1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

7574 người đang online, trong đó có 1029 thành viên. 10:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 159724 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Tha thứ để bắt đầu yêu lại ~X
    CatbuiphuduphongthuyBDS thích bài này.
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Vấn đề là phải tự chiến thắng lòng tự ái của chính mình...
    Và... liệu người ấy có thấy lỗi lầm để được tha thứ hay không ?
    Đôi khi ta nghĩ rằng phóng sinh là điều tốt...
    Ta mở một chiếc l ồng để thả chú nai trong đó về rừng...
    Nhưng khi cửa l ồng được mở thì ...
    Một con hổ đói xông ra...

    :-":-":-":-":-":-"
    CatbuiphuduphongthuyBDS thích bài này.
  3. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    [​IMG]
    CatbuiphuduphongthuyBDS thích bài này.
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    @khanhbd Sim & ~ người đang yêu[};-

    [/B]Mấy hôm nay quá bận làm bánh trung thu cho các cháu, nên ko thể chia sẻ với các bạn về tình yêu được. Tình yêu nam nữ chỉ là 1 mảnh ghép trong 1 bức tranh trong cuộc sống,nếu như được người "như ý" thì quá tốt rồi,bằng ko thì hãy để tâm quán chiếu thấy cuộc sống còn rất nhiều mảnh ghép khác đáng quan tâm mà bạn,tình yêu đó nó vô biên lắm,nó yêu đến thậm trí các loài chúng sinh hữu ,vô hình.

    TÌNH YÊU THEO QUAN ĐIỂM CỦA ĐẠO PHẬT

    [​IMG]
    Nền tảng của đạo phật là Trí tuệ và tình yêu được bắt đầu từ đó. Ngày này có ai biết Phật dậy như thế nào về tình yêu không? Yêu thương theo phương pháp của đạo Phật là tình yêu từ bi hỉ xả, là hiểu biết và yêu thương nhau.Là thương người như thể thương thân.
    Trong đạo Phật từ bi gắn liền với trí tuệ. Khi có trí tuệ thì chúng ta có thể hiểu nhau. Không hiểu thì không thể yêu thương sâu sắc, không hiểu thì không có tình yêu đích thực. Vì thế, hiểu là nền tảng của tình yêu thương.
    Có hiểu thì mới có thương. Mỗi một cá nhân đều có những nỗi niềm, suy nghĩ riêng. Nếu không hiểu sẽ dẫn đến trách móc, giận hờn. Và điều làm cho tình yêu có thể trường tồn mãi mãi là đó sự tin tưởng lẫn nhau. Khi ta tin người khác như tin chính bản thân mình thì mình sẽ không bao giờ nghi ngờ họ, có như thế thì tình yêu thương mới tồn tại được. Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu phải hội đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả:
    "Từ" là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.
    "Bi" là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Mình đã khổ, người ta làm cho thêm khổ, đó không thể là tình yêu đích thực. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau tuyệt vọng. Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời.
    Như vậy, "từ bi" theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ rồi nâng lên thành hạnh phúc,an lạc. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu đích thực. "Từ bi" trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải "tu tập". Cần nhiều thời gian để quan sát, lắng nghe, thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.
    "Hỷ" là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.
    "Xả" là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của em/anh, em/anh ráng chịu. Khi yêu, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc
    Trong truyền thống văn hoá ta, thân với tâm là "nhất như", tức là nếu ta không tôn kính thân thể người yêu thì cũng không tôn kính được tâm hồn người ấy. Yêu nhau là giữ gìn cho nhau, kính trọng nhau. Khi sự rẻ rúng xem thường xảy ra thì tình yêu đích thực không còn nữa.
    Thân thể ta cũng như tâm hồn ta. Có những nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn, chúng ta chỉ chia sẻ với người tri kỉ. Thân thể ta cũng vậy, có những vùng thiêng liêng và riêng tư, ta không muốn ai chạm tới, ngoài người ta yêu, ta tin, ta muốn sống trọn đời, trọn kiếp.
    Trong tình yêu lớn và cao quý, bất cứ lời nói và cử chỉ nào cũng phải biểu lộ sự tương kính. Người con trai phải tôn trọng người con gái mình yêu, cả thân thể lẫn tâm hồn. Người con gái biết giữ gìn, cũng là biết làm người yêu thêm tương kính, nuôi dưỡng hạnh phúc lâu dài về sau.
    Bạn muốn thương yêu theo phương pháp Phật dạy chăng? Hãy hiểu, thương và tương kính người yêu của mình, cũng chính là đem hạnh phúc đến cho người và cho mình vậy!


