Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

3299 người đang online, trong đó có 50 thành viên. 03:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158652 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/viet-nen-dieu-ky-dieu/cha-cua-40-dua-tre-bi-bo-roi-2872133.html


    'Cha' của 40 đứa trẻ bị bỏ rơi

    Gần 40 đứa trẻ trong ngôi chùa là những mảnh đời bất hạnh, những mảnh ghép không trọn vẹn của cuộc đời. Và ít ai biết rằng, chính cuộc đời của vị thầy cũng là một mảnh ghép không trọn vẹn…

    Thể lệ cuộc thi 'Viết nên điều kỳ diệu'
    Độc giả tham dự cuộc thi 'Viết nên điều kỳ diệu'
    Trong không gian tĩnh lặng chốn thiền môn - chùa Thịnh Đại (xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), hơn 20 năm qua vẫn ngày ngày vang lên những tiếng cười đùa của con trẻ và tiếng ru con của một "người cha mặc áo nâu sồng" - thầy trụ trì Thích Việt Hòa…
    [​IMG]
    Thầy Việt Hòa bên những đứa con thân thương. Sư thầy Thích Việt Hòa sinh năm 1970, quê ở xã Xuân Trung, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Thầy sinh ra trong một gia đình đông anh chị em, nhưng không rõ vì lý do gì mà ngay từ nhỏ, thầy đã bị chính bố mẹ ruột của mình hắt hủi, sống thiếu hơi ấm trong chính tổ ấm của mình. Rồi có căn duyên với cửa Phật, thầy phát nguyện xuất gia đi tu theo sư thầy ở ngôi chùa gần nhà từ năm 16 tuổi. Tới năm 19 tuổi, thầy được sư cụ chùa Thịnh Đại nhận về nuôi học. Bắt đầu từ thời gian này, thầy đã nhận nuôi trẻ mồ côi.
    Nhân duyên đến khi có em bị cha mẹ bỏ rơi, có em vì gia đình khó khăn nên nhờ thầy nuôi dưỡng… Từ đó, tiếng lành đồn xa, những mảnh đời bất hạnh xô dạt về chùa ngày một nhiều lên. Chùa Thịnh Đại và sư thầy Việt Hòa đã trở thành địa chỉ quen thuộc, là nơi nuôi dưỡng những trẻ em thuộc gia đình khó khăn, trẻ bị bỏ rơi, chăm lo từ lúc sơ sinh cho đến lúc trưởng thành.
    Các em mà thầy nhận làm con đều được đặt tên và lấy họ chung là họ Trần (theo họ tục của thầy). Tất cả em nhỏ bị bỏ rơi mà thầy nhận về nuôi dưỡng đều mang trong mình một thứ bệnh quái ác hoặc một dị tật bẩm sinh. Có em bị bỏ rơi trong bệnh viện, khi thầy mang về em nặng chưa đầy 9 lạng…
    Bác Bí, người đã giúp thầy chăm lo cho các em nhỏ nhiều năm kể lại, khi thầy mang về, mặt các em nhăn nhúm khó nhìn, thâm tím lại như không còn giọt máu. Có em bị dị tật nơi rốn, lồi lên một cục to như khối u, bị bỏ ngay cổng chùa từ khi còn đỏ hỏn. Lại có em răng mọc ngược lên phía trên, không ăn được…
    Nhưng có lẽ đặc biệt nhất là trường hợp của em Hải. Theo lời kể của thầy, từ năm 2 tuổi em đã bị gia đình đem bán lấy 40 triệu đồng. Tuy nhiên, do em bị bệnh trốc đầu, trên đầu em nổi lên đầy mụn mủ to, có mùi khó chịu, người ta sợ em bị sida nên không mua, gia đình em cũng… sợ, nên đem em vứt bỏ.
    Cơ duyên may mắn, em Hải gặp được thầy và được đưa về chùa chữa trị. Mấy tháng ròng rã, thầy một mình đưa em từ Hà Nam lên Bệnh viện Bạch Mai chữa trị, nhưng cũng bị người ta trả về. Không còn cách nào khác, thầy đành đưa em về chùa, tìm các loại thuốc lá, rồi cho em uống. Cây khế trong chùa thầy cũng tuốt trơ cành để lấy lá nấu nước tắm cho em, ngày nào cũng 2 lần như vậy. Thương nhất là những lúc em bị sốt, rồi đầu em đau nhức chảy mủ, thầy phải nằm võng ru em ngủ cả đêm. Thầy chờ cho đến khi các em ngủ say, rồi lấy khăn sạch lau đầu cho khỏi rớm ướt khó chịu.
    Sau một thời gian, với tấm lòng của vị thầy và cả sự từ bi gia hộ của Đức Phật, em Hải đã khỏi hẳn. Thầy lại một lần nữa đưa em lên viện… để xét nghiệm. Kết quả là… âm tính.
    Thầy Thích Việt Hòa không những cưu mang những số phận nhỏ bé côi cút, mà còn nhận cai nghiện cho một số không nhỏ thanh niên nghiện ma túy tự tìm về chùa sau khi họ cảm thấy "cả thế gian này không còn chỗ nào dành cho họ".
    Trong ngôi nhà đong đầy tình yêu thương ấy, những đứa con của thầy đang dần lớn lên, khó khăn gian truân ngày nào cũng dần vơi bớt đi và thay vào đó là tiếng cười trẻ thơ trong trẻo vang lên từng ngày.


