héo khô, hoặc ung bấy mà ít hôi; còn thịt cá để lâu ngày thì sình, ương, hôi tanh không ai chịu nổi, và khi ăn vào, ta thấy trong người rất nặng nề, mệt nhọc ,khó tiêu. Hơn nữa, các loài thú vật, thường mắc bệnh này hay bệnh khác như: bệnh lao, bệnh thương hàn, bệnh sán, sên v.v…,nếu chúng ta ăn vào, sẽ vướng bệnh, rất nguy hiểm.
    Ðể tránh những bệnh tật, và tăng sức khỏe, chúng ta nên ăn nhiều rau cải. Các nhà khoa học, cũng như các nhà y học Ðông, Tây đều công nhận đồ ăn chay là nhẹ nhàng, thanh khiết, d tiêu hóa và có nhiều sinh tố rất bổ. Bởi thế, ở nước Nhật có hội “Tổ Thực Chủ Nghĩa”, ở Pháp, Ðức, Anh, Mỹ đều có “Thảo Mộc Thực Hội”.
    Có nhiều người có thành kiến sai lầm rằng: ăn thịt cá, mới có đủ sức mạnh. Thật ra, người ăn thịt không có sức mạnh và sức chịu nhọc dẻo dai bằng người ăn chay trường. Chính Giáo sư Irwin Fischer ở Ðại học đường Yale, sau nhiều cuộc thí nghiệm, đã long trọng tuyên bố rằng:

    • Ăn thịt hay ăn những vật có nhiều chất đạm, sẽ làm cho con người không đủ sức chịu nhọc, không khác nào như người uống rượu.
    Bà White, một bác học gia cũng đã tuyên bố rằng:

    • Các thứ hột, các thứ trái cây, đậu và rau cải là những thức ăn mà thiên nhiên đã dành để nuôi chúng ta. Các thức ăn ấy nấu nướng một cách giản dị, thì rất hợp vệ sinh và rất bổ. Nó làm cho thân thể tráng kiện, tinh thần sáng suốt và tránh biết bao nhiêu bệnh tật.
    I. Cách Thức Ăn Chay
    1. Chương trình ăn chay
    Mặc dù sự ăn chay đối với người Phật tử là một điều cần thiết, một phương pháp tu hành nhưng muốn được lợi ích thiết thực, cần phải có phương pháp, và áp dụng một cách tuần tự theo căn cơ và sở nguyện của mình. Trước tiên, không phải người Phật tử nào cũng có thể bỏ hẳn ngay tập quán ăn mặn của mình để ăn chay. Vì thế, trong đạo có chia làm hai loại: ăn chay kỳ và ăn chay trường.
    a) Ăn chay kỳ. Ăn chay kỳ là ăn có kỳ hạn nhất định trong mỗi tháng hay mỗi năm:
    Nhị trai: Ăn 2 ngày chay trong mỗi tháng vào ngày mồng một và rằm âm lịch.
    Tứ trai: Ăn 4 ngày chay trong tháng: mồng một, mồng tám, rằm và hăm ba.
    Thập trai: Ăn sáu ngày chay trong tháng là: mồng một, mồng tám, mười bốn, rằm, mười tám, hăm ba, hăm bốn, hăm tám, hăm chín và ba mươi (nếu tháng thiếu thì 27, 28, 29).
    Nhất nguyệt trai: Là ăn một tháng chay vào tháng giêng hay tháng bảy.
    Tam nguyệt trai: Là ăn ba tháng chay: Tháng giêng, tháng bảy và tháng chín (hay tháng mười); hoặc ăn liên tiếp trong ba tháng.
    Nếu tập ăn chay kỳ trong một thời gian mà không gặp một phản ứng nào về thân, tâm và nhận thấy có lợi ích, thì nên lần đến ăn chay trường.
    b) Ăn chay trường. Ăn chay trường hay trường trai là ăn toàn chay luôn trong môic ngày, không gián đoạn cho đến hết đời.
    Nếu mỗi ngày, phát tâm không ăn sau 12 giờ trưa, thì gọi là ngọ trai.
    2. Phương pháp thực hành
    a) Chọn lựa thay đổi thức ăn.Ðể ăn cho được lâu dài và không ngán, chúng ta nên chọn những món ăn có nhiều sinh tố, bổ dưỡng như: cà chua, rau muống, đậu nành, nấm rơm, cải bắp, khoai tây, nếp lức v.v…và những món ăn cũng phải thay đổi luônẦ
    Vậy trong một bữa ăn, cần phải ăn những món gì để bữa ăn có đầu đủ chất bổ và ngon miệng? Dưới đây là vài bữa ăn kiểu mẫu:
    Trái cây cùng ăn với cơm hay bắp, bột mì và rau, cải, đậu phụng rang.
    Sữa tươi cùng ăn với trái cây ngọt và cơm, bắp hay bột mì.
    Các món ăn chính nói trên là cần thiết, nhưng cũng cần thêm gia vị như hột cải cay, tiêu ớt, giấm v.v…để giúp bộ máy tiêu hóa làm việc d dàng. Nhưng nếu dùng gia vị quá nhièu thành ra có hại, như làm cho bộ máy tiêu hóa nóng, sing bệnh hay làm kích thích cơ thể.
    b) Cách nấu. Thức ăn là cần thiết nhưng cách nấu cũng quan trọng; chúng ta đừng có quan niệm sai lầm là đã ăn chay thì nấu thế nào cũng được cả, không cần thiết là phải quan tâm đến. Nếu thức ăn bổ mà không biết cách nấu, thì cũng làm cho nó hết bổ, và có khi làm hại bộ máy tiêu hpá nữa. Dưới đây là vài điều nên nhớ trong khi nấu ăn:
    Không nên chiên xào nhiều quá, vì sinh tố B và C sẽ bị dầu sôi tiêu diệt và các món có nhiều dầu làm cho bao tử mệt.