    ST
    Catbuiphudu thích bài này.
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Sáu phương pháp để giữ gìn và chăm sóc tình yêu của ôn Thái Hòa giảng tại chùa Phước Duyển ngày 22-12-2002.
    1. Không Lạm Dụng Thân Thể:

    Điều này có nghĩa là đến với nhau không lạm dụng thân thể của nhau mà chỉ để giúp nhau. Nếu ta tới với nhau để lạm dụng thân thể của nhau thì chúng ta sẽ thất bại, bởi vì tất cả các cảm giác nào do thân thể đem lại nó rất là hạn chế và những sắc đẹp do thân thể đem lại cũng rất hạn chế. Do đó, nếu ta đi tới với nhau để lạm dụng thân thể của nhau, thì chúng ta rồi cũng phải chia tay nhau. Tại sao như vậy? Bởi vì sắc đẹp nào rồi cũng tàn và cảm giác dục vọng nào, rồi cũng đi qua và để lại cho thân thể một sự trống trải, một sự khao khát tiếp tục. Bởi vậy, trái tim của tình yêu lứa đôi hay khởi lên dông bão và nó cuốn hút, khiến cho mỗi người phải đi mỗi nẻo và hai gia đình quan hệ với nhau rất đẹp trở thành xa lạ và không khéo trở thành hận thù là do người ta tới với nhau vì lạm dụng thân thể của nhau.
    Vì sao chúng ta tới với nhau để chăm sóc thân thể cho nhau? Vì ta nhìn sâu vào thân thể của ta, ta sẽ thấy cơ thể này không phải đơn thuần là của ta, thân thể này ta có được là do cha mẹ ta, thân thể này ta có được là do ông bà tổ tiên, nội ngoại của ta, do có cha mẹ ta, có ông bà tổ tiên của ta, nên ta mới có được thân thể này, cho nên ta đi tới với nhau là để chăm sóc thân thể cho nhau và hai người chăm sóc thân thể cho nhau, có nghĩa là chăm sóc trái tim cho cha mẹ ta, ta chăm sóc trái tim cho ông bà nội ngoại, chú bác, cô dì và cho bạn bè của ta. Nếu ta biết được như vậy, thì ta sẽ sống rất hạnh phúc với nhau trong đời sống lứa đôi.

    2. Giữ Gìn Lời Nói Cho Nhau:

    Chúng ta tới với nhau để giữ gìn và chăm sóc lời nói cho nhau. Trong tình yêu lứa đôi nếu mình không biết chăm sóc lời nói cho nhau, thì hạnh phúc sẽ đổ vỡ ngay, dông bão sẽ nổi lên ngay và sẽ cuốn hút, đẩy hai người đi hai phương trời xa lạ. Do đó, trong đời sống tình yêu lứa đôi, chúng ta đi tới với nhau là biết chăm sóc lời nói cho nhau. Chúng ta phải nói những lời nói dễ thương, chúng ta phải nói những lời nói khiêm tốn. Chúng ta không bao giờ sử dụng từ ngữ có tính cách tự hào về sở học của mình, về nghề nghiệp của mình để nói với nhau.
    Nếu trong tình yêu lứa đôi, ta sử dụng ngôn ngữ mang tính cách tự hào về sở học, nghề nghiệp, về cách tạo ra nhiều tiền của mình, thì rất có thể dông bão sẽ nổi lên và sẽ đẩy hai người về hai phương trời xa lạ.
    Lại nữa, trong đời sống lứa đôi phải chăm sóc lời nói cho nhau, không bao giờ nói những từ mang tính tự hào về gia tộc của mình. Nếu mình nói với nhau bằng tự hào về gia tộc của mình, hạnh phúc sẽ tan vỡ và từ đó tình yêu lứa đôi trở thành bão tố giết chết hai người. Bởi vậy, hai người đi tới với nhau phải biết chăm sóc lời nói cho nhau. Nên khi một người nói những lời nói có tính cách không trong sáng, thì người kia phải ngồi im, lắng nghe và sau đó thấy đối phương trở lại trạng thái bình thường, thì mới nói "hồi nảy anh / em nói những lời nói nghe không dễ thương". Mình chăm sóc lời nói cho nhau như vậy, thì đời sống lứa đôi của mình, tình yêu lứa đôi của mình, trái tim lứa đôi của mình đập theo nhịp đập nhẹ nhàng, an toàn. Nó không đập theo nhịp đập của vội vã hấp tấp, dồn nén. Khi trái tim của ta đập vội vã, hấp tấp, dồn nén, tức giận, thì lưu lượng máu trong cơ thể chúng ta chảy không bình thường, não bộ của chúng ta không còn tỉnh táo và đó là nguy cơ dông bão nổi lên trong đời sống tình yêu lứa đôi, đời sống gia đình. Bởi vậy, muốn bảo toàn trái tim của tình yêu lứa đôi, muốn bảo toàn hơi thở của tình yêu lứa đôi..., chúng ta phải giữ gìn lời nói cho nhau.

    3. Giữ Gìn Tâm Hồn Cho Nhau:

    Chúng ta phải biết giữ gìn tâm hồn cho nhau. Chúng ta tới với nhau bằng tâm hồn, chúng ta phải biết giữ gìn tâm hồn đẹp cho nhau. Ta biết tâm hồn đẹp của người là có mặt trong tâm hồn đẹp của ta và tâm hồn đẹp của ta lại có mặt trong tâm hồn đẹp của người. Chúng ta phải biết giữ gìn và duy trì tâm hồn đẹp ấy cho nhau và ta hãy đem tâm hồn đẹp đó mà hiến tặng cho nhau.
    Tâm hồn của chúng ta cũng có những chất liệu của ích kỷ. Trong tình yêu lứa đôi nó hay tiết ra chất liệu này. Tình yêu lứa đôi hay tiết ra chất liệu ích kỷ, chất liệu ghen tuông. Nếu mình không đủ thông minh để giữ gìn cho nhau thì chất liệu ghen tuông đó sẽ đi ra trong cách nói của mình, trong cách xử lý của mình và dông bão sẽ khởi lên và nó đẩy tình yêu của chúng ta đi vào khung trời tối tăm và thất bại. Trái lại, trong tâm chúng ta có những chất liệu rất tốt, đó là chất liệu khiêm tốn, chất liệu xả kỷ, chất liệu hiếu kính, chất liệu chân thực, chất liệu bao dung. Chúng ta phải biết chăm sóc tâm hồn cho nhau bằng cách làm cho những chất liệu tốt đẹp đó có mặt thường trực trong tâm hồn của chúng ta. Nếu chúng ta biết chăm sóc tâm hồn cho nhau thì tin chắc rằng chúng ta sẽ vô cùng hạnh phúc, không phải hạnh phúc theo kiểu đời thường, mà mình còn có hạnh phúc theo cách nhìn và cách cảm nhận của bậc Thánh trong tình cảm lứa đôi, trong tình yêu lứa đôi.