    Ước j`con có đủ nhân duyên diện kiến để vấn an và cúng dàng Thầy[};-[};-[};-
    Catbuiphudu thích bài này.
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  5. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    cám ơn nhửng bài của bác rất hửu ích
    phongthuyBDS thích bài này.
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    nhatngoc59 viết:
    bác cho em hỏi

    thiền với yoga có gì khác nhau ,,,, :-??

    bác có thể hướng dẫn em cách ngồi thiền hoặc yoga

    tốt nhất được không

    em đang ở đông anh nhé....

    còn bác ở đâu vậy

    mong nhận được tin bác

    cám ơn bác.
    ------------------------
    ------------------------
    Bạn thân mến!
    Mình chỉ là Phật tử tu tại gia,do quá mê những giáo lý nhà Phật nên cố công tìm hiểu,nên trình độ còn rất cạn cợt,xong do thấy bạn tin tưởng vào mình nên xin mạo muội chia sẻ ít dòng,nếu ko được như nguyện cũng xin bạn và các bạn đồng tu đại xá!!!
    +
    Thiền hay Thiền định,Thiền quán
    Theo như mình hiểu thì Thiền hay Thiền định,Thiền quán là 1 trong 3 tông phái tu chính của Đức Phật Thích Ca (Thiền - Tịnh - Mật)tìm ra và hướng dẫn cho các phật tử suốt những năm hoằng pháp tại thế của ngài.

    Thiền trong những pháp môn quan trọng nhất của Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni). Do ảnh hưởng của Ấn Độ giáo và Yoga nên Yoga và Thiền có nhiều điểm rất giống nhau.
    Điểm khác nhau cơ bản là Thiền chú trọng đến sự giải thoát và giải thoát tri kiến còn Yoga chú trọng đến sự tạo thành năng lực cho bản thân
    Trong Phật điển thuật lại có lần Phật gặp ngài Yogi có khả năng bay qua sông, người này đã tốn hết nửa cuộc đời để luyện yoga và có được thuật đó, Phật liền chìa tay với ít đồng xu và bảo
    "chỉ với ít đồng xu này người chèo đò cũng có thể đưa được ta qua sông rồi "
    [};-[};-[};-

    +Toạ thiền:

