Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

8495 người đang online, trong đó có 1219 thành viên. 14:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158637 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. sinhvienchoiCK

    sinhvienchoiCK Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Em không cần Phúc để hưởng mỳ ăn liền như thế, em cần Phước để giác ngộ đắc đạo luôn như Phật, chị chỉ giùm em cái...
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Hi hi em khôn thế ,có Phúc,Đức thả sức mà ăn ,kể cả ăn yến tiệc hay ...mầm đá,chứ ko phải ăn mỳ ăn liền đâu, còn để Đắc Đạo thì chỉ người ngộ Đạo rồi mới "dám cần" đấy em.Chị cũng đang mong được đi trên con đường của Phật đó,nhưng chỉ cho em thì chị chưa dám nghĩ rằng mình có khả năng hay ko,nhưng chị sẵn sàng chia sẻ dù vốn liếng hiểu biết còn hạn hẹp[};-[};-[};-
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    [​IMG] Văn hóa » Tinh hoa thế giới
    Thay đổi số mệnh

    ( 9:24 AM | 13/03/2011 ) Ông đã lấy toàn bộ câu chuyện thay đổi vận mệnh mà bản thân đã tự thể nghiệm trong suốt cuộc đời để viết thành một cuốn sách nhỏ “Liễu Phàm Tứ Huấn”, truyền lại cho con trai mình là Thiên Khải và cho hậu thế.
    >> Khéo dùng ngòi bút để cứu người
    >> Đạo sỹ nói về số mệnh
    >> Trời xanh không phụ người có lòng tốt
    “Liễu Phàm Tứ Huấn” là một cuốn sách nổi tiếng của Trung Quốc. Tác giả có tên thật là Viên Hoàng, tên tự là Khôn Nghi (1533 – 1606). Ông là người huyện Ngô Giang, tỉnh Giang Tô, sống vào triều đại nhà Minh. Khi còn trẻ, ông đã được một vị cao nhân tiên đoán chính xác cả cuộc đời của mình, tuy nhiên sau này ông đã tự thay đổi được số mệnh.
    [​IMG]
    Cha của Viên Liễu Phàm qua đời từ khi ông còn niên thiếu, mẹ ông khuyên con trai thôi học Nho giáo mà hãy học nghề y để kiếm tiền nuôi thân, lại vừa có thể cứu người.
    Một hôm, ông đi đến chùa Từ Vân, gặp được một ông lão có tướng mạo phi phàm, phong thái phiêu nhiên như một vị Đạo Thần. Ông lão nói với ông: “Con có tướng làm quan. Sang năm, con có thể tham gia kỳ thi và được thăng quan tiến chức. Cớ sao con lại ngừng học?”
    Viên Liễu Phàm liền kể lại chuyện nghe lời mẹ bỏ việc đọc sách thánh hiền để theo học nghề y. Ông lão tự xưng mình họ Khổng, là người tỉnh Vân Nam, từng được chân truyền phép xem số Hoàng Cực của tiên sinh Thiệu Khang Tiết đời nhà Tống. Ông nói rằng số mệnh của Viên Liễu Phàm đã định sẵn rồi, cần phải nói hết cho ông ta biết.
    Viên Liễu Phàm liền thỉnh mời Khổng tiên sinh về nhà mình và đem mọi chuyện kể lại cho mẹ. Mẹ ông nói: “Nếu vị tiên sinh ấy tự xưng là người tinh thông tướng số, vậy hãy mời tiên sinh bói thử cho con, xem xem liệu những điều được tiên đoán có chính xác hay không”. Kết quả, Khổng tiên sinh đều nói đúng, ngay cả những chi tiết nhỏ cũng cực kỳ chính xác. Tiếp đó, Khổng tiên sinh nói về số mệnh tương lai của Viên Liễu Phàm cát hung họa phúc ra sao, như là năm nào ông sẽ trúng tuyển, năm nào ông nên ra ứng thí Lẫm Sinh, năm nào ông sẽ trở thành Cống Sinh, sau khi tốt nghiệp, ông sẽ làm quan huyện ở tỉnh nào. Làm quan được ba năm rưỡi, Viên Liễu Phàm sẽ từ quan và về quê nhà. Cuối cùng, ông sẽ qua đời vào giờ Sửu ngày 14 tháng 8 âm lịch, hưởng thọ 53 tuổi. Đáng tiếc là trong mệnh ông đã định là sẽ không có con trai để nối dõi.