    Nên ăn đồ nướng, nhất là nướng không có thoa dầu.
    Khi nấu hay luộc phải nên đậy nắp để sinh tố khỏi bị mất và nên đổ ít nước để chất bổ khỏi loãng. Và nước luộc ấy rất tốt, không nên đổ đi, vì nó chứa rất nhiêu chất bổ và sinh tố.
    c) Giảm thịt cá dần dần trong những ngày ăn mặn. Ðối với những người ăn chay kỳ thì khi ăn mặn, nên mua những vật người ta làm sẵn, hoặc làm giảm bớt số lượng thịt cá, ăn nhiều rau cải, sữa, tạm dùng trứng gà, trứng vịt không tượng con.
    Khi đã tinh tấn về mặt tinh thần, không nên ăn trứng gà, trứng vịt, vì trứng cũng là một sanh vật sắp nảy nở.
    3. Những điều cần tránh
    a) Không nên kiêu mạn. Người có phúc duyên ăn chay được dễ dàng, không nên sanh lòng kiêu mạn, tự cho mình là hơn người, và khinh người ăn mặn. làm như thế đã sanh ác cảm với người mà lại còn làm tổn âm đức của mình nữa.
    b) không nên háo danh. Có người mới bước vô đường đạo, đã ăn trường trai ngay, cốt để người khác khen ngợi. Ăn chay như thế là do lòng háo danh mà ra; hạnh động này không có lợi cho sự tu hành mà lại còn có hại: khi không còn ai khen ngợi nữa, thì không thấy hứng thú để tiếp tục ăn chay nữa.
    c) Không nên ép xác. Có người tưởng lầm rằng: ăn chay là để hành hạ thân xác, nên cố ăn một cách cực khổ, như chỉ ăn ròng rã tương rau, muối sả…từ năm này sang năm khác. Ăn như thế thì sẽ hao mòn thân xác và chết yểu trước khi thành đạo.
    d) Không nên giả mặn. Có nhiều bà nội trợ muốn trổ tài khéo léo của mình bằng cách nấu chay mà giả mặn, rồi đặt tên món ăn mặn, hay làm ra những hình thức giống như đồ mặn. Thí dụ như: củ hủ cao, củ hủ dừa kho mà gọi là cá tra kho; bắp chuối luộc trộn giấm và rau răm, lại đặt tên thịt gà xé phay; bí đao xắt mỏng cặp gắp nướng ăn với bánh hỏi mà lại đặt tên là thịt bò lụi v.v….
    Như thế, là đã vô tình xúi giục người ăn chay nghĩ đến món mặn, miệng ăn rau dưa, mà lòng tưởng nhớ đến thịt cá, làm trò cười cho thế gian.
    đ) Không được quên ngày chay. Không nên khinh thường quên những ngày chay mà mình đã phát nguyện, dù gặp trường hợp bất thường như đi lỡ đường, làm việc quá buổi, lúc đói quá mà không có sẵn thức ăn chay.
    e) Không nên dùng ngũ vị tân. Ngũ vị tân là: hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ không nên dùng, vì các thứ này đã hôi, lại có nhiều chất kích thích lòng dục vọng.
    IV.Lợi Ích Của Sự Ăn Chay
    1. Phương diện cá nhân
    Những lới ích của sự ăn chay đối với cá nhân rất lớn lao. Người ăn chay không những thâu hoạch được những lợi ích trong hiện tiền mà cả trong đời sống tương lai nữa.
    a) Trong hiện tại, người ăn chay được hưởng lợi ích sau đây:
    Tiết kiệm được tài chánh, vì đồ ăn chay rẻ hơn đồ ăn mặn.
    Tiết kiệm được ngày giờ và công lao nấu nướng, vì mướp, dưa, bầu bí, khoai…cắt rửa mau và ít tốn nước; và kho kho, luộc, nấu nướng lại mau chín, ít hao củi.
    Thân thể được mạnh khỏe; tinh thần được nhẹ nhàng, trong sạch; trí tuệ được minh mẫn dể tu thiền quán.
    b) Trong đời sau, không chịu quả báu giết hại, nên không phải trả nợ máu thịt, khỏi phải thường mạng. Nếu trở lại làm người, thì được trường thọ.
    2. Phương diện xã hội, nhân loại, chúng sanh
    Ăn chay không những có lợi ích cho cá nhân, mà còn cho xã hội, nhân loại, chúng sanh nữa. Nếu ai ai cũng ăn chay thì thế giới Ta Bà này làm gì có tiếng rên siết vì chết oan của loài vật và tiếng than thở, đau đớn của người vì nạn tương tàn, tương sát.
    Một nhà Bác học có nói: “Muốn thế giới hòa bình, bắt đầu trong bữa ăn con người phải không có một chút máu hay một miếng thịt cá nào cả”.
