Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

7757 người đang online, trong đó có 1060 thành viên. 11:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158862 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Đốt vàng mã: Giáo lý nhà Phật không dạy thế!

    GiadinhNet -Trong giáo lý Phật giáo không có quy định đốt vàng mã.
    > Thị trường vàng mã: Giá cả 'vô thiên lủng'
    > Đồ “độc” cho người... cõi âm
    > Gặp kỳ nhân chuyên làm hàng mã "khủng”

    Đốt nhiều vàng mã trong Lễ vu lan và Xá tội vong nhân đã trở thành tập tục truyền đời. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu Phật học, các cao tăng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì trong giáo lý Phật giáo không có quy định đốt vàng mã. Họ cho rằng, “Âm - dương là hai thế giới hoàn toàn khác nhau không thể cảm ứng được... Người phàm trần chỉ cần ăn chay, niệm Phật để tưởng nhớ”...

    “Hán Văn Đế mất vàng” hay “nàng Tuệ Nương bán giấy”?

    [​IMG]

    Cổ tục đốt vàng mã của người dân rất khó bỏ một sớm một chiều. Ảnh: Mai Hạnh​


    Chuyện xưa kể rằng, đốt vàng mã là một tục lệ dân gian, xuất phát từ thời nhà Hán (Trung Quốc). Do nhà vua muốn thực hành lời dạy của Đức Khổng Tử: “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, nghĩa là thờ người chết như thờ người sống, thờ người mất như thờ người còn. Vậy nên khi nhà vua băng hà, chúng thần và hậu cung đã phải bỏ tiền bạc thật vào trong áo quan để vua tiêu dùng.

    Sau đó quan bắt chước vua, dân bắt chước quan. Ai cũng chôn tiền thật theo người chết thành một tục lệ. Bọn trộm cướp biết vậy nên đào trộm mồ những người giầu có, như mộ vua Hán Văn Đế bị trộm khai quật lấy hết vàng bạc châu báu. Về sau từ quan đến dân thấy việc chôn tiền bạc thật quá tốn kém nên mới nảy sinh ra dùng giấy cắt ra làm tiền giả, vàng giả để thay thế. Chuyện đốt tiền giấy (vàng mã) ra đời từ đó và trở thành tập tục. Tập tục này được du nhập vào Việt Nam theo những người Trung Hoa.

    TS Nguyễn Mạnh Cường, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, cho rằng: “Việc đốt vàng mã là do ảnh hưởng của người Trung Hoa. Tích kể rằng: Vào đời Hán có đôi vợ chồng là Thái Mạc và Tuệ Nương học nghề làm giấy chưa thạo đã về quê mở xưởng. Giấy làm ra xấu và khó viết chữ nên bị ế không bán được. Tuệ Nương bèn giả chết để thực hiện phương kế bán giấy. Ngày thứ 3, trước khi đi chôn, Thái Mạc đem một ôm giấy ra đốt bên cạnh quan tài vợ. Sau khi Thái Mạc đốt giấy xong thì Tuệ Nương ở trong quan tài kêu to gọi chồng, đẩy nắp quan tài bước ra hát rằng: “Dương gian tiền năng hành tứ hải. Âm gian chỉ tại tố mãi mại. Bất thị trượng phu bả chỉ thiêu. Thùy khẳng phóng ngã hồi gia lai”.

    Nghĩa là: “Trên dương gian đồng tiền có thể làm được mọi việc ở mọi nơi, dưới âm phủ giấy cũng có thể dùng để mua bán. Nếu không phải chồng đốt cho giấy thì ai lại cho tôi quay về dương gian”. Nói rồi lại mang thêm 2 bó giấy nữa để đốt. Những người chứng kiến đều tin là đốt giấy thành tiền cho người âm phủ rất có lợi nên ai nấy đều về nhà lấy tiền đến nhà Thái Mạc mua giấy về đốt. “Tin lành” đồn xa, người các nơi tranh nhau đến nhà Thái Mạc mua giấy. Không đến 2 ngày, bao nhiêu giấy ế của hai vợ chồng Tuệ Nương đã hết sạch”.