    4. Chăm Sóc Quyền Lợi Cho Nhau:

    Ta phải biết chăm sóc quyền lợi cho nhau. Quyền lợi cho nhau ở đây là người chồng phải biết chăm sóc quyền lợi cho người vợ và người vợ phải biết chăm sóc quyền lợi cho người chồng và người chồng phải biết chia sẻ quyền lợi làm chồng cho người vợ, và người vợ phải biết chia sẻ quyền lợi làm vợ cho người chồng. Còn nếu người chồng chỉ biết hưởng thụ quyền lợi làm chồng, thì tức khắc người vợ bị đàn áp và người vợ chỉ biết hưởng quyền lợi làm vợ, thì tức khắc người chồng sẽ bị đàn áp, và người vợ sẽ lấn lướt người chồng. Và khi sống trong một gia đình mà người chồng có cảm giác mình bị vợ đàn áp hoặc là người vợ có cảm giác mình bị người chồng đàn áp, thì hạnh phúc giữa hai người không thể nào có mặt. Bởi vậy, chất liệu thứ tư là chúng ta phải biết chăm sóc quyền lợi cho nhau, từ quyền lợi bản thân đến quyền lợi gia đình; từ quyền lợi gia đình đến quyền lợi dòng họ; từ quyền lợi dòng họ đến quyền lợi xã hội..., chúng ta phải biết chăm sóc cho nhau. Cho nên, ta phải biết xem quyền lợi bên nhà vợ cũng giống như quyền lợi bên nhà chồng và quyền lợi bên nhà chồng thì phải xem như quyền lợi bên nhà vợ, cho đến quyền lợi xã hội cũng phải biết và đối xử như vậy.
    Người chồng có được quyền lợi và vị trí trong xã hội, thì phải biết trong quyền lợi và vị trí ấy, cũng đang có mặt của vợ mình. Người chồng phải ý thức rằng, nếu không có vợ mình chăm sóc con cái, chăm sóc gia đình và yểm trợ nhiều mặt cho mình, thì làm sao mà mình có vị trí và những quyền lợi này, nên những gì mình có được đều là có sự đóng góp của vợ, và đều có mặt của vợ mình ở trong đó, vì vậy quyền lợi của mình là quyền lợi của vợ, vị trí của mình là vị trí của vợ. Người chồng phải ý thức rõ như vậy, mới có thể cùng với vợ xây dựng hạnh phúc.
    Có nhiều người chồng đi làm được nhiều tiền về hạch sách vợ và coi vợ rất là rẻ. Vợ chưa nấu cơm, chưa giặt áo quần, chưa dọn dẹp là bắt đầu quát nạt lên và như vậy tạo nên sự đau khổ cho nhau. Hoặc là có những người vợ rất ỷ lại về công việc của mình, xem chồng không ra gì, nói "cái gì cũng em làm hết, anh không có làm cái gì cả, anh chỉ được cái đi ra ngoài thôi, còn việc nhà anh không hay biết gì hết", người vợ nói với chồng như vậy, thì làm sao vợ chồng sống với nhau có hạnh phúc được. Nếu bà vợ ỷ lại công việc hằng ngày của mình như vậy, thì nhất định hạnh phúc lứa đôi giữa hai người không có gì bảo chứng cả.
    Và khi đi ra giữa dòng họ cũng vậy. Người chồng đóng vai trò gì trong dòng họ, kỵ giỗ bên nội, bên ngoại của chồng, thì người vợ phải hết lòng hỗ trợ và người vợ có việc gì bên ngoại, bên nội của vợ, người chồng cũng phải hết lòng hỗ trợ, xem đó như là quyền lợi và trách nhiệm của mình, mình có trách nhiệm và quyền lợi ở trong đó, thì khi đó, mình mới có hạnh phúc trong lứa đôi. Còn nếu quyền lợi và trách nhiệm của vợ, chỉ là quyền lợi và trách nhiệm của vợ và quyền lợi, trách nhiệm của chồng chỉ là quyền lợi và trách nhiệm của chồng, thì hai trái tim đó tuy cùng nhau ở chung trong một gia đình và cùng nhau nằm ngủ chung một giường cũng thành ra băng giá và đời sống vợ chồng liền trở thành vô nghĩa. Và nếu nó không trở thành băng giá và vô nghĩa, thì hai trái tim đó cũng sẽ bốc lửa khiến cho ngôi nhà của tình yêu lứa đôi ấy bị cháy rụi.
    Bởi vậy, trong tình yêu lứa đôi, chúng ta phải biết chăm sóc quyền lợi cho nhau.

