Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

2928 người đang online, trong đó có 147 thành viên. 05:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158395 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Bài hát : Niềm An Vui

    _Niềm an vui vẫn luôn có thật, như bữa cơm thanh đạm dưa cà ,giản đơn thôi người đừng đánh mất,khổ tâm đi tìm hình bóng đâu xa , khổ tâm đi tìm hình bóng đâu xa.
    _ Phật Quanh ta ở nơi ta bà ,khi uống ăn nhớ niệm di đà và khi ta làm điều nhân ái thấy y như là phật đến trong ta , thấy y như là phật đến trong ta.
    _ Đời ta qua bao nhiêu phố phường, nhưng chỉ vui trên 1 con đường , đường thanh cao dạt dào mưa pháp,sống trong muôn loài ngập nắng yêu thương , sống trong muôn loài ngập nắng yêu thương .
    _ Về đi thôi dứt tan não phiền , xa nẻo mê danh lợi sắc tài , làm thân ta hận sầu tê tái , quyết quay trở về bờ giác an vui , quyết quay trở về bờ giác an vui

    http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=3YFY6wPWyS
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    BÀI HÁT: Lạy Phật Con Xin Sám Hối!

    Lạy Phật con xin Sám hối .
    Con đã quay về Đài Sen

    Lạy Phật con xin Sám hối.
    Con đã thấm nhuần Ánh Dương

    Con đã thấy kiếp chúng sinh.
    Khổ đau trong muôn lỗi lầm

    Hoà với nước mắt u-sầu.
    Trọn đời sống kiếp thương đau

    Cầu xin cho con Ánh sáng.
    Ngời soi nơi nơi mê mờ
    Trần gian vui trong Ánh Đạo.
    Cho đời Người bớt sầu đau

    Lạy Phật con xin Sám hối.
    Con đã quay về Đài sen
    Lạy Phật con xin Sám hối .
    Con đã thấm nhuần Ánh Dương

    Cầu xin cho con Ánh Sáng
    Ngời soi nơi nơi mê mờ
    Trần gian vui trong Ánh Đạo.
    Cho đời Người bớt sầu đau

    Lạy Phật con xin Sám hối
    Con đã quay về Đài sen.
    Lạy Phật con xin Sám hối.
    Con đã thấm nhuần Ánh Dương

    Lạy Phật con xin Sám hối
    Con đã thấm nhuần Ánh Dương!

    http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=TtCF4WbQ5p
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Chuyện chú Mù .

    (Câu chuyện về tu tập này được trích từ tác phẩm “Góp Nhặt Cát Đá” của Nhật Bản).


    Có một chú mù lâu ngày nhớ bạn, nên hôm đó chú chống gậy đi tìm thăm bạn. Gặp lại bạn cũ chú mừng quá nên ở chơi, nói chuyện đến khuya vẫn chưa chịu về. Thấy vậy, người bạn nhắc chú: “đã khuya quá rồi anh nên về”, chú mới chịu về. Người bạn thấy bên ngoài trời tối mà bạn mình lại mù, sợ nguy hiểm nên nói:

    - Để tôi đốt cho anh cây đèn, anh cầm đi về.


    Chú mù cười:


    - Tôi thì ngày như đêm, đêm như ngày; bây giờ anh đốt đèn, tôi cũng đâu thấy cái gì.


    Anh bạn nói:


    - Biết vậy. Nhưng nhờ anh cầm cây đèn, người khác thấy được sẽ không đụng anh.


    Nghe có lý nên chú mù cầm đèn đi về. Được nửa đường bỗng có người đầu kia đi lại đụng phải, chú la lên:


    - Bộ anh không thấy tôi sao?


    Người kia nói:


    - Dạ thưa ông, tôi không thấy.

    - Tôi cầm cây đèn đây mà anh không thấy à!

    - Cây đèn của ông đã tắt từ bao giờ rồi.

    Qua câu chuyện đó quí vị hiểu thế nào? Nếu mình không tự sáng, dù cho người khác đem ánh sáng đến trao tay cho mình cũng không cứu được mình. Đèn bên ngoài đưa lại, đó là Hữu sư trí. Trí do người khác cho mình thì cứu mình không được, chỉ con mắt mình sáng mới cứu được mình thôi. Mắt mình sáng đó là Vô sư trí, không ai dạy mà tự sáng. Bởi vậy nên người học Phật hay tu Phật phải khai thác trí sẵn có của mình là quí hơn hết.

