Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

3269 người đang online, trong đó có 77 thành viên. 05:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 157775 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Ý nghĩa việc chắp tay khi tụng kinh, lễ bái là gì?


    (PGVN) Tại sao người Phật tử khi tụng kinh lễ bái hoặc chào hỏi nhau lại chắp tay. Vậy xin hỏi ý nghĩa chắp tay như thế nào?


    [​IMG]

    Chắp tay, nguyên tiếng Hán Việt là Hiệp chưởng. Tiếng Phạn là Ãnjali. Hiệp chưởng còn gọi là hiệp thập. Theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang tập 4 trang 2863 có giải thích như sau: “Chắp 2 bàn tay, tập trung tư tưởng, cung kính lễ bái. Đây là cách lễ bái từ xưa ở Ấn Độ, được Phật giáo thật hành theo.



    Người Ấn Độ cho rằng tay phải là tay thần thánh, tay trái là tay bất tịnh. Nhưng nếu 2 tay hiệp lại làm một thì trở thành sự hợp nhất giữa phương diện thánh thiện và nhiễm ô, cho nên hiệp chưởng là biểu hiện bộ mặt chân thật nhất của con người. Nghĩa " Bất cấu bất tịnh " trong Bát Nhã Tâm Kinh chính là ý này.



    Trong các Kinh Luận có rất nhiều chỗ nói về hiệp chưởng, như Phẩm Phương Tiện Kinh Pháp Hoa (Đại 9, 9 Hạ) ghi: "Cung kính hiệp chưởng lễ"; Kinh Quán Vô Lượng Thọ (Đại 12, 345 thượng) ghi: "Hiệp chưởng chắp tay, khen ngợi chư Phật."



    Ngoài việc biểu thị ý cung kính trong tâm, hiệp chưởng còn biểu thị ý trở về nguồn cội, đạt đến chỗ phi quyền, phi thật, sự lý khế hợp. Theo Đại Đường Tây Vực Ký 2, hiệp chưởng là cách thứ tư trong 9 cách lễ ở Ấn Độ.



    Mật giáo phối hợp 2 tay với Kim Cang giới và Thai Tạng giới, hoặc lý và trí, hoặc định và huệ v.v... đồng thời phối hợp 10 ngón với 5 đại, 10 Ba La Mật ...Ngoài ra, Đại Nhật Kinh Sớ 13 có nêu 12 cách hiệp chưởng:



    Kiên thật tâm hiệp chưởng (hai tay chắp chặt vào nhau các đầu ngón tay bằng nhau). Hư tâm hiệp chưởng, còn gọi không tâm hiệp chưởng (hai tay chắp lại, các đầu ngón tay bằng nhau, hơi rỗng ở giữa). Vị (hai) liên hiệp chưởng (các ngón tay bằng nhau chắp lại, lòng bàn tay phình ra hình hoa sen búp).



    Sơ các liên hiệp chưởng (chắp tay 2 ngón cái và 2 ngón út dính lại, các ngón kia hở ra, giống như hoa sen hàm tiếu). Hiển lộ hiệp chưởng (hai bàn tay chạm đầu, ngửa lên). Trì thủy hiệp chưởng (hai tay cũng ngửa lên như trước, dáng khum lại như đang vốc nước).



    Quy mạng hiệp chưởng, còn gọi Kim cang hiệp chưởng (đặt ngón của bàn tay mặt lên trên ngón của bàn tay trái). Phản xoa hiệp chưởng (hai tay chắp ngược đầu nhau đặt tay phải lên tay trái). Phản tịch (bối) hổ tương trước hiệp chưởng (lưng 2 bàn tay đâu nhau, tay phải để ngửa trên lưng bàn tay trái ).



    Hoành trụ chi hiệp chưởng (hai bàn tay nằm ngửa, đầu 2 ngón trỏ đụng nhau). Phúc thử hướng hạ hiệp chưởng (hai bàn tay nằm úp, đầu 2 ngón trỏ đụng nhau). Phúc thủ hiệp chưởng (hai bàn tay úp xuống hai ngón cái chạm nhau). Mười hai loại hiệp chưởng này đều có ý nghĩa sâu xa khác nhau.

    Tỳ Kheo Thích Phước Thái

    Chắp tay cũng có thể hiểu đơn giản hơn là"Sen búp xin tặng người - Một vị Phật tương lai"
    Catbuiphudu thích bài này.
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    CÁCH SỬ DỤNG TRÀNG HẠT.



