Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

7742 người đang online, trong đó có 900 thành viên. 16:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 157761 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Giây Phút Hiện Tại

    Thích Vô Trụ
    Đã đọc: 6041
    [​IMG]


    Mặt trời đang khuất dần về phía tây, ánh sáng của hoàng hôn mỗi lúc một nhạt dần để nhường chỗ cho bóng đêm. Một ngày nữa sắp qua. Thời gian cứ lặng lẽ trôi đều như vậy. Rồi bỗng một hôm ta chợt giựt mình khi soi mình trong gương. Ta thấy có vài sợi tóc trắng xuất hiện trên đầu.
    Ta có rất nhiều ước vọng, ta có rất nhiều hoài bảo nhưng mãi đến bây giờ những ước vọng, những hoài bảo đó như là những chiếc bóng mờ. Một thời tuổi trẻ đã qua. Ta cảm thấy tiếc nuối một cái gì đó. Ta đã đánh mất gì chăng? Tuổi trẻ? Thời gian? Sức lực?... Ta tự hỏi chính ta.

    Rồi một hôm ta phát hiện ra cái mà ta đánh mất chính là sự sống. Sự sống trong giây phút hiện tại. Khi trẻ ta chỉ sống cho những ước vọng của tương lai. Bây giờ ta lại sống với những tiếc nuối về quá khứ. Ta đã quên đi một điều là sự sống chỉ có mặt trong giây phút hiện tại. Nhưng làm thế nào để có thể tiếp xúc với sự sống? làm thế nào để có thể tiếp xúc với những mầu nhiệm trong giây phút hiện tại?

    Ta chỉ có thể tiếp xúc được với giây phút hiện tại khi tâm và thân hợp nhất. Ta thắp sáng hiện hữu bằng ý thức chánh niệm. Rồi như một bé thơ, ta học lại cách ăn, cách đi, cách đứng, nằm và ngồi để thân và tâm có thể hợp nhất. Ta khám phá ra rằng hơi thở là chất keo kết hợp thân và tâm. Kể từ đó ta thực tập cách quán niệm hơi thở. Khi thở vào ta biết ta đang thở vào. Khi thở ra ta biết ta đang thở ra. Ta duy trì ý thức về sự vào ra của hơi thở. Ta đang có chánh niệm về hơi thở.

    Sự quán niệm về hơi thở của ta đã dần thuần thục sau một thời gian thực tập. Ý thức về hơi thở cùng những động tác của thân đã trở thành một điều gì đó rất tự nhiên, và ta cũng không biết những thành quả này có được từ khi nào. Mỗi khi làm một việc gì đó ta phát hiện ra những động tác của ta trở nên chậm rãi và khoan thai hơn. Ta không còn vội vả, hấp tấp như trước đây nữa. Ta cảm thấy làm việc đối với ta đã trở thành một nguồn vui. Với ta giờ đây chỉ cần có mặt trong giây phút hiện tại thì tất cả những gì ta tiếp xúc cũng đều trở nên những đối tượng của hạnh phúc. Ta thấy được rằng khi ta sống sâu sắc trong giây phút hiện tại thì cũng có nghĩa là ta đang sống cho cả quá khứ và tương lai. Những điều kiện của hạnh phúc luôn có sẵn đó cho ta.
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Xin đưa các Phật tử về đất Thuận Thành thăm những ngôi Chùa và các địa danh nổi tiếng :
    Cổ tích đất Luy Lâu

    Cách Hà Nội khoảng hơn 20km về phía Đông, vùng đất cổ tích Dâu – Thành Luy Lâu mang trong lòng biết bao câu truyện cổ. Và chắc hẳn bất kỳ ai cũng đã ít nhất một lần được nghe những câu ca dao nói về miền đất thiêng này:



    “Dù ai đi đâu về đâu
    Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
    Dù ai buôn bán trăm nghề
    Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu".