    Nghĩa là ngồi thiền, là phương pháp tu tập trực tiếp đưa đến Giác ngộ. Mới đầu toạ thiền đòi hỏi thiền giả tập trung tâm trí lên một đối tượng (ví dụ một Mạn-đồ-la hay linh ảnh một vị Bồ Tát), hay quán sát về một khái niệm trừu tượng (ví dụ như quán tính Vô thường hay lòng Từ bi). Sau đó toạ thiền đòi hỏi thiền giả phải thoát ra sự vướng mắc của tư tưởng, ảnh tượng, khái niệm vì mục đích của toạ thiền là tiến đến một tình trạng vô niệm, tỉnh giác, không dung chứa một nội dung nào. Sau một giai đoạn kiên trì trong vô niệm, hành giả sẽ bỗng nhiên trực ngộ thể tính của mình, đó là tính Không, cái “thể” của vạn vật.

    Trong một chừng mực nhất định, toạ thiền đối lập với cách thiền quán Công án vì công án là một đề tài nghịch lí, bắt thiền giả phải liên tục quán tưởng để đến một lúc nào đó bỗng chợt phát ngộ nhập. Trong các phái Thiền Trung Quốc và Nhật Bản, có phái nghiêng về công án (Khán thoại thiền), có phái nghiêng về toạ thiền (Mặc chiếu thiền).

    Như từ “thiền” cũng có nghĩa “trầm lắng”, toạ thiền là “ngồi trong sự trầm lắng.” Toạ thiền quan trọng đến mức có người cho rằng không có toạ thiền thì không có thiền. Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng có lần nói đại ý “không thể thành Phật bằng việc ngồi.” Công án này có nhiều người hiểu sai, cho rằng Nam Nhạc chê bai việc “ngồi”, vì con người vốn đã là Phật. Đã đành, Phật giáo Đại thừa cũng như Thiền tông đều cho rằng chúng sinh đã là Phật, nhưng Thiền cũng nhấn mạnh rằng, điều khác nhau là tin hiểu điều đó một cách lí thuyết hay đã trực ngộ điều đó. Kinh nghiệm trực ngộ đó chính là giác ngộ, mà hành trì toạ thiền là một phương pháp ưu việt.

    Như Tổ Thiền Trung Quốc Bồ-đề-đạt-ma đã ngồi chín năm quay mặt vào vách tại chùa Thiếu Lâm, phép toạ thiền là phép tu chủ yếu của Thiền và được mọi Thiền sư hành trì. Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền cho rằng toạ thiền là “đường dẫn đến cửa giải thoát.” Trong tác phẩm Bạch Ẩn Thiền sư toạ thiền hoà tán, Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc viết:

    “Ôi toạ thiền, như Đại thừa chỉ dạy, không có lời tán dương nào nói hết. Tu sáu Ba-la-mật hay tu hạnh bố thí, giữ giới hay hành trì, kể sao cho hết. Tất cả đều xuất phát từ toạ thiền. Chỉ một lần toạ thiền, công đức sẽ rửa sạch tất cả nghiệp chướng chồng chất từ vô thuỷ.”
    Lục tổ Huệ Năng giảng về Toạ thiền trong Pháp bảo đàn kinh:

    “Thiện tri thức, tại sao gọi là Toạ thiền? Trong Pháp môn này vô chướng, vô ngại, bên ngoài đối với tất cả cảnh giới thiện ác tâm niệm chẳng khởi gọi là Toạ, bên trong thấy tự tính chẳng động gọi là Thiền. Thiện tri thức, sao gọi là Thiền định? Bên ngoài lìa tướng là Thiền, bên trong chẳng loạn là Định. Ngoài nếu chấp tướng trong tâm liền loạn, ngoài nếu lìa tướng thì tâm chẳng loạn. Bản tính tự tịnh, tự định, chỉ vì thấy cảnh chấp mà thành loạn. Nếu người thấy mọi cảnh mà tâm chẳng loạn, đó là Chân định vậy.”