    Tràng hạt dùng để đến số lần niệm Chân ngôn (thần chú) trong giai đoạn tu trì gia hành cũng như niệm thần chú trong những lúc bình thường. Một tràng hạt đúng tiêu chuẩn thường được kết nối bởi nhiều loại hạt Cái, hạt Gián cách, hạt Đệ tử, hạt Ghi nhớ và một số hạt trang sức khác.
    Tràng hạt hay còn gọi là Niệm châu, đối với các Phật tử thông thường thì động tác đếm số lần tu trì sẽ rất có ích trong việc sinh khởi cái tâm tinh tiến. Bởi vậy, việc dùng những loại pháp khí này là cần thiết. Với các bậc đại tu hành đã đến cảnh giới cao thì không cần dùng đến những công cụ này nữa. Một tràng hạt tiêu chuẩn thường bao gồm nhiều loại hạt Cái, hạt Con, hạt Gián cách, hạt Đệ tử, hạt Ghi nhớ và một số loại hạt trang sức khác.
    1/ hạt Cái còn gọi là hạt “Tam thông” hoặc hạt “Đầu Phật”, thường mỗi tràng hạt chỉ có một hạt, nhưng cũng có khi có hai hạtdùng để kết liền các hạt con với số lượng khác nhau làm một, đồng thời còn liên kết các hạt Đệ tử, hạt Ghi nhớ, và các hạt trang sức kết lại với nhau. Trước kia, trên hai hạt thường được vẽ hình Phật ở bên trong hạt, nhằm tăng thêm vẻ trang nghiêm cho Pháp khí. Tràng hạt thông thường được kết nối bởi 108 hạt, tại hạt thứ 7 hoặc hạt thứ 21 dùng hạt có mầu sắc và kích cỡ khác nhau để phân cách, những hạt đó được gọi là “hạt giãn cách” hoặc “hạt đánh dấu”. Thông thường hạt “đánh dấu” cần lớn hơn “hạt con” một chút. Số lượng mỗi lần có thể dùng 1 cho đến 3 hạt, số lượng này không được tính vào trong tổng số 108 hạt.. Những tràng hạt gồm 108 hạt hoặc 54 hạt, cứ mỗi 27 hạt lại dùng hạt “đánh dấu” để phân cách. Nếu tràng hạt gồm 27 hạt, 18 hạt thì cứ 9 hạt lại được phân chia bằng hạt “giãn cách”.
    2/ Hạt Ghi nhớ: là chỉ vật trang sức hoặc hạt châu có kích thước nhỉnh hơn được gắn vào cuối mỗi chuỗi hạt “đệ tử” hoặc cũng có thể dùng dây để kết thành nút thắt kiểu Trung quốc, mục đích là giữ cho hạt “đệ tử” không bị lỏng lẻo, tuột ra ngoài.
    Tại hạt Cái, nơi bắt đầu của tràng hạt; có đính hai sợi dây khá lớn, trên mỗi sợi dây này lại xâu mười hạt xương hoặc khoen kim cương, mỗi mười hạt là một xâu, tựa như các chuỗi hạt trên bàn tính; dùng để ghi nhớ hàng chục, hàng trăm của số lần lần tràng hạt. Số mười ở đây tượng trưng cho “Mười Ba La Mật” trong Phật giáo: Thí, Giới, Nhẫn, Tinh tiến, Thiền định, Bát nhã, Phương tiện, Nguyện, Lực, Trí. Mỗi hạt trong tràng hạt để đánh dấu một lượt tụng kinh, các khoen hoặc hạt trên một sợi dây thường được dùng để đánh dấu một trăm lượt tụng niệm. Còn các khoen, hạt trên sợi dây còn lại được dùng để đánh dấu một nghìn lần tụng niệm.
    Vật liệu dùng để làm tràng hạt có rất nhiều loại như: bằng tre, gỗ, pha lê, san hô…. Nhưng vật liệu tốt nhất để làm tràng hạt là gỗ cây Bồ đề. Gỗ cây Bồ đề có mầu vàng, bên trên có một chấm tròn lớn và nhiều chấm tròn nhỏ, tượng trưng cho mặt trời và các vì tính tú. Dùng san hô, mã não và các loại đá quý khác để làm hạt Cái trong tràng hạt và những hạt lớn phía sau hạt thứ 7, thứ 21, thứ 49 và thứ 54. Thông thường theo truyền thống, tu Pháp môn “Tức diệt” dùng tràng hạt bằng gỗ Đàn hương trắng, tu phép “Nhiếp hoài” dùng gỗ Đàn hương đỏ. Hình dạng của chúng cũng khác nhau, các ngón tay cầm tràng hạt cũng khác nhau. Nhưng người mới học cũng không nhất thiết tuân theo quy định phức tạp trên.
    Tràng hạt thường được sử dụng trong lúc tụng niệm tên hiệu của Phật. Trong lúc tụng niệm, khi ngón tay trỏ và ngón tay cái lần đến một hạt nào đó, thì dùng phép “Kim Cương Trì” để tụng niệm tên hiệu của phật, đồng thời ngón tay cái xoay quanh hạt Châu một vòng. Tốc độ cần khống chế sao cho ngón cái xoay một vòng thì cũng vừa niệm xong tôn hiệu của Phât. Khi lần đến hạt Châu cuối cùng, cần trở lại hạt Châu đầu tiên để đếm, không được đếm qua hạt châu Cái có khắc hình Phật, cũng có nghĩa là các ngón tay và bàn tay không được lần qua hạt Châu có khắc hình Phật hoặc những hạt châu Cái không có khắc hình Phật bên trong. Tính xem lần được mấy vòng tràng hạt, sẽ biết được đã tụng niệm được bao nhiêu lần tên hiệu của Phật.
    Niệm Phật cũng là một Pháp môn “Thù Thắng”, nhưng nếu như không biết cách sử dụng cũng khó có được tác dụng. Khi người tu hành sử dùng phép “Kim Cương Trì”, ngoài việc cần chú ý đến cử động của ngón tay và miệng, thì tai cũng cần phải chú ý lắng nghe tiếng tụng niệm từ miệng, mắt phải chăm chú nhìn vào những ngón tay đang lần tràng hạt, hít thở tự nhiên. Như vậy, tất cả các “căn” đều được vân dụng. Biết cách niệm Phật là Ý căn, Lục căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đều tham gia vào việc tụng niệm, như vậy là thống nhiếp lục căn. Nếu chuyên chú vào đó, sẽ đạt đến cảnh giới thanh tịnh.