    Với tích truyện này, TS Nguyễn Mạnh Cường hy vọng bạn đọc sẽ có suy nghĩ đúng đắn về việc đốt vàng mã. Trước khi đốt vàng mã, mỗi người cần suy nghĩ thật kỹ xem tác dụng thực của việc “hoá vàng” đến đâu. Đã là tập tục thì khó bỏ, chỉ trừ có sự đồng thuận của mọi người trong xã hội.

    Không thành tâm, làm gì cũng vô ích

    Chúng tôi đem chuyện nhà nhà mua vàng mã, người người đốt vàng mã cho người chết, hỏi các bậc cao tăng Phật giáo để biết rõ hơn việc này. Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Phó Trưởng ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: “Trong giáo lý nhà Phật không có việc đốt vàng mã cúng tế người chết. Quan điểm của đạo Phật hoàn toàn bác bỏ tục lệ mê tín này. Phật giáo chỉ khuyên trong ngày Lễ vu lan (báo hiếu cha mẹ) thì nên ăn chay niệm Phật để tưởng nhớ. Và làm Lễ xá tội vong nhân (cúng chúng sinh) – cúng những vong hồn lưu lạc một mâm cỗ chay để bố thí siêu sinh. Đồng thời, giúp đỡ những người nghèo khổ chốn trần gian, ăn chay niệm Phật và phóng sinh tích đức để siêu độ vong linh”.

    Còn Thượng toạ Thích Thanh Nhã, trụ trì chùa Trấn Quốc (Hà Nội) cũng khẳng định với PV Báo GĐ&XH rằng, kinh Phật không dạy đốt vàng mã cho người quá cố. Bản thân trụ trì cũng thường xuyên nhắc nhở Phật tử nên hạn chế đốt vàng mã. Theo ông thì nên dùng tiền mua vàng mã đốt để làm việc thiện cho đời sẽ tốt hơn rất nhiều.

    Đại đức Thích Thiện Hạnh, trụ trì chùa Vinh Phúc (thôn Quang Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) cũng cho rằng, việc đốt vàng mã là mê tín dị đoan và sai hoàn toàn. Đại đức Thích Thiện Hạnh giải thích: “Chúng ta vẫn có câu: Dương sao âm vậy. Nhưng vàng mã của chúng ta về dưới đó có tiêu được không? Quần áo chúng ta đốt về có vừa với kích cỡ của ông bà chúng ta nữa không? Xe cộ, đồ dùng... có được gửi đúng địa chỉ không? Thành thực trả lời những câu hỏi đó cũng đủ thấy đốt vàng mã là mê tín dị đoan, không hề phù hợp hay có cơ sở. Nếu cha mẹ cõi âm chỉ mong chờ ngày này để được miếng cơm, manh áo, căn nhà... thì những tháng ngày còn lại, tổ tiên ông bà, cha mẹ ăn, mặc, ngủ, nghỉ ở đâu?

    Chúng ta vẫn thường nói “Dương thịnh âm siêu”. Người dương biết làm phúc, để người âm siêu thoát. Tôi nghĩ, chúng ta nên lên chùa, thành tâm cầu nguyện hồi hướng tâm đức. Nếu có tiền để mua sắm vàng mã đốt cho cha mẹ, thì nên dùng tiền đó để chia sẻ cho những người nghèo khó. Bởi “Cứu một người dương gian bằng ngàn người âm phủ”.Hơn nữa đốt vàng mã gây ô nhiễm môi trường do khói ,bụi ,nhất là khói bụi do mê tín và vô thức gây ra thì càng nhất cử lưỡng hại. Còn cầu nguyện, chỉ cần tấm lòng thành, nếu không thành tâm thì làm gì cũng vô ích.

    Cổ tục đốt vàng mã đã có từ lâu đời, ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt Nam nên rất khó từ bỏ trong một sớm một chiều. Thậm chí, nhiều người coi đó là một trong những nét văn hoá của phong tục thờ cúng gia tiên. Nhưng sau khi biết rõ tích của việc đốt vàng mã, người dân liệu có nên gây những lãng phí như các cao tăng nói?

    Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm cả nước đốt hơn 40.000 tấn vàng mã, riêng tại Hà Nội tiêu thụ trên 400 tỷ đồng cho phong tục này. Đây là hành động mê tín quá hoang phí.