    Viên Liễu Phàm ghi lại những lời của Khổng tiên sinh, thế là lại bắt đầu tiếp tục học hành. Từ đó về sau, hễ tham gia cuộc khảo thí nào thì thứ hạng của ông luôn đúng như lời Khổng tiên sinh đã dự đoán. Có một lần, dựa theo lời Khổng tiên sinh đã tiên đoán thì Viên Liễu Phàm khi làm Lẫm Sinh được cấp gạo ăn, đến khi lĩnh đủ 91 thạch 5 đấu gạo mới trở thành Cống Sinh. Nhưng khi ông mới chỉ lĩnh được 71 thạch thì tôn sư họ Đồ là quan Học Đài (chức quan Học Đài ngày xưa tương đương với Giám đốc Sở Giáo dục ngày nay) đã tiến cử ông làm Cống Sinh. Viên Liễu Phàm bắt đầu hoài nghi lời tiên đoán của Khổng tiên sinh lúc trước đã có phần sai trật.
    Sau đó, quả nhiên việc này bị một vị đại diện của quan Học Đài là tôn sư họ Dương bãi bỏ, không chấp nhận việc tiến cử ông làm Cống Sinh. Trải qua bao trắc trở mãi đến năm Đinh Mão ông mới được chấp thuận. Trước đã nhận được 71 thạch gạo, cộng với số gạo nhận thêm cho đến thời điểm ấy thì vừa đúng 91 thạch 5 đấu. Viên Liễu Phàm trải phen trắc trở ấy lại càng tin rằng: con đường công danh của mỗi người dẫu có tiến thoái thăng trầm thì đều là điều đã định sẵn trong số mệnh rồi. Dẫu vận may tới sớm hay muộn thì thời điểm cũng đã định trước rồi, vậy nên ông coi nhẹ mọi thứ, không truy cầu điều gì nữa.
    Vốn đã được biết trước cả cuộc đời của mình, Viên Liễu Phàm trở nên an phận thủ thường. Khi được tiến cử làm Cống Sinh, theo quy định, ông sẽ đến học tại trường Quốc Học tại Nam Kinh. Trước khi đến trường Quốc Học, ông lên núi Tây Hà ở ngoại ô Nam Kinh bái kiến Vân Cốc thiền sư, là một vị cao tăng đắc Đạo.
    Tại thiền phòng của Vân Cốc thiền sư, nhà sư kinh ngạc hỏi Viên Liễu Phàm: “Từ khi thí chủ bước vào đây đã 3 ngày, bần tăng không hề thấy thí chủ khởi vọng niệm nào, đó là duyên cớ làm sao?”
    Viên Liễu Phàm giãi bày với thiền sư: “Số mệnh của tôi đã được Khổng tiên sinh đoán định chính xác rồi, lúc nào sinh, lúc nào tử, khi nào gặp vận, khi nào gặp hạn, đều đã biết trước cả rồi, chẳng có cách nào thay đổi được. Chính là vì tôi có muốn nghĩ ngợi lung tung thì cũng không ích lợi gì, cũng là mơ tưởng viển vông cả, cho nên quả thực là tôi không nghĩ gì nữa, trong lòng cũng không còn vọng niệm gì”.
    Vân Cốc thiền sư cười nói: “Tôi vốn nghĩ rằng ông là một hào kiệt hiếm có trên đời, giờ tôi mới biết hóa ra ông chỉ là một phàm phu tục tử tầm thường mà thôi”.
    Viên Liễu Phàm hỏi thiền sư: “Tại sao lại như vậy?”