    Viện trưởng.
    NGUYỄN NGỌC SƠN

    Catbuiphudu thích bài này.
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    BẢY PHÁP MÔN TU TẬP THIỀN ĐỊNH CỦA MẬT GIÁO:
    Nghiên cứu tỷ giảo về nhiều loại kỹ thuật thiền định của các tôn giáo, học phái và tông phái khác nhau là một chủ đề khó khăn và hấp dẫn vượt quá phạm vi của sách này. Nhưng những pháp môn tu tập thiền định chánh của Phật giáo Đại thừa có thể tóm tắt trong bảy nhóm:

    1. Tu thiền bằng Sổ Tức Quán. Theo lý thuyết căn bản “Tâm Khí Bất Nhị”, nếu ta có thể điều phục được hơi thở ta có thể điều phục được tâm. Do đó, luyện thở là một trong những lối nhập định (Samadhi) hay nhất.

    [​IMG]
    Thiền định

    Chữ “Sổ tức quán” ngụ ý tập điều ngự hơi thở theo một phương pháp đã được quy định. Các phương pháp thông thường nhất là đếm hơi thở, hoặc là đình chỉ, hoặc giữ nó lại. Trong hai cách này, có lẽ cách thứ nhất là cách dễ dàng và an toàn nhất. Cách này vẫn được các Thiền sư tha thiết tiến dẫn và được rất nhiều hành giả tu tập suốt hàng thế kỷ. Không giống các loại khác, loại thiền định này có thể tu tập mà không cần dựa tuyệt đối vào sự hướng dẫn của Đạo sư (GURU) nếu ta thâm hiểu về những kỹ thuật thở và hiểu nguyên tắc căn bản của pháp môn tu tập thiền định. Đại Sư Trí Khải Khai Tổ Thiên Thai Tông Trung Hoa giải thích phép luyện thở “Sổ và Tùy” rất minh bạch trong tập sách lừng danh của ngài “Lục Diệu Pháp Môn” hay 6 lối tuyệt diệu vào giác ngộ.

    2. Tu thiền bằng cách chuyên tâm vào một điểm. Đây là một lối tu thiền có vẻ giản dị, nhưng thực ra khó khăn. Nhiều Đạo sư (GURU) khuyên hành giả trước tiên phải tinh thông các phép luyện thở đến một mức độ nào đó trước khi khởi sự pháp tu thiền “chuyên tâm vào một điểm” này, nếu không hành giả hẳn thấy nó khó khăn và chán nản. Chuyên tâm vào một điểm ngoài thân thể, nghĩa là tập trung sự chú ý vào bất cứ một đối tượng nào trước mặt ta thì an toàn hơn, nhưng không hữu hiệu bằng chuyên tâm vào một điểm đặc biệt nào đó trong thân thể. Tập trung chú ý vào bất cứ thành phần nào trong thân thể hẳn đưa lại những kết quả phi thường và đôi khi lạ lùng. Chuyên tâm vào một trọng tâm thân thể đặc biệt nào đó hẳn luôn luôn đem lại một kinh nghiệm tâm linh đặc biệt. Chẳng hạn chuyên tâm vào một điểm giữa hai chân mày sẽ đưa lại kinh nghiệm ánh sáng và chuyên tâm vào lỗ rún đem lại một kinh nghiệm an lạc. Khi chuyên tâm vào trái tim, các nguồn lực tích cực của thân thể sẽ chóng trở nên hợp nhất và vì thế sẽ kịp thời đưa lại kinh nghiệm “không chiếu diệu” hay “không an lạc”. Những nhà Phật giáo Mật tông xác nhận rằng mỗi trung tâm trong năm trung khu (Chakras) chính của thân thể có những chức vụ đặc biệt và những công dụng ưu biệt của nó. Chỉ có một Đạo sư (GURU) đã đắc đạo mới giải thích được chúng một cách mật thiết, có thẩm quyền tài liệu chi tiết hơn về vấn đề này có thể tìm thấy trong văn học Mật Tông Tây Tạng.