    Thượng tọa Thích Thanh Duệ tỏ ra gay gắt khi cho rằng: "Đốt vàng mã một cách hoang phí là việc làm mà cả người sống lẫn người chết đều có tội. Bởi lẽ, việc người sống vung phí tiền bạc, mua vàng mã, làm lễ to lễ nhỏ, sát sinh gà lợn là có tội. Vì người chết mà người sống hoang phí, sát sinh, nên người chết cũng có tội. Tại chùa Quán Sứ chúng tôi, những người rước vong vào chùa chỉ được đốt một bộ quần áo sứ giả, không có bộ thứ hai".


    Mai Hạnh - Võ Thu​
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Phóng sinh như thế nào cho đúng ?
    Theo mình cách phóng sinh hay nhất là ĂN CHAY ! Nếu ai ai cũng ăn chay thì chẳng ai phải giết ai cả !

    '' ....
    Tổ chức Sahabat Alam Malaysia (SAM - Bạn Của Trái Đất của Mã Lai) lập lại lời kêu gọi của Hòa thượng K Sri Dhammaratana, lãnh đạo tối cao của Phật giáo Mã Lai, về việc phản đối thông lệ phóng sanh trong ngày Vesak.
    SAM chia sẽ mối quan ngại của Hòa thượng Dhammaratana khi nói rằng “việc làm tốt đẹp đó thực sự chỉ khiến cho người ta tiếp tục bắt, đánh bẫy chim để mua bán”.
    Mặc dù đã có những lời kêu gọi tương tự như vậy trước đây, những tổ chức, đòan thể Phật giáo vẫn mù tịt và cứ tiếp tục phóng sanh thú vật và xem đó như là một hành động để thể hiện lòng từ bi và giải trừ nghiệp xấu.

    Họ chẳng hề biết rằng việc làm với mục đích nhân đạo này của họ chỉ là một sự độc ác đối với động vật.

    Chẳng hạn khi họ phóng sinh chim, hầu hết các con chim được mua từ các tiệm bán vật nuôi. Những con chim này đã bị bắt một vài ngày trước đó và bị nhốt ở trong *****g để chuẩn bị bán trong ngày Vesak. Thật là một ảo tưởng khi nghĩ rằng nếu được phóng sinh những con chim này sẽ được trả về môi trường sống tự nhiên của chúng.

    Những con chim được phóng sinh trong lúc chúng đang đói, sợ hãi và mệt sẽ không thể tìm được chỗ trú và thức ăn và hậu quả của việc phóng sinh đó là cái chết của chúng. Khi những con chim được thả ra từ những ngôi chùa đông đúc, chúng sẽ hoàn toàn bị mất phương hướng, chúng không thể bay, rơi xuống và làm mồi cho những động vật ăn thịt khác.

    Mặt khác, qua việc mua những con vật từ các cửa hàng bán vật nuôi, người phóng sinh thực sự tiếp tay ,khuyến khích việc bắt thêm chim và thú. Những con chim bị bắt từ môi trường hoang dã thường chết ngay khi bị bắt hoặc trên đường chuyên chở đến cửa hàng.

    Vì đây là những con chim rẻ tiền, nên chúng bị đối xử tệ. Bị nhốt chật chội trong những cái chuồng dơ bẩn và đứng ngay trên phân của chính chúng. Chúng chẳng được cho ăn những thức ăn thích hợp thậm chí còn không được cho uống nước.

    Tương tự, những sinh vật (cá, lươn, tôm, cua…) lạ đem từ nơi khác tới khi thả vào trong các ao, hồ tại địa phương có thể tạo nên sự mất cân bằng sinh thái như trong trường hợp con rùa tai đỏ khi được phóng sinh đã săn những loài bản địa để ăn thịt.

    Kết quả của việc phóng sinh những động vật không có nguồn gốc tại địa phương là hoặc chúng sẽ chết vì không thích ứng được với môi trường sống mới, hoặc chúng làm hại đến môi trường sống an lành của những sinh vật bản địa.

    Truyền thống phóng sinh động vật cần phải được xem xét lại với ý thức rằng việc phóng sinh có thể tạo nên sự đau khổ cho những con vật vì môi trường sinh thái không phù hợp. Việc phóng sinh còn có sự nguy hiểm do có thể dẫn đến việc đưa vào môi trường những virus hoặc vi khuẩn lạ và tạo sự lây lan.