    +Yoga chỉ là 1 phần của Thiền:

    Tập yoga theo ở đây: http://www.youtube.com/watch?v=Sv4ienyTBos
    Yoga (sa. yoga), hay còn gọi là Du-già , là một họ các phương pháp luyện tâm và luyện thân cổ xưa bắt nguồn từ Ấn Độ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, thế giới tâm linh của Ấn Độ được phổ biến chính qua khái niệm Yoga này. Người nam luyện Yoga được gọi là (Du-già) Hành giả (sa. yogin), người nữ là Nữ hành giả (sa. yoginī). Có lúc ta cũng thấy cách gọi Du-già sư, Du-già tăng.
    Ngồi thiền - HT. Thích Nhất Hạnh

    Catbuiphudu thích bài này.
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    [FONT=Verdana, Lucida Grande]Hành Thiền[/FONT]
    [FONT=Verdana, Lucida Grande]Sư Giới Tịnh[/FONT]
    [​IMG]

    Tập thiền giản dị
    Sống ở đời chẳng ai muốn đau khổ và ai cũng muốn hạnh phúc. Trong cuộc nhân sinh, người ta tìm đủ cách để ngăn ngừa đau khổ hoặc làm vơi đi sự đau khổ, nhưng mục đích chính yếu của người đời vẫn đi tìm hạnh phúc bằng các phương tiện vật chất, không ai nghĩ rằng hạnh phúc là do sự suy nghĩ của chính mình, nói một cách khác hạnh phúc là do tinh thần chứ không phải do thoả mãn các nhu cầu vật chất. Tiến bộ khoa học đã giúp nhiều cho con người trong việc nâng cao đời sống và làm giảm bớt những đau khổ, nhưng những tiến bộ đó rõ ràng là không giảm thiểu được những cái khổ của tuổi già, bệnh tật, nghèo đói, hận thù ... Như vậy chỉ có sự rèn luyện tinh thần thì mới làm cho con người vượt thóat được những đau khổ nầy. Một trong những phương cách hữu hiệu để tâm hồn được bình an chính là thực tập thiền. Thiền có công năng giúp thân tâm an lạc, thấy được thực tại của hoàn cảnh và bản thân mình. Chính nhờ cái thấy nầy mà chúng ta thoát khỏi những ràng buộc và những bất an ở trong chúng ta. Một cách đơn giản chúng ta có thể rèn luyện thân thể bằng nhiều cách : điền kinh, bơi lội, thể dục... để thân thể được khoẻ mạnh nhưng chúng ta có làm gì để tập luyện tinh thần chưa? Đầu óc chúng ta luôn luôn suy nghĩ cả ngày lẫn đêm, không bao giờ được ngơi nghỉ, chúng ta không quan tâm chăm sóc đến nó. Đó là điều thiếu sót lớn. Tập thiền có thể là phương pháp tốt nhất để chúng ta tập luyện tinh thần.
    Nhắc đến Thiền chúng ta đều nghĩ rằng việc tập thiền chỉ dành cho người dư ăn, dư mặc, người già nua, người rỗi rảnh và phải có một không gian và thời gian thích hợp cho việc tập thiền. Quan niệm nầy hoàn tòan không đúng. Thiền có thể tập ở mọi nơi, mọi lúc, không đòi hỏi bất cứ một điều kiện gì ngoài cái ý muốn tập thiền của chính chúng ta. Lâu nay chúng ta nghĩ đến thiền là phải tọa thiền, nhưng thiền còn có nhiều phương pháp khác nhau : thở thiền, đi thiền, nằm thiền, làm việc thiền, nghỉ thiền... Tập thiền không cần những lý thuyết cao siêu hoặc thực hành khó khăn mà chỉ cần những phương pháp luyện tập giản dị để di dưỡng tinh thần và điều hòa thân xác. Ngài Thiền sư Kim Triệu đã nói: "Thiền là đem tâm trở về với thân, đem tâm trở về với tâm, để giúp ta thiết lập được thân và tâm trong giây phút hiện tại... Không phải chỉ trong tư thế ngồi thiền ta mới làm được chuyện này. Khi ta giặt áo, tưới rau, lái xe, rửa bát, đi cầu... ta cũng có thể đặt mình trong trạng thái thân tâm nhất như ấy".
    1/Hơi thở
    Chú ý đến hơi thở vào và thở ra là ta đã hồi phục được con người toàn vẹn. Thông thường tâm ta như con vượn, nhảy nhót lung tung, suy nghĩ miên man đủ mọi thứ trên đời. Chúng ta hối tiếc việc làm đã qua, lo lắng những việc sắp tới. Sống mà không biết mình đang sống, đang làm gì, không thở được không khí trong lành, không nếm được hương vị của thức ăn. Thân ở đây mà tâm đã mất đi rồi. Khi đầu óc căng thẳng mệt mỏi, chúng ta hãy tập thở như sau:


    -Thở vào nhè nhẹ và ý thức đây là hơi thở vào; thở ra, biết rằng đây là hơi thở ra .​
    -Thở vào nhè nhẹ, theo dõi hơi thở vào từ đầu đến cuối; thở ra nhè nhẹ, theo dõi hơi thở ra từ đầu đến cuối.​
    -Thở vào, ý thức toàn thân; thở ra, buông thả toàn thân, ý thức rằng mình đang trút bỏ mệt mỏi, căng thẳng.​

    Khi tập, đối tượng của ý thức bây giờ chỉ là hơi thở, không để cho tâm ý gián đoạn, buông bỏ hết mọi suy tư. Chúng ta không nhất thiết phải cố ý hít vào hoặc thở ra những hơi dài. Chúng ta chỉ ý thức hơi thở thực sự của chính chúng ta mà thôi. Đây là phép nhận diện hơi thở. Ta cứ thở tự nhiên, bất cứ trong tư thế nào của thân thể, và chỉ cần để hết tâm ý vào hơi thở. Thở như thế chỉ trong vài chục giây là thân tâm ta trở về lại với nhau và ta thực sự có mặt trong giây phút hiện tại. Tiếp tục thở như thế, ta sẽ thấy hơi thở tự nhiên trở nên êm dịu, sâu lắng và điều hòa. Thân cũng như tâm sẽ có cảm giác dễ chịu, an lạc.​

    [​IMG]