    Vân Cốc thiền sư đáp: “Một người bình thường, không thể nói rằng họ hoàn toàn không nghĩ những điều xấu; chẳng may có lúc không kiềm chế tham vọng lại được thì cũng vẫn bị vận mệnh trói buộc thôi; mà còn bị vận mệnh trói buộc thì làm sao nói đến chuyện vượt qua số mệnh? Tuy nói số mệnh đều là tiền định, nhưng chỉ những người bình thường mới bị trói buộc vào số mệnh được an bài sẵn đó thôi. Nếu là người cực thiện thì số mệnh sẽ không thể trói buộc nổi người đó”.
    Mở chương đầu tiên trong Kinh Dịch, thiền sư nói: “ “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh” (Nhà mà làm việc thiện tích đức thì tất nhiên sẽ gặp nhiều điều tốt lành). Vì vậy, số mệnh của con người là có thể tự thay đổi được. Phật gia giảng con người cần phải hiểu thấu điều thiện và điều ác, dựa theo đó mà hành động. Số mệnh là do tự mình tạo, phúc là bởi tự mình cầu, kẻ làm ác tất sẽ tổn phúc đức, người tu thiện ắt sẽ được phúc đức. Điều trong các kinh thư thuở xưa đã nói, thật sự là lời giáo huấn rất giá trị, rõ ràng và chính xác. Trong kinh Phật, chúng ta cũng được dạy rằng: người như thế cầu phú quý ắt sẽ được phú quý, cầu con cái ắt sẽ có con cái, cầu trường thọ ắt sẽ được trường thọ!”
    Những lời nói đó như đánh thức người trong mộng, Viên Liễu Phàm bắt đầu thay đổi. Kể từ đó về sau, ông ngày ngày trau dồi đức hạnh, dẫu là ở nơi không người cũng nhất định không làm gì đắc tội với đất trời. Khi gặp phải những người ganh ghét và phỉ báng mình, ông có thể thản nhiên như không, cũng không màng so đo tranh luận với họ.
    Một năm sau lần gặp Vân Cốc thiền sư, ông tham dự kỳ thi Đình. Theo lời của Khổng tiên sinh, ông sẽ xếp hạng thứ ba trong kỳ thi này, vậy mà lạ kỳ thay ông lại đỗ đầu, lời của Khổng tiên sinh thực sự đã bắt đầu không còn linh nghiệm nữa. Khổng tiên sinh không bói được rằng Viên Liễu Phàm đỗ cao như vậy trong kỳ thi, những điều này vốn không có trong số mệnh của ông.
    Sau đó, Viên Liễu Phàm phát nguyện sẽ làm 3.000 việc thiện. Qua hơn mười năm nỗ lực, ông đã hoàn thành được ước nguyện ấy, và kết quả là vợ ông sinh được một đứa con trai, đặt tên là Thiên Khải. Sau này, mỗi lần làm được một việc thiện, lúc nào ông cũng đều dùng bút ghi chép lại; vợ ông không biết viết chữ, mỗi lần chồng làm được một việc thiện đều dùng bút lông ngỗng mà vẽ một vòng tròn màu đỏ trên lịch, dẫu là phân phát lương thực cho người nghèo, hay là mua vật sống để phóng sinh thì đều nhớ ghi lại. Có khi một ngày đã hơn 10 vòng tròn đỏ, chính là một ngày mà làm được hơn 10 việc thiện. Mấy năm sau, đến năm Bính Tuất, ông tự nhiên lại thi đỗ tiến sĩ, bộ Lại bèn bổ nhiệm Viên Liễu Phàm làm chức quan huyện lệnh coi sóc huyện Bảo Trì, vậy là ông lại phát nguyện tiếp tục làm thêm một vạn điều thiện nữa.
    