    CatBuiTinhXa thích bài này.
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Câu chuyện của ngài Đức Sơn.

    Một hôm Ngài đứng hầu thầy là Thiền sư Sùng Tín. Thấy khuya quá ngài Sùng Tín bảo:


    - Ông đi nghỉ đi.


    Ngài Đức Sơn vâng lời xá thầy, vén rèm bước ra. Thấy bên ngoài tối quá nên Ngài quay trở lại, ngài Sùng Tín hỏi:


    - Sao ông trở lại?


    Ngài Đức Sơn thưa:


    - Bạch Hòa thượng, bên ngoài trời tối đen.


    Nghe nói vậy, ngài Sùng Tín bèn đốt cây đèn cầm đưa cho Đức Sơn. Đức Sơn vừa đưa tay nhận cây đèn thì ngài Sùng Tín vụt thổi tắt. Ngài Đức Sơn liền ngộ. Như vậy ngài Đức Sơn ngộ cái gì? Nếu mình thấy tối phải nhờ đèn, nhưng nếu đèn do người khác trao thì chưa làm mình sáng được. Ngài Đức Sơn vừa cầm đèn thì ngài Sùng Tín liền thổi tắt. Ngay đó Đức Sơn tự bừng ngộ, cho nên “cái đó” phải tự mình sáng ra, chớ người khác trao cho không được.

    CatBuiTinhXa thích bài này.
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Thiền tông

    PHƯƠNG PHÁP LẬP NGHIỆP VĨNH CỬU - HT. THÍCH THANH TỪ 17/03/2011 11:11 (GMT+7)


    [​IMG]Đã làm người, ai không muốn lập công danh hiển hách, sự nghiệp vẻ vang để lưu truyền vạn đại. Sự ước mong là thế, nhưng trên đường lập nghiệp đã biết bao người, hoặc đuối sức quằn quại tắt thở bên vệ đường, khi nhìn thấy thành trì sự nghiệp còn xa lắc; hoặc đã rỗ chân, sầy trán mà tìm không thấy bóng thành trì sự nghiệp ở đâu, rồi âm thầm nuốt hận quay về với hai bàn tay trắng và gương mặt hốc hác héo sầu. May ra, cũng có vài người đến thành sự nghiệp, nhưng khi đến nơi nó đã trở thành giả ảnh tan theo như sương mù buổi sớm, bọt nước chiều hôm.

    Tại sao có những cuộc dở dang và thất bại ê chề trên con đường tìm sự nghiệp?

    - Là vì động cơ lập nghiệp của người đời là lòng tham, mà lòng tham không bờ bến, còn sức người có chừng; nên chi đều thất vọng. Người ôm lòng tham chạy tìm sự nghiệp, thì ôi! khác gì kẻ mang kiếng xanh soạn tìm tờ giấy trắng, biết bao giờ gặp được. Ngày xưa có một nhà vua muốn xem thử lòng tham của người lên đến độ nào. Ông ra lệnh cho một lực sĩ rằng: “Từ mai sớm khi mặt trời hừng mọc, cho đến chiều hôm khi mặt trời vừa lặn, ngươi chu vi đất được bao nhiêu ta sẽ cho ngươi hết.” Chàng lực sĩ hớn hở lui về, dự bị lương thực dùng một ngày. Hôm sau vừa sớm tinh sương, chàng chực sẵn trước đền vua. Mặt trời vừa ló dạng, chàng cắm đầu chạy. Chàng chạy hăng quên cả cơm nước. Mặt trời đã đứng đầu, chàng nhìn quay lại thấy khu đất còn nhỏ xíu. Bóng đã ngả dài, tranh thủ với thời gian, chàng chạy nhanh hơn, cho đến thân hình chàng chỉ còn là một vật chao động dưới bóng mặt trời. Vầng ô vừa kề đầu núi, chàng vận dụng hết tàn lực chạy cho đến đích, khi mặt trời vừa lặn. Đến đích, thì ôi! chàng chỉ còn là một xác không hồn.