    2/Đi bộ
    Đi bộ là phép tập thiền rất đơn giản và dễ chịu. Chúng ta phối hợp hơi thở với bước chân. Khi thở vào, chúng ta có thể bước hai hoặc ba bước, tùy theo nhu yếu của hai lá phổi ta. Thở ra cũng như thế. Chú tâm vào lòng bàn chân, đi từng bước vững chãi, thực sự tiếp xúc với mặt đất và đi thật tự nhiên. Chúng ta có thể đi thiền nhiều lần trong một ngày. Khi di chuyển đi đâu, chúng ta cũng có thể tập đi thiền được. Thiền đi giúp chúng sống từng giây phút thực tại. Khi đi, chúng ta cần giữ im lặng. Nếu cần nói gì, thì hãy dừng chân. Khi vô sự, đi thiền sau vài mươi phút chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và an vui hơn, rất cần thiết để chúng ta đạt tới sự vững chãi và thảnh thơi.
    3/ Làm việc
    Trong khi làm việc chúng ta cũng có thể tập thiền. Khi rửa xe, bổ củi, lau nhà ... chúng ta trở về với hơi thở và ý thức những gì đang làm. Làm trong sự nhẹ nhàng, không cần vội vã để cho xong việc. Thiền trong khi làm việc giúp chúng ta trở về với đời sống hàng ngày. Khi chúng ta dạy học, nấu cơm, tập thể dục, hoặc ngồi làm việc trước máy vi tính... chúng ta có thể sử dụng hơi thở để làm lắng dịu và lấy lại tươi mát cho thân tâm. Chốc chốc dừng lại để thở, nở nụ cười trên môi, buông xả hết mọi căng thẳng trong thân tâm trở về trạng thái bình an và tĩnh lặng. Lúc đó, công việc mà chúng ta đang làm sẽ trở nên nhẹ nhàng và thích thú hơn. Tránh làm việc nầy mà nghĩ sang việc khác. Khi ăn chỉ biết thưởng thức món ăn, khi tập thể dục chỉ nghĩ đến việc co giản bắp thịt, không nên vừa ăn hoặc đi bộ trên máy lại vừa đọc sách báo...
    4/ Nghỉ ngơi
    Ngày nghỉ là để nghỉ không đi đâu hết, không làm gì hết, không suy nghĩ gì hết...Ngày nghỉ không có thời khóa biểu và tranh thủ từng giây phút như ngày thường, lòng thanh thản, nhẹ nhàng. Thích làm gì thì làm: nằm võng, cắm hoa, nhâm nhi ly trà, ngồi chơi trên bãi cỏ ngắm mây trôi, nghe gió thổi... Đừng sử dụng ngày nghỉ để xuống phố, chơi thể thao... Ngày nghỉ nầy là để chúng ta lấy lại sự thăng bằng và di dưỡng tinh thần sau những ngày làm việc mệt nhọc ...
    5/ Thư giản
    Sự căng thẳng của thần kinh và bắp thịt làm cho chúng ta bực bội, cau có, thân và tâm mất thăng bằng, dần dà sẽ đưa đến bệnh tật. Thực tập thiền trong tư thế nằm giúp ta đem lại sự tươi mát và niềm vui. Một con thú khi bị thương và đau bệnh biết tìm một nơi vắng nằm xuống trong nhiều ngày để cơ thể tự phục hồi vết thương. Vì vậy chúng ta cần tự bảo vệ mình bằng cách tập thiền nằm. Thân và tâm tự nó có khả năng trị liệu và chữa lành các vết thương, nếu chúng ta để cơ thể nghỉ ngơi, đừng lo lắng, đừng phiền não, thì sự bình phục sẽ xảy ra dễ dàng hơn. Cách thực tập thiền nằm giản dị nhất là nằm thẳng, không gối đầu, hai tay để cách xa hai bên suờn, hai bàn tay để ngửa, hai chân dang ra. Càm hơi ngước lên trên để lưng nằm sát giường. Miệng hơi mở ra. Nhắm mắt. Hít thở thật chậm, thật sâu, mỗi một lần thở ra, thì đếm. Đến lần thứ 8 thì bắt đầu đi vào giai đoạn phân thân, tức là tưởng tượng chia "mình" thành hai nguời. Hảy tưởng tượng mình đang nằm nổi trên mặt đất, thư giãn hoàn toàn, khỏe khoắn, an bình và tưởng chừng như có luồng năng lượng đang chảy vào thân thể của mình. Rồi trở về trạng thái cảm giác bình thường ( cảm giác từ ngón chân lên đến đỉnh đầu ) trước khi mở mắt ra, chúng ta ý thức về những bắp thịt trên mặt, sau cổ, trên vai, trong chân tay đã giãn ra và mềm nhũn. Phương pháp thiền nầy chỉ có mục đích để làm thư giãn sự căng thẳng của tâm lý và sinh lý mà thôi.
    [​IMG]
    6/ Ý thức
    Trong Phật Giáo, cách luyện tập nầy gọi là chánh niệm, có nghĩa là tâm không bị động do tác động ở bên ngoài. Chữ niệm không có nghĩa là nhớ tưởng quá khứ, nhất là nghĩ tới quá khứ để đánh mất mình trong đó. Chúng ta có thể định nghĩa chánh niệm là năng lượng có khả năng nhận diện được bất cứ những gì đang xảy ra bây giờ và ở đây. Chánh niệm là tự làm chủ, là sự ý thức, sự có mặt của tâm ý một cách trọn vẹn, tự chủ và sáng tỏ ngay trong mỗi giây phút của hiện tại. Chánh niệm có khả năng giúp cho ta ý thức được những gì đang có mặt, đang xảy ra trong ta và quanh ta. Chúng ta có thể tiếp xúc được với những mầu nhiệm của sự sống, có khả năng nuôi dưỡng và trị liệu ta. Chúng ta cũng nhận diện được và chuyển hóa những khổ đau. Chúng ta thực tập chánh niệm khi thở, khi đi, khi đứng, khi nằm, khi ngồi và khi làm việc. Chúng ta có thể thực tập chánh niệm mỗi giây phút trong đời sống hàng ngày, không chỉ trong tư thế ngồi thiền, mà khi nấu cơm, giặt áo, lái xe, rửa bát, đi cầu, .v.v. chúng ta cũng có thể đặt mình trong trạng thái thân tâm nhất như.
    7/ Cảm xúc
    Mỗi khi giận hay buồn, chúng ta phải biết trở về hơi thở chánh niệm và khởi sự tập thiền để chăm sóc thân tâm. Chúng ta phải ý thức về nỗi đau của chúng ta, không nên đè nén cơn giận hoặc buồn phiền mà cho phép chúng hiện diện để quan sát chúng xảy ra như thế nào. Chúng ta ôm niềm đau ấy như ôm một em bé với tất cả lòng ưu ái. Thực tập thở và đi trong chánh niệm, rồi nhìn sâu vào bản chất của cảm xúc ( giận, buồn...), nghĩa là tìm hiểu những nguyên do xa gần đã làm nó phát khởi, không nói hay không hành động bất cứ một điều gì để phản ứng lại khi nỗi buồn hay cơn giận còn đó, bởi vì làm như thế chúng ta sẽ tạo đổ vỡ trong chính chúng ta và người khác. Phản ứng lại theo các cảm xúc không phải là giải pháp, dù sự phản ứng ấy chỉ là những lời nói. Khuynh hướng muốn làm cho người khác đau khổ để cho mình bớt khổ là khuynh hướng bạo động, chúng ta phải thấy được điều này trong khi thực tập hơi thở và bước chân đi.
    8/Sám hối
    Sám hối là nhìn lại thực trạng của mình và mối liên hệ giữa mình với người xung quanh để hóa giải các buồn giận, các sự hiểu lầm ... Mỗi tuần nên tự xét lại một lần các mối liên hệ với những người có quan hệ với chúng ta như cha, mẹ, anh, em, vợ chồng, con cái, bạn bè ... Chúng ta phải xét nét và phân tích tỉ mỉ với sự thành khẩn và ý chí chuyển đổi tình trạng giữa chúng ta với người khác nếu có những vấn đề xung khắc. Trong thời gian sám hối nầy chúng ta phải thực tập theo dõi hơi thở và sự lắng nghe, cần phải sử dụng lời nói dịu dàng, trầm tỉnh, không lên án hay trách móc. Nhìn vào những điểm tích cực và dễ thương của người khác, đồng thời nhìn vào sự thiếu sót của chính chúng ta. Phân tách cảm xúc của chúng ta mà chúng ta nghĩ rằng nó xuất phát từ một cử chỉ hay một lời nói của người khác. Cuối cùng là phải lắng nghe với tâm từ về những lời nói của người khác để ghi nhận những cảm xúc của người đó và nhìn kỹ lại những gì đã xảy ra. An bình của chúng ta tuỳ thuộc vào các sự sám hối nầy.


