Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

5340 người đang online, trong đó có 473 thành viên. 23:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 26 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 26)
Chủ đề này đã có 157806 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Nghe chuông



    [​IMG]Thỉnh thoảng chúng ta cần một âm thanh nào đó để nhắc nhở chúng ta trở về với hơi thở ý thức. Chúng ta gọi âm thanh đó là ‘tiếng chuông chánh niệm’. Ở làng Mai, bất cứ khi nào nghe chuông đồng hồ, chuông điện thoại hay chuông sinh hoạt trong tu viện, chúng ta đều dừng lại. Đó là những tiếng chuông chánh niệm. Khi nghe chuông, chúng ta dừng lại, dừng lại mọi nói năng và sinh hoạt. Chúng ta buông thư toàn thân và ý thức về hơi thở của mình. Chúng ta làm một cách tự nhiên với niềm vui thích mà không phải là một hình thức cứng nhắc. Khi dừng lại thở, lấy lại năng lượng định tĩnh và bình an thì chúng ta có tự do, những công việc chúng ta đang làm trở nên thú vị hơn, những người bạn trước mặt chúng ta trở nên ‘thực’ hơn.
    Đôi khi, thân chúng ta ở đây mà tâm chúng ta thì lại đang ở một nơi nào khác. Vì vậy chúng ta không thực sự có mặt trong ngôi nhà đích thực của mình. Tiếng chuông có thể giúp ta mang tâm trở về với thân. Đó là phương pháp chúng ta thực tập trong tu viện. Tiếng chuông có thể giúp ta trở về với chính mình, trở về với giây phút hiện tại, tiếng chuông được xem như một người bạn, một bị Bồ Tát giúp ta thức tỉnh.
    Ở nhà, chúng ta cũng có thể sử dụng tiếng chuông điện thoại, chuông nhà thờ, tiếng khóc của trẻ em, hay ngay cả tiếng còi báo động, tiếng xe cấp cứu… để làm tiếng chuông chánh niệm của chúng ta. Chỉ cần ba hơi thở có ý thức là chúng ta đã có thể buông bỏ được những căng thẳng trên thân tâm và trở về với trạng thái tươi mát, trong lành của ta.
    Ở Việt Nam tôi thường được nghe tiếng chuông chùa. Nhưng khi qua Tây Phương, tiếng chuông chùa không còn nữa, chỉ có tiếng chuông nhà thờ. Một hôm, lúc đó tôi đã ở Châu Âu được vài năm, đang đi thiền hành trên một quảng trường ở Tiệp Khắc (Prague) bỗng nhiên tôi nghe tiếng chuông nhà thờ đổ, đó là lần đầu tiên tôi tiếp xúc sâu sắc với linh hồn Âu Châu xưa cổ. Kể từ đó, mỗi khi nghe chuông nhà thờ, bất kể là ở đâu, Thụy Sĩ, Pháp hay Nga, tôi đều tiếp xúc sâu sắc với linh hồn Châu Âu. Đối với những người không tập luyện thì tiếng chuông không có ý nghĩa gì mấy. Nhưng nếu chúng ta có luyện tập thì tiếng chuông mang lại một ý nghĩa tâm linh rất thâm sâu, có khả năng đánh thức những điều mầu nhiệm nhất bên trong chúng ta.
    Chúng ta không nói ‘đánh chuông’ mà nói là ‘thỉnh chuông’. Người thỉnh chuông được gọi là ‘duy na’ (tri chung) và cái dùi gỗ để thỉnh chuông là ‘dùi thỉnh’. Có nhiều loại chuông khác nhau: chuông đại hồng mỗi khi được thỉnh lên thì cả làng đều nghe; chuông báo chúng (báo hiệu thời khóa sinh hoạt của tu viện) mỗi khi được thỉnh lên thì khắp tu viện đều nghe được, chuông gia trì trong thiền đường được thỉnh lên trong các buổi pháp thoại, làm mới, ngồi thiền, tụng kinh… giúp chúng ta thực tập trở về theo dõi hơi thở, kế đó là chuông nhỏ (minibell), đựng vừa vặn trong một cái túi mà chúng ta có thể mang đi bất cứ nơi đâu.
    Chúng ta phải tập luyện làm sao để có thể thỉnh chuông được, điều này rất quan trọng. Nếu chúng ta vững chãi, tỉnh thức, thảnh thơi, chánh niệm thì tiếng chuông chúng ta thỉnh lên có công năng giúp người khác tiếp xúc được với những gì thâm sâu nhất bên trong họ.