    Lại nữa, nền móng và nguyên liệu xây cất sự nghiệp, người đời đã đặt và dùng sai lầm, nên chỉ sớm đổ vỡ. Tòa lâu đài sự nghiệp họ đặt trên vũng bùn tham lam, nguyên liệu xây cất tòa lầu ấy, toàn bằng xương và máu thì làm sao thành tựu vững bền được! Bằng chứng, sự nghiệp của Tần Thủy Hoàng ở Trung Hoa hồi thế kỷ thứ 3 (TCN) rất to tát và vĩ đại, nhưng kết tinh bởi lòng tham lam và xây đắp bằng xương máu của muôn dân, nên chi ông cố tìm mọi phương thế để gìn giữ nó, mà rốt cuộc cũng không trường tồn. Đến công nghiệp vẻ vang và oai hùng của Napoléon ở Pháp vào đầu thế kỷ 19, cũng do động cơ tham lam vô bờ bến của ông. Muốn thôn tính hết các nước Âu Châu, nên công nghiệp ấy chóng tàn như hoa phù dung buổi sáng, và sau cùng ông bị an trí tại đảo Sainte-Hélène. Lại giữa thế kỷ 20, sự nghiệp rực rỡ nhất thời của Hitler đã làm vang động thế giới, nhưng cũng bởi lòng tham muốn làm bá chủ thế giới, nên ước nguyện chưa thành mà đời ông đã mai một... Có câu: “Xây dựng sự nghiệp mình trên xương máu của người chỉ là mầm tan hoại.”

    Như trên đã thấy, càng tham lam bao nhiêu thì càng chóng tan hoại và đổ vỡ bấy nhiêu. Vậy chúng ta không nên dùng động cơ tham lam gây dựng sự nghiệp, mà cần phải lấy nguyên liệu từ bi đắp xây thành trì sự nghiệp thì mới kiên cố và trường tồn. Bởi vì kẻ tham lam muốn lập nên nghiệp cả, bao giờ cũng chăm lòng tóm thâu vơ vét của người về mình, mà tóm thâu vơ vét càng nhiều thì gây oán, kết thù càng lắm. Đã có oán thù, là có người manh tâm phá hoại, rồi một người cố giữ gìn, mà cả ngàn muôn người quyết phá hoại, thì dù gian hùng như Tào Tháo, mưu trí như Khổng Minh cũng không tài nào giữ nổi. Ngược lại, lấy từ bi làm động cơ lập nghiệp, tức là lấy sự ban ân bố đức cho người làm sự nghiệp mình. Tuy nhiên đem tiền của và hạnh phúc mình tung vãi cho người là đời mình sẽ thấy khổ sở và thiếu thốn; nhưng một nụ cười nở trên môi người đói khát khi được chén cơm, một cái nhìn tri ân của người vừa thoát nạn, một cái chào cảm mến của người lạc lối khi được đưa đường... bấy nhiêu ấy là nguồn hạnh phúc vô biên, là của tiền vô lượng của chúng ta vậy. Sự nghiệp ấy mới nhìn qua như không có, nhưng kỳ thật nó có rất nhiều. Bởi vì, thói thường người đời hễ thương mến ai thì muốn ủng hộ, bảo vệ cho người ấy được an vui. Chúng ta đã gieo rắc tình thương khắp mọi người thì sự an vui đến với chúng ta vô lượng. Thế là sự nghiệp vĩ đại và vĩnh cửu chớ gì!

    Hơn nữa, người có lòng từ bi không thấy hạnh phúc và sự nghiệp riêng mình, mà chỉ thấy hạnh phúc và sự nghiệp chung của tất cả chúng sanh. Như vậy, càng gây cho chúng sanh được nhiều hạnh phúc, nhiều sự nghiệp, thế là hạnh phúc và sự nghiệp mình càng to. Đức Thích-ca xa lìa đài vàng ngôi báu, chối bỏ tất cả hạnh phúc riêng, Ngài chỉ ôm bình bát đi xin ăn để gieo rắc tình thương và cảm hóa nhân loại. Do đó, mà khắp năm xứ ở Ấn Độ thời ấy, từ vua chúa đến quan dân đều tôn kính Ngài là bậc Từ phụ, sẵn sàng hiến dâng những ngôi vườn đẹp đẽ, để Ngài làm nơi giảng đạo. Cho đến ngày nay cách Phật đã trên hai mươi lăm thế kỷ, mà hầu khắp các nước trên thế giới đã xây cất biết bao ngôi chùa nguy nga tráng lệ để phụng thờ Ngài và trên sáu trăm triệu người kính thành, tôn Ngài là đấng cha lành. Nên trong kinh có câu: “xả tất cả sẽ được tất cả” là thế.