    Câu nói đầy đạo đức này cũng đồng một ý nghĩa với câu nói của Cổ nhân:
    “Nhất thế chúng sanh vô sát nghiệp,
    Hà sầu thế giới động đao binh”.
    (Nếu tất cả chúng sanh không sát hại lẫn nhau, thì sợ gì thế giới có giặc giã).
    Người ăn chay là một chiến sĩ của Hòa bình. Thật vậy người ăn chay, với một tâm từ bi vô lượng, coi muôn loài là mình, mình là muôn loài, không giết hai sanh vật để thỏa mãn dục vọng, không bao giờ nỡ tâm tàn sát đồng loại để đạt mục đích lợi danh.
    Nếu trong xã hội, ai ai cũng ăn chay, thì đâu có những chuyện gây gỗ, đánh đập nhau, như chúng ta thường thấy hằng ngày.
    Nếu trong một nước, ai ai cũng ăn chay thì không có chuyện mạnh hiếp yếu, khôn lấn dại, chém giết lẫn nhau để thỏa lòng dục vọng.
    Nếu trong thế giới, ai ai cũng ăn chay, thì thế giới này là Cực lạc thế giới.
    Kết Luận
    Mọi Người Dù Phật Tử Hay Không Ðều Nên Ăn Chay
    Như chúng ta đã thấy ở các đoạn trên, xét về phương diện khoa học hay Phật học, về phương diện cá nhân hay đoàn thể, về hiện tại hay tương lai, sự ăn chay đều có rất nhiều lợi ích.
    Vì vậy, những người không phải là Phật tử , nếu muốn thân thể được mạnh khỏe, tinh thần được khinh an, trí tuệ được minh mẫn để học tập; nếu muốn tiết kiệm được tài chánh, công lao, thời giờ, nếu muốn gia đình được hòa thuận yên vui, thì hãy mau mau làm quen với những thức ăn chay.
    Còn những ai đã là Phật tử , đã nguyện theo bước chân của đức Từ phụ, thì phải thực hành phép ăn chay, để lòng Từ bi được mở rộng, tinh thần bình đẳng được lan xa, trí tuệ được tỏ ngộ, đạo quả được chóng viên thành.
    Vẫn biết, nói dễ mà làm khó; nhưng một người tiến bộ và có thiện chí, khi đã thấy rõ những điều lợi ích, thì dù khó bao nhiêu cũng quyết thực hành cho được. Sự thực hành ấy không phải làm ngay trong một lần, mà phải tuần tự tiến bước.
    Nếu chúng ta biết áp dụng phép ăn chay đúng như những cách thức đã nói ở trên, thì thiết tưởng không có gì là khó lắm. Ðiều quan trọng nhâùt là chúng ta thật có thiện chí hay không mà thôi.
    Hòa Thượng Thiện Hoa
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Bổn Phận Của Phật Tử Tại Gia
    A. Mở Ðề


    1. Người đời ai cũng có bổn phận:
    Người ta sanh ra trên hoàn vũ này, ai cũng có bổn phận. Nói một cách tổng quát, thì đã có cái danh, tất phải có cái phận. Con kiến, con ong, có cái phận của kiến, của ong; mặt trăng, mặt trời có cái phận của mặt trăng, mặt trời. Dù nhỏ dù lớn, mọi vật mọi người đều có cái phận riêng của mình. Những điều cần phải làm, đối với cái phận ấy, chính là bổn phận.
    Danh càng lớn, thì phận càng nhiều; phận càng nhiều thì bổn phận càng nặng. Hễ có thêm một cái danh là có thêm bổn phận. Càng nhiều danh lại càng nhiều bổn phận…Người có bổn phận của người; nhưng khi người + làm quan, tất nhiên ngoài bổn phận người, có thêm bổn phận làm quan, (bổn phận người + bổn phận quan). Và nếu người làm quan ấy lại làm quan đầu tỉnh, (người + quan + đầu đỉnh) thì tất nhiên ngoài hai bổn phận trên, còn thêm bổn phận cai trị cả tỉnh nữa (bổn phận người + bổn phận quan + bổn phận cai trị cả tỉnh). Nếu muốn có nhiều danh, mà lại muốn trút bớt bổn phận, thì là gian lận, lừa bịp. Và khi ấy, cái danh ấy chỉ là hư danh. Và khi danh đã hư, thì mọi viẹc đều hư cả. Cho nên người xưa đức Khổng Tử nêu lên thuyết “Chính danh” để chỉnh đón xã hội là vì thế.
    2. Người Phật tử tại gia lại có nhiều bổn phận hơn ai cả:
    Dựa vào lý luận trên mà suy diễn, chúng ta thấy bổn phận của người Phật tử tại gia thật là nặng nề. Cái danh của chúng ta gồm có đến năm chữ: Người + Phật tử + tại gia. Như thế, tất nhiên chúng ta có những bổn phận của người + bổn phận của Phật tử +bổn phận tại gia. Ðó là chưa kể người Phật tử tại gia ấy còn có những cái danh khác như: Công chức, Giáo sư, Tỉnh trưởng v.v…Nhưng để cho vấn đề này khỏi đi vào chi tiết quá; dưới đây chúng ta chỉ nói đến bổn phận người Phật tử tại gia mà thôi. Nhưng nếu muốn vấn đề được đặt một cách sáng sủa, giản dị, và sát ssề hơn nữa, chúng tôi đề nghị nên bỏ bớt chữ người nữa. Nghĩa là chúng ta sẽ không nói đến bổn phận của người ở đây; bổn phận ấy mọi người, vì đã là người đều biết cả rồi (trong mọi sách luân lý, công dân đều có nói đến).