    5. Chăm Sóc Sự Hiểu Biết Cho Nhau:

    Trong tình yêu lứa đôi, ta phải biết chăm sóc sự hiểu biết cho nhau. Bởi vì, một người hiểu biết sống gần với một người không hiểu biết, thì không thể hạnh phúc được. Và một người hiểu biết này sống với một người hiểu biết kia, nhưng giữa hai người không đồng quan điểm với nhau cũng không thể nào tạo ra hạnh phúc được. Một người hiểu biết theo kiểu Tây, một người hiểu biết theo kiểu Đông, một người hiểu biết theo kiểu miền Thượng, một người hiểu biết theo vùng Duyên Hải, đem sự hiểu biết đó cọ xát với nhau thì hạnh phúc lứa đôi bốc cháy ngay. Hoặc đem hai sự hiểu biết đó mà chung sống nếu không bốc cháy, thì cũng trở thành băng giá trong gia đình. Cho nên, trong tình yêu lứa đôi ta phải biết chăm sóc và chia sẻ sự hiểu biết cho nhau. Người này có hiểu biết thì chia sẻ cho người kia và ngược lại. Có những trường hợp chồng phải tạo điều kiện cho vợ được hiểu biết, nghĩa là chồng phải biết tạo điều kiện cho vợ được học hỏi và vợ cũng phải biết tạo điều kiện cho chồng được học tập, và vợ chồng học tập được cái gì thì phải biết chia sẻ cho nhau.
    Chất liệu chăm sóc sự hiểu biết cho nhau sẽ tạo ra hạnh phúc trong đời sống lứa đôi.

    6. Biết Giữ Gìn Môi Trường Cho Nhau:

    Trong tình yêu lứa đôi, ta phải biết giữ gìn môi trường sống cho nhau. Môi trường sống của tình yêu lứa đôi là ông gia, bà gia của hai phía, anh chị em, ông bà nội ngoại, cô dì chú bác, cậu mợ của hai phía, bạn bè của hai phía và sự quan hệ xã hội của hai pha trong tình yêu lứa đôi chúng ta phải biết giữ gìn môi trường sống đó cho nhau.
    Chúng ta nặng cái này, chúng ta nhẹ cái kia thì dông bão sẽ xảy đến ngay. Sở dĩ, không gian có những trận dông bão dữ dội là do áp suất không khí đột biến, thay đổi bất ngờ. Trong đời sống con người cũng vậy, trong tình cảm..., chúng ta phải giữ cho nó được cân bằng. Chúng ta không giữ được cân bằng thì dông bão trong lãnh vực tình cảm sẽ nổi lên. Thà dông bão xảy ra giữa đất trời ta còn có nhà để trú ngụ, còn có hang để ẩn nấp, nhưng dông bão trong trái tim tình yêu của mỗi người nổi lên, thì chỉ có tan rã hình hài, tan rã cuộc sống, không còn bất cứ chỗ nào an toàn nữa để trú ngụ.


    Catbuiphudu thích bài này.
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    TÂM CỦA TA

    [​IMG]

    Ta thử thực tập một ngày, một tháng hay một năm đừng thấy ai xấu cả, thử xem tâm ta có nhẹ nhõm và thanh thoát hay không?

    Tâm ta bị nặng xuống và khổ đau đi tới với ta, vì ta thấy ai, ta cũng nghi ngờ; ta sống mất hết hy vọng, vì ta nhìn thấy ai cũng xấu cả.

    Nhưng, ta quên đi một điều hết sức quan trọng trong đời sống rằng: “Ta nghĩ xấu cho ai là tâm ta xấu trước, ta nghĩ tốt cho ai là tâm ta tốt trước”.

    Ta chỉ có hạnh phúc và thoải mái, đầy nghị lực để sống, khi ta nghĩ được rằng: “Mọi người chung quanh ta không có ai xấu cả, nếu có chăng, chỉ có cái tâm ta xấu, khi nó đang nghĩ xấu về một người khác!”. Và ta biết rất rõ rằng: “Người kia xấu, vì họ chưa có đủ điều kiện để biểu hiện cái tốt đó thôi”.

    Ta hãy thực tập nhìn vào những cái tốt của người để tâm ta có nhiều cơ hội đi lên. Ta nên nhớ, ở đời không có ai là người hoàn toàn xấu, chỉ có tâm ta xấu, nên ta luôn luôn thấy cái xấu của người!

    Vậy, ta hãy phát tâm làm một đốm lửa nhỏ giữa mùa đông, hay một giọt nước nhỏ giữa mùa hạ, để tâm ta có mặt trong tâm mọi người!