    Tóm lại, chúng ta phải sáng suốt không nên nhìn thiển cận ở sự nghiệp nhất thời mà bị lòng tham lam sai sử, rồi cả đời luống lao tâm tiêu tứ, kết quả chỉ chuốc lấy đau khổ. Chúng ta phải tung vãi hạnh phúc mình cho mọi người, gieo rắc tình thương cùng khắp nhân loại, ấy là thứ hạnh phúc chân thật, sự nghiệp vĩnh cửu của mình đấy. Một Phật tử đã biết áp dụng điều này, vua A-dục, nói: “Ta xem hạnh phúc của chúng sanh là mục tiêu thứ nhất ta phải tranh đấu.”


    HT. Thích Thanh Từ

    http://www.hoangphaphanoi.com/phat-phap/thien-tong/73C441.aspx








    var text=document.getElementById("ZoomContentBody").style.fontSize; var Zoom=(text.replace("px","")==8)?12:text.replace("px",""); function TextZoom(Step) { if(Zoom>30 || Zoom
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Đóa sen đôi hiếm lạ tinh khôi ở Bắc Ninh quê em !


    Nhiều người giải thích Tịnh Đế Liên là loài sen đứng đầu về sự thanh tao, cũng có người cho rằng đây là loài sen quý để tiến vua.

    >> Những mùa hoa đẹp vô cùng ở Hà Nội
    >> Những mùa hoa lá đẹp như mơ ở Mộc Châu
    Hình ảnh sen Tịnh Đế
    [​IMG]

    Bông sen Tịnh Đế ở Thuận Thành (Bắc Ninh), hai bông khá lệch nhau về kích cỡ tuy nhiên vẫn cùng một cuống. Theo chủ đầm, giống sen ở đây có nguồn gốc từ sen Tây Hồ.
    [​IMG]
    [​IMG]

    Một bông Tịnh Đế được tìm thấy ở huyện Thuận Thành do một người chủ đầm hái được mang lên chợ Quảng Bá (Hà Nội).
    [​IMG]

    Có nhiều cách giải thích tên gọi của sen Tịnh Đế. Đó là hai bông hoa sen nở trên cùng một cuống, vì ít ai gặp nên được coi như một điềm lành, đem lại thịnh vượng, sung túc. Theo truyền thuyết Trung Quốc, sen Tịnh Đế là hiện thân của tình yêu vì có một đôi nam nữ yêu nhau mà không thành, cùng nhau tự tử ở hồ sen và sau đó hoá thành sen đôi. Ảnh: ST.
    [​IMG]

    Sen Tịnh Đế và đi vào câu ca dao: "Bao giờ cho được thành đôi - như sen Tịnh Đế một chồi hai bông".
    [​IMG]

    Đây là một hiện tượng dị biến trên hoa sen, có thể tìm thấy sen Tịnh Đế ở các loài sen ta, sen trăm cánh, sen trắng.
    [​IMG]

    Khu vực huyện Thuận Thành và Lương Tài (Bắc Ninh) là nơi tìm thấy Tịnh Đế Liên.
    Hình ảnh sen hồng ở Bắc Ninh: ​
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Tự hào về những người con Việt (nhất là các em gái) trên khắp nẻo đường [};-[r32)]

    Nữ sinh gốc Việt nhận học bổng tiến sĩ Harvard [​IMG]
    Alexandria Huỳnh. Ảnh: Cal State. Alexandria Huỳnh, 17 tuổi, vừa được đại học danh tiếng Harvard trao học bổng toàn phần để làm tiến sĩ về miễn dịch học.
    Trường Y của Harvard trao cho Huỳnh học bổng toàn phần cộng thêm cả tiền lương. Ngoài ra, cô còn được hai trường đại học hàng đầu khác ở Mỹ là Yale và đại học Pensylvania đề nghị nhận học bổng.
    "Tôi không thể tin đấy là sự thật. Tôi cảm thấy lâng lâng trong vài ngày liền, cảm giác không có gì diễn tả nổi", Huỳnh chia sẻ với VOA. "Tôi biết đấy là giấc mơ của nhiều bạn trẻ, thế nên, tôi cảm thấy thực sự may mắn vì có được cơ hội tới Harvard học".
    Huỳnh, sống ở thành phố Torrance bang California, tâm sự cô thích nghiên cứu về lĩnh vực miễn dịch vì ngành này có vai trò quan trọng trong chữa trị các loại bệnh. "Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có thể tìm ra một giải pháp kiểm soát hệ thống miễn dịch, giúp mọi người chống chọi được với bệnh tật, thì điều đó sẽ giúp cho cuộc sống của nhiều người tốt hơn", Huynh nói.
    Ở tuổi 13, cô học bậc cử nhân theo một chương trình học sớm trước tuổi tại Đại học Los Angeles ở bang California và tốt nghiệp với tấm bằng hạng ưu về sinh học. Theo trang tin của trường, Huỳnh còn là thành viên của Hội danh dự chìa khóa vàng và Hội danh dự Phi Kappa Phi tại Đại học Los Angeles. Huỳnh đã lĩnh học bổng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc nhất của Phi Kappa Phi và học bổng sinh viên tốt nghiệp chương trình nhập học sớm (EEP) giỏi nhất trong năm.
    Ngoài việc học hành, Huỳnh còn tham gia công tác tình nguyện tại trung tâm y tế Torrance Memorial Medical Center. Cô cũng thích chơi dương cầm và trượt băng nghệ thuật khi có thời gian.
    Mai Trang