    3. Tu thiền bằng cách quán tưởng. Nếu ta nhắm mắt và quán tưởng một hình ảnh ta sẽ khám phá ra ngay là việc ấy khó khăn biết bao. Hình ảnh ấy luôn luôn mập mờ và dao động: nó phai mờ, phù trầm và không chịu đứng yên hay hiện ra hoàn toàn. Quán tưởng là một trong những pháp môn hay nhất để chế phục tâm và khí (prana). Mật Tông đặc biệt nhấn mạnh tính cách hữu dụng của nó và áp dụng nó trong hầu hết các hình thức thiền định. Hàng trăm quán tưởng tu tập pháp khác nhau được cung ứng cho các nhu yếu cá nhân và cho các ứng dụng đặc biệt. Quán tưởng một đối tượng tĩnh hoặc một hình ảnh bên ngoài thân thể được xem là một cách luyện tập sơ bộ và chuẩn bị, quán tưởng một đối tượng lưu hành trong một quỹ đạo hữu hạn trong thân thể được xem là một pháp môn tu tập cao hơn. Cố quán tưởng một hình ảnh hết sức phức tạp với những chi tiết của nó tuyệt cho những người sơ cơ đang học cách thắng ngự cái tâm loanh quanh của mình, và những thiền định cao hơn thì nên quán tưởng một hình ảnh giản dị hơn. Trong các loại quán tưởng tiến bộ hơn hành giả phải quán tưởng một hình ảnh lớn trong một không gian rất nhỏ. Nhiều đạo sĩ Tây Tạng có thể quán tưởng rõ rệt một Mạn-đà-la (Mandala) lớn trong khoảng một hạt đậu nhỏ xíu. Do đó, quán tưởng một mặt có thể khai mở cái tiềm lực vĩ đại và linh động của tâm và mặt khác có thể đem hành giả đến trạng thái định cao.

    4. Tu thiền theo Mantram Yoga (niệm hay tụng các minh chú hay huyền môn). Trong khi “Quán Tưởng” là một pháp môn tu tập thiền định sử dụng tâm nhãn, Mantram Yoga, sử dụng tâm nhĩ. Âm thanh cũng như thị giác, có thể sử dụng như là một phương tiện đưa ta nhập định. Niệm một lời cầu nguyện hay Mantram, hoặc niệm một chữ đơn độc linh thiêng như “OM” hay “AH” là một pháp môn tu tập rất được phổ cập ở Đông phương. Mặc dù Phật giáo không nhấn mạnh sự quan trọng của âm thanh đến mức như “Ấn Độ Giáo”, thế nhưng “Yoga âm thanh” xưa nay vẫn là một trong các trụ cột thiền định Phật giáo và được tu tập sâu rộng với các tu sĩ và cư sĩ Phật giáo. Nó được phổ cập như vậy là vì 3 lý do:

    Nó là loại thiền định dễ dãi và an toàn nhất, nó là loại thiền định có tính cách sùng mộ và nó thỏa mãn các nhu yếu tôn giáo của quần chúng. Pháp môn tu tập thiền định bằng cách niệm một lời cầu nguyện, một Mantram, hoặc danh hiệu một vị Phật là loại thiền định phổ cập và ảnh hưởng nhất trong các thiền định khác nhau và được Phật giáo đồ đủ mọi trình độ tu tập.

    5. Tu thiền bằng cách vận động. Samadhi là một tâm trạng mà ta có thể đạt đến được bằng rất nhiều phương pháp mà trong đó, nói tổng quát, loại trực tiếp nhất là loại “tinh”. Nhưng như thế không hề có ý nghĩa đó là cách độc nhất để nhập định. Một vài lối vận động đặc biệt nào đó cũng có thể đưa đến nhập định. Chẳng hạn Thái Cực Quyền danh tiếng của Đạo giáo Trung Hoa do Đạo sĩ vĩ đại, Trương Tam Phong thời nhà Minh sáng chế, là một pháp tu tập thiền định tuyệt diệu cũng như Thiếu Lâm của Mật tông Phật giáo là một pháp môn độc đáo nhằm khai mở những quyền năng vô hạn của con người. Các loại quyền này do Tiên Thánh mật truyền và là một lối luyện tập rất ôn nhu, được phát minh một cách tinh xảo để đem các nguồn lực tiêu cực và tích cực đến chỗ hài hòa viên mãn, do đó tự điều hòa tâm, chế phục khí và còn có thể đưa ta đến nhập định trực tiếp.