    Trong bài nầy tác giả không đề cập đến những pháp thiền cao như tọa thiền, đòi hỏi hành giả phải khổ luyện công phu mà chỉ nêu lên một vài phương pháp tập thiền giản dị mà mọi người đều có thể thực hành được. Thiền là giữ tâm tỉnh táo, linh động để tập trung nhìn sự vật hiện hữu rõ ràng như nó là, phát triễn lòng nhân ái, biết mình là ai, ở đâu và đang làm gì. Trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta đều phải ý thức một cách rõ ràng các hành động của chúng ta. Trong việc làm, chúng ta cũng chỉ chú tâm vào việc mà chúng ta đang làm như ăn thì chỉ biết ăn không nghĩ đến thị trường chứng khoán trồi sụt, nghe nhạc thì không càm ràm con cái, lái xe thì phải chăm chú lái không bực dọc vì một vết trầy của một chiếc xe nào đó mới vừa chạm phải ...Trong cảm xúc chúng ta phải biết tiết chế các các cảm xúc mạnh bằng cách xem các cảm xúc đó (giận hờn, thù ghét, đau khổ ....) như là một đối tượng để quan sát. Thực hiện đúng các điều trên là chúng ta đã thực hành được thiền và chúng ta sẽ được thảnh thơi, an lạc.​