    Xem thêm tại đây: http://vnexpress.net/gl/the-gioi/ng...nu-sinh-goc-viet-bi-giam-gay-xon-xao-nuoc-my/
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Lao động tạo ra của cải ,tình thương ,nó giúp nối trái tim tới trái tim !

    Đúng là Mỹ ,rất nhân hậu !

    Nữ sinh gốc Việt bị giam 'nên nhận tiền'

    Trước thông tin nữ sinh gốc Việt Diane Tran có thể không nhận khoản tiền ủng hộ khoảng 100.000 USD, luật sư của em cho rằng Tran nên nhận số tiền đó vì em xứng đáng được như vậy.
    > Nữ sinh gốc Việt được giúp gần 100.000 USD


    [​IMG]
    Diane Tran đã được xóa tội danh trốn học trong hồ sơ. Ảnh: ABC Diane Tran, nữ sinh gốc Việt sinh sống tại bang Texas, Mỹ, bị giam một ngày đêm vì nghỉ học quá số buổi cho phép, nhận được nhiều sự ủng hộ của nhiều người trong và ngoài nước Mỹ. Đến nay số tiền quyên góp cho Tran đã lên đến 100.000 USD từ 50 bang của nước Mỹ và 18 quốc gia trên thế giới.
    Trước thông tin cho rằng Tran có thể sẽ không nhận số tiền của những người hảo tâm, "vì có nhiều các em nhỏ còn có hoàn cảnh khó khăn hơn" như một số báo dẫn lời cô, ông Brian Wice, luật sư của Tran, cho rằng Tran xứng đáng và nên nhận sự giúp đỡ đó.
    "Diane chắc chắn là rất choáng ngợp khi nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của mọi người. Có thể, với tính cách của mình, em muốn dành số tiền cho những người kém may mắn hơn. Nhưng tôi nghĩ những người quyên góp cho em sẽ mong muốn số tiền được dùng để trang trải học phí đại học cho Tran, và tôi sẽ làm mọi việc trong khả năng để điều đó trở thành hiện thực", trang blog của tờ Houston Press dẫn lời ông Wice nói.
    Luật sư của Tran cũng cho biết một số trường đại học đã liên hệ với Tran, có thể sẽ có trường cung cấp học bổng đại học cho cô học sinh trường Willis. Do đó, tương lai của việc học đại học của Tran tương đối đảm bảo.
    Trước đó, ông Wice đã có cuộc gặp với công tố viên và thẩm phán Lanny Moriarty, người đã phạt Tran một ngày tù. Công tố viên và thẩm phán đã đồng ý xóa bỏ tội danh cho Tran trong hồ sơ.
    "Tôi đã trao đổi với thẩm phán Moriarty, ông ấy là một người rất dễ chịu và lo lắng cho các thanh thiếu niên. Ông Moriaty cũng suy nghĩ rất nhiều để giảm bớt tỷ lệ bỏ học ở Willis. Chúng tôi đã đi đến thống nhất về điều gì là đúng", ông Wice cho hay.
    Luật sư của Tran cũng cho biết ông cực kỳ ấn tượng vì những suy nghĩ chín chắn của em. Những việc làm giúp đỡ gia đình của Tran cũng như việc em nói với ông rằng mình không muốn trả lời phỏng vấn nhiều, làm ông hết sức bất ngờ và khen ngợi.
    Diane Tran, học lớp 11 tại trường trung học Willis, Texas bị buộc phải ở lại trại giam đêm 23/5 và bị phạt 100 USD vì nghỉ học quá nhiều. Theo luật của bang Texas, học sinh chỉ được nghỉ không lý do 10 ngày trong một học kỳ. Nếu vi phạm, trường học có thể gửi các em đến tòa án của thanh thiếu niên. Tran đã nghỉ 18 buổi trong học kỳ này.
    Cha mẹ của Diane Tran là người gốc Việt sinh sống tại Mỹ. Họ ly dị khiến Tran phải làm thuê cùng lúc hai công việc để nuôi bản thân và một người em đang sống nhờ tại nhà họ hàng tại Houston, đồng thời gánh vác một phần học phí cho người anh đang học tại đại học.
    Câu chuyện của Tran làm xôn xao dư luận Mỹ và nhiều người đã so sánh Tran với những tiểu thư và công tử nhà giàu. Tran được lấy làm tấm gương cho giới trẻ về sự chăm chỉ và biết giúp đỡ gia đình.