    Có một pháp môn tu tập thiền định độc đáo khác do các Đạo gia phát minh, gọi là “Nhất Tự Quyết” hoặc các loại Yoga xác thân của Mật giáo, nhờ đó mà hành giả có thể đánh thức dậy cái KUNDALINI (Sinh Lực) trong một vài ngày bằng một số cách vận động đặc biệt của hai ngón tay cái. Cách chính xác của vận động này được giữ tuyệt đối bí mật và chỉ được mật khải khi hành giả tiến hóa đến một trình độ tâm linh nào đó. Nói tổng quát, Phật giáo không nhấn mạnh đến sự áp dụng vận động cho các mục đích thiền định, mặc dù Phật không bác bỏ sự hữu dụng của nó và còn áp dụng nó trong những trường hợp nhất định nào đó như là một lối luyện tập phụ trợ rất hay.

    6. Tu tập thiền bằng cách chuyện tâm vào thiện ý (hay những tư tưởng sùng mộ). Theo quan điểm tâm linh, lối thiền định này quan trọng hơn hết trong 5 lối thiền định chúng ta vừa bàn đến. Có một giáo lý, được rất nhiều hành giả Phật giáo tu tập, gọi là “Tứ Vô Lượng Tâm” dùng để tôi luyện thiện tưởng và thiện ý đối với tất cả chúng sanh và giảm bớt những chướng ngại giữa mình và người khác, những chướng ngại đã gây ra quá nhiều bất hạnh cho thế gian. Lối thiền định này được các Phật tử xem là nền tảng và chuẩn bị cho các lối thiền định khác. Ở Tây Tạng những bài kệ về “Tứ Vô Lượng Tâm” này được tụng niệm và chiêm nghiệm trước khi bắt tay tu tập bất cứ lối thiền định nào. Thiếu sự chuẩn bị tâm linh phát sinh nhờ sự rèn luyện thiện ý và sùng mộ, bất cứ loại nào cũng khó mà có kết quả lành mạnh được, thay vì vậy nó còn có thể đưa ta đi lạc đường. Các hành giả không ngộ được sau thời kỳ tu thiền dài đăng đẳng thường khám phá ra rằng công trình chuẩn bị trong phạm vi sùng mộ và tâm linh của họ thiếu sót. Khi ấy họ hẳn trở lại tu tập pháp căn bản như là “Tứ Vô Lượng Tâm”, “Bồ-tát Nguyện” cầu nguyện, lễ bái, v.v… để trừ bỏ khiếm khuyết của họ trong phạm vi này. Những người nỗ lực nghiêm nghị để giác ngộ không bao giờ được sao lãng nó.

    7. Tu thiền bằng cách đồng nhất tâm tánh: Đây là lối thiền định “dễ dãi” của thiền và “Đại Thủ Ấn” (MAHAMUDRA). Đó là một lối thiền không có một đối tượng gì để chuyên tâm vào cả, tác động đột khởi và tuyệt diệu của tâm, tuyệt đỉnh và và cốt tủy của tất cả giáo lý. Đối với những kẻ chưa vào cổng thì đây là một pháp môn khó nhất. Nhưng đối với một kẻ đã vào thì đây là một pháp môn dễ nhất. Tất cả những luyện tập và tu tập khác chỉ là những chuẩn bị cho nó. Điểm cốt yếu của pháp môn này là nhận ra được bản tánh của tâm mình, hoặc ít ra thoáng thấy được nó. Một khi đã nhận ra được tâm tính, hành giả hẳn cố thâm nhập vào nó bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu không chút khó khăn. Trong động hoặc trong tĩnh, cái ý thức “không chiếu diệu” hẳn luôn luôn chiếu sáng trong hành giả. Mặc dù sau khi nhận ra hoặc thấy tâm tính vẫn còn một con đường dài để đi, cái “thoáng thấy” đầu tiên được tất cả các hiền triết Phật giáo xem là điều quan trọng nhất, mà tất cả các hành giả thoạt tiên phải cố đạt được. Một khi đã vào được cái “cổng không cổng”, thiền định không còn là một tu tập hoặc một nỗ lực. Bấy giờ nó đã trở thành một tác động tự nhiên ngẫu phát của đời sống. Nhưng để đạt được cái “cổng không cổng” này, ta phải tu tập chăm chỉ pháp môn “không có gì để tu này” hoặc theo con đường thiền, hoặc theo con đường Đại Thủ Ấn. (“Tạng Thư Về Đại Giải Thoát” hay Tibetain Book of The Great Liberation và “Yoga Tây Tạng và Giáo Lý Bí Truyền” hay Tibetain book Yoga and Secret Doctrine cuốn II của Evans-Wentz). [​IMG]

    Catbuiphudu thích bài này.
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    http://chuaonline.com/index.php?scene=7


    Dân văn phòng háo hức đi lễ chùa trên mạng ảo


    (PGVN) Với thiết kế không gian 3D chân thật đến từng họa tiết nhỏ, các phật tử khi tìm đến "chùa online" đều chung cảm giác như đang đi lễ chùa thật ngoài đời.