    Lòng từ bi cần phải đi kèm với trí huệ. Chúng ta có thể “phóng sinh” động vật bằng cách nhận nuôi những con vật từ những trạm nuôi động vật vô gia cư thay vì mua từ những tiệm bán vật nuôi, bằng cách hổ trợ những họat động bảo vệ động vật, chăm sóc những con chim bị thương hoặc những con cá bị nhốt trong bể ,trong bình...

    SAM lập lại quan điểm của mình rằng việc phóng sinh cần phải chấm dứt. Những tổ chức phi chính phủ và các đoàn thể tôn giáo phải góp phần trong việc giáo dục người dân giúp đỡ những con vật bằng cách thôi không thả chúng vào trong ao, hồ ...lạ,hay môi trường thiên nhiên trong những lễ hội tôn giáo!
    -----------------
    Người viết là chủ tịch Sahabat Alam Malaysia (SAM).

    link nguồn :http://phattuvietnam.net/12/6501.html




    Tuy nhiên vẫn nên bí mật phóng sinh nếu vô tình gặp phải. Nếu không ai làm nghề phóng sinh thì không còn cái nghề bắt chim để phóng sinh, không ai ăn chim rán thì không còn nghề rán chim nữa. Mong cho mọi loài sống yên bình bên nhau, không loài nào phải giết hại loài nào ! Nam Mô A Di Đà Phật !
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Nếu có cơ hội phóng sinh thật sự tốt thì chúng ta mua ,phóng sinh ,nếu chỉ niệm Phật rồi thả chúng ra đã rất quý báu ,nếu nhớ được bài kệ Phóng sinh để đọc thêm thì càng tốt hơn !
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !


    KỆ TỤNG PHÓNG SINH



    Chúng sinh đây có bấy nhiêu,

    Lắng tai nghe lấy những điều dạy răn .

    Các ngươi trước lòng trần tục lắm,

    Nên đời nay chìm đắm sông mê.

    Tối tăm chẳng biết tu trì,

    Gây bao tội ác lại về mình mang.

    Sống đọa đày, chết thường đau khổ,

    Lông vảy sừng có đỡ được đâu.

    Dù là bay trước lặn sau,

    Lưới vây, tên bắn, móc câu thả mồi,

    Tát cạn bắt,cùng hun hơi độc,

    Lúc đó dù kêu khóc ai thương.

    Nằm trên dao thớt là thường,

    Hồn còn phảng phất, nấu rang xong rồi.

    Muôn phần chết nay ngươi cầm chắc,

    May sao nhờ các bậc thượng nhân

    Cứu cho ngươi được thoát thân,

    Đến đây lại được nhờ ơn pháp mầu.

    Vậy ngươi mau hồi đầu quy Phật

    Rồi dốc lòng quy Pháp, quy Tăng.



    Chúng sinh Quy Y Phật

    Chúng sinh Quy Y Pháp

    Chúng sinh Quy Y Tăng




    Chúng sinh Quy Y Phật không đọa địa ngục

    Chúng sinh Quy Y Pháp không đọa ngạ quỷ

    Chúng sinh Quy Y Tăng không đọa bàng sinh



    Chúng sinh Quy Y Phật rồi

    Chúng sinh Quy Y Pháp rồi

    Chúng sinh Quy Y Tăng rồi




    Quy y rồi tội chướng sạch không,

    Trí khôn sáng tỏ tưng bừng khắp nơi.

    Phát tâm QUY Y rồi sau được


    Về Tây phương sung sướng đời đời.

    Lên tòa sen báu thảnh thơi

    Không hề thối chuyển, yên vui tháng ngày.

    Xin đại chúng ra tay cứu khổ,

    Phát tâm cầu Phật độ chúng sinh.

    Cùng nhau dốc một lòng thành

    Cầu cho mau được thoát vòng trầm luân.


    Hòa Nam Thánh chúng


    Nguyện đem công đức này
    Hướng Về khắp tất cả
    Đệ tử cùng chúng sinh
    Đều trọn thành Phật Đạo.