Khi đang làm tri huyện Bảo Trì, ông chuẩn bị viết một cuốn sách nhỏ. Viên Liễu Phàm gọi nó là sách “Trì Tâm”. Ý là sợ rằng bản thân mình nảy sinh tâm xấu, bởi vậy mới đặt hai chữ là “Trì Tâm” – nghĩa là giữ vững tâm tính. Mỗi ngày khi xử lý mọi việc, dù là việc nhỏ đến đâu, ông đều nhớ lấy những điều trong cuốn “Trì Tâm” mà suy xét. Đến tối, ông lập đàn ở sân sau nhà, thay quan phục, bắt chước quan Thiết Diện Ngự Sử (Chức quan chuyên xét xử quan lại và can ngăn vua) Triệu Duyệt Đạo đời nhà Tống, và thắp hương cầu khấn Thượng Đế, mỗi ngày ông đều làm như vậy. Vợ ông thấy chồng mình bận bịu quá nhiều công vụ không có nhiều thời gian để làm việc thiện nên thường hay cau mày nói: “Thiếp thuở xưa ở nhà giúp chàng làm việc thiện mới có thể hoàn thành tâm nguyện làm 3 nghìn việc tốt. Bây giờ chàng lại nguyện sẽ làm một vạn việc tốt, nhưng đâu có được bao nhiêu việc tốt mà làm trên công đường, chẳng biết bao lâu nữa mới hoàn thành được tâm nguyện đây?”
    Sau khi nghe vợ nói ra những suy nghĩ ấy, tối đó Viên Liễu Phàm nằm mơ thấy một vị thần. Ông nói với vị thần ấy rằng tâm nguyện làm một vạn việc thiện thật khó hoàn thành được. Vị thần đáp: “Chỉ tính riêng việc ông lấy danh nghĩa là tri huyện mà giảm tiền thuế ruộng cho dân là đã làm được một vạn việc thiện rồi, đã hoàn thành tâm nguyện của ông rồi đó”.
    Nguyên là ở huyện Bảo Trì, mỗi mẫu đất nông dân phải nộp thuế 2 phân 3 ly 7 hào. Viên Liễu Phàm nghĩ rằng người dân trăm họ phải đóng thuế quá nặng, vậy nên sau khi đi kiểm kê toàn huyện một lượt, ông quyết định mỗi mẫu ruộng sẽ chỉ phải đóng 1 phân 4 ly 6 hào.
    Cả cuộc đời Viên Liễu Phàm không ngừng làm việc thiện, Khổng tiên sinh đoán rằng khi được 53 tuổi ông sẽ qua đời, nhưng tới tận năm 69 tuổi ông vẫn rất khỏe mạnh. Sau đó, Viên Liễu Phàm tiếp tục làm việc thiện trong suốt phần đời còn lại của mình. Ông đã lấy toàn bộ câu chuyện thay đổi vận mệnh mà bản thân đã tự thể nghiệm trong suốt cuộc đời để viết thành một cuốn sách nhỏ “Liễu Phàm Tứ Huấn”, truyền lại cho con trai mình là Thiên Khải và cho hậu thế.
    [​IMG]
    Câu chuyện Viên Liễu Phàm tự mình thay đổi vận mệnh khiến chúng ta phải suy ngẫm. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc thì chủ đề chính yếu nhất đều là “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Nhìn lại trong sử sách, có vô số tiểu thuyết của người xưa đều ghi lại và trình bày đạo lý này, mà Viên Liễu Phàm chỉ là một người trong số đó. Ông đã lấy trải nghiệm thực tế của bản thân mà ghi chép lại, cho nên “Liễu Phàm Tứ Huấn” mãi cho đến ngày nay vẫn có sức ảnh hưởng lớn. Năm tháng đã tôi luyện nó trở thành một mũi tên nhọn chọc thủng sự lừa dối của học thuyết vô thần.
    Sư phụ Lý Hồng Chí đã giảng trong sách Chuyển Pháp Luân, bài giảng thứ hai rằng:
    “Còn có một cách có thể cho phép con người biến đổi đời của họ; đây là cách duy nhất; chính là cá nhân ấy từ nay trở đi sẽ bước trên con đường tu luyện”.
    Chú thích:
    Lẫm sinh: là những học trò được học bổng của các châu, huyện, hoặc phủ thời xưa.
    Cống sinh: học trò giỏi thời xưa được chọn qua các kì thi sát hạch ở tỉnh, được cấp lương ăn để chuẩn bị đi thi Đình.
    Giờ Sửu: ngày xưa, khoảng thời gian từ 2h đến 4h sáng ở Trung Quốc.
    Thạch và đấu là 2 đơn vị đo lường của Trung Quốc. 10 đấu bằng 1 thạch.
    (theo minhhue.net)​
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Truyện ngụ ngôn về việc tu luyện:


    Một bình nước ngoan cố

    [​IMG] Bồ Tát Quán Âm

    Ngày xửa ngày xưa, có một bình nước ở thiên giới. Quán Âm đã dùng bình nước này để đựng nước thần và một nhánh liễu. Bình nước đã theo Quan Âm trên thiên giới hàng ngàn năm và luôn nghĩ rằng nó rất quan trọng đối với Quán Âm. Tuy nhiên, một ngày kia, Quan Âm bất chợt cầm bình nước lên và nói, “Bình nước, người đã trở nên dơ bẩn và không thể ở lại nơi cảnh giới này nữa. Ngươi phải đến cảnh giới khác phù hợp với tầng thứ của ngươi thôi.” Bình nước giận dữ nói, “Quán Âm, con không dơ bẩn! Con trong sạch và sáng chói hơn bao giờ! Con không bẩn thỉu hay nhơ nhuốc gì cả!” Quán Âm cười và giải thích, “Đúng rồi, bề ngoài ngươi có vẻ trong sạch và sáng chói hơn bao giờ hết, nhưng bản chất của ngươi đã bại hoại rồi. Ngươi không còn phù hợp với tiêu chuẩn của cảnh giới này nữa!” Bình nước bắt đầu van xin, “Quán Âm, con đã ở bên Người lâu như thế. Xin Người hãy vì nghĩa xưa mà cho con một ngoại lệ?” Quán Âm lại cười và nói, “Bình nước, hãy nghĩ về những điều ngươi vừa nói và thử so sánh ngươi với bản thân mình hàng ngàn năm trước xem. Ngươi có cảm thấy ngươi phù hợp với tiêu chuẩn của tầng thứ này không?” Bình nước trở nên giận dữ và tự vệ. Nó nói với Quán Âm, “Nếu con không còn được chào đón ở đây, con sẽ xuống cõi người thường và tìm một người biết trân trọng giá trị của con!” Nó nhảy một cái và rơi xuống cõi trần.
    Ngay khi bình nước đến cõi trần, nó thấy mình ở trong một cung điện tráng lệ. Nó rất hài lòng với ngôi nhà mới của mình. Nhìn quanh, nó thấy bao quanh nó là một bộ sưu tập bình cổ từ các triều đại Trung Quốc rất có giá trị ở trên các giá bày. Nó tự nhìn mình và nghĩ, “Ta là bình nước thần từ thiên giới. Những chiếc bình tầm thường này về bản chất không xứng với ta!” Thực ra, chủ cung điện chăm sóc nó đặc biệt. Ông lau chiếc bình bằng nước thơm mỗi ngày. Bình nước khá hài lòng với sự đối xửa đặc biệt này. Nó muốn nói với người đàn ông, “Quả là có mắt nhìn báu vật! Ta đã quyết định đúng khi xuống đây!”
    Một hôm, một người đàn ông nọ ăn mặc rách rưới đến thăm cung điện, nhưng người chủ cung điện, thật đáng ngạc nhiên, lại rất nhã nhặn với ông ấy. Ông thậm chí còn đãi người khách nghèo bằng một bàn tiệc thịnh soạn. Bình nước tự hỏi, “Sao ông chủ lại đối đãi người đàn ông nghèo kia như một vị trọng khách?” Sau bữa tiệc, ngưởi chủ nhấc bình nước lên và nói với vị khách, “Öng Chương, đây là một báu vật mà tôi mới có được. Hãy xem này! Đây là báu vật quý giá nhất!” Sau, ông lại nói, “Nếu ông không kịp thời cứu tôi từ dưới nước lên, chắc giờ tôi đã chết rồi! Tôi không bao giờ có thể đền đáp được hết ân huệ của ông, nhưng tôi muốn tặng ông bình nước quý này coi như một chút lòng thành của tôi!” Sau đó, ông đưa bình nước cho vị khách.
    Vô cùng ngạc nhiên và giận dữ, bình nước bắt đầu phản đối người chủ cung điện, “Rốt cuộc ta chẳng là gì với ngươi mà chỉ là một món quà cho một người như vậy!” Bình nước thấy mùi cá bốc lên từ vị khách, và cảm thấy buồn nôn! Dù vị khách xoàng xĩnh cố gắng từ chối món quà, người chủ nhất quyết bắt ông phải nhận. Ông nói, “Nếu ông từ chối món quà chân tình của ta, ta sẽ đập vỡ cái bình quý này thành trăm mảnh ngay lập tức!” Vị khách chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhận món quà và vẫy chào tạm biệt người chủ.