    Thực tập
    Khi làm tri chung và muốn thỉnh lên một tiếng chuông, điều đầu tiên mà ta cần làm là xá chuông. Chuông là người bạn giúp chúng ta đưa tâm trở về với thân. Khi thân, tâm hợp nhất thì tự nhiên chúng ta có mặt trong giây phút hiện tại, ngay bây giờ và ở đây, chúng ta có thể sống đời sống của chúng ta một cách sâu sắc.
    Một cái chuông nhỏ đặt vừa vặn trong lòng bàn tay. Hãy tưởng tượng bàn tay ta là một đóa sen năm cánh và chiếc chuông nhỏ là một viên ngọc quý nằm trong lòng đóa sen. Trong lúc giữ chuông như vậy, ta thực tập thở cho có chánh niệm. Ta có thể sử dụng thi kệ để đưa tâm trở về với thân, để thực sự có mặt trong giây phút hiện tại. Nếu không thực sự có mặt trong giây phút hiện tại thì ta không thể là một vị tri chung giỏi. Vì vậy sau khi thở vào và thở ra hai lần theo bài thi kệ, ta mới có đủ tư cách để làm một người thỉnh chuông.
    Ba nghiệp lắng thanh tịnh
    Gửi lòng theo tiếng chuông
    Nguyện người nghe tỉnh thức
    Vượt thoát nẻo đau buồn
    Bài thi kệ có bốn câu: một câu thở vào, một câu thở ra, một câu thở vào, một câu thở ra. Cố nhiên là bài thi kệ rất hay nhưng nếu không nhớ cũng không sao. Ta chỉ cần theo dõi hơi thở, thở vào ý thức là hơi thở đang đi vào, thở ra ý thức là hơi thở đang đi ra. Thở cho thân tâm lắng dịu cũng làm cho ta trở thành một vị tri chung giỏi. Bây giờ, ta đã có đủ phẩm chất để sẵn sàng thỉnh chuông.
    Chúng ta nhấp một tiếng để thức chuông một cách nhẹ nhàng. Đó là một thông báo rất quan trọng cho chuông và cho mọi người. Chúng ta phải nhẹ nhàng với chuông để chuông không giật mình và chúng ta cũng báo hiệu cho mọi người biết là sẽ có một tiếng chuông tròn đầy được thỉnh lên sau đó, để mọi người chuẩn bị thân tâm nghe chuông với sự có mặt đích thật của họ. Ở các đạo tràng, tiếng chuông là tiếng gọi của Bụt trong ta, gọi ta trở về. Khi thức chuông, mọi người sẽ dừng lại những suy nghĩ, nói năng, trở về với hơi thở để nghe chuông. Chúng ta phải cho mọi người có đủ thời gian chuẩn bị thân tâm để đón nhận tiếng chuông, vì vậy phải cho họ thời gian một hơi thở vào và một hơi thở ra để sẵn sàng. Có thể họ đang háo hức, nói chuyện, hoặc suy nghĩ về một điều gì đó. Nhưng khi nghe tiếng thức chuông, họ biết là họ phải ngừng lại, ngừng lại những suy nghĩ, nói năng và hành động để chuẩn bị thân tâm, sẵn sàng nghe chuông.
    Rồi ta thỉnh lên một tiếng chuông. Thở vào, thở ra ba hơi thật sâu. Nếu thở vào, thở ra nhẹ nhàng thì sau ba hơi thở vào ra, ta sẽ trở nên thư thái, tĩnh lặng, thanh thản và chánh niệm. Ta có thể đọc thầm bài thi kệ trong khi thở vào, thở ra:
    Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe
    Tiếng chuông huyền diệu đưa về quê hương.