    Như thế dưới đây, chúng tôi chỉ xin đề cập đến “bổn phận của Phật tử tại gia” mà thôi.
    B. Chánh Ðề
    Bổn phận của Phật tử tại gia là những gì?
    Phật là bậc toàn trí, toàn năng, toàn đức, đã dứt sạch ngã chấp, pháp chấp tất cả việc lành gì cũng được, nên công đức được đầy đủ và Phật đã biết rõ các phép đều tuân theo luật nhân quả, nên bao giờ cũng chỉ biết gieo nhân lành, làm việc lành.
    Phật tử , muốn được làm con Phật , muốn theo dấu chân Phật , muốn xứng đáng với danh từ Phật tử , tất pahỉ làm tròn bổn phận của Phật tử nghĩa là nghe những lời Phật đã dạy, làm theo những việc Phật đã làm, đi theo con đường Phật đã đi.
    Phật tử , đáng lẽ phải làm y như thế đó. Nhưng bởi vì chúng ta là Phật tử tại gia, nên chưa có thể hoàn toàn theo đúng như Phật. Hai chữ tại gia ràng buộc chúng ta trong những bổn phận mà chúng ta phải làm tròn.
    Do đó, Phật tử tại gia, có những bổn phận như sau:
    Bôạn phận đối với tự thân
    Bổn phận đối với gia đình, quyến thuộc
    Bổn phận đối với người ngoài gia đình.
    I. Bổn Phận Ðối Với Tự Thân
    Tu tâm dươngc tánh Ngoài bổn phận làm người cho xứng với danh nghĩa con người, cho tròn nhân cách, Phật tử còn luôn luôn cố gắng trau dồi đức hạnh, tu tâm dưỡng tánh, để cho thân tâm được an lạc, thanh tịnh, hầu hưởng được hạnh phúc trong hiện tại và bước lên đường giải thoát trong tương lai.
    Mỗi Phật tử phải luôn luôn cố gắng vượt lên khỏi kiếp người, vượt ra ngoài lục đạo. Chúng ta từ vô thỉ đến nay, vẫn sống say chết ngủ trong trường giả danh mộng huyền, luân hồi đã nhiều đời nhiều kiếp mà chúng sanh cũng hoàn lại chúng sanh. Ngày nay, chúng ta may nhờ phúc báo đời trước, được làm học trò Phật , mắt được trong vào quyển kinh, tai được nghe Phật pháp, cũng như đêm tối sẵn có đèn, trong bể khổ gặp thuyền tế độ. Nếu chúng ta không gắng sức tu tập, dứt bỏ những thói quen mê lầm phiền não, để cho tâm tánh chúng ta được tiến hóa dần đến chỗ hoàn toàn viên mãn, thì sao cho khỏi phụ duyên lành đời trước của chúng ta và phụ công ơn đức Thích Ca , đấng Từ phụ đã hiện thân thuyết pháp, chỉ bày cho chúng ta những phương pháp tu hành để thoát khỏi sanh tử luân hồi. Phương pháp tu hành mà một Phật tử tại gia phần giải quyết tâm thực hiện là: giữ Ngũ Giới, tu Thập thiện, sám trừ các phiền não, chuyên tâm niệm Phật , phát tâm từ bi tế độ. Có như thế thì ct mới có thể vượt ra khỏi kiếp người, bước thêm một bước dài trên con đường giải thoát.
    II. Bổn Phận Ðối Với Gia Ðình
    Phật tử tại gia còn có gia đình quyến thuộc, nên còn nhiều bổn phận không thể làm ngơ được. Phật tử có cha mẹ, vợ hay chồng, con cái, bà con thân thích, người giúp công hay kẻ mướn việc…Ðối với mỗi hạng người ấy, Phật tử đều có mỗi cách đối xử, mỗi bổn phận.
    Theo kinh Thiện Sanh, thì Phật tử tại gia có những bp như sau đối với những người trong nhà:
    1. Bồn phận con đối với cha mẹ, phải đủ năm điều:
    a) Làm con phải hếùt lòng hiếu kính đối với cha mẹ, tùy theo mùa tiết hàn, nhiệt, mà chăn nom mền chiếu, ấm áp hợp thời, để cha mẹ được nghỉ ngơi yên giấc.
    b) Làm con mỗi ngày phải dậy sớm, để phân công việc cho người làm lụng đúng giờ, và lo sắp đặt miếng ăn thức uống cho cha mẹ được vừa miệng đẹp lòng.
    c) Làm con phải gánh vác tất cả công việc nhọc nhằn, thay thé cho cha mẹ, để cha mẹ được thư thới, vui vẻ trong tuổi già.
    d) Làm con phải nhớ nghĩ luôn luôn đền ơn sanh thành, dưỡng dục, để lo báo đáp cho kịp trong lúc cha mẹ còn sanh tiền.
    đ) Làm con, khi cha mẹ đau ốm, phải hết lòng săn sóc, hầu hạ bên giường, không nài khó nhọc và ân cần rước thầy xem mạch, thuốc thang điều trị không sợ hao tốn.