    Nằm trong tay người chủ mới, bình nước đi trên một con đường gồ ghề, mấp mô và cuối cùng cũng đến một ngôi nhà xập xệ toàn mùi cá. Bình nước không thể tin được là nó phải đối mặt với một cuộc sống mới trong căn lều cũ nát của một người dân chài! Ngay khi người đàn ông vào nhà, ông ta hét lớn, “Mình ơi, tôi mang về một bình nước đây này! Đổ rượu vào đây ngay đi! Tôi sẽ mang nó đi đánh cá ngày mai!” Sau đó người phụ nữ béo tốt hiện ra từ căn bếp, mang chiếc bình đi và rời khỏi nhà. Nằm trong bàn tay thô ráp, trơn nhờn của người phụ nữ, bình nước cảm thấy rất khó chịu. Chẳng mấy chốc, nó thấy thân mình toàn rượu rẻ tiền. Bình nước cảm thấy đau đớn vô cùng giống như nó bị ngạt vậy! Nó từng đựng nước thần của Quán Âm trên thiên giới, vậy mà giờ nó bị đổ đầy rượu rẻ tiền ở cõi trần gian!
    Sau một thời gian dài, bình nước bị phủ đầy mỡ và bụi bẩn. Nó cũng bị rạn nứt khắp nơi. Nhưng dần dần, nó cũng quen với mùi rượu rẻ tiền và bắt đầu thấy người trần thích uống thứ đó như thế nào. Vào những ngày nó không được đong đầy rượu rẻ tiền, nó cảm thấy đau đớn và thèm mùi rượu mà nó từng ghét bỏ. Vào một ngày trời gió, người dân chài lại mang nó đi đánh cá. Khi ông cầm chiếc bình lên và chuẩn bị tu, thì một đợt thủy triều mạnh đánh vào thuyền làm người dân chài đánh rơi chiếc bình. Chiếc bình rơi xuống biển và mất hết rượu. Nó cũng bị uống rất nhiều nước biển, và nó cảm thấy rất kinh khủng. Sau khi lênh đênh ngoài biển một thời gian dài, bình nước nghĩ về Quán Âm. Nó bắt đầu đổ những đau khổ của nó cho Quán Âm, và bắt đầu ghét Quan Âm. Khi nó bắt đầu ghét Quán Âm, một trận gió dữ nổi lên khiến thủy triều đánh chiếc bình dạt vào một bờ đá gần đó. Một phần của chiếc nắp vì thế mà bị vỡ. Biển tiếp tục nổi sóng, và chiếc bình ngày càng vỡ ra. Mỗi lần một mảnh vỡ ra, sự căm ghét Quán Âm của chiếc bình lại tăng thêm. Nó bắt đầu ghét cả người chủ cung điện và người dân chài cơ cực. Thực ra, nó ghét tất cả mọi người và tất cả mọi thứ. Dần dần, bình nước bị cát che phủ. Nó không còn nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Thực ra, nó đã ở dưới đáy biển hoàn toàn tối đen, yên lặng tĩnh mịch. Nó yên lặng và tĩnh mịch đến nỗi thời gian dường như ngừng trôi. Bình nước trở nên sợ hãi, nhưng nó hoàn toàn không làm được gì. Cát cứ phủ lên bình nước. Lúc đầu nó bao phủ hết quanh miệng bình và sau đó là phần còn lại. Bình nước cảm thấy sức nặng của cát. Nó muốn chiến đấu và được tự do, nhưng nó hoàn toàn không làm được gì.
    Bao quanh bởi sự tĩnh lặng chết người và bị bao phủ bởi tầng tầng lớp lớp cát dưới đáy đại dương, bình nước bắt đầu nhớ những ngày nó ở bên Quán Âm, nghe giảng Phật Pháp. Khi bình nước nhớ đến những ngày xưa cũ tươi đẹp, nó bất ngờ nhớ đến sự nhẫn tâm của Quán Âm, người chủ cung điện nguy nga và người dân chài. Sau đó, nó quyết định trách cứ và lại thù ghét họ. Sau đó, bình nước thấy rằng nó dần dần mất đi suy nghĩ. Nó sợ cảm giác mất đi suy nghĩ. Thực ra, nó đã mất toàn bộ khả năng suy nghĩ. Những gì còn lại chỉ là một chiếc bình dơ bẩn vỡ tan bị chôn vùi dưới lớp bùn nhơ nhuốc dưới đáy đại dương.
    Corinne Malaske
    (theo tindachieu)​
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Một số câu khuyên cho người tu theo Pháp môn Tịnh Độ:

    "HỌC PHẬT LÀ SỰ HƯỞNG THỤ TỐI CAO CỦA ĐỜI NGƯỜI"

    [FONT=verdana,geneva]-Pháp môn này không có bí quyết gì xa lạ, chính là y nơi trong kinh chỗ nói, “phát tâm Bồ-Đề, chuyên niệm một đường”, là chính trong kinh Di-Đà đã nói: “nhất tâm bất loạn, tâm không loạn động”, anh chỉ cần chân chánh y theo cách này mà làm, thì quyết định thành công, cho nên nói vô cùng vô cùng quan trọng.[/FONT]

    [FONT=verdana,geneva]-Cổ đức đã nói: “Miệng niệm Di-Đà tâm tán loạn, thét bể cổ họng cũng uổng công”.[/FONT]

    [FONT=verdana,geneva]-Trong tâm có Phật, ngay nơi việc làm có Phật, trong sinh hoạt có Phật, công tác có Phật, xử sự đối người, tiếp vật nơi nào cũng có Phật, đây mới gọi là người niệm Phật chân chính, niệm Phật cách thế này, là Cổ đức có nói: “Vạn người tu, vạn người vãng sinh”.[/FONT]
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Những câu chuyện Thiền

    Đệ tử giỏi

    Thiền sư Gettan, sống vào cuối triều đại Tokugawa. Ngài thường bảo: “Có ba hạng đệ tử: một hạng hoằng hóa giáo lý, một hạng tu tập chùa và một hạng giá áo túi cơm”. Gasan cũng nói như thế. Khi ngày còn tu học với vị thầy rất khắt khe là Tekisui; đôi khi còn bị Thầy nện cho mấy gậy. Nhiều thiền sinh khác không chịu nổi phải bỏ đi. Gasan ở lại, nói: “Một đệ tử xoàng thì dựa oai thầy. Một đệ tử khá thì ngưỡng mộ từ tâm của thầy. Một đệ tử giỏi thì trở nên vững chãi dưới kỷ luật của thầy”.
    Muốn trở thành đệ tử giỏi thì phải biết chịu đòn của thầy, hiểu được đòn của thầy.