    Lên chùa bằng thao tác... di chuột
    Hình thức đi lễ chùa qua mạng ra đời chưa được bao lâu nhưng được nhiều người biết đến. Hàng ngày, số lượng người truy cập vào trang tuvien.com để thăm viếng ngôi "chùa ảo" ngày càng tăng, chứng tỏ nhu cầu tìm thanh thản nơi cõi tâm linh của một bộ phận người bận rộn khá lớn.
    [​IMG]
    Giao diện chính của ngôi chùa online.
    Hầu hết các phật tử đều cho biết, lần đầu tiên ghé thăm "chùa ảo" họ đều có cảm giác gần gũi thân quen bởi không gian được bài trí... y như thật. Từ ban chính diện với hình ảnh quen thuộc năm pho tượng lớn tọa trên đài sen trong khung cảnh được chính điện cổ kính cho đến bài vị, lư hương bằng đồng được trạm trổ hoa văn tinh xảo cùng những ngọn nến lấp lánh... Tất cả đều toát lên vẻ tôn kính trang nghiêm, khiến bất cứ ai ghé thăm cũng đều kính cẩn mỗi khi chiêm bái. Khách thập phương ghé thăm chùa được chào đón với những âm thanh đặc trưng của tiếng chuông chùa, bài niệm Phật, tụng kinh cũng được cài đặt sẵn khiến không gian càng tăng thêm phần tôn nghiêm.
    Khác với chùa thật ngoài đời, lượng người truy cập viếng thăm chùa thường tranh thủ vào giờ nghỉ, đặc biệt vào những ngày tuần (rằm hoặc mồng 1) lượng khách ghé thăm tăng chóng mặt. Hầu hết dân văn phòng, công sở do quá bận rộn công việc, gia đình đều chọn cách đi chùa tiết kiệm thời gian này.
    Chị Thu Hằng (lập trình viên) cho biết, công việc của chị ở một tập đoàn lớn nên vô cùng áp lực. Chị thường xuyên rời văn phòng vào khoảng 7h tối nên dù rất cố gắng thu xếp, nhưng việc đi lễ chùa vào các ngày tuần cũng không thể duy trì đều đặn được. Mặc dù luôn tâm niệm "Phật tại tâm" nhưng chị vẫn không khỏi cảm thấy áy náy. Từ khi xuất hiện hình thức đi lễ chùa online, hàng tuần chị có thể đi lễ đều đặn và chủ động ăn cơm chay hai bữa "Lên chùa online, thắp hương, đọc kinh niệm phật đều đặn nên cảm thấy tâm an, mọi ưu phiền giải tỏa bớt phần nào...", chị Hằng nói.
    Chị Hằng chia sẻ, chỉ cần một cú kích chuột thì không gian ngôi chùa ảo được thiết kế 3D gồm 7 ban thờ khác nhau được đánh dấu thứ tự theo từng trang. Theo đó, các phật tử online lần lượt kích chuột vào từng trang để mở ra những phòng thờ cần làm lễ. Những ban thờ này đều được thiết kế 3D với những hình ảnh động nên đem đến cho khách thập phương cảm giác y như thật về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Đặc biệt nghi lễ thắp hương quen thuộc cũng được gói gọn bằng việc kích chuột vào hai chữ "thắp hương" ở ngay dưới giao diện của ngôi chùa. Chỉ cần làm theo đúng chỉ dẫn lập tức những đốm đỏ trên đầu que hương bật sáng, kèm theo đó là khói hương tỏa ra nghi ngút.
    [​IMG]
    Thiết kế xà, cột với hoa văn tinh xảo.
    Đi chùa "ảo", giảm lãng phí "thật"
    Chị Thu Hằng cho biết thêm, chị không phải là người khởi xướng phong trào này mà chị học lỏm được từ sếp trực tiếp của mình. Do công việc quá bận rộn nên việc sếp chị thường nán lại công ty sau giờ và tranh thủ giờ nghỉ buổi trưa, buổi chiều để đi chùa online. Mặc dù không có phòng riêng yên tĩnh để tụng kinh nhưng những nhân viên văn phòng như chị Hằng chọn cách sau khi thắp hương hết một lượt, các ban thờ sẽ nán lại ở thư viện của ngôi "chùa ảo" tìm hiểu về những cuốn sách giảng đạo, kinh Phật... để hiểu thêm về đạo nhà Phật, về triết lý nhân sinh, hướng thiện ở đời. Chị Hằng nói: "Nhiều người mang suy nghĩ cực đoan nên quan niệm cứ mạng là ảo, nhưng ngôi chùa điện tử này được thành lập bởi cổng thông tin Phật giáo Việt Nam nên những phật tử vẫn có cảm giác yên tâm khi ghé thăm và chiêm bái từ xa".
    Dân văn phòng đặc biệt là cánh chị em ngoài áp lực công việc thì những việc gia đình như chợ búa, đón con đi học về... khiến nhiều người luôn trong tình trạng "vắt chân lên cổ" sau giờ tan sở, nên không phải ai cũng có điều kiện để đến chùa thành tâm kính bái trước ban Tam bảo. Việc tranh thủ ghé thăm ngôi “chùa online” chính là "cứu cánh" cho những phật tử có quỹ thời gian eo hẹp, không có điều kiện đến chùa thường xuyên mà vẫn thể hiện được lòng thành kính tới đức Phật.
    Chị Minh Anh - phóng viên một tòa soạn báo tỏ ra khá "kết" cách đi chùa độc đáo này bởi sự an toàn, tiện lợi vì "không phải chen lấn xô đẩy rất dễ bị kẻ gian móc túi...". Cùng chung quan điểm, Mai Linh- sinh viên đại học sư phạm Hà Nội tâm sự: "Mặc dù ở bất kỳ ngôi chùa nào cũng có nội quy không thắp hương trong các điện thờ, mà chỉ có một lư hương được đặt giữa sân chùa để các phật tử làm lễ nhưng trên thực tế nhiều người vẫn cố tình thực hiện sai quy định của đền chùa nên việc bị khói hương nghi ngút khiến mình cay sè mắt. Mặt khác đi chùa bình thường bao giờ cũng có lễ kèm theo: Vàng mã, rượu cúng, hoa, quả... những thủ tục này khi đến lễ chùa online không thấy đề cập đến. Điều này vừa giảm tải chi phí lại vừa giúp các phật tử bỏ dần thói quen lãng phí không cần thiết như lệ đốt vàng mã, sắm mâm cao cỗ đầy... mỗi khi lên chùa".
    Catbuiphudu thích bài này.
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Nguồn gốc và ý nghĩa của chiếc áo cà-sa
    Xem đầy đủ tại : http://www.quangduc.com/vanhoa/34chiecaocasa.html