    2. Bổn phận cha mẹ đối với con, cũng phải đủ 5 điều:
    a) Phải dạy dỗ con dứt trừ tất cả điều hung ác, làm tất cả điều lành, để trở nên người có đức hạnh.
    b) Phải khuyên răn con cái, nên gần gũi người trí tuệ.
    c) Phải nhắc nhở con cái, cần mẫn học hành.
    d) Phải liệu định cưới gả con cái cho kịp lúc xuân thời.
    đ) Phải cho con cái bàn tính tham dự việc nhà, cùng góp công trong sự xây dựng hạnh phúc gia đình.
    3. Bổn phận vợ đối với chồng, phải đủ 5 điều:
    a) Phải kính yêu và hòa thuận với chồng, khi chồng ra đi hay trở về, phải đưa đón niềm nở.
    b) Khi chồng đi vắng, ở nhà phải lo quét dọn, may vá, cơm nước sẵn sàng, đợi chồng về mới cùng ăn uống.
    c) Phải giữ gìn tiết hạnh, không được ngoại tình.
    d) Lúc chồng nóng giận nặng lời, không nên bừng mặt cãi lẫy, làm mất hòa thuận và có khi phải rã rời giềng môí. Lại khi chồng có lời khuyên bảo chánh đáng, vợ phải vâng theo; kho có món ngon vật quí, không nên dùng riêng cho mình.
    đ) Mỗi đêm, khi chồng nhủ rồi, phải xem xét cửa nẻo, trước sau đóng gài kín đáo, cắt đặt cẩn thận, soi rọi khắp cả trong nhà, rồi mới đi ngủ sau.
    4. Bổn phận chồng đối với vợ, cũng phải đủ 5 điều:
    a) Khi vợ ra đi hay lúc trở về, phải đưa đón niềm nở.
    b) Phải ăn uống cho có giờ khắc, và đừng quá khó khăn, để vợ khỏi phải làm phiền lòng nấu nướng không chừng, và lo lắng cực nhọc.
    c) Phải tùy phận giàu nghèo của mình, để vợ mua sắm áo quần và đồ trang sức vừa theo sở thích, không hẹp lòng làm vợ buồn phiền.
    d) Phải tin cậy phó thác cho vợ các công việc nhà.
    đ) Không được sanh tâm tà vạy, sớm mận tối đào, làm cho vợ ghen tuông sầu não.
    5. Bổn phận đối với bà con thân thích, phải có đủ 5 điều:
    a) Khi thấy bà con có người làm việc chẳng lành, thì phải thượng xót khuyên can, răn nhắc.
    b) Trong bà con thân thích, có người nào bị đau ốm, tai nạn, tật nguyền, thì phải hết lòng giúp đỡ, hoặc cơm cháo thuốc men, hoặc áo quần, tiền bạc v.v..
    c) Những việc kín đáo, rieng tư của người này, mình có biết cũng không nên tiết lộ cho người khác biết.
    d) Bà con thân thích, phải năng tới lui thăm viếng, nhắc nhở nhau tránh dữ làm lành. Ðoi khi có ý kiến chẳng đồng, cũng nên hoan hỷ, đừng cố chấp giận hờn nhau.
    đ) Trong thân bằng quyến thuộc, có kẻ giàu người nghèo, lẽ cố nhiên người dư ăn dư để, phải giúp đỡ cho kẻ thiếu hụt.
    6. Bổn phận chủ đối với người giúp việc trong nhà, phải có đủ 5 điều:
    a) Chủ nhà trước khi sai khiến người giúp việc làm gì, trước phải biết họ, đói, no, ấm, lạnh thế nào để họ có đủ sức khỏe và vui lòng làm lụng.
    b) Lúc nào n giúp việc làm gì, trước phải biết họ, đói, no, ấm, lạnh thế nào để họ có đủ sức khỏe và vui lòng làm lụng.
    b) Lúc nào người giúp việc bị bịnh loạn, phải chăm non thuốc thang và để cho họ được nghỉ ngơi, để bồi bổ sức khỏe lại.
    c) Khi họ có phạm lỗi gì, phải xét coi họ cố ý hay vô tình. Nếu vô ý lầm lỡ, thì nên dung thứ; nếu họ quyết lòng phá hại, thì phải làm nghiêm trách hẳn hoi, với lời lẽ thanh nhã, cho họ biết lỗi để chừa.
    d) Khi họ tiện tặc tích góp được số tiền riêng, không nên tìm cách thâu đoạt.
    đ) Khi muốn thưởng công lao cho họ, phải giữ mực công bình, tùy công lao của mỗi người mà phân chia cho cân xứng.
    7. Bổn phận người giúp việc đối với chủ nhà, cũng phải có đủ 5 điều kiện:
    a) Mỗi buổi sáng phải thức dậy trước chủ nhà, không đợi kêu.
    b) Phải biết phần việc nào của mỗi nagỳ, cứ y như thường lệ mà thi hành, không đời chủ sai bảo.
    c) Khi làm việc phải thận trọng đồ dùng của chủ, không làm vụt chạc, hư hao.
    d) Phải hết lòng kính mến chủ nhà, lúc chủ ra đi, phải ân cần đưa tiễn, lúc chủ trở về, phải vui mừng tiếp đón.
    đ) Không nên chỉ trích, nói xấu chủ với người ngoài.
    III. Bổn Phận Ðối Với Người Ngoài Gia Ðình
    Những người ngoài gia đình, chúng tôi muốn nói ở đây, không phải những người xa lạ, hay hàng xóm láng giềng, mà chính là những người có sự liên quan mật thiết với chúng ta, nhưng không cũng quyến thuộc, không ở chung dưới một mái nhà, nên tạm gọi là những người ngoài gia đình.
