Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

7873 người đang online, trong đó có 1060 thành viên. 11:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 157783 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Xin cho con niềm tin-Quỳnh-Giang

    http://mp3.zing.vn/bai-hat/xin-cho-con-niem-tin-Quynh-Giang/IW8WDA0B.html


    Xin cho con một niềm tin
    Tin vào chính bản thân mình
    Không phạm những điều răn
    Hằng ngày sám hối ăn năn.

    Xin cho con một lòng nhân
    Tình thương đem đến xa gần
    Nhìn bằng ánh mắt từ bi
    Trải rộng tấm lòng vị tha.

    Xin cho con một con đường
    Đi vào nẻo chánh đường ngay
    Để con tu tập thường ngày
    Thân tâm an lạc từ đây.

    Xin cho mọi người như con
    Tình yêu thương hãy song còn
    Dẹp hận thù đến với nhau
    Cùng tu hành theo chánh đạo
    Catbuiphudu thích bài này.
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Trong đời thường những quả học vấn (Cao học,Phó Tiến sĩ,Tiến sĩ,Giáo sư)là những học vấn phải bỏ rất nhiều công sức mới đạt được thì trong tu tập cũng vậy .



    Tứ thánh quả Tu


    Tứ thánh quả là bốn cấp độ đạo quả được Phật chỉ ra giúp hành giả đánh giá được sự tu chứng của mình. Người chứng được một trong bốn Thánh quả này được xem là có tư cách của thánh, có thánh tính, có giá trị làm thánh, vượt lên sự tầm thường của con người, nếu ai cung kính cúng dường vị này sẽ có phước rất lớn tùy theo cấp bậc chứng ngộ của vị này. Tiểu chuẩn để đánh giá các quả thánh là dựa vào mức độ tăng trưởng Đạo quả qua việc phá trừ các Kiết sử, khác với tiêu chuẩn của Tứ thiền là dựa vào mức độ nhập định sâu cạn. Phật không nêu ra mối tương quan nhất định giữa đạo quảthiền định, mặc dù cuối cùng thì Tứ thiền với Tam minh bằng Đệ Tứ thánh quả (quả vị thứ 4, tức A-la-hán).
    Mục lục



    Sơ quả Tu-đà-hoàn (Sotàpatti)

    Còn gọi là Nhập lưu, nghĩa là bắt đầu nhập vào dòng thánh. Đây là thánh vị đầu tiên sau khi đệ tử Phật phá được ba kiết sử Thân kiến, Giới cấm thủ, và nghi.
    Một vị chứng Sơ quả thì có thể có trình độ thiền của Chánh niệm, hoặc Sơ thiền, thậm chí Nhị thiền. Nhưng ngược lại, một vị chứng thiền định như thế thì chưa chắc chứng được quả Thánh nào. Đó là lý do tại sao nhiều hành giả có thể chứng thiền định rất sâu, có thần thông nhưng không thể chứng thánh quả là vậy. Thánh quả khác với thiền định ở chỗ đòi hỏi trí tuệ, đạo đức và công đức. Thiền định chỉ cần tâm vắng lặng là đủ mặc dù tâm đi vào vắng lặng lại phải có Công đức, Đạo đứcKhí công.
    Hầu hết những vị chứng thánh quả đều có nguyên nhân từ kiếp xa xưa đã từng hết lòng tôn kính một vị thánh giác ngộ nào đó. Điều này giống như Thánh nối tiếp Thánh thành một dòng bất tận. Còn việc thành tựu thiền định thì chỉ đòi hỏi công đức đem được nhiều niềm an vui cho nhiều người.
    Điều khác nhau giữa Thánh quả và bốn mức thiền là sự bảo toàn ở vị lai. Đối với các mức thiền, nếu không đạt được Tứ thiền ngay trong kiếp này, hoặc không lập nguyện, thề ước với Phật sẽ tu hành đời đời kiếp kiếp, thì khi sang kiếp sau hành giả có nguy cơ quên mất, quay lại với kiếp người bình thường. Còn đối với Thánh quả thì có bảo chứng cho sự giải thoát hoàn toàn ở vị lai theo từng quả vị khác nhau. Ở Sơ quả Tu đà hoàn, Phật ấn chứng rằng vị này chắc chắn sẽ giải thoát nhưng không đưa ra thời gian cụ thể. Vị đó vẫn sống như người bình thường, tuy rằng sẽ không bao giờ rớt vào ba đường ác đạo (xem Lục đạo), rồi sẽ tu hành để chứng A-la-hán
    Nhị quả Tư-đà-hàm (Sakadàgàmì)