    THẦY THÍCH PHÁP HÒA
    Catbuiphudu thích bài này.
  7. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Rất cảm ơn anh đã chia sẽ [r32)]
    Nhà mình cũng có làm bánh Trung Thu hả anh :-bd
    Anh à ! Yêu theo phương pháp của Phật khó quá, em yêu không được đâu ~X

    [FONT=&quot]Thật ra thì làm gì có tính cách nào hợp với tính cách nào phải không anh ? :-bd
    - Lại càng không có ai sinh ra đã hợp nhau chẳng qua vì yêu nhau mà họ phải học:
    - Một chút nhường nhịn, một chút nhẫn nại. Cố một chút chịu đựng
    -Thêm một chút hi sinh vì nhau nên tình yêu họ bền vững.
    - Thế thôi...!!"! :x
    [/FONT]

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4
    /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
    CatbuiphuduphongthuyBDS thích bài này.
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Nhà mình làm bánh ở đây nè he he:

    [http://f319.com/home/1609383/page-11

    QUOTE=khanhbd;13207106|20:21|14/09/2013]

    Rất cảm ơn anh đã chia sẽ [r32)]
    Nhà mình cũng có làm bánh Trung Thu hả anh :-bd
    Anh à ! Yêu theo phương pháp của Phật khó quá, em yêu không được đâu ~X

    [FONT=&quot]Thật ra thì làm gì có tính cách nào hợp với tính cách nào phải không anh ? :-bd
    - Lại càng không có ai sinh ra đã hợp nhau chẳng qua vì yêu nhau mà họ phải học:
    - Một chút nhường nhịn, một chút nhẫn nại. Cố một chút chịu đựng
    -Thêm một chút hi sinh vì nhau nên tình yêu họ bền vững.
    - Thế thôi...!!"! :x
    [/FONT]

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4
    /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} [/QUOTE]
  9. nguyend_uyanh

    nguyend_uyanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Đã được thích:
    116
    Cách để đạt được giàu sang, thông minh, khỏe mạnh sống lâu:
    Lão Pháp sư Tịnh Không giảng Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác:


    Phát tâm bố thí cho tất cả chúng sanh, quả báo chính là tiền của. Rất nhiều hào môn quý tộc, đại phú trưởng giả trong xã hội ngày nay có của cải hùng hậu. Của cải này do đâu mà có? Họ tự kiếm ra hay vận may đến, và tại sao chúng ta không kiếm ra được? Xin nói thành thật, của cải này trong mệnh đều có. Trong mệnh của họ có, không luận từ nghề nghiệp nào. Nghề nghiệp chỉ là cái duyên. Bất cứ nghề nghiệp nào cũng có thể kiếm ra tiền, đều có thể giàu sang. Nếu trong mệnh không có, người ta đem tặng bạn cả ngân hàng cũng không qua được hai tháng là phá sản. Đạo lý này phải hiểu. Tiền của không phải do tranh giành mà được cũng không phải có thể kiếm ra. Tôi nghe nói có một quyển sách xuất bản tên là “Chí phú bí quyết”. Đó đều là giả. Chúng ta mua về xem chỉ giúp họ phát tài vì bán được sách, ngoài ra không có lợi ích gì. Tất cả phải có trong mệnh, thời xưa nói “Công danh phải có mệnh”. Công danh chính ngày nay chúng ta gọi là học vị. Học vị là do mệnh, làm quan cũng do mệnh, phát tài nhiều ít cũng do mệnh. Làm sao trong mệnh của họ có được? Vì nhân đời trước đã trồng, họ trồng cái nhân thù thắng nên quả báo đời này thù thắng. Nhân không thù thắng thì quả báo cũng liền có kém khuyết. Do đây có thể biết, tu nhân mới có được quả.

    Cho nên Phật dạy bảo chúng ta, tu tài bố thí thì được tiền của, tu pháp bố thí thì được thông minh trí tuệ, tu vô úy bố thí thì được khoẻ mạnh sống lâu. Tiền cũng cần, thông minh cũng cần, khoẻ mạnh sống lâu càng cần hơn, nói chung ba thứ quả báo này đều cần đến. Nếu không tu ba loại nhân này, ngày ngày khởi vọng tưởng thì không thể thành tựu được. Có cầu Phật Bồ tát, Phật Bồ tát cũng không thể nào giúp đỡ. Nên nhớ, Phật Bồ tát không thể ban phước cho chúng ta. Nếu trong mệnh không có, Phật Bồ tát đến ban cho chúng ta, vậy thì con người cần gì phải tu nữa. Mỗi ngày nịnh bợ Phật Bồ tát là được? Không hề có việc này, nịnh bợ cũng vô ích. Phật Bồ tát thương mà không thể giúp. Chúng ta thường nói: “được Phật Bồ tát bảo hộ, gia trì”. Sự bảo hộ, gia trì đó không gì khác hơn là đem những đạo lý này nói rõ, đem chân tướng sự thật nói tường tận cho chúng ta. Chúng ta hiểu được đạo lý, y theo phương pháp Phật dạy, chính mình tu tập thì liền có quả báo thù thắng, đó là gia trì của Phật Bồ tát, vạn nhất không nên mê tín.

    Do đó, người chân thật thông hiểu, chân thật giác ngộ sẽ biết nên đặt tiền ở đâu cho tốt. Xã hội hiện tại thường đầu tư vào cổ phiếu, đất đai, đủ loại phương pháp để kinh doanh tiền của. Trong hai năm kinh tế không, một trăm vạn biến thành mười vạn, dẫn đến rất nhiều người tự sát. Kinh Phật nói: “Tài vi năm nhà cộng hữu”, không phải chúng ta có tiền của, chẳng qua là tiền của hiện ra trước mắt để chúng ta xem thấy và cảm giác nó thuộc sở hữu của mình mà thôi. Phật dạy bố thí, cúng dường cha mẹ, cúng dường Tam Bảo, bố thí tất cả chúng sanh, tiền của chúng ta sẽ không bao giờ thiếu. Phải ghi nhớ, tiền dùng không thiếu là tốt, không cần phải tích luỹ, không cần nhiều. Nhiều tiền của, tai nạn liền đến, cho nên phải biết xả tài. Nhà Nho cũng nói “tích nhi năng tán”, xả ra mới là người thông minh. Người Trung Quốc hay cúng thần tài, ai cũng muốn phát tài, nhưng người thời trước có trí tuệ, thông minh, họ không mê tín.