    Vũ Hà

    Diane Tran khóc khi bị giam


    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/ng...et-bi-tu-duoc-giup-gan-100-000-usd/page_2.asp

    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/ng...inh-goc-viet-bi-tu-duoc-giup-gan-100-000-usd/
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Ðiềm tĩnh trước khen chê [​IMG] [​IMG] [​IMG]




    [​IMG]


    Phản ứng tâm lý thông thường của chúng ta khi được khen chê thì khoái chí, vui vẻ, sung sướng, khi bị chê thì bực bội, tức tối, đau khổ. Ðó là hai thái cực của một tâm thức, mà theo đức Phật đều có hại, đều là phản ứng bất toàn. Bởi vì, từ đó sự hiểu lầm, tranh chấp, phiền não và thiếu hiểu biết sẽ khởi ra.
    Một hôm, đức Phật và chúng Tỳ kheo đi trên con đường giữa Ratãgahã và Nalandã. Ði sau là tu sĩ ngoại đạo Suppiyo và một đệ tử là Brahmadatta. Suppiyo dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng. Trái lại, thanh niên Brahmadatta dùng vô số phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng.
    Khi đêm vừa tàn, chúng Tỳ kheo đem sự việc trên bàn luận với nhau. Ðức Phật đi đến, sau khi biết tự sự Ngài dạy rằng:
    "Này các Tỳ kheo, nếu có người hủy báng ta, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng, các ngươi chớ vì vậy sanh lòng căm phẩn, tức tối, tâm sinh phiền muộn..."
    "Này các Tỳ kheo, nếu có người tán thán ta, tán thán Pháp, tán thán Tăng, thời các ngươi không nên hoan hỷ, khoái trá, tâm không nên thích thú..."
    Sỡ dĩ đức Phật dạy như thế, vì Ngài cho rằng khi bị chê trách thì tức tối, khi được khen ngợi thì khoái trá đều có hại, và không biết chính xác được lời nói của những kẻ ấy đúng hay sai sự thật.
    Ðối với chúng ta khi bị hủy báng, nhục mạ thì vội vàng chống trả một cách quyết liệt, coi kẻ chê trách như một địch thủ, không đội trời chung. Cách đối phó như thế thường được nhiều người tán đồng và cho là khôn ngoan nữa. Trái lại, nếu ta làm thinh nhẫn nhục chỉ xét nét lại mình thì bị chê trách. Trái lại, nếu ta làm thinh nhẫn nhục chỉ xét nét lại mình, thì bị chê là kẻ ngu khờ.
    Thế tại sao đức Phật khuyên chúng ta không nên công phẫn, tức tối? Bởi lẽ khi tức tối phiền muộn nổi lên thì cái hại đến với chúng ta tức khắc, là mất sự an lành điềm đạm của nội tâm, kế đến sự cãi vã, tranh luận xô xát diễn ra và cuối cùng cả hai bên đều không thấy được chân lý. Trong kinh Tứ thập Nhị Chương, Ðức Phật dạy rằng:
    "Khi bị kẻ xấu quấy phá, nhục mạ hãy cố nín lặng như người đem lễ vật biếu người khác, họ không nhận, thì lễ vật ấy được trả lại. Cũng như người ngửa mặt nhổ bọt lên trời, bọt chẳng tới trời, trái lại rơi vào mặt mình..."