    Còn gọi là Nhất lai, nghĩa là còn trở lại một lần nữa. Quả vị này hiện hữu nơi người đã phá xong ba kiết sử trên và tiếp tục làm mỏng nhạt tham và sân. Người chứng Nhị quả chưa phải là người đã phá trừ hết hai kiết sử ThamSân, chỉ là bớt đi Tham và Sân, đủ để ta không bao giờ nhìn thấy vị ấy khởi tham lam và sân hận. Còn Tham và Sân vi tế, tiềm tàng thì khi diệt sạch sẽ đắc Tam quả.
    Phật cũng ấn chứng cho người chứng được Nhị quả Tư-đà-hàm sẽ chỉ còn một lần tái sinh lại cõi đời này và chứng A-la-hán.
    Tam quả A-na-hàm (anàgàmì)

    Còn gọi là Bất lai, nghĩa là Không trở lại nữa, xuất hiện nơi vị đã diệt sạch hai kiết sử Tham và Sân.
    Nhân duyên làm chúng ta cứ bị liên lụy với cõi đời này chính là do tham lam, tham dục, hận thù, ganh ghét. Hết hai kiết sử Tham và Sân rồi thì nhân duyên với thế gian này cũng hết. Do vậy, một vị chứng A-na-hàm thì không còn bị tái sinh về cõi này nữa, sẽ hóa sinh giữa cõi trời Sắc cứu kính, sau một thời gian không nhất định, sẽ chứng Niết bàn tại đây.
    Chúng ta cũng không nghe nói là phải chứng được mức thiền nào thì chứng A-na-hàm, chỉ theo lời Phật dạy để biết rằng ai có thể diệt trừ năm kiết sử từ Thân kiến, Giới cấm thủ, Nghi, ThamSân thì đạt được đệ Tam thánh quả.
    Tứ quả A-la-hán (Arahanta)

    là quả vị thánh cao siêu cuối cùng, thật sự giải thoát, giác ngộ viên mãn. Vị A-la-hán tự tại phi thường, tuổi thọ vượt hơn người bình thường, không còn bị cuốn vào luân hồi sinh tử nữa, muốn chết (viên tịch) lúc nào cũng được.
    Sự vĩ đại của một bậc A-la-hán thì không một ngôn từ nào có thể diễn tả được. Mỗi người chỉ tùy theo nhân duyên và trí tuệ của riêng mình để hiểu một phần nho nhỏ nào đó mà thôi.
    Nếu trong vô lượng kiếp quá khứ chúng ta xả thân làm lợi ích cho chúng sinh, thực hành Bồ tát hạnh, thì đến khi đủ phước để đắc đạo, ta sẽ chứng được một quả vị A-la-hán cao siêu tột bậc, đó là quả vị Phật.
    Khi bản ngã đã hết, vị A-la-hán không còn bị ràng buộc bởi sức mạnh nào đối với luân hồi sinh tử nên hoàn toàn giải thoát.
    Sau khi phá luôn năm kiết sử cuối cùng, một vị A-na-hàm sẽ chứng A-la-hán, nghĩa là đạo đức đã trở thành tuyệt đối hoàn hảo. Không một thần thánh thiên tử nào có thể tìm thấy lỗi lầm của một vị A-la-hán nữa.
    Nơi đây, đương nhiên một vị A-la-hán cũng đã thành tựu xong bốn mức thiền. Tứ thiền và Tứ thánh quả đều hiện diện đầy đủ nơi vị A-la-hán như thế.
    Catbuiphudu thích bài này.
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    http://mp3.zing.vn/video-clip/Sam-Hoi-NSUT-Thanh-Ngan/ZW60BIZ7.html


    Bài hát Sám Hối -NSƯT Thanh Ngân


    Cúi đầu đảnh lễ Như Lai, thành tâm sám hối tội xưa đã làm, gây ra từ vô thủy kiếp, trả quả luân hồi lắm phận đớn đau. Cũng vì nghiệp báo oan khiên, bởi mình tạo kết triền miên bao đời; xuống lên ba đường sáu cõi, gian nan thống khổ vô ngần vô biên. Vào sinh ra tử đã lâu, trả vay vay trả trầm luân, giỏ tham sân si tạo tác; con xin sám hối nguyện cầu ăn năn. Nguyện xa bể khổ mênh mang, chí tâm vững dạ bền gan. Từ đây nghiệp trần yên dứt, thoát ly sanh tử sang bờ an nhiên.
    Đoạn lìa luyến ái si mê, thắp nguyền ngũ giới sử kinh giữ gìn. Trau tâm tuệ thông dồi trí, quang minh soi sáng độ an muôn loài. Xin nhờ Tam Bảo ai lân, từ bi hỉ xả thi ân dắt dìu. Con xin mười phương Phật minh chứng, chánh quả đạt thành hoằng khai đạo màu.
    Catbuiphudu thích bài này.
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Chuột Vãng Sanh