    [​IMG]
    Quang cảnh chùa Dâu, tháp Hòa Phong ảnh: Lê Hoàng Tích cổ Hội chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 8 - 4 (Âm lịch), cũng là ngày Phật đản theo truyền thống cổ, nhưng lễ hội được tổ chức kéo dài từ mấy ngày trước đó. Vào ngày hội, kiệu của các Nữ thần Pháp Vũ từ chùa Đậu, tượng Pháp Lôi từ chùa Tướng, tượng Pháp Điện từ chùa Dàn tụ về chùa Dâu, rồi cùng kiệu Pháp Vân đi đến chùa Tổ thăm mẹ Man Nương. Theo ghi chép trong sách sử, bia đá, chùa Dâu là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam, được xây dựng từ thế kỉ thứ 2 dưới thời Sĩ Nhiếp làm thái thú. Chùa Dâu còn có tên là chùa Diên Ứng, thờ nữ thần Pháp Vân nên còn gọi là chùa Pháp Vân, và nằm trong vùng đất Cổ Châu nên cũng gọi là chùa Cổ Châu. Chùa gắn liền với truyện cổ tích Tứ pháp của người Việt xưa. Lịch sử chùa Dâu gắn liền với huyền thoại Man Nương, người trinh nữ làng Mãn Xá bên sông Đuống từ lúc 12 tuổi đã bỏ từ bờ Nam sang bờ Bắc để học đạo với Thiền sư Khâu-đà-la người Thiên Trúc (Ấn Độ) ở chùa Linh Quang (xã Phật Tích, Tiên Sơn). Khâu-đà-la là một Thiền sư đã kết hợp việc truyền giảng Phật giáo Mật Tông với tín ngưỡng dân gian, nên có ảnh hưởng rộng lớn trong cư dân Luy Lâu. Nhưng con đường học đạo của Man Nương bị dở dang vì một hôm, lúc nàng đang ngủ, Khâu-đà-la sau giờ hành lễ đã bước qua người nàng khiến nàng thụ thai. Một năm hai tháng sau, nhằm ngày 8-4 (âm lịch), Man Nương sinh một bé gái và mang trả cho Thiền sư, Khâu-đà-la bồng đứa bé đến một cây đa cổ thụ ven sông, niệm thần chú. Khi nhà sư dùng thiền trượng gõ vào, gốc cây nứt ra đứa bé được đặt vào, vết nứt liền khép lại và một mùi hương thơm ngát tỏa ra. Kỷ vật cuối cùng mà Thiền sư trao cho Man Nương là cây thiền trượng. Theo lời dặn của Khâu-đà-la, mỗi khi trời hạn hán, đất đai khô nẻ, mùa màng thất bát, Man Nương cắm cây thiền trượng xuống đất cất lời cầu nguyện, thì phép màu lại hiện ra: trời đổ mưa. Một đêm mưa to gió lớn, cây đa cổ thụ nơi gửi xác đứa con gái của Man Nương bỗng đổ xuống sông và xuôi theo dòng nước trôi về làng Dâu. Dân làng không ai khiêng nổi cây, may có Man Nương dùng dải yếm đào kéo được cây lên bờ. Đêm ấy dân làng được thần nhân báo mộng khuyên nên đem cây tạc tượng thờ. Từ đó ra đời 4 pho tượng thờ 4 vị nữ thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp: Pháp Vân (tức bà Dâu, thờ ở chùa Thiền Định), Pháp Vũ (tức bà Đậu), thờ ở chùa Thành Đạo), Pháp Lôi (tức bà Tướng, thờ ở chùa Phi Tướng), Pháp Điện (tức bà Dàn, thờ ở chùa Phương Quang). Từ câu truyện cổ đó, đã tạo nên một hệ thống chùa Tứ Pháp rất đặc biệt của riêng người Việt: chùa thờ Nữ thần nông nghiệp, thờ người Mẹ Việt, lấy tượng Nữ thần làm trung tâm chứ không phải là tượng Phật. Phật và Nữ thần hòa quyện, bà mẹ của các Nữ thần cũng được tôn là Phật Mẫu Man Nương. Nghi thức ngày hội Huyền thoại Man Nương, người mẹ đồng trinh trở thành Phật Mẫu sinh ra Tứ Pháp đã khiến hàng năm vào ngày 8-4 (âm lịch), các vị sư tăng và khách thập phương về chùa Dâu mở hội như câu thơ trên đã nói. Hội chùa Dâu không chỉ là dịp để các Phật tử hành hương về nơi cửa Phật mà còn để tham dự những nghi thức văn hóa của cư dân nông nghiệp. Hội diễn ra khắp cả tổng với đám rước tưng bừng (gồm rước chào, rước đón, rước đưa) thỉnh các tượng bà Đậu, bà Tướng, bà Dàn về quy tụ với chị cả là bà Dâu ở chùa Diên Ứng. Trong bốn chị em, Pháp Điện trẻ nhất lại ở xa nhất, vì vậy bao giờ cũng phải đi sớm hơn, nhưng bao giờ cũng đến chùa Dâu trước tiên. Còn khi đã gặp chị cả Pháp Vân ở chùa Dâu, thì phải theo thứ tự mà về thăm mẹ. Vì vậy xưa kia sân phía trước chùa rất rộng mới đủ chỗ cho các cỗ kiệu và nghi trượng, tam quan ở tận bến sông Dâu. Ban ngày rước Tứ Pháp về chùa Dâu “công đồng” là hội tụ các yếu tố Mây, Sấm, Chớp, Mưa. Ban đêm rước Tứ Pháp đi “tuần nhiễu” một vòng khép kín từ đông sang tây là mô tả chu kỳ quả đất xoay tròn, tạo ra năm tháng, bốn mùa. Nghi thức “Múa gậy” trong ngày hội không chỉ để dẹp đám, mà nghi thức đó còn là hình thức tái diễn sự tích cây gậy thần kỳ. Giếng cổ trong chùa là dấu