    ‘Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe’ có nghĩa là chúng ta nghe với tất cả trái tim của mình khi thở vào. ‘Quê hương’ là sự sống với tất cả những mầu nhiệm của nó đang có mặt trong giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây. Nếu thực tập giỏi thì nước Chúa hay cõi Tịnh Độ của Bụt sẽ luôn có mặt ngay bất cứ lúc nào chúng ta nghe chuông và trở về ngôi nhà đích thực của chúng ta.
    Chuông chánh niệm trong máy tính của bạn
    CatBuiTinhXa thích bài này.
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Thiền lái xe



    Trước khi cho máy nổ
    Tôi biết tôi đi đâu
    Tôi với xe là một
    Xe mau tôi cũng mau


    Nhiều khi chúng ta không thực sự cần xử dụng xe hơi mà tại vì chúng ta muốn trốn tránh chính mình nên ta muốn lái xe đi đâu đó. Ta cảm thấy một sự trống trải trong tâm hồn và ta không muốn đối diện nó. Ta không thích bị bận bịu suốt ngày nhưng hễ có chút thì giờ rảnh, ta lại sợ phải đối diện với chính mình. Ta muốn chạy trốn. Hoặc là ta mở máy truyền hình, ta gọi điện thoại, ta đọc tiểu thuyết, ta tìm một người bạn để đi phố chơi hoặc là ta phải rồ xe chạy đi đâu đó, đi đâu cũng được. Chính nền văn minh của chúng ta đã dạy ta cách hành xử như vậy và cung cấp cho ta đủ mọi tiện nghi để ta đánh mất chính ta. Nếu đúng vào lúc bạn định vặn chìa khóa để rồ xe chạy mà bạn đọc bài kệ này, nó sẽ như ánh đuốc soi sáng cho bạn và bạn chợt thấy là mình không cần đi đâu cả. Vì đi đâu, bạn cũng không thoát khỏi được cái "ta". Do đó mà tốt hơn hết là bạn tắt máy và bạn hãy đi thiền hành. Chắc chắn bạn sẽ thấy thú vị hơn nhiều.

    Người ta nói là chỉ trong mấy năm gần đây thôi, hàng triệu mẫu rừng đã bị tiêu diệt vì mưa át xít, mà một phần là do khói xe hơi. " Trước khi cho máy nổ, tôi biết tôi đi đâu ". Tôi biết tôi đi đâu? Đó là một câu hỏi rất quan trọng. Có phải tôi đi đến chỗ tận diệt của chính tôi? Bởi vì nếu cây cối chết hết thì con người cũng phải chết theo. Nếu việc bạn phải đi là cần thiết thì bạn chẳng nên chần chờ, trái lại nếu nó chưa cần thiết, bạn nên rút chìa khóa ra và bước xuống xe. Bạn có thể đi thiền hành dọc theo bờ sông hay trong một công viên. Nơi đó, bạn sẽ tìm thấy lại chính mình và cây cối là những người bạn gần gũi của mình.
    Chúng ta thường có quan niệm rằng xe hơi là vật sở hữu của ta, ta là chủ chiếc xe hơi, điều đó chưa hẳn là đúng. Khi ta xử dụng một cái gì thì ta trở nên cái đó. Người chơi đàn vĩ cầm cũng trở nên đẹp như tiếng đàn anh dạo. Người cầm một cây súng trở nên rất nguy hiểm. Khi ta lái xe thì ta và chiếc xe là một.

    Trong đời sống văn minh hiện đại, lái xe là một nhu cầu hằng ngày. Tôi không bảo bạn đừng lái xe, tôi chỉ mong bạn xử dụng nó một cách có ý thức. Khi lái xe, chúng ta thường chỉ mong cho mau tới "chỗ" đó. Nếu chúng ta xem đèn đỏ như tiếng chuông chánh niệm giúp chúng ta trở về với giây phút hiện tại thì lần sau gặp đèn đỏ, ta liền mỉm cười và vừa thở vừa đọc thầm bài kệ: "Thở vào tâm tỉnh lặng, thở ra miệng mỉm cười." Tức khắc chúng ta chuyển đổi cảm giác khó chịu thành dễ chịu. Cũng cây đèn đỏ đó mà bây giờ nó khác. Bây giờ nó là người bạn giúp ta nhớ rằng chỉ có giây phút hiện tại là đáng sống.