    Chúng ta kinh doanh buôn bán, phải lấy Phạm Nặc làm mô phạm. Ông là người có trí tuệ, có học vấn, không luận làm bất cứ việc gì ông đều thành công. Cho nên phải hiểu tán tài, biết kết ân huệ với tất cả chúng sanh, trong Phật pháp chúng ta gọi là kết duyên, khi chúng sanh nhận ân huệ thì chúng ta có thể gặp nạn hay sao? Không thể. Không có gì ăn sẽ tự nhiên có người đưa đồ ăn đến, không quần áo mặc sẽ có người đưa quần áo đến, không thiếu thứ nào. Thậm chí không có nhà ở cũng sẽ có người đưa nhà cho ở, vô cùng tự tại. Chỉ cần chịu tu bố thí thì phước báu tự nhiên. Cho nên không cần đầu tư tiền vào ngân hàng, để ở đâu cũng không đáng tin bằng bố thí cho tất cả chúng sanh. Nhất định số tiền đó không thể mất, hơn nữa còn có lợi tức gấp nhiều hơn lợi tức trong bất cứ hình thức đầu tư buôn bán nào. Tôi nói lời này là lời chân thật.

    Bản thân tôi là thí dụ, mười phương cúng dường đến cho tôi, tôi thảy đều đem bố thí hết. Tôi đến bất cứ nơi nào, trên người không cần mang theo một đồng, nghĩ cái gì thì người ta đều đưa đến cúng dường, thậm chí dùng không hết. Thật tự tại. Thọ dụng trên đời sống vật chất là tuỳ tâm sở dục. Bản thân tôi đời trước không có phước. Phước báu này của tôi là tu được từ lúc nào? Sau khi học Phật hiểu rõ được đạo lý tôi mới thật làm, vậy thì phương pháp bố thí này, đại sư Chương Gia dạy cho tôi, tôi thật làm, đã làm rất có hiệu quả, tôi tin sâu không nghi, chân thật tin tưởng, đại sư dạy tôi “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng”. Chỉ cần chịu bố thí, đến khi thiếu kém thứ gì, trong lòng vừa nghĩ thì liền có người đưa đến. Những năm đầu tu tương đối ít nhưng tôi cũng đã có cảm ứng. Khi tôi đang cầu học, đời sống rất gian khổ khó khăn. Tôi mong muốn kinh sách, muốn nghiên cứu kinh giáo, trong lòng vừa nghĩ thì đại khái không đến một tháng có người mang đến. Đến nay tôi chỉ nhớ lần thời gian dài nhất là sáu tháng tôi mới có được quyển sách mình cần, đó là quyển Trung Quán Luận Sớ. Còn các quyển khác như Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao, tôi vừa mới học Phật, trong lòng nghĩ muốn thì liền sau một tháng có người mang đến. Chân thật “Hữu cầu tất ứng”. Miễn là mong cầu đó đúng lý đúng pháp thì đều cảm ứng. Tôi luôn hiểu rõ đạo lý này, thấu suốt chân tướng sự thật.

    Nhiều năm đến nay kể từ 26 tuổi học Phật, lão sư dạy bảo, tôi chăm chỉ làm, càng làm cảm ứng càng không thể nghĩ bàn. Cho nên từng câu từng chữ trên kinh Phật, tôi tin sâu không nghi, y giáo phụng hành, rồi chính mình được lợi ích. Bố thí tài được tài phú, bố thí ăn uống thì được ăn uống, bố thí quần áo được quần áo, bố thí phòng ốc được phòng ốc, linh nghiệm vô cùng. Bố thí Phật pháp được thông minh trí tuệ, được biện tài vô ngại, đó là điều mọi người đều cần đến. Chúng ta phải tu pháp bố thí, cúng dường. Bố thí vô uý rất đơn giản, thuận tiện chính là ăn chay. Ăn chay để từ nay về sau không hại tất cả chúng sanh.
    CatbuiphuduphongthuyBDS thích bài này.
  10. nguyend_uyanh

    nguyend_uyanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Đã được thích:
    116
    Pháp sư Tịnh Không:
    “Vạn ban tương bất khứ, duy hữu nghiệp tùy thân” [tất cả không mang theo được, chỉ có nghiệp theo mình].
    Một đời tạo nhiều tội nghiệp, thì mang theo tội nghiệp rồi, ngoài tội nghiệp ra, không mang theo được một thứ gì. “Thiện ác họa phước, truy mạng sở sanh” [thiện ác họa phước, theo mạng mà sanh ra], kết quả có được chính là như vậy.
    Nhân của khỏe mạnh sống lâu là “bố thí vô úy”, phóng sanh và không sát sanh đều thuộc về bố thí vô úy. Làm cho tất cả chúng sanh thoát khỏi nỗi sợ hãi, xa hết mọi lo lắng, khổ nạn, cái này gọi là bố thí vô úy. Chúng ta giúp người khác thoát khỏi khổ nạn, có được sự bình an, loại bố thì này sẽ được quả báo khỏe mạnh sống lâu.