vết Man Nương cắm gậy xuống đất làm ra nước cứu sống sinh linh. Hội Dâu còn có một sự kiện đặc biệt mà không nơi nào có, đó là cuộc thi “Cướp nước”. Đây là cuộc thi chạy giữa bà Sấm (Pháp Lôi) với bà Mưa (Pháp Vũ). Người ta bói xem ai về đích trước để dự báo mùa màng. Nếu là bà Mưa thì năm ấy được mùa. Nếu là bà Sấm thì năm ấy ruộng đồng lắm sâu, nhiều đỉa, làm ăn trắc trở. Tương truyền thời xưa các vị vua triều Lý ngày xưa thường rước Phật Pháp Vân về Kinh đô Thăng Long làm lễ “cầu đảo”. Sau lễ múc nước, dâng nước và múa gậy, đám rước lại thỉnh 4 tượng về bái vọng Phật Mẫu Man Nương ở chùa Tổ Mãn Xá. Trước kia, mỗi khi Hội Dâu rước phật vào ngày hội, trên bãi chùa Dâu người ta có thể xem múa sư tử, múa hóa trang rùa và hạc, múa trống, đấu vật, đánh cờ người.
    [​IMG]
    Tượng Pháp Vân Kiến trúc độc đáo Vốn là một ngôi đền mang tên Pháp Vân, chùa Dâu đã được sửa chữa và trùng tu nhiều lần: giữa thế kỷ XIII vào đời Lý, cuối thế kỷ XIII và thế kỷ XIV vào đời Trần, thế kỷ XVIII vào đời Lê, cuối thế kỷ XIX vào đời Nguyễn. Ngôi chùa ngày nay còn mang nhiều dấu ấn của kiến trúc thời Hậu Lê. Ông Mạc Đĩnh Chi đã đứng ra tổ chức trùng tu lớn ngôi chùa vào năm 1313 như Đại Nam Nhất Thống Chí đã ghi lại: “Đời Trần, Mạc Đĩnh Chi dựng chùa trăm gian, tháp 9 tầng và cầu 9 nhịp, nền cũ nay vẫn còn”. Chùa làm theo kiểu “Nội công ngoại quốc”. Từ tiền đường, đi qua một sân gạch có tháp Hòa Phong ở giữa, sẽ đến Đại bái đường và Phật điện, sau lưng là Hậu đường. Tất cả nằm giữa bốn dãy nhà dài vây quanh theo hình chữ “Quốc”. Trong Phật điện, tượng bà Pháp Vân thờ ở gian giữa cao gần 2m ngồi trên tòa sen. Đặt liền hai bên tượng bà Pháp Vân là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ cao 1,57m mang đặc trưng phong cách nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVII - XVIII. Bao quanh tòa điện chính chữ công là những dãy nhà ngang, nhà dọc vây kín theo kiểu nội công ngoại quốc. Chính giữa sân chùa trước bái đường, được Thiền sư Pháp Hiền xây dựng vào cuối thế kỷ VI để giữ gìn các di tích xá lợi, tháp Hòa Phong vốn có 9 tầng. Nay tháp chỉ còn 3 tầng, tháp cao 17m, tầng chân tháp hình vuông mỗi cạnh 7m, tường dày, trổ 4 cửa vòm cuốn. Hai cửa chính nhìn ra hướng Đông và hướng Tây có bậc cấp lên xuống. Hai bên bậc cấp là hai con sóc đá trong tư thế nằm dài từ thềm xuống sân mang phong cách rất gần với điêu khắc cổ Chăm-pa và điêu khắc thú tượng trưng trong kiến trúc lăng mộ đời nhà Tùy. Tháp Hòa Phong được trùng tu năm 1737 vào đời Lê. Trong tháp có chuông lớn đúc dưới triều Cảnh Thịnh và khánh lớn bằng đồng đúc năm 1837 dưới triều Minh Mạng. Ngôi tháp vuông xây bằng gạch trần mộc to bản, dáng chắc khỏe nổi bật giữa khung cảnh xung quanh. Tháp tượng trưng cho ngọn núi vũ trụ, bốn góc tháp có bốn tượng Thiên vương trấn giữ, trên tháp treo một khánh đồng cổ. Tháp Hòa Phong được xây cao với vai trò như một thạch trụ chặn cản luồng gió nghiệp chướng từ cõi vô minh thổi tới. Dưới chân tháp Hòa Phong có một bức tượng cổ hình một con cừu đá nằm quỳ hai chân trước, được tạc từ gần 2.000 năm trước. Chính điện chùa Dâu là pho tượng lớn và đẹp nhất là bà Dâu - nữ thần mây Pháp Vân. Pho tượng màu gụ, được ngồi trên tòa sen như tượng Phật, nét mặt như một người mẹ hiền từ nhìn xuống, bàn tay phải đưa ra như vỗ về an ủi, tay trái đặt trong lòng. Bốn phía tòa sen có các vòng sắt để có thể di chuyển tượng trong ngày lễ hội. Tượng được phủ lớp áo vàng, ngày hội khi làm lễ tắm tượng mới thay áo. Phía trước là nơi đặt Thạch Quang Phật, bàn thờ trước nữa là người em hai Pháp Vũ. Nguyên chùa Đậu bị phá thời Pháp, người dân đem tượng Pháp Vũ về thờ chung với chị tại chùa Dâu. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử nhưng chùa Dâu trên đất Luy Lâu với những tích cổ và tín ngưỡng thờ Tứ Pháp vẫn tồn tại như một minh chứng cho một vết tích nền nông nghiệp hết sức phát triển ở khu vực hạ lưu sông Hồng. Mặt khác đây còn là nét đặc sắc trong tín ngưỡng thờ thần của người Việt, là minh chứng cho những giai đoạn hoàng kim của Phật giáo tại Việt Nam.