    Cách đây mười năm tôi qua Montréal, Gia Nã Đại. Để hướng dẩn một khóa tu. Một hôm, một người bạn lái xe chỗ tôi đi ngang qua thành phố để lên núi. Tôi nhận thấy rằng chiếc xe nào ngừng đằng trước cũng có bảng số ghi hàng chữ bằng tiếng Pháp "Je me souviens" có nghĩa là " tôi nhớ". Tôi không biết họ muốn nhớ cái gì, có thể là họ muốn nhớ tới gốc rễ văn hóa Pháp của họ, nhưng tôi bảo người bạn là tôi đã có món quà để tặng anh ta. Tôi bảo anh ta: " Này bạn, khi nào bạn thấy thấm bảng " Je me souviens", bạn nhớ thở và cười nhé. Đó là tiếng chuông chánh niệm đó. Như vậy bạn tha hồ thở và cười khi lái xe ngang qua thành phố Montréal ". Người bạn rất thích thú và đem niềm vui đó chia xẻ ngay với các bạn của anh ta. Sau đó khi anh qua Pháp để thăm tôi thì anh bảo là ở Paris khó thực tập chánh niệm quá vì không có mấy tấm bảng số ghi "Je me souviens" như ở Montréal. Tôi bảo anh: "Ở Paris, chỗ nào mà không có đèn đỏ và những tấm bảng STOP hở anh? Chúng cũng là những tiếng chuông chánh niệm đó chứ!"

    Khi về lại Montréal, anh ấy cũng đã đi ngang qua Paris, nên anh viết cho tôi một bức thư rất dễ thương: " Thưa thầy, ở Paris, con cũng thực tập được rất dễ dàng. Mỗi khi có một chiếc xe ngừng trước mặt con là con thấy Bụt nháy mắt với con và con đã biết thở và mỉm cười để trả lời Ngài. Bây giờ con mới biết lái xe trong Paris là một điều tuyệt diệu. Cho nên khi nào bị kẹt xe, bạn đừng tìm cách lèo lái để thoát nạn kẹt xe làm gì, vô ích. Bạn dựa lưng vào nệm xe, thân tâm buông thả, miệng mỉm cười, một nụ cười đầy từ, bi, hỉ, xả. Thở và mỉm cười, an trú trong giây phút hiện tại, bạn có thể làm cho những người ngồi chung xe với bạn cảm thấy an lạc. Hạnh phúc lúc nào cũng có mặt nếu bạn biết thở và mỉm cười. Thiền là biết trở về với giây phút hiện tại để thấy rõ bông hoa, trời xanh và em bé. Hạnh phúc là một điều có thật.
    CatBuiTinhXaHoa_Sim thích bài này.
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Thiền điện thoại