    Khi người khác gặp phải sự hãm hại về mặt tinh thần, thể xác, cảm thấy bị uy hiếp mà bạn có thể bảo vệ họ, làm cho họ không sợ hãi, không lo lắng, đây là bố thí vô úy. Vì thế phóng sanh thuộc về bố thí vô úy. Bạn xem mấy loài động vật nhỏ sẽ bị người ta giết hại để ăn thịt ngay, bạn mua chúng rồi thả chúng về với rừng núi, thả về trong môi trường nước. Chúng không sợ hãi, không còn những lo lắng, đây thuộc về bố thí vô úy. Bố thí vô úy được quả báo mạnh khỏe sống lâu.

    Có của mà không chịu bố thí thì sẽ gặt quả báo nghèo khó. ......Tiếc pháp, bản thân hiểu biết pháp thế gian hoặc Phật pháp mà không chịu chỉ lại cho người khác, không chịu tu bố thí pháp thì gặt lấy quả báo ngu si. Bố thí vô úy thì ngược lại, uy hiếp người khác, làm người khác thân tâm không yên, quả báo chính là nhiều bệnh tật, chết yểu.

    Thường giúp đỡ người bệnh, bản thân sẽ không sanh bệnh; thường giúp đỡ người già, bản thân sẽ không già yếu. Mặc dù tuổi cao, nhưng sức khỏe còn giống người trẻ tuổi. Trước đây không ít người từng gặp qua lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam ở Đài Trung, lão cư sĩ đã chín mươi lăm tuổi mà không cần người chăm sóc, đi cũng không cần ai dìu đỡ. Ngài khỏe mạnh sống lâu, là quả báo của bố thí vô úy. Ngài dùng Phật pháp, dùng y thuật giúp đỡ rất người người già bị bệnh, vì thế bản thân Ngài có được quả báo thù thắng như vậy. Nhất thiết không được ruồng bỏ người già bệnh tật; ruồng bỏ người già, người bệnh thì sau này bản thân bị bệnh, tuổi đã già rồi, người trẻ tuổi sẽ ruồng bỏ lại bạn. Quả báo chính là như vậy, trồng nhân nào thì có được quả báo nấy. Nhân duyên quả báo, tơ hào chẳng sai.Nghiệp nhân quả báo, tuần hoàn không ngừng. Trong kinh Phật thường nói: “nhân tử vi dương, dương tử vi nhân” [người chết rồi làm dê, dê chết rồi làm người]. Lục đạo là tuần hoàn, hôm nay bạn giết nó, chính là thiếu nó một mạng; đời sau khi nó làm người, bạn biến thành súc sanh, nó lại sẽ giết bạn.

    “Tương tùng cộng sanh, cánh tương báo thường” [chung sống với nhau, báo trả lẫn nhau] nếu chúng ta thông suốt hai câu này, thì ngày nay có bị người trên đời này phỉ báng, làm nhục, hà hiếp, tâm chúng ta sẽ bình tĩnh. Vì sao người ta không phỉ báng người khác, không ăn hiếp người khác lại đi ức hiếp ta? Trong đời quá khứ ta đã từng ức hiếp họ, đã từng phỉ báng họ. Hôm nay họ trả lại ta từng món một, món nợ này xong rồi, sau này thiện hạ thái bình, không có chuyện nữa rồi. Vì thế đối với oan gia kẻ thù phải biết xóa bỏ hết tất cả, tâm địa sảng khoái tự tại.

    Mặc dù đời này chịu thua thiệt, bị lừa dối, bản thân hiểu được là có lẽ đời trước ta đã ức hiếp người ta, chướng ngại người ta, vì thế hôm nay người ta đến chướng ngại lại ta. Một trả lại một, món nợ này kết thúc ở đây, xóa bỏ tất cả, tâm ý đã được cởi bỏ. Sau khi trả xong, không còn nợ nữa. Nếu không trả hết, vẫn là ôm hận trong lòng, sau này sẽ báo thù; đời đời kiếp kiếp báo qua báo lại, vĩnh viễn không bao giờ dứt. Mà mỗi lần báo thì lại càng nghiêm trọng hơn, vô cùng đáng sợ, vô cùng đáng sợ!

    Nhân quả báo ứng, tơ hào chẳng sai. Tài sản chúng ta bị người trộm mất, sao người ta không đi trộm của người khác, chỉ trộm của ta? Chắc là đời trước ta trộm đồ của người ta, bây giờ người ta trộm lại của mình. Món nợ này trả rồi, không có việc gì nữa rồi. ......Vì thế cho dù người ta có hãm hại chúng ta, bất kể thủ đoạn tàn độc mức nào, thậm chí chấm dứt mạng sống chúng ta, cũng không nên tính toán. Tại sao vậy? Nợ đến đây xong rồi, hai bên cùng kết thiện duyên, đời sau thành Phật còn có thể cứu độ người ta. Kết thiện duyên, không tính toán, không bức hại chúng sanh, đấy là tu hành.