    Lê Đức Hiệp

    Ngoài ra các bạn có thể đến Chùa Bút Tháp Linh Thiêng nổi tiếng ,nhất là các sĩ tử thường đến Lễ cầu may trước khi đi thi ,cũng có thể đến Lễ tại Lăng Kinh Dương Vương( bố đẻ của Vua Hùng ) hay đến lễ tại đền Sĩ Nhiếp (thầy dạy chữ đầu tiên của nước VN)rồi đến làng Tranh Đông Hồ mua tranh hay vàng mã cũng thú vị ...tất cả chỉ cách Chùa Dâu 3- 5 km tất cả tuor này có thể đi và về trong ngày nhé . Nhất là ngày nghỉ cuối tuần mát mẻ này hoặc đầu Xuân thì càng tuyệt !
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Bài hát :Tha Thứ Và Bao Dung

    Đóng góp: Từ Thiếu Vân



    Nếu tôi lỡ làm ai đau khổ , bằng tư tưởng hay bằng hành động ...
    Dù trực tiếp hay là gián tiếp

    Xin hãy tha thứ cho tôi !
    Xin hãy tha thứ cho tôi !

    Xin hãy tha thứ cho tôi !


    Cũng như thế người ơi !

    Nếu ai Đã làm tôi đau khổ , bằng tư tưởng hay bằng hành động ...
    Dù trực tiếp hay là gián tiếp

    Tôi sẽ tha thứ bao dung,
    Tôi sẽ tha thứ bao dung,

    Tôi nguyện tha thứ bao dung...

    Điệp khúc :

    Từ tâm quán chiếu
    Ai cũng muốn hạnh phúc an lạc ,ai cũng sợ khổ đau khốn đốn
    Xin đừng gây khổ cho nhau ,xin hãy tha thứ cho nhau , xin đừng gây khổ lẫn nhau .

    Hãy thở cười - nhìn sâu
    Từ tâm quán chiếu :

    "Oán... chẳng bao giờ diệt hết ...oán
    Chỉ có tình thương ,chỉ có tình thương...
    Mới diệt hết oán thù !
    Chỉ có tình thương mới diệt hết oán thù ..."




    Nghe hát tại đây:

    http://mp3.zing.vn/bai-hat/Tha-Thu-Va-Bao-Dung-Phuong-Dung/IW66ZA7I.html
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Cái này đọc hơi dài và thấy ghê ,nhưng theo tôi cũng vẫn cần đọc để biết và cố gắng tránh .

    Chữa trị ung thư - Trị bệnh theo phương pháp của Phật Giáo .

    Việt Quang

    Ung thư được định nghĩa như là sự tăng sinh tế bào vô tổ chức, tiết ra chất làm đau, lấn ép sự sống của chủ thể, cuối cùng khiến cho chủ thể chết trong đau đớn. Thật ra ung thư có nhiều loại, ung thư máu, ung thư các tạng phủ, ung thư xương, ung thư mô… Các loại ung thư có thể di chuyển qua lại, biến thể lẫn lộn, loại này biến thành loại kia, làm phát sinh loại kia. Ung thư phổi có thể thành ung thư gan, ung thư máu có thể thành ung thư xương vân vân…

    Ung thư là một trong tứ chứng nan y đời xưa, Phong Lao Cổ Lại, và tiếp tục là bệnh nan y của đời nay mặc dù y học rất tiến bộ. Ngày nay tốc độc phát bệnh ung thư lên đến chóng mặt. Bệnh viện ung bướu tiếp nhận bệnh tràn ngập. Bệnh nhân nằm khắp nơi la liệt vật vã.

    Một người vợ bị ung thư, người chồng bán sạch các thứ để chữa trị. Đứa con gái thương mẹ lén lấy giấy chủ quyền nhà chồng cầm cố, đến khi nhà bị phát mãi chồng mới biết và lập tức li dị. Cả nhà nằm vật vờ đói khổ trong bệnh viện, vừa mong được chữa trị, vừa ăn xin.

    Một bác sĩ có kinh nghiệm chữa trị ung thư suốt 25 năm đã nói rằng, nếu vướng bệnh ung thư, ông sẽ về nhà nằm chờ chết chứ không uống thuốc của bệnh viện, mặc dù ông là người kê đơn thuốc cho bệnh nhân ung thư hằng ngày. Lý do ông đưa ra là hầu hết bệnh viện chỉ cấp thuốc giảm đau, mà thuốc giảm đau thì khiến cho bệnh phát triển mạnh hơn. Còn thuốc trị ung thư thì làm hư xương khiến cho ung thư lập tức tràn vào xương thành ung thư xương liền. Ông cũng bảo rất nhiều người xin ra nước ngoài chữa bệnh, nhưng chẳng nơi nào giỏi hơn nơi nào trong việc chữa bệnh ung thư. Thuốc nào bên Mỹ có thì VN cũng có cả. Bệnh nhân sang Quảng đông TQ, hoặc sang Singapore rồi cũng chết y hệt như bệnh nhân ở VN.