    Những người nầy giữ vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta, lái chúng ta đi trên con đường hiểu biết đạo đức, góp một phần lớn lao trong việc xây dựng hạnh phúc cho chúng ta. Ðó là những vị thầy dạy dỗ và những vị Tăng già và thiện hữu tri thức.
    1. Bổn phận học trò đối với thầy, phải đủ 5 điều:
    a) Phải kính mến thầy như cha mẹ
    b) Phải vâng lời thầy dạy bảo.
    c) Phải giúp đỡ thầy trong cơn hoạn nạn.
    d) Phải siêng năng học tập cho vui lòng thầy.
    đ) Khi thôi học rồi, cũng phải năng tới lui thăm viếng thầy, để tỏ lòng cảm mến công ơn dạy dỗ và quý trọng tài đức của Thầy..
    2. Bổn phận thầy đối với trò, cũng phải đủ 5 điều:
    a) Phải cần mẫn dạy dỗ học trò.
    b) Phải cố gắng làm sao cho học trò mình mau tiến bộ hơn học trò khác, về tài năng cũng như về đức hạnh.
    c) Phải để ý đến những điều cấn yếu làm sao cho học trò in sâu mãi vào tâm trí.
    d) Phải giảng giải rõ ràng các lý thuyết mắc mỏ và hỏi lại nhiều lần cho học trò không lầm lạc.
    đ) Phải có lòng rộng rãi, mong muốn làm sao cho học trò mình được trở nên giỏi hơn mình.
    3. Bổn phận Tín đồ đối với chư Tăng và thiện hữu tri thức phải đủ 5 điều:
    a) Phải hết lòng thành thật đối với chư Tăng và thiện hữu tri thức.
    b) Phải cung kính và vâng lời dạy bảo của quí vị minh sư và các thiện hữu.
    c) Phải chăm chỉ nghe lời giảng dạy của các vị Tăng già đức độ, thẩm xét cho kỹ lưỡng rồi như pháp mà tu hành.
    d) Phải cầu học với chư Tăng và thiện hữu những chỗ bí yếu về đạo lý mà mình chưa hiểu.
    đ) Phải cầu thỉnh các vị minh sư chỉ dạy cho mình những pháp môn cần yếu, như “tham thiền”, “niệm Phật ” để ngày đêm chuyên tâm tu trì, không gián đoạn.
    IV. Cách Xưng Hô Và Một Số Nghi Thức Cần Thiết Của Người Phật Tử Tại Gia
    Ngoài những bổn phận nói trên, Phật tử tại gia còn cần phải biết cách xưng hô khi tiếp xúc với quý vị Tăng già, và những nghi thức cần thiết khi đến chùa, khi lễ Phật , cầm kinh v.v…Ðã là Phật tử , thì những điều này, mặc dù là hình thức, cũng không thể không biết đến.
    1. Cách chào hỏi và xưng hô với Tăng già:
    Phật tử phải biết cách đối xử, xưng hô với chư Tăng cho phải phép:
    a) Khi gặp một vị hay nhiều vị Tăng tại chùa hay ngoài đường, nên chắp tay kính cẩn chào, bằng cách niệm: “Nam mô A Di Ðà Phật “, với vẻ mặt hoan hỷ với mình. Lối chào ấy biểu lộ một tình cảm đậm đà, còn hơn lối chào bắt tay của người Âu Tây. Sở dĩ chào nhau bằng một câu bảo hiệu Phật , là để nhắc rằng ai cũng có Phật tánh (bản tánh A Di Ðà), nếu quyết chí tu, rồi cũng đến được cảnh giới Tịnh độ và cuối cùng sẽ thành Phật.
    b) Về cách xưng hô, Phật tử tại gia không nên kêu chư Tăng bằng Huynh hay Sư huynh hay Ðạo hữu mà nên kêu bằng thầy, mặc dù vị ấy là đồng sư.
    Những tiếng Thượng Tọa, Ðại Ðức không nên quá lạm dụng, không phải đối với vị sư nào cũng gọi là Thượng Tọa hay Ðại Ðức được cả. Chỉ đối với những vị sư có đạo hạnh, nhiều niên lập (tuổi Ðạo), và đối với mình chưa quen thân lắm, mới nên dùng chữ Thượng Tọa hay Ðại Ðức. Ðối với các vị Bổn sư, các vị Tăng già mình thường quen biết, dùng chữ “Thầy” là phải cách và đầy đủ ý nghĩa nhất. Thầy là có ý tôn kính như cha (quân, sư, phụ) và là người thường dạy bảo mình trên đường tu tập. Thầy có vẻ vừa tôn kính, vừa thân mật, vừa chân thật, chứ không như chữ Thượng Tọa hay Ðại Ðức có vẻ xã giao kiểu cách, đãi bôi, bề ngoài. Hiện nay đang lan tràn cái dịch, dùng danh từ Thượng Tọa và Ðại Ðức. Chúng ta nên thận trọng mỗi khi dùng những chữ ấy, để khỏi bị người ngạo đạo hiểu lầm là quí vị Tăng già muốn được gọi như thế, vì còn thích chức tước, hư danh.
    c) Trước khi vào Chánh điện lễ Phật , phải rửa mặt, súc miệng, rửa tay cho sạch sẽ, để giấy gút ngoài thềm cửa, đừng mang vào Ðiện mà tổn Phước. Khi tiến tới Ðiện thì đi ở phía trái, khi ra thì đi về phía hữu, theo cách “hữu nhiễu” của nhà Phật (đi quanh theo chiều hữu, ab hay bảy vòng, để tỏ lòng kính mến Phật ).