    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Giới thiệu với các Phật Tử món ăn này mình từng làm và từng ăn ,rất ngon !
    (Lưu ý món sung kho sau khi bổ đôi ,rửa sạch ,rán rồi cũng làm tương tự như trên )

    Nhớ món mít non kho chay ngày Vu Lan

    Lễ Vu Lan (rằm tháng 7), má tôi thường chế biến món mít non kho chay để thay đổi khẩu vị. Món ăn chân phương mà hấp dẫn lạ lùng ngày ấy lưu mãi trong ký ức tuổi thơ tôi.

    Tôi còn nhớ, đến ngày này, má sai tôi ra sau vườn hái những trái mít non vào chế biến. Theo má, mít non kho chay rất tuyệt, không có món chay nào sánh bằng vì hạt mít béo, bùi, rất ngon!
    [​IMG] Trước hết, má dùng dao bén gọt bỏ vỏ mít (phần gai xanh), lấy phần da trắng và phần thịt (không cần bỏ cùi), xắt từng khoanh dầy cỡ lóng tay. Trong quá trình gọt, má để vòi nước phía trên cho nhựa mủ trôi đi, và rửa nhiều lần cho sạch (vì mít non rất nhiều mủ).
    Kế đến, má bắc chảo lên bếp phi dầu mỡ tỏi cho thơm, rồi cho mít vào chiên hơi vàng. Cho mít đã chiên rồi cho vào nồi om. Nước dừa tươi (có pha thêm ít nước) má cho vào ngập xâm xấp với mít cùng với gia vị (nước tương + muối + bột ngọt…) cho vừa khẩu vị, bắc lên bếp với ngọn lửa liu riu cho đến khi nước dừa rút cạn, mít mềm ngả màu nâu sẫm là được.
    Sau cùng, má nêm lần cuối, nhắc xuống, múc ra đĩa, không quên rắc lên ít cọng ngò rí để tăng hương vị và màu sắc bắt mắt. Lưu ý: Món này phải kho nước hơi sắc mới ngon, và càng đậm đà hơn nếu ngày hôm sau được hâm lại dùng.
    [​IMG] Còn gì ấm cúng và hạnh phúc cho bằng khi cả gia đình họp mặt đông đủ trong ngày Lễ báo hiếu Vu Lan để thưởng thức cơm chay - trong đó có món mít non kho chay do má làm. Dùng đũa giẽ một miếng mít kho cho vào miệng nhai chậm rãi. Vị ngọt, bùi của hạt, dai dai của xơ mít hòa lẫn mùi thơm rất riêng của mít non thật tuyệt. Và một miếng cơm nóng vào, thật không tả xiết!
    Bài và ảnh Hữu Tưởng
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Tháng 7 xá tội vong nhân dù đã sắp qua đi ,trong cuộc đời người làm ta đau khổ phiền muộn sẽ rất nhiều ,có khi đó lại chính là người gần ta nhất ,ta thương yêu nhất ...Nhưng nếu chấp mãi thì ta lại là người đau khổ trước ,hãy thử nghe bài giảng của Thầy để xem mình có thu được lợi lạc j` ko nha các bạn !
    Tha Thứ Để Hạnh Phúc Đến Gần Ta Hơn - Thích Phước Tiến (05-2011)


  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Lời Khuyên Cho Ðời Sống Ðạo


    [​IMG]