    Ông cũng nói bệnh ung thư là bệnh cực kỳ khó hiểu. Có khi người bệnh đang đi đứng bình thường, bỗng lăn đùng ra chết. Có khi bệnh bỗng nhiên khỏi. Có khi nằm bao nhiêu năm vẫn chưa chết.

    Thường thì một người bệnh sẽ kéo theo cả nhà rơi vào nguy khốn đói khổ vì bao nhiêu tiền đổ vào chữa bệnh cũng chẳng ăn thua. Người bệnh càng ham sống thì càng giết chết cả nhà.

    Thời đại hôm nay được cho là môi trường bị nhiễm độc nặng nên bệnh ung thư phát sinh rất mạnh. Những thức ăn uống đầy hóa chất (được cho phép trong định mức) đều là thủ phạm gây ung thư. Nguồn không khí bẩn thỉu cũng là nguyên nhân ung thư. Dòng sông nhiễm đầy thuốc bảo vệ thực vật cũng gây ung thư. Thực phẩm có nguồn gốc động vật nhiễm đầy độc tố cũng gây ung thư. Thực phẩm lấy từ thực vật cũng thấm đầy độc tố, và cũng gây ung thư. Phóng xạ cường độ cao cũng gây ung thư…

    Bây giờ ta nhìn bệnh ung thư qua nhãn quan tâm linh một chút để thấy thêm một khía cạnh thú vị của loại bệnh hiểm ác này. Không riêng gì bệnh ung thư, rất nhiều bệnh có nguồn gốc tâm linh, mà tâm linh thì bị gán cho là phản khoa học, là mê tín, không được quan tâm xử lý.

    Ví dụ bệnh tự kỷ Autism của trẻ em. Trẻ bị bệnh tự kỷ không nói, hoặc nói rất ít. Trẻ khép mình trong thế giới riêng của mình, không để ý mọi người bên ngoài. Đôi khi trẻ được gán cho là thiên tài vì có thể làm những bài toán khó hoặc biết nhiều chuyện lạ lùng.

    Nguyên nhân bệnh tự kỷ là do khi trẻ còn nằm nôi, chưa biết nói, vùng não ngôn ngữ chưa kịp phát triển do chưa đủ thời gian tiếp xúc với con người, trẻ đã bị vài vong tiếp cận trước. Các vong này xâm nhập rất sâu vào nội tâm của trẻ, chơi đùa với trẻ, tiếp xúc với trẻ bằng ngôn ngữ tâm linh trực tiếp, không qua ngôn từ. Trẻ bị dẫn dụ bởi sự tiếp xúc này, tiếp nhận loại ngôn ngữ này, não chỉ đón nhận loại ngôn ngữ tâm linh này, rồi bộ não của trẻ không còn phát triển vùng ngôn ngữ của con người được nữa. Đến khi tuổi lớn lên một chút, não hết thời gian để phát triển, và vĩnh viễn vùng ngôn ngữ bị tê liệt luôn. Trẻ sẽ tiếp tục sống mà không nói gì vì không hiểu người chung quanh nói gì, vì có muốn nói cũng không biết nói. Trẻ có thể tiếp tục bị các vong bao vây chơi đùa, nên trẻ nhìn vào ta thấy trẻ cứ như chơi đùa một mình, nhưng thật ra là đang chơi với vong.

    Nếu đó là các vong giỏi, vong sẽ cho trẻ biết nhiều chuyện mà trẻ không thể biết, người chung quanh khó thể biết. Trẻ đưa ra kết quả do vong mách, mọi người hết sức khâm phục và gán cho trẻ là thiên tài. Nếu vong rời bỏ ra đi, đứa trẻ ở lại sẽ ngớ ngẩn cả đời vì không còn ai để tiếp xúc, và cũng không hiểu những người đang sống bên cạnh mình.
    Nếu vong bỏ đi sớm, trẻ còn thời gian để phát triển vùng não ngôn ngữ thì trẻ sẽ nói được bập bẹ sau một thời gian bắt đầu quay sang tiếp xúc với người sống. Nếu vong bám theo riết thì trẻ hoàn toàn im lặng cách biệt với thế giới loài người.

    [​IMG]



    Vì vậy, khi trẻ vừa chào đời, cha mẹ phải hết sức bảo vệ không cho các vong đến gần trẻ, xâm nhập vào nội tâm của trẻ. Cha mẹ mà buông lỏng, ít kề cận bảo vệ, không cầu nguyện thần thánh gia hộ, trẻ sẽ dễ bị vong quấy phá hoặc xâm nhập nội tâm gây bệnh tự kỷ. Khi con trẻ vừa sinh ra, cha mẹ phải đem đến chùa xin cầu phúc cho trẻ, nhờ Bồ Tát thủ hộ giữ gìn cho trẻ để các vong đừng gây tác hại cho trẻ. Lâu lâu lại phải mang trẻ đến cầu nguyện trở lại. Nếu tại nhà có bàn thờ Phật thì mỗi ngày phải lễ Phật tụng kinh cầu nguyện bình an cho trẻ.