    Giới Tịnh
    [​IMG]

    http://www.songthien.org/home/about-su-gioi-tinh/huong-dan-thien
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Xin phép bác Phong Thủy, BL được chia sẻ một phương pháp luyện tập rất đơn giản mà hiệu quả để mọi người tham khảo[};-.
    "SUỐI NGUỒN TƯƠI TRẺ" - Đây là một phương pháp tập luyện bí truyền của người tây Tạng xưa.
    Hiện nay rất nhiều người đang tập luyện theo phương pháp này. Để tập luyện, các bạn có thể vào google, gõ từ khóa " Suối nguồn tươi trẻ" thì sẽ có rất nhiều thông tin, kể cả video hướng dẫn :-bd.
    BL hiện cũng đang là môn đệ của phương pháp này :))
    Xin trích dẫn LƠI NÓI ĐẦU trên trang web:// quantheambotat.com

    Lời nói đầu

    Không phải bất cứ ai cũng có thể đọc cuốn sách tuyệt vời, đơn giản nầy. Bạn chỉ có thể đọc nó một khi bạn đã chấp nhận cái ý niệm lạ lùng cho rằng sự lão hóa là một tiến trình có thể đảo ngược và một khi bạn tin tưởng rằng “Suối Nguồn Tươi Trẻ” là một bí quyết có thực. Ngược lại bạn cứ cho rằng những điều vừa kể là không thể có được, thì việc đọc cuốn sách nầy chỉ làm bạn tốn công mất thời giờ vô ích mà thôi. Mặt khác nếu bạn chấp nhận rằng điều “không thể có được” là thực sự nằm trong tầm tay bạn, thì bạn sẽ được tưởng thưởng nhiều điều phong phú.

    Theo như tôi biết, quyển “Suối Nguồn Tươi Trẻ” của Peter Kelder là cuốn sách duy nhất đã cung cấp cho chúng ta một thông tin vô giá về 5 phương pháp thể dục của người Tây Tạng xa xưa. Năm phương pháp nầy chính là bí quyết để duy trì sự tươi trẻ, sức khoẻ và sinh lực. Từ hàng ngàn năm qua, những bài tập nầy đã trở thành những nghi thức thần kỳ được giữ kín trong các tu viện ẩn náu trên dãy Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn). Cách đây hơn 40 năm, năm phương thức tập luyện nầy lần đầu tiên đã gây được sự chú ý của phương Tây qua cuốn sách của Ông Kelder. Nhưng rồi sau đó cuốn sách cùng nguồn thông tin lạ lùng và quý báu của nó đã biến mất và bị quên lãng. Vì vậy mục tiêu của cuốn sách nầy là đưa thông điệp của Ông Kelder trở lại với công chúng, hy vọng rằng nó sẽ mang lại nhiều hữu ích cho độc gỉa...



    http://www.quantheambotat.com/folderchuabinh/suoinguontuoitre.htm

    Mời các bạn quan tâm cùng nghiên cứu, trao đổi.
    Thân [};-[};-[};-[};-[};-
    Catbuiphudu thích bài này.

Chia sẻ trang này