    Khi đi ra, phải chú ý coi chừng dưới chân, để tránh khỏi sự dẫm đạp trùng kiến. Giữ được như thế, được phước đức hơn là phóng sanh mà không biết giữ.
    d) Khi tụng kinh, phải chắp hai tay ngang ngực, mười ngón tay từng cặp bằng nhau, không so le, hai lòng bàn tay khít lại, đừng để trống giữa. Chân đứng ngang bằng, hình chữ “bát”, mắt ngó xuống, chăm chỉ tụng cho các câu rành mạch, không nên ỷ giọng hay, tụng to tiếng động chúng. Phải tụng cho ăn nhịp, theo tiếng mõ và tiếng tụng của ông Duy na (dẫn đầu).
    Khi lễ Phật , năm vóc phải sát đất, nghĩa là đầu, hai tay, hai gối, phải sát chiếu, hết lòng thành kính mà lễ. Khi lạy phải xích qua một bên, vì phía sau còn có chùa thờ Hộ pháp hay tượng Phật và nhương chỗ cho ngôi Trụ trì. Khi lễ Phật xong, đi ra phải bước lui, mắt ngó tượng Phật , đừng quay lưng lại.
    đ) Trước khi cầm kinh hay tụng phải rửa tay. Cầm kinh sách đem đi đâu, nên ôm trên ngực, đừng cặp bên nách như quyển sách thường, vì kính kinh như kính Phật. Nếu cầm kinh mà muốn chào người, thì phải để kinh trên bàn trước khi chào. Gặp trường hợp không có chỗ để kinh, thì ôm vào ngực mà chào: “A Di Ðà Phật ” là được. Kiêng nhất là cầm quyển kinh mà xa chào người.
    Trên đây là kể sơ lược một số oai nghi tế hạnh mà Phật tử tại gia phải giữ gìn. Oai nghi của người xuất gia thì nhiều lắm, nhưng không phải phạm vi của bài này, nên không nói đến.
    C. Kết Luận
    Khuyên Phật tử tại gia giữ tròn bổn phận.
    Bổn phận của Phật tử tại gia như vừa trình bày ở trên, tuy kể ra thì nhiều, nhưng không có gì là cao kỳ khó khăn phức tạp. Những điều ấy, một người chưa phải là Phật tử , nhưng có chút đức hạnh, cũng đã hiểu rồi, biết rồi.
    Nhưng điều quan trọng ở đây, không phải là hiểu biết mà là thực hành, những điều đã hiểu biết ấy. Trong cuộc sống tầm thường hằng ngày, làm tròn bổn phận có nhiều khi còn khó hơn là ra trận giết quân thù, hay trèo non lội suối. Những công việc khó khăn như bất thường này chỉ cần vận động sự cố gắng và hăng hái trong một khoảng thời gian nhất định, chứ những bổn phận tầm thường hằng ngày, muốn làm cho tròn, phải vận dụng sự kiên nhẫn và cố gắng suốt cả đời. Vì lý do ấy mà tục ngữ ta có câu: ” Thứ nhất tu nhà, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”.
    Vậy chúng ta không nên xem thường những bổn phận tầm thường của chúng ta, mà phải luôn luôn cố gắng làm cho tròn. Sự cố gắng này sẽ đem lại cho chúng ta một phần thưởng chắc chắn thật là đưa dần chúng ta lên đường giải thoát.


    HT THÍCH THIỆN HOA
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  5. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    \

    Om Mani Padme Hum (Sanskrit) Om! the jewel in the lotus, hum! One of the most sacred Buddhist mantras or verbal formulas; used very frequently in Tibet and in surrounding countries of the Far East. Not only is every syllable said to have a secret power of producing a definite result, but the whole invocation has a number of meanings. When properly pronounced or changed, it produces different results, differing from the others according to the intonation and will given to the formula and its syllables. This mystic sentence above all refers to the indissoluble union between man and the universe, and thus conveys "I am in thee and thou art in me." Each of us has within himself the jewel in the lotus or the divine self within. When understood in a kosmic sense, it signifies the divine kosmic self within, inspiring all beings within the range of that kosmic divinity.
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    topic của chị hay quá , sao mà trôi mãi tới tr 2 ...:-w em vớt lên tr 1 nhé ![};-
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Cám ơn bạn đã thích những bài trong topic này ,bởi ko phải ai cũng có thể thích đâu ,họ chỉ thích 8 chuyện bao đồng ,trên trời dưới bể ...,nhưng những điều thật sự cần trong cuộc sống ,cho tương lai của họ thì họ bỏ qua ,thậm trí coi thường đó ![};-[};-[};-:x:x:x
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    [​IMG]
    Lễ Cầu An đầu năm
    [​IMG]


    ...Năm cũ qua đi, một năm mới lại đến cùng những ước vọng của mọi người về cuộc sống sung túc và yên bình. Và trong thời khắc quan trọng của ngày đầu năm, hẳn nhiên mỗi người càng mong muốn được chư Phật và Bồ-tát độ trì cho mình và mọi người được sống lâu, sắc thân tươi đẹp, được hưởng phước lành từ ánh sáng từ bi và trí tuệ của đức Phật...