    Bệnh tự kỷ Autism có yếu tố tâm linh khó hiểu là thế.
    Bệnh ung thư cũng vậy, cũng có yêu tố tâm linh.

    Chung quanh ta có rất nhiều vong của chúng sinh, có vong của loài người, có vong của loài thú, thậm chí có vong của các loài động vật nhỏ bé. Các vong đó luôn khát khao tìm sự sống, tìm miếng ăn, tìm sự tồn tại.

    Để có được sự sống, các vong đó hay tìm cách sống ký sinh vào chủ thể còn sống như con người và một số cầm thú khác. Không phải lúc nào các vong đó cũng ký sinh được, gắn vong của mình vào người sống được. Chỉ một số người bị Nghiệp phải trả, xuất hiện một vùng yếu ớt thiếu sức bảo vệ, lập tức các vong bám vào sống ký sinh.

    Kể từ khi bám vào sống ký sinh được rồi, các vong bây giờ giống như có một phần thân thể của người bệnh, lấy một phần thân thể của người bệnh làm thân thể của mình. Nếu các vong đó yếu ớt thì bám vật vờ rồi bị thân thể của con người gạt ra. Nếu các vong đó là loại mạnh thì chúng cạnh tranh sự sống với chủ thể, chúng khiến mô tế bào phát sinh hỗn loạn.

    Thông thường thì không phải một u bướu ung thư chỉ có một vong, mà thật sự là nhiều vong bám theo nhung nhúc như đám giòi bọ vậy, trông rất khiếp.

    Ta dùng hóa trị hoặc xạ tri để diệt tế bào ung thư nhưng không đuổi được các vong đó ra khỏi cơ thể, chúng lập tức chuyển qua mô khác để chiếm lấy sự sống của con người tiếp tục, và ta gọi là Di Căn. Một số nhà ngoại cảm có khả năng nhìn thấy hình thù các vong của các loài chúng sinh đó bám vào khối u, dính trong khối u, nhầy nhụa lúc nhúc ghê gớm.

    Trong truyện tích đạo Phật có ghi chép một sự kiện u bướu kỳ lạ. Ngài Ngộ Đạt bị u hình mặt người, đút thịt vào biết ăn luôn. Sau này mới vỡ ra rằng đó là vong của một người thù oán ngày xưa nhập vào đầu gối sống ký sinh để trả thù, tạo thành khối u kỳ quái khủng khiếp. Đó là trường hợp ung thư do vong một con người bám vào. Những trường hợp khác là do vong của nhiều chúng sinh bé bé bám vào xâu xé giành giật.

    Vì ung thư là bệnh có tính tâm linh rất cao nên thuốc thang không hết, mà phải do sám hối tu hành làm thiện mới hóa giải được. Ai ỷ giàu đổ tiền ra chữa bệnh khắp thế giới cũng chết. Chỉ có sám hối thiết tha những nghiệp chướng ngày xưa, cộng với đem tiền cúng chùa, bố thí người nghèo, làm các việc nghĩa, thì mới hóa giải được nghiệp mà hết bệnh ung thư. Khi người bệnh đã sám hối đủ, cơ thể toát ra một kháng lực xua đuổi các vong ký sinh ra khỏi cơ thể khiến cho khối u ngưng phát triển, trở lại ổn định theo gene của con người sắp xếp.

    Đã đó rất nhiều người đau khổ vì ung thư, nhưng khi nghe lời khuyên của Tăng Ni, về nhà chuyên cần lạy Phật sám hối, vậy mà bệnh tình thuyên giảm rõ rệt, sống vui khỏe trở lại.

    Ta nên đặt tay vào khối u mà tụng kinh hoặc trì chú của PHật, nói chuyện với khối u, khuyên khối u quy y Phật PHáp Tăng, rải lòng từ bi với khối u, cầu cho khối u siêu thoát. Vậy mà khối u sẽ dần dần biến mất. Nếu là ung thu máu, ung thư xương, ung thư phổi, ung thư gan… thì ta cứ lạy Phật sám hối mãi, cũng sẽ hết. Ta chỉ nên hỗ trợ bằng thuốc thảo mộc mà thôi, đừng dùng hóa dược phản ứng phụ nguy hiểm hơn.

    Người bệnh ung thư nên ăn chay để không chiêu oán thù với chúng sinh thêm nữa. Người này cũng nên đem cả cuộc đời còn lại của mình mà phụng sự cho mọi người, cho đất nước, cho thế giới, vì xem như mình đã chết rồi, bây giờ cuộc sống thêm này là của trời đất, không phải của mình nữa.

    Xin cầu nguyện cho pháp giới chúng sinh tiêu tai kiết tường và giác ngộ.

    Việt Quang
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Làm thế nào để khỏi già?