    Như thế khi bị hủy báng, không nên vội vàng phản đối, mà phải xem xét điểm nào đúng với sự thật, điểm nào không đúng sự thật, điều nào mình có điều nào mình không có với một thái độ điềm tĩnh, thành thật, khách quan. Xử sự như thế, thì lời hủy báng ấy được trả lại cho người, còn mình vẫn an ổn, tự tại.
    Ða số chúng ta khi được khen ngợi, tâng bốc thì sung sướng mặt tươi như hoa buổi sớm, thích gần gủi những người tán thán mình. Cách ứng xử như thế được người đời cho là hợp lý, thích nghi. Thế tại sao Ðức Phật bảo là có hại và khuyên chúng ta không nên phản ứng non kém, dễ bị người lợi dụng, lường gạt, cho đi máy bay bằng giấy? Qua lời đường mật của họ, chúng ta dễ biểu đồng tình và chấp nhận những yêu cầu thiếu sáng suốt, cuối cùng chúng ta không thấy được sự thật một cách chắc chắn. Hơn nữa, một Tỳ kheo mà bộc lộ sự hoan hỷ, khoái chí một cách nồng nhiệt qua lời khen ngợi biểu thị sự thiếu tế hạnh và mong cầu danh vị, dễ bị sa vào chén mật của kẻ tà tâm. Dù được tán thán một cách chân thành, chúng ta cũng phải xem xét điều nào đúng với sự thật, điều nào không đúng với sự thật, điểm nào mình có, điểm nào mình không có, để tránh trường hợp bị mù hoặc sa vào nẻo hư danh.
    Khen và chê là hai tác động tương phản, luôn luôn làm chao động nội tâm chúng ta, kích thích sự hưng phấn hay ức chế, đem lại sự an lạc hay phiền não, có lợi hay bất lợi, là tuỳ thuộc cả hai đối tượng: trao và nhận.
    Trong lãnh vực giáo dục, khen thưởng và chê trách đều là hai lợi khí được sử dụng song song. Trước đây nền giáo dục Ðông Phương đặt nặng vấn đề trừng phạt chỉ trích, trong khi nền giáo dục Tây Phương chú trọng sự tưởng thưởng khen ngợi. Cách vận dụng ấy là thuộc vào nền văn hoá, phong tục của mỗi phương, vì vậy hậu quả cũng có phần sai biệt.
    Thiết nghĩ người khen ngợi hay chỉ trích, chỉ mang lại kết quả tốt đẹp, khi nào họ biết sử dụng hai lực tương phản này đúng lúc, áp dụng đúng tâm lý từng đối tượng, phải thành thật trong tinh thần thiết tha xây dựng cầu tiến. Ngược lại một người khen, chê thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan và có dụng tâm không tốt, chính bản thân người ấy hoàn toàn chịu trách nhiệm về hậu quả chẳng lành.
    Người được khen hay bị chê, dù ở trong trường hợp nào cũng phải dè dặt, xem xét và phán đoán một cách chính xác, không nên có những phản ứng bồng bột nông nổi, mới tránh được sự sai lầm, tai hại. Nói cách khác không quan trọng hóa khen hay chê, mà phải tìm hiểu sự thật, chân lý trong lời khen chê ấy.
    Tóm lại, điềm tĩnh trước khen chê là thái độ của người hiền trí sáng suốt mà người con Phật cần nên tu tâm.