    "Trước khi tịch diệt, Phật trao y bát cho người đệ tử uyên bác, kỷ cương và đạo hạnh nhất là Ma-ha Ca-diếp và khuyên bảo các tỳ-kheo nên nghe theo những lời hướng dẫn của Ca-diếp....Ca-diếp được xem là tổ thứ nhất của Thiền tông trên đất Ấn.
    Ngài Ma-ha Ca-diếp về sau lại trao y bát của mình cho A-nan-đà. Tục lệ truyền thụ này kéo dài ở Ấn độ cho đến tổ thứ 28 là Bồ-đề-đạt-ma (~470-543), tức gần một ngàn năm sau khi Phật tịch diệt. Khi Bồ-đề-đạt-ma sang truyền Đạo ở Trung quốc, ngài lại trở thành vị tổ thứ nhất của Thiền tông trên phần đất này. Tục lệ truyền y bát tiếp tục trên đất nước Trung hoa cho đến tổ thứ sáu là ngài Huệ Năng (638-713), tức được thêm khoảng hai trăm năm nữa."


    Y bát của tổ thứ năm và ngài Huệ Năng
    Ngài Hoằng Nhẫn (601-674), vị tổ thứ năm của Thiền tông Trung quốc, trao chiếc áo cà-sa tượng trưng sự lảnh đạo tông phái cho ngài Huệ-Năng, vì Huệ Năng là người thấu hiểu sâu xa hơn hết về Thiền học trong số các đệ tử của tông phái. Huệ Năng kính cẩn tiếp nhận chiếc áo cà-sa cao quý ấy và đồng thời cũng hiểu rằng chiếc áo tượng trưng cho lảnh đạo và uy quyền này rồi sẽ gây ra sự ganh tỵ và tranh chấp trong Tăng đoàn. Ngài Hoằng Nhẫn cũng ý thức được điều ấy nên khi trao chiếc áo cho Huệ Năng đã khuyên Huệ Năng bỏ trốn về phương Nam và sau này không nên truyền thụ y bát nữa.
    Hừng đông, Huệ Năng khoác lên người một chiếc áo rách để hóa trang, ôm chặt cái bọc gói chiếc áo cà-sa của ngũ tổ Hoằng Nhẫn, lẻn ra khỏi chùa và cắm cổ đi miết về phương Nam. Đi suốt như thế mấy ngày mấy đêm liền, khi đến vùng núi Đại châu, Huệ Năng ngoảnh cổ nhìn lại phía sau, bỗng giật mình hoảng hốt vì trông thấy có hàng trăm người đang hò hét đuổi theo. Dẫn đầu đám đông là sư Huệ Minh, một cựu võ quan đi tu, chính là người muốn cướp đoạt chiếc áo cà-sa của ngũ tổ. Đám đông càng lúc càng gần, Huệ Năng thì vừa mệt vừa đói không còn đủ sức để chạy thêm được nữa, ông liền để cái bọc áo cà-sa lên một tảng đá rồi ngẩng cổ hướng về phía đám đông và nói lớn lên như sau : « Chiếc áo cà-sa tượng trưng cho việc Hoằng Pháp. Tại sao các ông là đám người thế tục lại muốn cướp nó ? Cướp giữ chiếc áo cà-sa nhưng thiếu chính Pháp, chẳng qua cũng như một cánh hoa phản chiếu trong gương mà thôi ». Nói xong Huệ Năng tìm một bụi rậm bên đường chui vào để trốn.