    Gương Vãng Sanh | 4 phúc đáp
    [​IMG]
    Trong thế kỷ hai mươi vừa qua, Ngài Hạ-Liên-Cư là một cư sĩ, Ngài chỉ niệm A-di-đà Phật, khi vãng sanh Ngài mời bạn bè tới dự tiệc chia tay rồi đứng giữa chánh điện chắp tay mà thoát hóa, vui vẻ thoải mái. Người biết trước ngày ra đi, đứng cười mà thoát hóa như trò đùa vậy, đây chẳng phải là chuyện “Thần-kỳ” sao?
    Chuyện này cũng chưa lạ, thường ngày Ngài có nuôi một con chuột, khi Ngài kinh hành niệm Phật, con chuột Nhắt lẽo đẽo theo sau, giống như ở quê trẻ em nuôi chim se sẻ, khi khôn lớn nó cứ nhảy nhảy theo sau vậy đó. Đến khi Ngài đứng vãng sanh thì thấy nó đã vô chiếc giày của Ngài và đứng vãng sanh theo. Đây đúng thật là chuyện “Thần-kỳ” của thế kỷ!
    Trong kinh Phật nói, tất cả chúng sanh nhứt tâm xưng niệm A-di-đà Phật thì được vãng sanh. Chuột là chúng sanh, nó niệm Phật thì nó được vãng sanh và nó cũng được bình đẳng thành Phật ở Tây-phương. Đây là chuyện có thực. Con chuột này, chắc chắn trong đời trước nó là con người có tu Phật, niệm Phật thành thục rồi, nhưng lúc lâm chung sơ ý nẩy lên một niệm ngu si, dại dột nào đó mà lọt vào đường súc sanh, may mắn là gặp được Ngài Hạ-Liên-Cư cứu độ, chứ giả sử như sinh ra rồi đi lang thang, gặp phải chú mèo thì tiêu đời rồi, biết kiếp nào nữa mới thoát đây?…
    Hỏi: Hộ niệm cho súc sanh có được không?
    Trả lời: Trong kinh Vô lượng thọ, Phật A-Di-Đà có phát lời thệ rằng:
    “Tất cả chúng sanh, cho đến những kẻ ở trong cõi Diêm-ma-la (tức là điạ ngục), trong ba đường ác, sanh về nước Ta, thọ giáo pháp của Ta, ắt Thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chẳng đọa vào tam ác đạo nữa. (Nguyện 1 và 2)”
    Như vậy, súc sinh nếu biết niệm Phật cầu vãng sanh cũng được vãng sanh. Chỉ có vấn đề khó khăn là liệu chúng có cơ duyên ngộ ra được đạo lý, niệm Phật cầu vãng sanh hay không mà thôi.
    Nuôi con vật trong nhà, nếu ta tập cho chúng niệm Phật, thường xuyên hồi hướng công đức cho chúng, thường đến vuốt ve, tâm sự, khuyên giải, tập cho chúng niệm Phật, cầu cho chúng được vãng sanh… nhiều con vật có linh ứng tốt, chúng cũng hiểu được ý của mình và niệm Phật theo. Nếu được vậy thì mình cũng có thể cứu độ được chúng nó. Kết quả này, xét cho cùng, cũng là nhân duyên của chúng đã đến lúc thoát nạn vậy.
    Ví dụ, con chuột lắt của Ngaì Hạ Liên Cư đã vãng sanh cùng ngày với Ngài, nó được Ngài nuôi và mỗi ngày đều theo Ngài đi kinh hành niệm Phật. Khi Cụ đứng vãng sanh, thì trong ngày đó, nó cũng đứng vãng sanh luôn.
    Cho nên, khi con vật chết, chúng ta nên niệm Phật cho chúng, khai thị cho chúng, cầu nguyện cho chúng được vãng sanh về Tây phương. Đây là điều nên làm. Thành tâm làm, rất tốt. Còn chúng được vãng sanh hay không thì không ai dám quả quyết.
    Hễ nó có linh cảm tốt, chúng biết niệm theo, cầu vãng sanh thì cũng có thể vãng sanh. Còn tâm trí chúng vẫn mê muội, thì hộ niệm sẽ kết thêm chủng tử Phật cho chúng, cầu cho tương lai được duyên lành với Phật pháp, thế thôi.
    Ngay cả việc hộ niệm cho một người, đâu phải ai được hộ niệm cũng được vãng sanh đâu! Chỉ người nào tin tưởng, tha thiết phát nguyện, và niệm hồng danh A-di-đà Phật mới được, còn người không tin tưởng, không chịu niệm, hoặc có niệm mà không muốn về Cực lạc thì cũng đành chịu thua!
    Phật không độ kẻ vô duyên! Vô lượng vô biên chúng sanh chết bị rơi vào các cảnh giới đọa lạc, chư Phật biết vậy nhưng cũng không thể cứu được, vì họ không có duyên với Phật. Họ chống báng, bài xích, làm điều ngược lại với Phật pháp… Họ là hạng chúng sanh vô duyên với Phật vậy.
    Hải Sơn muốn cứu con chó thì hãy thành tâm hồi hướng công đức cho nó, thành tâm đem hết tình thương mà khuyên giải nhiều lần, cầu mong cho nó được thoát nạn súc sanh, sanh thẳng về cõi Tịnh-độ có lẽ hay hơn cầu sanh làm người. Cứ làm vậy, được hay không, sanh về đâu… thì còn phải tùy duyên của nó.
    Phật dạy, tất cả chúng sanh đều có Linh tánh, Hữu Tình thì có Phật tánh, Vô Tình thì có Pháp tánh. Phật tánh hay Pháp tánh đều là tánh linh.
    Có tánh linh thì có thể giác ngộ. Hữu tình thì có thể tự giác ngộ. Vô tình thì nương theo sự giác ngộ của hữu tình mà được giác ngộ theo.
    Trong kinh Hoa Nghiêm Phật nói, Y Báo nương theo Chánh Báo mà chuyển. Cháu hàng ngày đem tâm thương yêu, cứu độ… mà nói chuyện, khuyên giải con chó, thì Hải Sơn là Chánh Báo, con chó là Y Báo. Tâm Hải Sơn phải thành khẩn thì mới mong được cảm ứng. Hãy cố gắng thử coi. Chắc chắn còn nhiều thử thách trong việc cứu độ này!