    Phạm giới và không phạm giới

    Một hôm Tazan và Ekido cùng đi trên một con đường lầy lội. Cơn mưa nặng hạt vẫn còn rơi. Qua một khúc quanh, họ gặp một người thiếu nữ xinh đẹp trong bộ kimono với đai lưng bằng lụa. Người thiếu nữ đang ngập ngừng vì không qua đường được. “Này cô bé”, vừa nói xong tức thì Tazan bế cô gái sang bên kia đường. Từ lúc đó Ekido không trò chuyện nữa. Cho mãi đến khi hai người đến trú ở một ngôi chùa, không còn chịu được nữa, Ekido phàn nàn với Tazan: “Chúng ta là tăng sĩ, không được đến gần phụ nữ, nhất là con gái trẻ đẹp. Nguy hiểm lắm. Tại sao sư huynh lại phạm giới?”. Tazan đáp: “Ủa, tôi đã để cô gái ở đấy rồi mà! Sư huynh còn mang cô ấy đi theo ư?”.
    Gần mà không lưu tâm thì không phạm giới, đấy mới là buông bỏ. Kẻ xa nhưng lại để tâm mới là phạm giới.
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Tâm Phật thì thấy Phật

    Một hôm Tô Đông Pha đến chơi chùa rồi cùng ngồi thiền với nhà sư, trong khi ngồi thiền thấy an lạc xuất hiện.
    Xả thiền xong, Tô rất vui vẻ hỏi nhà sư:
    Ngài thấy tôi ngồi thiền như thế giống cái gì?
    Nhà sư trả lời: "Trông ngài giống như Đức Phật".
    Tô nghe thế vui lắm, nhà sư hỏi lại:
    Thế ngài thấy tôi ngồi thiền giống cái gì?
    Tô đáp: "Trông ngài ngồi thiền giống một đống phân bò".

    Thiền sư nghe thế cũng hứng chí lắm.

    Tô Đông Pha cười suốt dọc đường về, nghĩ bụng hôm nay ta đã thắng nhà sư đó một phen rồi, bị ta nói là giống đống phân bò mà không bẻ lại được câu nào cả.

    Tô về khoe với em gái Tô tiểu muội:
    " Hôm nay anh đã qua mặt được nhà sư già đó rồi".

    Tô tiểu muội hỏi Tô Đông Pha có chuyện gì, Tô Đông Pha hào hứng kể lại câu chuyện.... Nghe xong, Tô tiểu muội cười ầm lên, Tô Đông Pha càng hào hứng kể lại câu chuyện đã xảy ra.

    Tiểu muội cười và nói "Muội cười là cười huynh đó, huynh lại thua nhà sư ấy rồi".

    Tô ngạc nhiên hỏi tại sao? Tiểu muội đáp: "Tâm của nhà sư là tâm Phật, nên thấy huynh cũng giống như Phật. Còn tâm của huynh thì toàn phân bò nên huynh thấy nhà sư như đống phân bò thôi". Tâm huynh như thế làm sao mà bằng được tâm nhà sư kia.

    Tô đỏ mặt tía tai, xấu hổ với em gái quá…

    Nếu suy nghĩ của mỗi người đều hướng thiện, tâm trong sáng thì nhìn nhận sự việc gì cũng sáng cũng trong.
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    http://luongkhaulao.wordpress.com/2...i-noi-chuyen-cua-thuong-toa-thich-chan-quang/
    Có thể bạn chưa biết:
    "...Mỗi ngày có trên dưới ba chục người chết vì tai nạn giao thông, tức gần một trung đội, mỗi tháng chết một trung đoàn, mỗi năm chết một sư đoàn... số sĩ quan cấp tá chết vì tai nạn giao thông nhiều hơn số sĩ quan cấp tá chết trong hai cuộc chiến tranh..."

    Đạo đức của người lái xe.


  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036

Chia sẻ trang này