    Huệ Minh chạy đến thấy cái bọc áo cà-sa, mừng quá liền ôm lấy, nhưng cái gói lại dính chặt vào tảng đá, không thể nào gỡ ra, hoặc kéo lên được. Huệ Minh bổng nhiên cảm nhận được sức mạnh vô biên của Đạo Pháp, liền chui vào bụi rậm tìm Huệ Năng và phủ phục dưới chân Huệ Năng xin được thọ giáo.
    Câu chuyện lại tiếp tục như sau. Huệ Năng rời Huệ Minh và tiếp tục đi về phương Nam. Huệ Năng đến thôn Tào khê, thuộc quận Thiều châu, tá túc ở chùa Bảo lâm. Nhiều tháng sau, vào một đêm tối, có một đám đông gồm nhiều nhà sư, đầu đội mũ sùm sụp, kéo đến đập cửa sau của chùa và hét to lên : « Này Huệ Năng, ngươi phải đưa chiếc áo cà-sa cho chúng ta. Nếu không sẽ có chuyện to đấy ». Trong chùa, Huệ Năng sợ quá, ôm bọc áo tông cổng trước mà chạy. Huệ Năng phăng phăng trèo lên một ngọn đồi gần chùa, nhìn xuống thấy đám đông đốt đuốc đuổi theo, họ chạy nối đuôi nhau, ngòng ngoèo như một con rắn lửa đỏ rực. Huệ Năng thì mệt lả không còn chạy được nữa, liền chui vào một khe đá để trốn. Một lúc lâu, không nghe động tịnh gì, ông thò đầu nhìn ra. Nhưng lúc ấy cả ngọn đồi đã cháy rực như một biển lửa. Đám đông, vì không tìm thấy ông, nên nổi lửa đốt ngọn đồi và tin rằng Huệ Năng thế nào cũng phải chui ra.
    Trong tình huống dầu sôi lửa bỏng như thế, Huệ Năng vẫn không cảm thấy sợ hãi cho thân mình, chỉ nghĩ đến việc phải bảo vệ chiếc áo mà thôi. Ông bỗng chực nhớ đến trước đây Huệ Minh không thể nhấc được chiếc áo lên khỏi tảng đá và ông tin rằng chiếc áo này là biểu tượng của sức mạnh Đạo Pháp, không thể nào cháy được. Ông liền bình thản mở cái bọc và khoác lên người chiếc áo cao quý ấy rồi tọa thiền trên một tảng đá. Sau khi nhập thiền, Huệ Năng cảm thấy thân xác nặng thêm, lún sâu vào đá, cảnh tượng hãi hùng biến mất. Lửa tắt, khỏi đen và bụi mù cũng tan biến. Cảnh vật chung quanh trở nên êm ả một cách lạ thường.
    Tọa thiền như thế thật lâu, bỗng Huệ Năng cảm thấy có những tia sáng xuyên vào mắt. Ông mở mắt ra thì mặt trời đã lên cao, cây cỏ chung quanh và khắp ngọn đồi đã cháy sạch chỉ còn tro bụi. Chiếc áo cà-sa bám đầy tro nhưng không kém vẽ rạng rỡ. Huệ Năng đứng lên, nhưng lại hết sức ngạc nhiên nhận thấy trên mặt tảng đá nơi ông ngồi bị lún sâu, in dấu hai đầu gối của ông lúc tọa thiền, nhìn kỹ hơn lại thấy cả vết vạt áo, vết vải và đường chỉ khâu nữa. Trước cảnh tượng đó, Huệ Năng bất thần chứng ngộ được sức mạnh của Đạo Pháp.
    Catbuiphudu thích bài này.

Chia sẻ trang này