    Tất cả chúng sanh, trên đời này không thể không có oan gia, không thể không có trái chủ. Vì chúng ta ở trong lục đạo từ vô thỉ kiếp đến nay, không biết đã kết oán thù với bao nhiêu chúng sanh, cũng không biết đã thiếu nợ với bao nhiêu chúng sanh. Luôn luôn là ta thiếu nợ người ta thì nhiều, còn người ta thiếu nợ ta thì ít. Những oan gia trái chủ này, khi nhân duyên có đủ, dù không quen biết, cũng sẽ đòi nợ trả nợ. Việc này được Phật pháp giảng rất thông suốt, mọi người sẽ dễ dàng lãnh hội được. Chúng ta trong một đời này, việc không như ý rất nhiều, đặc biệt là môi trường nhân sự không như ý muốn. Phật dạy chúng ta chỗ nào cũng phải nhẫn nhường, nhẫn nhường là trả nợ, là hóa giải oán thù; không được để bụng, không được tính toán.

    Đã biết tướng của chúng sanh lục đạo, cái gì cũng là oan oan tương báo. Thiếu tiền thì trả tiền, thiếu mạng thì đền mạng, tuyệt không có đường thoát đâu. Phật Thích Ca Mâu Ni thành Phật rồi mà còn phải thị hiện “mã mạch chi báo” [quả báo ăn lúa mạch của ngựa]. Trong truyện về Phật Thích Ca Mâu Ni có chép rằng: khất thực không được gì, người ta dùng thức ăn nuôi ngựa để cúng dường Phật. Khổng Phu Tử trong “Tại Trần Tuyệt Lương” [Luận Ngữ, chương 15: Khi ở nước Trần bị tuyệt lương thực, học trò đi theo mắc bệnh, đi không nổi. Tử Lộ buồn rầu gặp Khổng tử nói: “Quân tử cũng có lúc khốn cùng phải không?”. Khổng tử nói: Quân tử gặp cùng khốn thì cố chịu đựng, kẻ tiểu nhân thì lạm dụng, làm liều.] có lúc còn nghèo đến mức không có cơm ăn. Người đại thánh cũng không thể vì cả đời tu thiện tích đức mà không chịu quả báo ác; quả báo là nhân đã trồng trong đời trước.

    . Trong kinh Phật nói rất rõ ràng: duyên cha con như thế nào? “báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ”. Người với người, người với tất cả chúng sanh, nói thật ra, đều không ngoài bốn loại nhân duyên lớn này. Duyên đã kết từ nhiều đời nhiều kiếp, chỉ là nặng nhẹ ít nhiều mà thôi. Vì thế không có thứ gì không phải là do tự mình tạo ra cả. Chính vì sự thật như vậy, nên Bồ Tát khởi tâm động niệm đều rất thận trọng, rất để ý. Bồ Tát biết rõ chân tướng sự thật, chắc chắn không sanh ý niệm ác, chắc chắn không làm việc ác. Vì Bồ Tát biết rõ, một niệm ác, một việc sai sau này trong cuộc sống nhất định sẽ có những việc không như ý. Bồ Tát nếu muốn cuộc sống tự tại vô ngại thì chỉ có cách là không tạo nghiệp ác, mới có thể có được cuộc sống như vậy.

    Mối quan hệ giữa người với người là “báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ”. ......Bốn mối quan hệ này là sự biến tướng của nghiệp quả bản thân đã làm trong đời trước, hiểu rõ chân tướng sự thật như vậy mới là hiểu biết, thì ra đời người không có chịu thua thiệt, cũng không có được lợi hơn người. Ta bị người ta lừa gạt, cũng vui vẻ, trả xong một món nợ. Có lẽ trong đời trước ta đã lừa gạt người ta, giờ bị người ta lừa gạt lại. Như vậy cũng tốt, món nợ này xong rồi. Bị trộm cũng là do đời trước ta đi trộm đồ người ta, giờ việc này cũng công bằng rồi. Nhân quả vốn là tuần hoàn không dứt, hiểu rõ chân tướng, tâm ý đã được cởi mở xong.

    . Con cháu phải dạy dỗ, nuôi dưỡng cho tốt nhưng không nên để lại tài sản cho nó. Phải tu phước cho con cháu, tích đức cho con cháu thì con cháu mới có thể thọ dụng thật sự. Để lại tài sản, con cháu tưởng là của cải có được rất dễ, thì lại dễ sa đọa và tạo nghiệp.

    Thường bố thí ân huệ cho người ta, con cháu được báo ân sẽ nhiều; đối với người ta không có ân huệ gì, niệm niệm đều là tự tư tự lợi, thì đâu ra chuyện báo ân? Đều là đến báo oán, đến đòi nợ thôi. Tốn biết bao tâm huyến nuôi dạy con cháu, kỳ vọng vào con cháu, đến cuối cùng làm bạn thất vọng, thật là “phụ ân vi nghĩa, vô hữu báo thường” [vong ơn bội nghĩa, không có báo tốt].

    Phật nói là ba đời không vọng ngữ thì lưỡi thè ra có thể liếm tới đầu mũi. Phật ở trong nhân địa, đời đời kiếp kiếp không vọng ngữ, vì thế lưỡi của Phật khi thè ra, có thể phủ trùm cả mặt. Nếu không chịu tu nhân, ở đâu ra quả báo như thế?
    CatbuiphuduphongthuyBDS thích bài này.

Chia sẻ trang này