    Xem đầy đủ tại: http://www.quangduc.com/file_chinh/view_detail.php?ID=87&bk_id=10&p_id=4&kind=an_chay


    ..."Kiên trì áp dụng 10 bài học về sức khỏe của Nhật Bản, đất nước đ ược mệnh danh là 'vương quốc của tuổi thọ' vì có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay. 10 bài học đó là:
    - Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau
    - Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
    - Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
    - Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa
    - Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
    - Bớt đi xe, năng đi bộ
    - Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
    - Bớt nóng giận, cười nhiều hơn
    - Bớt nói, làm nhiều hơn
    - Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn.
    Những bài học trên có tác dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm gan…
    Tóm lại: Biết cách sống, ta có thể làm chậm đ ược quá trình lão hóa, kéo dài được tuổi thọ, có thể điều chỉnh được chiếc đồng hồ sinh học trong con người chúng ta chạy chậm lại, ta cũng có thể giữ bộ máy cực kỳ tinh vi của ta được bền vững lâu dài hơn."
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Ck xuống quá ,ai cũng lo lắng mà chả làm j` được đành...

    Buông! [​IMG] [​IMG] [​IMG]



    [​IMG]

    Nó rơi nhè nhẹ, thảnh thơi. Nó không phải là nó, mà một đại gia đình, gọi là lá rừng. Lúc nào, nó cũng rơi. Đặc biệt là lúc gió ngàn đến thăm. Từ muôn đời, nó đã biết rơi. Tất các anh chị em lá rừng đều biết nghệ thuật lìa cành, buông rơi mỗi giây mỗi phút trong ngày. Có khi nhảy múa, có lúc bay liệng, có khi xoay tròn, có lúc phi tưng, có lúc bay vèo… nhưng lúc nào, nó cũng vừa buông rơi, vừa ca hát. Bởi vì, nó là lá rừng, một kiếp rong chơi, vô tư, vô lự. Nó biết các em của nó đã xuất hiện thành nụ non xanh mơn mởn trên các cành cây từ ngày đầu mùa xuân. Nó đã làm hết sức mình để hút ánh sáng, lấy khí trời, hòa với chất đạm, nước và dinh dưỡng làm ra chất lục diệp nuôi cây và nuôi các em.
    Nó lại biết nghe mưa, hóng nắng và ve vẩy với gió rừng. Nó sống với tất cả cái nghệ thuật của kiếp lá rừng, vì thế đến lúc cần lìa cành, thì nó reo cười trong gió đi một điệu múa, rơi từ từ xuống lòng đất để nghe tiếng hát, lời ca về sự mong manh và ngắn ngũi. Nó không rơi một mình cô đơn, mà suốt mùa thu, cả đại gia đình nó đều rơi. Anh trước, em sau, từ từ, thong dong, nhảy múa, tung bay, thì thầm..
    Trong ngày, thỉnh thoảng, nó bắt gặp hai con mắt quen thuộc nhìn nó chăm chăm, thích thú; rồi bỗng nhiêm người ấy mỉm cười với nó. Nó lên tiếng:
    - Chào anh! Anh tên là gì?
    - Chào lá rừng!
    - Anh tên là Suối. Nhà anh ở bên cánh rừng này gần nơi con suối.
    - Cám ơn anh ngắm nhìn em mỗi ngày. Em cảm thấy có người chăm chú, có mặt, trân quí nên em vui lắm.
    - Suối cám ơn lá rừng mới phải.
    - Lá rừng có biết không? Ngắm em rơi, Suối hạnh phúc lắm!
    - Anh không nói thì em cũng biết, bởi vì ngày nào anh cũng nhìn em. Nếu không có hạnh phúc thì làm sao anh có thể ngồi yên nhiều lần để chiêm ngưỡng em.
    - Đúng vậy! Em rơi tuyệt vời quá! Anh có cảm tưởng như em đang biểu diễn một điệu múa dịu dàng, uyển chuyển, thảnh thơi… Ước gì loài người cũng biết buông rơi như em.
    - Anh Lang à! Em không hiểu vì sao loài người không chịu buông mà cứ bám riết, ôm chặt nhiều thứ như suy nghĩ, lo âu, địa vị, tiền tài, nhà cửa, giận hờn, yêu ghét.. mà những thứ này, khi tắt thở, họ có mang theo được gì đâu! Hèn chi, loài người luôn luôn cảm thấy bận bịu, căng thẳng, lo lắng, khổ sỡ. Thật là tội nghiệp cho họ quá, anh Suối hơ!
    - Vâng! Cái nhìn của em sắc bén lắm. Loài người càng ngày càng khổ, càng nặng nề, càng bất an. Em có biết không? Xã hội và cuộc sống bây giờ làm cho đời sống con người càng thêm khổ sỡ, càng thêm căng thẳng. Biết bao nhiêu là chi tiêu, ngân phiếu, việc làm, sức khỏe, trường học, con cái… Nói chung là đủ thứ lo trên đời. Lo riết cho nên nó đã trở thành thói quen. Nhiều lúc, không cần lo mà họ vẫn cứ lo. Vì thế, làm sao họ có thể buông được như em. Thật là tội nghiệp!
    - Nhìn lá rừng rơi, lá rừng buông thong dong mỗi ngày, Lang cảm kích và kính phục vô cùng. Nhờ ngắm em mà tâm hồn của anh cảm giác thoải mái và nhẹ vơi phần nào.
    - Anh Suối ờ! Anh có lo như bao nhiêu người khác không?
    - Thỉnh thoảng, Suối cũng có lo chứ em! Đã làm kiếp con người, thì cùng mang chung một nghiệp ‘lo’. Nhưng, anh đã biết dừng lại, biết thở, biết ngồi yên ngắm em, biết nghe tiếng gió thì thào, biết thưởng thức nắng mới, biết đi dạo chơi… cho nên anh cũng bớt lo nhiều lắm. Anh học cách buông từ em đó. Điệu múa của em là một bài học vô giá về lẽ vô thường, sự buông bỏ, lòng thảnh thơi, cuộc trở về…
    Suối vừa nói tới đây! Tự nhiên, lá reo lên!
    - Anh Suối nói hay quá!
    - Đứng vậy! “Lá rụng về cội”! Em trở về gốc cây. Cây đưa em ra đời, rồi cây ôm ấp em trở về, vì thế em không có cảm giác lìa cành, xa cây gì cả, mà là một cuộc trở về uyên nguyên. Chính vì thế, đa số lá rừng đều vui sướng, reo vui khi nàng gió đến mơn trớn và nâng niu để chúng em ‘buông’. Thôi! Em chào anh Suối! Em sắp nằm yên trong lòng đất mẹ. Chúc anh một ngày vui.
    - Cảm ơn lá rừng! Xin tạm biệt! Hẹn gặp lại ngày mai.