    [​IMG]Đừng xem thường lời nói của chúng ta, những lời nói chánh ngữ có ảnh hưởng rất lớn, có khả năng xây dựng nên sự hiểu biết và thương yêu. Lời nói có thể đẹp như châu ngọc, đáng yêu như hoa, và có thể đem lại hạnh phúc cho rất nhiều người. Nhưng thông thường, khi nói chuyện qua điện thoại, chúng ta quá bận rộn, làm chuyện này đến chuyện khác mà không để ý đến lời nói của mình.
    Điện thoại là một phương tiện truyền thông rất tiện lợi, đặc biệt là điện thoại di động, càng tiện lợi hơn nhiều. Có thể giúp ta tiết kiệm thời gian đi lại và phí tổn. Nhưng điện thoại cũng khống chế chúng ta. Nếu điện thoại cứ reo liên tục, chúng ta cũng mệt mỏi và không làm được gì cả. Nếu chúng ta nói chuyện điện thoại không có ý thức, chúng ta sẽ lãng phí nhiều tiền bạc và thời gian quý báu. Thông thường chúng ta hay nói những điều không cần thiết, trong khi chung quanh chúng ta có rất nhiều niềm vui xảy ra trong giây phút hiện tại như có một em bé muốn nắm tay ta đi chơi, hay tiếng chim hót, hay ánh nắng mặt trời đang tỏa chiếu khắp nơi.
    Khi chuông điện thoại reo, tiếng chuông tạo ra trong ta một xung động, có thể đó là sự lo lắng, như: ‘Ai gọi vậy? Tin tốt hay tin xấu đây?’ Rồi có một sức mạnh kéo chúng ta đi tới điện thoại. Chúng ta không thể kháng cự được. Và chúng ta có thể trở thành nạn nhân của chính cái điện thoại chúng ta.
    Thực tập
    Lần tới, khi điện thoại reo, chúng ta hãy ngồi yên tại chỗ và ý thức về hơi thở của mình: ‘Thở vào, tôi an tịnh toàn thân. Thở ra, tôi mỉm cười.’ Khi điện thoại reo lần thứ hai, ta cũng thở như thế. Điện thoại reo lần thứ ba, ta cũng tiếp tục thực tập hơi thở, sau đó ta mới nhấc điện thoại lên. Hãy luôn nhớ rằng, ta có thể làm chủ chính mình, an trú trong chánh niệm và đi như Bụt đi. Khi nhấc điện thoại lên, chúng ta mỉm cười, mỉm cười không chỉ cho riêng ta mà còn cho cả người kia nữa. Nếu chúng ta cáu kỉnh hoặc nổi giận, thì người kia sẽ nhận được nguồn năng lượng tiêu cực đó. Nhưng nếu chúng ta mỉm cười thì người kia sẽ may mắn nhận được nguồn năng lượng tươi mát của ta.
    Trước khi gọi điện cho ai, hãy thở vào, thở ra hai lần và đọc thầm bài thi kệ:
    Tiếng đi ngoài ngàn dặm
    Xây dựng niềm tin yêu
    Mỗi lời là châu ngọc
    Mỗi lời là gấm thêu.


    Rồi nhấc điện thoại lên và bấm số. Khi chuông điện thoại reo, có thể người bạn của ta cũng đang thở, mỉm cười và sẽ không nhấc điện thoại lên ngay cho đến tiếng chuông thứ ba. Hãy tiếp tục thực tập: ‘Thở vào, tôi an tịnh toàn thân. Thở ra, tôi mỉm cười.’ Cả hai, mình và người bạn bên kia đầu dây đều đang thở và mỉm cười. Thật đẹp! Mình không cần phải đi vào thiền đường mới thực tập điều mầu nhiệm này. Nó có sẵn trong nhà hay trong văn phòng của ta. Thực tập thiền điện thoại có thể giúp ta trung hòa những căng thẳng hay trầm cảm trong ta và ta có thể mang Bụt vào đời sống hàng ngày của mình.
    CatBuiTinhXaHoa_Sim thích bài này.
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Lời bài hát: Giấc Mơ Tự Tại

    Qua bao nhiêu năm tham ái, nay con đã về
    Tìm lại tánh giác không, như hư vô trong cõi mộng
    tâm bồ đề con sám hối, biết bao lỗi lầm
    tìm về bến giác xưa, không si mê trong lầm lạc

    Nay trong hư vô, con thấy ôi sao diệu kỳ, mẹ hiền Quán thế âm
    Cho con xin được nguyện cầu
    Cho nhân gian kia, vui sống an trong chánh niệm.
    mẹ dìu dắt chúng con đi qua bao nỗi muộn phiền..

    Hà ha há ha ha...hà ha há ha ha...

    Ta ngắm nhìn hoa tàn mùa thu rơi, lòng mong yên bình cho
    khắp thế gian, mong ước mai khi đông tàn mùa xuân sang
    cho người nhân thế, vơi hận sầu khóc than

    Chinh chiến qua bao điêu tàn người vương mang.
    Sầu đau muôn đời trên chốn thế gian, ta hát vang ý niệm từ
    Tâm ta, ta sẽ hóa thành, ngàn cánh sen ngát hương cho đời.

    Om mani padme hum, Om mani padme hum, Om mani padme hum

    Nghe tại : http://www.nhaccuatui.com/playlist/giac-mo-tu-tai-2012-hung-thanh.pYQsVMcBMCd1.html
    Hoa_Sim thích bài này.
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  10. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.828
    7 lời khuyên này tâm đắc quá,:-bd[};-
    Hoa_SimphongthuyBDS thích bài này.

Chia sẻ trang này