    Trích Khuyên Người Niệm Phật
    Diệu Âm Úc Châu
    Catbuiphudu thích bài này.
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Gà Vãng Sanh Gương Vãng Sanh |
    [​IMG]
    Trong cuốn băng thâu âm lời khai thị trong Phật Thất, pháp sư Đàm Hư có kể nhiều chuyện vãng sanh hiện thời. Ngài có nhắc tới chuyện một con gà trống vãng sanh. Khi pháp sư Đế Nhàn làm phương trượng chùa Đầu Đà, trong chùa có nuôi một con gà trống. Con gà trống ấy mỗi ngày đều theo đại chúng tụng kinh sớm tối, nó cũng theo đại chúng đến trai đường. Mọi người ăn cơm, cơm, rau rơi xuống đất nó đều nhặt ăn hết, ăn sạch sành sanh. Có một hôm lên tụng kinh, sau khi tụng kinh xong, mọi người đều rời khỏi, con gà trống ấy không đi. Thầy Hương Đăng xua nó đi: “Mọi người đi hết rồi, ta phải đóng cửa, ngươi hãy mau đi ra”. Con gà trống to ấy không đoái hoài tới thầy ấy, đi tới giữa đại điện, đứng ở đấy, nghển cổ nhìn tượng Phật, kêu ba tiếng, rồi đứng chết ngay ở đó. Pháp sư Đế Nhàn chiếu theo lễ tiết dành cho người xuất gia hỏa táng nó. Đây là chuyện súc sanh vãng sanh mà lão pháp sư Đàm Hư đích thân chứng kiến. Con người nếu chẳng khéo niệm Phật sẽ thua cả súc sanh! Công đức lợi ích vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới cái nói bất tận, quý vị hãy khéo nghe lời khai thị của Đàm lão pháp sư.


    Chủ giảng: Lão pháp sư Thích Tịnh Không
    Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

    Catbuiphudu thích bài này.

Chia sẻ trang này