    Sáng ngày 06/02/2012 (nhằm ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Thìn), hơn 10.000 thiện nam tín nữ đã về tham dự lễ Cầu an đầu năm tại chùa Hoằng Pháp.
    Năm cũ qua đi, một năm mới lại đến cùng những ước vọng của mọi người về cuộc sống sung túc và yên bình. Trong thời khắc quan trọng của ngày đầu năm, hẳn nhiên mỗi người càng mong muốn được chư Phật và Bồ-tát độ trì cho mình và mọi người được sống lâu, sắc thân tươi đẹp, được hưởng phước lành từ ánh sáng từ bi và trí tuệ của đức Phật. Theo quan niệm của nhà Phật, ý nghĩa của lễ Cầu an là nhằm mục đích sám hối tội lỗi, dứt trừ nghiệp chướng, tránh mọi bệnh tật, tai họa và nghiệp báo, để được thân tâm an lạc, phước huệ trang nghiêm, đạo tâm kiên cố, Bồ đề tâm tăng trưởng. Với ý nghĩa ấy, trong những ngày đầu năm mới, mỗi người con Phật sẽ lắng lòng nhìn nhận lỗi lầm từ những tham - sân - si của tâm và nguyện sẽ sám hối, chừa bỏ, cầu cho một năm mới hạnh phúc, an vui. Vì thế, đi chùa lễ Phật và dự lễ cầu an đầu năm đã trở thành một tập quán tâm linh của người Việt Nam. Thuận theo tinh thần của tập quán đó, hằng năm, vào ngày rằm tháng Giêng ÂL, chùa Hoằng Pháp đã tổ chức lễ Cầu an đầu năm thật trang nghiêm, long trọng.
    Đúng 9h là nghi lễ cung nghinh chư tôn đức. Ngay sau phần giới thiệu chương trình, ca khúc “Xuân về” do chư tăng chùa Hoằng Pháp thể hiện đã bắt đầu cho buổi lễ Cầu an thật hân hoan.
    Ngay sau đó là thời pháp thoại của Thượng tọa Trụ trì Thích Chân Tính gửi đến toàn thể thiện nam tín nữ. Mỗi một mùa xuân đến, đời người dần ngắn lại, tương lai sẽ về đâu khi vô thường đến. Phật dạy mạng sống chỉ trong hơi thở, nên mỗi chúng ta cần nhìn nhận lại những giá trị hạnh phúc đích thực để xây dựng, vun trồng ngay từ lúc này. Hãy gieo trồng những hạt giống giác ngộ và tưới tẩm hằng ngày để làm tư lương cho tương lai. Đó là hạt giống của Từ - Bi – Hỷ - Xả. Để được vậy, mỗi Phật tử nên nương tựa vào Tam Bảo, quán xét nội tâm, đoạn trừ phiền não, thanh tịnh lục căn, thường nghiên cứu kinh điển, đi chùa lễ Phật, nương theo sự chỉ dạy của minh sư để con đường giải thoát không còn là ước vọng xa xôi.
    Sau thời Pháp là nghi thức niêm hương bạch Phật và phần tụng kinh cầu an. Toàn thể đại chúng đều nhất mực thành tâm tụng niệm.
    Buổi lễ kết thúc lúc 11h, toàn thể đại chúng được dùng bữa trưa bằng phần cơm hộp mà chùa đã chuẩn bị.
    Mỗi thiện nam tín nữ tham dự lễ đều nhận được phần quà Pháp bảo chùa biếu tặng là DVD “Du hóa”



    Sau đây là một vài hình ảnh ghi nhận:

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Dù sống ở HN ,xong mình có may mắn đã được đến Lễ Phật và chứng Ngọ trai tại Chùa Hoàng Pháp !
    Ngôi Chùa uy nghiêm ,rộng rãi ,vậy mà những khóa tu đều chật kín với hàng ngàn Phật tử tham gia.
    Xin đa tạ các Thầy đã thí cả Thực ,Pháp ,Vô Úy cho chúng con!
    Lễ Sám Hối đầu năm
    [​IMG]


    Chiều tối ngày 05/02/2011 (14/01 Nhâm Thìn), hàng ngàn thiện tam tín nữ Phật tử từ khắp các nơi đã về chùa Hoằng Pháp tham dự lễ sám hối đầu năm Nhâm Thìn.

    Để khởi đầu một năm mới nhiều thành công, may mắn, nhiều người đã đến chùa cầu nguyện, xin xâm, cúng sao, giải hạn. Nhưng thành công, hạnh phúc, may mắn không thể có được khi chỉ cầu nguyện suông mà tự thân mỗi chúng ta phải có những hành động thiết thực, cụ thể và nỗ lực hết mình để vươn đến điều mình mơ ước. Thọ trì 5 giới Phật dạy: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, mỗi người sẽ có được niềm an lạc, hạnh phúc đích thực, bền vững mà không phải tìm cầu, trông mong ở một đấng thần linh nào đó. Đó là những điều nhắn nhủ của đại đức Thích Tâm Hòa gửi đến đại chúng trong thời pháp nhũ đầu năm với chủ đề “Hạnh phúc chân thật”.
    Dưới đây là hình ảnh ghi nhận.

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]



    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này