    Pháp Đăng


  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Câu chuyện cuối tuần :

    TÌNH YÊU CỦA THẰN LẰN

    Năm ấy, trước mùa hoa anh đào, anh quyết định sửa lại ngôi nhà cũ của mình. Ngôi nhà này không được cải tạo đã mười năm nay. Bức tường là những vách gỗ xếp lại. Anh xé tấm vách gỗ, giữa hai bức vách lộ ra một khoảng trống nhỏ...
    Phá bức vách phía ngoài, anh phát hiện một con thằn lằn đang kẹt trên bức vách còn lại. Con thằn lằn không may đã bị đóng đinh vào chân. Đang định rút đinh ra, anh chợt thấy nó còn động đậy. Nó ...còn sống[-)[-)[-):)>-.
    Chẳng bình thường chút nào, vì con thằn lằn đã bị đóng đinh suốt mười năm nay:((!
    Thoáng chút nghi ngại cho con vật xấu số, rồi anh thấy tò mò. Chuyện gì đã xảy ra khiến con thằn lằn sống sót dù đã bị đóng đinh mười năm ???. Mười năm trong cái hốc tối tăm ấy. Làm sao nó có thể sống trong hoàn cảnh như vậy? Không ăn, không di chuyển nổi một bước?
    Sự việc bất thường làm anh quên dỡ nốt bức vách còn lại, cứ thế đứng quan sát con thằn lằn đang bị đóng đinh, không nguôi tự hỏi "Bằng cách nào"...?
    Quan sát một lát, bất chợt một con thằn lằn khác không biết từ đâu xuất hiện, mồm ngậm thức ăn...
    Thì ra đã suốt mười năm qua, thằn lằn bị đóng đinh sống sót được vì có một người bạn đã không ngừng nghỉ mang thức ăn đến cho nó.
    Liệu thằn lằn có tình yêu không? Anh cũng không rõ nữa. Nhưng sự kiên trì, kiên cường của hai con vật nhỏ bé ấy không khỏi làm anh suy nghĩ. Có phải đó là tình yêu? Anh vẫn tin chỉ tình yêu mới có thể mang lại sức mạnh, sức bền bỉ và sự tự nguyện lớn lao đến vậy.
    Con thằn lằn gặp rủi ro kia kiệu có dám nghĩ tới ngày nào có kẻ nào đó sẽ tháo đinh cho nó hay không? Thằn lằn đưa thức ăn cho bạn trong suốt mười năm liệu có dám nghĩ tới ngày bạn được tháo đinh để đền đáp mình hay không???
    Một tình yêu không biết mệt mỏi, không biết đến đòi hỏi chính là lý do khiến điều kỳ diệu xảy ra. Anh sẽ còn nhớ mãi câu chuyện này để nhắc nhở mình nếu một ngày nào đó cảm thấy nản trí trong tình yêu với tổ ấm của bản thân mình.
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Qùa sinh nhật !!!

    Trong mấy đứa con của má, chị nghèo nhất. Chồng mất sớm, con đang tuổi ăn học. Gần tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà họp bàn xem nên chọn nhà hàng nào, bao nhiêu bàn, mời bao nhiêu người. Chị lặng lẽ đến bên má: "Má ơi, má thèm gì, để con nấu má ăn?"
    Chưa tan tiệc, Má xin phép về sớm vì mệt. Ai cũng chặc lưỡi: "Sao má chẳng ăn gì?" Về nhà, mọi người tìm má. Dưới bếp, má đang ăn cơm với tô canh chua lá medĩa cá bống kho tiêu chị mang đến ... ngon lành . [​IMG]
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Khóc

    [​IMG]
    Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa. Năm 20 tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại của mình, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh bình thản ra đi, không rơi một giọt lệ.
    Hôm nay 40 tuổi, đọc tin mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc, anh nói: "Tội nghiệp mẹ, 40 năm qua chắc mẹ còn khổ tâm hơn anh." :((

Chia sẻ trang này