    Tỳ kheo Siêu Việt
    Nguồn: buddhanet.net

    CatBuiTinhXa thích bài này.
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Chuyện đàn chim sa bẫy do bất hoà [​IMG]
    Vào một kiếp xa xưa, Bồ-tát (tiền thân đức Phật) sanh làm một con chim cút, thủ lĩnh của hàng ngàn con chim cút sống ở trong rừng. Bấy giờ, một người bẫy chim vì muốn bắt chim cút nên tìm đến nơi đàn chim sống. Ông ta thường bắt chước tiếng kêu chim cút để dụ chúng đến. Rồi chờ khi bầy chim kéo đến tập họp lại một chỗ, ông ta tung lưới chụp lên chúng và rút các mép lưới lại, tóm tất cả vào một mối, sau đó nhét chúng vào trong một cái giỏ, mang về nhà bán kiếm tiền sinh sống.
    Một hôm, Bồ-tát nói với bầy chim:
    – Thưa chư vị, người bẫy chim này đang tàn sát thân tộc của chúng ta. Ta có một phương kế khiến ông ta không thể bắt được chúng ta nữa. Từ nay trở đi, mỗi khi ông ta tung lưới lên, các vị hãy thò đầu của mình qua các lỗ lưới và sau đó cùng mang lấy cái lưới bay đến một nơi mà các vị muốn, và ở đó, hãy hạ cái lưới xuống trên một bụi cây gai. Làm như vậy, tất cả chúng ta sẽ thoát khỏi nhiều mẻ lưới.
    – Kế sách thật hay. Cả bầy chim cùng đồng ý.
    Ngày hôm sau, khi người bẫy chim chụp lưới lên bầy chim, chúng đã làm theo những gì mà Bồ-tát đã dặn. Chúng mang cái lưới bay lên và hạ lưới xuống trên một bụi cây gai rồi trốn thoát từ phía dưới, làm cho người bẫy chim phải đứng đấy gỡ lưới mãi cho đến khi chiều tối, sau đó trở về nhà mà trong tay chẳng có thứ gì. Bầy chim sử dụng mưu kế ấy liên tiếp nhiều ngày sau đó. Và như thế, người bẫy chim cứ phải chịu cái cảnh loay hoay gỡ lưới cho đến chiều tối và trở về nhà tay không. Thấy chồng trở về nhà tay không hoài như vậy, người vợ tức giận nói:
    – Ngày nào ông cũng trở về tay không. Tôi nghĩ là do ông nuôi dưỡng một cơ sở thứ hai nào đó.
    Người bẫy chim nói:
    – Không đâu bà ơi, tôi không nuôi dưỡng một cơ sở thứ hai, thứ ba nào cả. Sự thật là do những con chim cút đó bây giờ đã cùng hợp tác làm việc. Khi tôi tung lưới lên chúng, cả bầy cùng mang cái lưới đi, để lại nó trên một bụi cây gai và bỏ trốn. Nhưng chúng sẽ không thể sống mãi trong hòa hợp được đâu. Bà đừng lo, khi nào chúng bắt đầu cãi vã nhau, tôi sẽ bắt hết cả bọn chúng. Rồi bà sẽ vui cười cho coi.
    Nói vậy xong, ông ta đọc cho bà vợ nghe mấy câu thơ:
    Khi hòa hợp có mặt
    Chim mang lưới bay xa
    Khi tranh cãi xuất hiện
    Chúng rơi vào tay ta.
    Không lâu sau đó, một con chim cút khi đậu xuống bãi đất kiếm mồi đã vô ý đạp lên đầu một con chim cút khác. Con chim cút này kêu lên một cách giận dữ:
    – Kẻ nào đạp lên đầu ta thế.
    – Ôi! Xin lỗi bạn. Tôi đấy. Nhưng không phải tôi cố ý đâu. Xin đừng giận tôi nhé! - Chim cút thứ nhất thành khẩn nói.
    Nhưng không thèm đếm xỉa đến câu trả lời phân trần này, chim cút thứ hai cứ ôm lòng sân hận, tiếp tục nói:
    – Ngươi nghĩ là một mình ngươi có thể nhấc bổng cái lưới kia lên được sao?
    Và thế là chúng bắt đầu lời qua tiếng lại, lớn tiếng mắng nhiếc lẫn nhau.
    Khi nhìn thấy chúng cãi vã nhau như vậy, Bồ-tát nghĩ: “Mỗi khi đã có tranh cãi thì không có an toàn. Giờ thì bầy chim sẽ không còn nhấc nổi cái lưới lên được nữa rồi, và do đó chúng sẽ nhận lấy sự đại diệt vong. Gã săn chim rồi sẽ tìm được cơ may của mình. Thôi, ta không nên ở đây nữa.” Nghĩ là làm, Bồ-tát cùng với đàn chim của mình bay đến một chỗ khác.
    Đúng như dự đoán, một vài ngày sau, gã bẫy chim lại đi đến chỗ đó. Trước tiên gã dụ đàn chim lại bằng cách giả tiếng chim cút, sau đó gã tung lưới lên chúng. Thế rồi một con chim cút nói:
    – Nghe nói khi ngươi nhấc bổng lưới lên thì lông trên đầu của ngươi rơi xuống cả. Bây giờ có ngon thì hãy nhấc lưới lên đi!
    Con chim kia đáp trả:
    – Khi ngươi nhấc lưới lên, nghe nói lông cánh của ngươi đều rụng cả. Bây giờ hãy nhấc lên thử coi!
    Trong khi chúng đang còn đề nghị nhau nhấc lưới như vậy, thì người bẫy chim đi đến, rút các mép lưới lại và nhấc lên, tóm chúng lại thành một mối và nhét vào trong giỏ mang về nhà. Bà vợ thấy vậy thì cười sung sướng.
    Jātaka Sammodamāna, truyện số 33
    Nguyên Hiệp dịch

Chia sẻ trang này