    1. Không nên sùng bái hay tôn thờ đối với bất kỳ giáo điều, học thuyết, hay một tư tưởng nào, cho dù đó là Phật giáo. Hệ thống tư tưởng của đạo Phật là phương tiện chỉ dẫn, đó không phải là chân lý tuyệt đối.
    2. Không nên nghĩ rằng tri thức mà ta có ngày hôm nay là bền vững tuyệt đối. Hãy tránh xa những tư duy chật hẹp và đừng tôn thờ cái nhìn của ngày hôm nay. Hãy đừng cố chấp vào những quan điểm của mình, để mở rộng tâm nhìn và đón nhận những quan điểm khác. Chân lý được tìm thấy trong đời sống thực tiễn của chúng ta mà nó không đơn giản chỉ ở trên tri thức và quan niệm. Hãy chuẩn bị sẵn sàng đón nhận kinh nghiệm trong toàn cuộc sống và hãy luôn luôn quan sát sự thật ở chính bạn và thế giới chung quanh.
    3. Ðừng dùng quyền lực, đe dọa, tiền tài, thuyết giảng và ngay cả đến giáo dục để áp đặt quan điểm của mình lên người khác, dù đối với trẻ con. Tuy nhiên, sự đối thoại chân tình sẽ giúp người ta từ bỏ cuồng si và thiển cận trong lòng.
    4. Ðừng chạy trốn sự tiếp xúc với khó khăn hay nhắm mắt lại trước khổ, và cũng đừng đáng mất sự trầm tĩnh khi khổ đau đang là thực tại. Ta hãy tìm đến người đang ưu phiền và hãy chia sẻ với họ, dù bằng mối quan hệ nhân thân, sự thăm viếng, ảnh tượng hay lời nói ... Với những việc làm như vậy, bạn sẽ thức tỉnh chính mình, và những người chung quanh nhận chân được bản chất của khổ đau.
    5. Ðừng gách vác của cải về kho lẫm nhà mình, trong khi hàng triệu người đang đói khát. Ðừng lấy mục đích của đời mình là danh vọng, quyền lợi, giàu có hay sự vui thích của cảm giác. Hãy sống một cách đơn giản và cùng chia sẻ thời gian, năng lực, và nguồn lợi với những ai đang thất thểu nghèo nàn.
    6. Ðừng nắm giữ sự sân hận hay oán thù, khi nó còn sinh khởi trong tâm thức của bạn, hãy hóa giải và làm cho nó thuần phục. Ngay khi sân hận hay oán thù khởi lên, hãy chuyển sự tập trung của bạn vào hơi thở, để từ đó, bạn có thể nhìn thấy và hiểu biết rõ ràng bản chất của sân hận và oán thù, và cả bản chất của con người mà họ đã gây nên sự sân hận và oán thù.
    7. Ðừng đánh mất chính bạn trong sự tản mác của tư duy hay trong môi trường chung quanh. Thực hành tập trung vào hơi thở, để trở về với những gì đang diễn ra trong giây phút hiện tại. Duy trì sự tiếp xúc với cái tươi mát, kỳ diệu, và hãy tự chữa trị những căn bệnh ngay bên trong và xung quanh con người của bạn. Hãy gieo nhân tươi vui, hòa bình và hiểu biết trong tâm hồn của bạn để trong giao tiếp bạn luôn luôn được tỉnh thức.
    8. Ðừng thốt ra những lời nói mà có thể tạo sự bất hòa hoặc gây nên sự tan vỡ trong cộng đồng. Hãy nỗ lực hòa giải mọi xung đột.
    9. Ðừng nói điều không thật chỉ vì lợi lạc của riêng mình. Ðừng thốt ra những lời gây sự chia rẽ và oán thù. Ðững loan truyền những điều mà bạn không biết chắc. Ðừng phê bình hay kết tội những điều mà bạn còn hồ nghi. Luôn luôn nói chân thật và xây dựng, can đảm nói lên sự thật trong những tình huống không công bằng cho dù có thể bị đe dọa đến sự an toàn của bạn.
    10. Ðừng dùng cộng đồng Phật giáo cho mục đích và quyền lợi cá nhân hay biến Tăng đoàn thành đảng phái chính trị. Tuy nhiên, ta không đồng tình cho sự đàn áp, bất công, chiến tranh và xung đột.
    11. Ðừng sống vì nghề làm tổn hại đến con người và thiên nhiên. Ðừng chiếm đoạt cơ hội sống của kẻ khác. Hãy chọn nghề nghiệp mà trong đó có tình yêu thương của mình.
    12. Ðừng giết hại chúng sinh. Cũng đừng bảo người khác giết. Tìm mọi phương tiện có thể để bảo vệ cuộc sống và ngăn chặn sự chết chóc đau thương.
    13. Không giữ tài sản của người khác, nên vui mừng vì sự giàu có của người khác, nhưng phải ngăn cản họ trong sự chiếm hữu từ mồ hôi và nước mắt của người khác.
    14. Ðừng đối xử tồi với cơ thể của bạn, tập sống với nó trong sự tôn kính. Ðừng xem cơ thể như là công cụ. Hãy bảo trì những năng lượng quan trọng (sinh lý, tinh thần, hơi thở). Vấn đề ******** không nên xảy ra trong đơn độc (không có tình yêu) và cùng với nó trong một thời gian dài.
    NSGN, tháng 11-1996

Chia sẻ trang này